Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nôn...

Tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tại trung tâm khuyến nông tỉnh hưng yên.

.PDF
101
252
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRƢƠNG THÙY VÂN NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRƢƠNG THÙY VÂN NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG YÊN Chuyên ngành : Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Chuyên ng ành: Quản HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC 1DANH DANH MỤC CÁC TỪ TẮT …………………………...……………………..…….….i DANH MỤC BẢNG BIỂU …………..……………………………………..…….…...ii DANH MỤC HÌNH.…………………………….………………..………..……….....iv PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ........................................................................................................................................... 4 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. ..4 1.2.Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp………………………………………………………………………...….871.2.1 .Những khái niệm cơ bản có liên quan đến công nghệ…………………....7 1.2.2.Chuyển giao công nghệ ……………………………………………….... 109 1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chuyển giao công nghệ tới nông dân………………………………………………………………………...……17 1.2.4.Một số tiêu chí thể hiện sự thành công của việc chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ...........................................................................................................21 1.3.Cơ sở thực tiễn của việc chuyển giao công nghệ22 1.3.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ...................................................................................................................22 1.3.2.Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở một số nước trên thế giới 24 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU37 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................37 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu…………………………………………...…37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................37 2.1.2. Dân số ..................................................................................................................37 2.1.3. Kinh tế..................................................................................................................37 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................37 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................37 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................................37 2.2.3. Phƣơng pháp và công cụ phân tích ......................................................................39 2.2.4. Một số chỉ tiêu phân tích .....................................................................................40 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ..........................................................41 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN42 2012 – 2014 .........................42 3.1. Hoạt động khuyến nông tại trung tâm khuyến nông Hƣng Yên…………..46 3.2. Các đơn vị tham gia chuyển giao công nghệ ............................................................51 3.3. Các phƣơng pháp tổ chức chuyển giao ..................................................................52 3.4. Tổ chức chuyển giao công nghệ theo các phƣơng pháp sau ...........................................52 3.4.1. Xây dựng mô hình trình diễn ...............................................................................52 3.4.2. Tập huấn, đào tạo ................................................................................................52 3.4.3. Thông tin, tuyên truyền..........................................................................................52 3.5. Kết quả chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên giai đoạn 2012-2014 ....................................................................................52 3.5.1. Kết quả chuyển giao theo các đơn vị...................................................................52 3.5.2. Kết quả chuyển giao theo các lĩnh vực sản xuất .................................................52 3.6. Đóng góp của công tác chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp của Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên .................................................................................................59 3.6.1. Góp phần làm tăng cơ cấu diện tích các giống cây trồng……………… 59 3.6.2. Tăng quy mô đàn các giống vật nuôi chất lượng ................................................59 3.6.3. Tăng cường áp dụng các công nghệ khác trong sản xuất nông nghiệp ..............59 3.6.4 Góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân ...........................................................59 3.6.5. Góp phần giảm ô nhiễm môi trường ...................................................................59 3.6.6. Góp phần nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật cho nông dân.......................59 3.7. Các yếu tố tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ tại trung tâm ......................59 3.7.1. Về phía cơ quan chuyển giao ............................................................................ 9959 3.7.2. Về phía nông dân ..................................................................................................62 3.7.3 Các yếu tố khác ....................................................................................................67 3.7.4 Một số ý kiến về công tác chuyển giao công nghệ ở địa phương ........................81 Chƣơng 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG YÊN ...............................................................................................................................82 4.1. Lựa chọn công nghệ ứng dụng vào sản xuất ..........................................................82 4.2. Giải pháp về đào tạo ...............................................................................................84 4.3. Giải pháp về thông tin ............................................................................................84 4.4. Giải pháp về vốn .....................................................................................................85 4.5. Giải pháp về đầu tƣ ứng dụng công nghệ ...............................................................85 4.6. Giải pháp về nâng cao nhận thức cho ngƣời nông dân ..........................................87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................93 PHỤ LỤC.…………………………………………………………………….126 PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn; xác định Khoa học Công nghệ là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp và khu vực nông thôn. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chính trị về việc "Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng Khoa học, Công nghệ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" và Nghị định 26-NQ/TW đã chỉ rõ: "Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn". Nhân ngày Lƣơng thực thế giới 16/10/2012, Liên Hợp quốc đã khẳng định nông nghiệp là vũ khí sống còn trong cuộc chiến chống đói nghèo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp trong nƣớc đang chậm dần, quy mô sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu, đa số các hộ và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp chƣa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế dẫn đến xuất khẩu nông sản thô giá trị thấp. Để thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Hƣng Yên, Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên đã xác định chuyển giao công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ việc tự cung tự cấp, tự phát theo hƣớng sản xuất mang tính chất hàng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất… tạo điều kiện thuận lợi cho nền nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu phát triển hội nhập với quá trình phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ hội nhập và tránh tụt hậu với nền sản xuất nông nghiệp của các nƣớc tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, công tác chuyển giao công nghệ tại Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên thời gian qua chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao, chƣa tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, đẩy nhanh hoạt động chuyển giao công nghệ mang hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trƣờng. Tại Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên cho đến nay cũng chƣa có nghiên cứu nào thực sự bài bản 1 về hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm giảm thiểu, khắc phục những thiếu sót trong quá trình chuyển giao công nghệ. Nắm bắt từ cơ sở lý luận, thực tiễn và sự cần thiết của Trung tâm, tôi quyết định thực hiện lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hưng Yên” - Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài nghiên cứu " Nghiên cứu dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hưng Yên ", đảm bảo sự phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo "Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp". Chuyển giao công nghệ thúc đẩy đổi mới tạo nên tăng trƣởng kinh tế và khuyến khích sử dụng công nghệ một cách hợp lý vì lợi ích con ngƣời, góp phần vào việc tăng trƣởng vị thế cạnh tranh của Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên, chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia. - Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu Câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ sau: Có những giải pháp cơ bản nào thúc đẩy chuyển giao tiến bộ Khoa học Công nghệ vào nông nghiệp tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển giao tiến bộ Khoa học Công nghệ tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ đƣợc cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp. + Phân tích thực trạng hoạt động chuyển giao tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên. + Đề xuất, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu các hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hƣng Yên. + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên từ năm 2012 – 2014, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020. 4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hƣng Yên. 5. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động chuyển giao công nghệ. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng chuyển giao công nghệ tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hƣng Yên. Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển giao tiến bộ Khoa học Công nghệ tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên. Kết luận 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có một số công trình đã đƣợc công bố nhƣ sau: PGS.TS Trần Văn Hải, Chủ nhiệm khoa - Khoa học quản lý, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học về nhiệm vụ hợp tác quốc tế khoa học và công nghệ - đƣa ra con số: Cho đến hiện tại Bộ Khoa học Công nghệ vẫn chƣa đƣa ra đƣợc con số cụ thể có bao nhiêu công nghệ Việt Nam đƣợc chuyển giao và chuyển giao có đăng ký là rất ít và giữa giới khoa học và nông nghiệp còn có khoảng cách. Từ khi Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực từ đầu năm 2007 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã cấp giấy chứng nhận cho 254 hợp đồng chuyển giao công nghệ; trong đó có 217 hợp đồng thuộc các dự án FDI, 37 hợp đồng chuyển giao của các tổ chức, cá nhân và 11 hợp đồng của các cơ quan, tổng công ty nhà nƣớc tại buổi thảo về hoạt động chuyển giao công nghệ kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam, tại TPHCM. Thừa nhận số hợp đồng chuyển giao công nghệ mà Bộ KHCN thực hiện còn ít, nhƣng tiến sĩ Bùi Văn Quyền, trợ lý bộ trƣởng Bộ KHCN cho rằng, con số trên không phản ánh đúng thực tế; chỉ bằng 1/6 – 1/5 so với số hợp đồng chuyển giao đã diễn ra. Tiến sĩ Bùi Văn Quyền giải thích, Luật Chuyển giao công nghệ quy định chỉ những công nghệ hạn chế chuyển giao mới cần phải đăng ký, những công nghệ còn lại thì tổ chức, cá nhân khi chuyển giao của nƣớc ngoài có thể đăng ký, hoặc không. Khi chƣa có Luật Chuyển giao công nghệ (từ năm 2007 trở về trƣớc) các hợp đồng chuyển giao công nghệ của nƣớc ngoài vào Việt Nam có giá trị 500 triệu đồng trở lên buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 4 PGS.TS Trần Văn Hải còn cho rằng việc chuyển giao công nghệ của các dự án FDI ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn chƣa đạt hiệu quả nhƣ kỳ vọng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế, giá trị gia tăng chƣa cao. Đa số các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam ở mức độ trung bình, một số là công nghệ thấp, lạc hậu; cá biệt có trƣờng hợp chuyển giao là công nghệ thanh lý của nƣớc ngoài, nguy cơ biến Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ. TS Bùi Văn Quyền cho rằng Việt Nam đang thiếu chuyên gia, những ngƣời làm „mai mối‟ cho khoa học công nghệ để có đƣợc những công nghệ tiên tiến. (Nguồn: Báo Kinh tế online, đăng năm 2014) Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều nghiên cứu về chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp đã mang lại nhiều đóng góp tích cực cho nông nghiệp với các đề tài, báo cáo khoa học nhƣ sau: Phạm Đình Nghiệp – mã số KTN-2002 với đề tài: “Mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của thanh niên nông thôn trong tiến trình Công nghệp hóa, hiện đại hóa”. Báo cáo khoa học của tác giả An Đình Doanh – 2008 đã tổng kết đề tài và khuyến nghị tiếp tục nhân rộng 8 mô hình chuyển giao công nghệ cho thanh niên nông thôn đã đạt đƣợc hiệu quả trong thực tiễn. Đó là: Mô hình câu lạc bộ Khuyến nông thanh niên, mô hình câu lạc bộ Gia đình trẻ, mô hình hội Khuyến nông trẻ, mô hình Hội thi thanh niên nông thôn với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, mô hình Trang trại trẻ, mô hình Làng thanh niên, mô hình Đội, nhóm thanh niên bảo vệ thực vật, mô hình dịch vụ chuyển giao chế phẩm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Đồng thời Ban chủ nhiệm đề tài cũng đề xuất một số giải pháp để nhân rộng các mô hình chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là: tạo cơ chế và hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong thanh niên nông thôn; phát huy vai trò quản lý Nhà nƣớc của Ủy ban Quốc gia thanh niên; kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ đủ khả năng tổ chức tốt hoạt động chuyển giao công nghệ của Đoàn thanh niên. 5 Đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy công tác chuyển giao công nghệ cho thanh niên nông thôn ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây”, do Hoàng Đình Vinh nghiên cứu. Đề tài đã nghiên cứu thông qua các hộ gia đình trẻ tham gia mô hình câu lạc bộ Khuyến nông thanh niên, câu lạc bộ Gia đình trẻ trong việc tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Chƣơng Mỹ - tỉnh Hà Tây và các tác động của việc ứng dụng tiến bộ Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình trẻ. Tác giả đã đề xuất giải pháp chủ lực để ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ để dịch chuyển cơ cấu kinh tế huyện Chƣơng Mỹ qua các ngành: Trồng trọt, Chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp. Tác giả cho rằng để Công nghệ đến với ngƣời dân th eo con đƣờng ngắn nhất cần có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành, từ những ngƣời làm khoa học, làm khuyến nông, đến ngƣời làm sản xuất kinh doanh. Không thể để tình trạng tiến bộ Công nghệ đã có mà ngƣời dân lại rất lúng túng khi áp dụng. Dương Thị Lan (2008) những giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương – Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đề tài nghiên cứu về hoạt động khuyến nông tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dƣơng. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động khuyến nông trong đó có các phƣơng pháp hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2010 – 2015. Từ tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, đến nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyển giao công nghệ phục vụ nông nghiệp tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hƣng Yên, nên đề tài không trùng lặp với những công trình đã đƣợc công bố. Để thực hiện đề tài, tác giả có chú trọng kế thừa một số vấn đề lý luận trong các công trình trên liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu của mình. 6 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 1.2.1. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến công nghệ 1.2.1.1. Khái niệm khoa học công nghệ Theo Lý luận chung về khoa học công nghệ của tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng – những khái niệm cơ bản liên quan đến công nghệ nhƣ sau: Khoa học đƣợc hiểu là tập hợp những hiểu biết và tƣ duy nhằm khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Khoa học là một hệ thống trí thức về tự nhiên, xã hội con ngƣời thu nhận đƣợc thông qua hoạt động nghiên cứu. Khoa học cũng đồng thời là hoạt động của con ngƣời sản xuất ra trí thức mới. Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phƣơng tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Đó là trí thức có hệ thống dùng để sản xuất ra một loại hàng hoá hay tiến hành một loại dịch vụ nào đó. Công nghệ là kết quả sử dụng tri thức khoa học, phải nghiên cứu công phu mới tạo ra đƣợc. Kỹ thuật đƣợc hiểu là những phƣơng pháp sản xuất đơn độc nào đó, nó là một sự kết hợp đúng đắn của các đầu vào đƣợc sử dụng để sản xuất một đầu ra nhất định. Nhƣ vậy, công nghệ có nội dung phản ánh rộng hơn, nó thể hiện sự kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật trong một quá trình sản xuất nào đó. Hoạt động khoa học công nghệ là hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức khoa học, công nghệ trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Khoa học và công nghệ là một yếu tố năng động của lực lƣợng sản xuất. Vậy thì mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ là gì? Công nghệ luôn luôn gắn bó mật thiết với sản xuất, Công nghệ lấy sản xuất làm đối tƣợng phục vụ. Con ngƣời với bộ óc khoa học đã sử dụng tri thức khoa học và nghiên cứu sáng tạo ra tri thức mới định hƣớng vào nghiên cứu ứng dụng, triển khai thiết kế ra sản phẩm mẫu, thử nghiệm và kết luận, đƣa sản phẩm đi tiếp thị tìm 7 địa chỉ áp dụng và phát triển sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Nhƣ vậy khoa học không chỉ phục vụ khoa học, làm giàu trí thức mà khoa học hƣớng vào sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ lại cho chính con ngƣời. Ngƣợc lại, thực tế sản xuất đặt ra yêu cầu cho nghiên cứu và sáng tạo. Mối quan hệ hai chiều này luôn gắn bó khăng khít với nhau, tác động tƣơng hỗ và kích thích nhau phát triển. Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp có hệ thống các tri thức khoa học vận dụng vào trong sản xuất và đời sống. Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các tri thức khoa học nông nghiệp áp dụng vào sản xuất đồng thời lựa chọn những công nghệ phù hợp liên quan đến các quá trình sản xuất, chế biến, marketing các sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ nông nghiệp gắn liền với một trình độ phát triển nhất định về lực lƣợng sản xuất, về một xã hội hay một cộng đồng. Có công nghệ hiện đại nhƣng cũng có những công nghệ phản ánh những tri thức cổ truyền. Trong nông nghiệp công nghệ thƣờng kết hợp cả 2 yếu tố trên. 1.2.1.2. Thước đo khoa học công nghệ Trong nông nghiệp thay đổi công nghệ đƣợc thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực trang bị máy móc, hệ thống tƣới tiêu, giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, các chế phẩm kích thích sinh trƣởng… Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên nghiên cứu kết quả đem lại do tác động của công nghệ trong nông nghiệp khá phức tạp. Tuy nhiên, kết quả đem lại do đƣa khoa học công nghệ vào trong sản xuất là khá rõ rệt và trên thực tế khẳng định nó là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Khi đƣa công nghệ vào trong sản xuất sẽ làm cho sản xuất dịch chuyển vào và có nội dung phản ánh là: - Tạo ra nhiều sản phẩm hơn với một khối lƣợng đầu vào nhƣ cũ. - Tạo ra khối lƣợng sản phẩm nhƣ cũ với khối lƣợng đầu vào ít hơn. - Cân bằng lợi ích của ngƣời nông dân trực tiếp sản xuất, ngƣời tiêu dùng và của toàn xã hội. 8 Khái niệm về công nghệ nói chung rất rộng và ở mỗi ngành có những cách đánh giá và hệ thống tiêu chuẩn riêng. Trong khuôn khổ đề tài này, các công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: - Kỹ thuật về giống mới; - Kỹ thuật chăm sóc và canh tác mới; - Sử dụng vật tƣ đầu vào mới nhƣ phân bón, thuốc BVTV...; - Công nghệ sau thu hoạch nhƣ bảo quản, chế biến.... 1.2.2. Chuyển giao công nghệ 1.2.2.1. Khái niệm Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ, trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đƣợc thoả thuận, phù hợp với các quy định pháp luật. Bên bán có quyền chuyển giao các kiến thức công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ... kèm theo công nghệ cho bên mua. Về phía bên mua có nghĩa vụ thanh toán các khoản cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã đƣợc ghi trong hợp đồng chuyển giao công nghệ (trích theo nghị định 45/1998/NĐ – CP). Việc chuyển giao công nghệ ngày nay không chỉ là hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các thành phần kinh tế và các địa phƣơng ở trong nƣớc mà còn là hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các nƣớc trên thế giới. Trong đó, các hợp đồng chuyển giao công nghệ này khi thực hiện phải tuân theo pháp luật của nƣớc chuyển giao vào và của nƣớc chuyển giao ra. Ở nƣớc ta, pháp lệnh chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam đã đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/12/1998 gồm 5 chƣơng 25 điều. 1.2.2.2. Vai trò của chuyển giao công nghệ - Góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm: kết quả áp dụng các giống mới có năng suất cao, ổn định nên năng suất, sản lƣợng tăng cao trên một đơn vị diện tích; chi phí cho quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm dẫn đến phân phối ra thị trƣờng sản phẩm với giá cả phải chăng. 9 - Góp phần tăng giá trị của sản phẩm: sản phẩm làm ra có chất lƣợng tốt giá thành lại thấp so với trƣớc đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ. - Giảm rủi ro cho nông dân: Áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp giúp cho ngƣời dân trên địa bàn yên tâm sản xuất, hệ số rủi ro (mất mùa, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh…) trong quá trình sản xuất thấp, vì vậy các yếu tố dẫn tới rủi ro thấp tạo điều kiện cho nông dân đầu tƣ vào sản xuất. - Giảm ô nhiễm môi trƣờng: ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch và các loại phân bón, thức ăn … kỹ thuật chăm sóc hiện đại ít làm ảnh hƣởng tới các thành phần môi trƣờng nhƣ: đất, nƣớc, không khí... và môi trƣờng kinh tế - xã hội. - Tác động tới kiến thức, kỹ năng và thái độ của nông dân: trong quá trình tiếp nhận công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bên chuyển giao giúp ngƣời dân có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp, nhiều kỹ năng chăm sóc cây trồng vật nuôi phù hợp với từng loại sản phẩm, giúp ngƣời dân có thái độ nghiêm túc trong lao động sản xuất. - Quá trình chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích làm tăng thu nhập cho ngƣời dân và góp phần làm cho kinh tế hộ gia đình ngày một khá giả, thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu. - Với quá trình áp dụng công nghệ mới vào sản xuất làm cho đơn vị sử dụng đất ngày một tăng cao , sử dụng các quỹ đất một cách hợp lý , quá trình sản xuất ha ̣n chế những ảnh hƣởng xấu tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên n hƣ: tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu và sinh vật… góp phần vào sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Quá trình chuyển giao công nghệ tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân lao động, tránh việc lao động nông thôn mất việc làm ra thành thị kiếm sống mất cân bằng cán cân dân số giữa thành thị và nông thôn. (nguồn: Báo tài nguyên môi trường, số 234, năm 2014) 10 Vâ ̣y, công tác chuyển giao công nghệ đố i với nông nghiê ̣p có vai trò rấ t to lớn đố i với quá trình hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p nông thôn , phù hợp với định hƣớng phát triể n kinh tế – xã hội của địa phƣơng, cả nƣớc và xu hƣớng của thế giới. 1.2.3. Nội dung hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp 1.2.3.1. Mục đích của chuyển giao Công tác chuyển giao công nghệ nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống và trình độ dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành công các kiến thức về khoa học và kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý, thông tin và thị trƣờng, biết đƣợc các chủ trƣơng chính sách về nông nghiệp và nông thôn để họ tổ chức sản xuất và kinh doanh (FAO, 2001). Công tác chuyển giao công nghệ còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng và chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thƣơng mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2002). Nhƣ vậy, mục đích của công tác chuyển giao công nghệ là: - Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa một cách bền vững, góp phần xây dựng nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hợp tác hóa; - Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng đƣợc các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xóa đói giảm nghèo; - Nâng cao dân trí trong nông thôn; Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để hình thành chiến lƣợc nghiên cứu. Công tác chuyển giao chỉ có thể có hiệu quả khi kết quả chuyển giao đƣợc nông dân chấp nhận, tồn tại bền vững trong nông dân và cộng đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân. 1.2.3.2. Các lĩnh vực chuyển giao Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp trƣớc hết đƣợc thể hiện bằng việc đƣa các loại giống mới vào nuôi trồng. Đây là hình thức ứng dụng các tiến bộ khoa học 11 công nghệ phổ biến nhất ở nƣớc ta hiện nay. Diện tích đất đƣợc nuôi trồng các loại giống mới phản ánh đƣợc một phần thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, diện tích này càng lớn thì việc đƣa các loại giống mới vào sản xuất càng nhiều và quá trình ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp càng phát triển. - Số lƣợng máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Máy móc nông nghiệp là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, số lƣợng máy móc cơ giới đƣợc đƣa vào sản xuất càng nhiều phản ánh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp càng cao. - Diện tích đất nông nghiệp đƣợc bón phân vi sinh Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng. Hiện nay, ngày càng nhiều loại phân bón hóa học đƣợc sử dụng vào sản xuất, sử dụng phân bón hóa học có hiệu quả nhanh, nâng cao năng suất cây trồng. Nhƣng với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học sẽ gây ảnh hƣởng tới đất đai và môi trƣờng. Để hạn chế thoái hóa đất và cải thiện môi trƣờng, cần thay thế dần các loại phân bón hóa học bằng các loại phân bón vi sinh. Diện tích đất nông nghiệp đƣợc bón phân vi sinh ngày càng tăng phản ánh trình độ sản xuất nông nghiệp và tình hình ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. 1.2.3.3. Các hình thức chuyển giao công nghệ Hình thức chuyển giao công nghệ theo nghĩa thông thƣờng là việc di chuyển và tiếp nhận công nghệ qua biên giới và là một quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự học hỏi và tiếp nhận của một bên khác. Chuyển giao công nghệ có thể theo hình thức hợp đồng mua bán, tài trợ một phần hoặc hỗ trợ miễn phí khoa học công nghệ cho bên nhận chuyển giao. Đối với lĩnh vực nông nghiệp , do có phạm vi rộng (bao gồm cả lĩnh vực trồ ng trọt, chăn nuôi, có thể kể đến cả thủy lợi và công nghiệp chế biến nông, thủy sản), công nghệ đƣợc áp dụng trong sản xuấ t nông nghiệp bao gồm nhiều loại nhƣ công nghệ sinh học đƣợc áp dụng để tạo ra các giống cây, con có năng suất cao; công nghệ sản xuất và sau thu hoạch; công nghệ chế biến nông lâm thủy sản, công nghệ 12 phát triển và quản lý tài nguyên nƣớc; công nghệ tƣới cho cây lƣơng thực, cây công nghiệp, cây ăn quả trên các vùng đất khác nhau; công nghệ quản lý công trình thủy lợi; xây dựng các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất... cho nên quá trình chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp có những đặc điểm khá phức tạp và có tính chất đặc thù riêng . Hiê ̣n nay, điạ bàn nghiên cƣ́u có rấ t nhiề u hin ̀ h thƣ́c chuyển giao công nghệ, thể hiê ̣n cu ̣ thể qua các hình thƣ́c sau: Một là, xây dựng mô hình trình diễn Xây dựng mô hình trình diễn là một phƣơng pháp đƣợc các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông áp dụng rất nhiều trong chuyển giao công nghệ. Các cơ quan này xây dựng mô hình với sự tham gia của nông dân nhằm chứng minh lợi ích và tính khả thi của một tiến bộ kỹ thuật, đồng thời trình bày các bƣớc áp dụng công nghệ đó. Ban đầu công nghệ mới đƣợc các Viện nghiên cứu phát hiện, nghiên cứu và thử nghiệm. Sau đó một vài nông dân ở địa phƣơng nào đó triển khai với sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông hoặc các nhà nghiên cứu với mục đích thử nghiệm và thuyết phục một bộ phận dân chúng lớn hơn trƣớc khi đem phổ biến trên diện rộng. Kết quả mong đợi cho một mô hình trình diễn là phƣơng pháp và quy trình kỹ thuật đƣợc thử nghiệm tại môi trƣờng nông dân và nông dân chấp nhận các tiến bộ của mô hình đƣợc giới thiệu. Vì vậy, khi một công nghệ đã đƣợc nhiều ngƣời trong vùng áp dụng thì không nên tổ chức mô hình trình diễn. Các bước xây dựng mô hình trình diễn Thành lập Ban chỉ đạo hoặc nhóm thực hiện chuyển giao công nghệ Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị Sau khi giống mới đƣợc khảo kiểm nghiệp ở Trung tâm kiểm nghiệm giống cây trồng Quốc gia, các đơn vị tổ chức khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng, nắm bắt tình hình nông dân nông thôn, mục tiêu sản xuất kinh doanh của địa phƣơng, đặc biệt là nhu cầu học tập, tiếp thu tiến bộ Công nghệ của dân vào sản xuất. 13 + Các tổ giúp việc báo cáo với Ban chỉ đạo về các vấn đề đã khảo sát. + Tổ chức tuyên truyền nội dung, hình thức và mục đích hoạt động của chƣơng trình hợp tác cho ngƣời dân hiểu và tự nguyện tham gia. Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện - Ban chỉ đạo thành lập ra các tổ công tác thực hiện chƣơng trình để phối hợp với các huyện, xã, cán bộ khuyến nông triển khai thực hiện. Thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ Ủy ban Nhân dân huyện, xã, cán bộ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng địa phƣơng và từng mô hình. Bƣớc 3: Xây dựng cơ chế chính sách bảo lãnh năng suất cho mô hình trình diễn Bƣớc 4: Kết hợp với các huyện và xã đang triển khai mô hình để tổ chức hội thảo giống cây trồng mới. Bƣớc 5: Công nhận giống cây trồng mới và Cùng các Trung tâm, Viện, Công ty sản xuất hạt giống, thƣơng mại hóa giống cây trồng trên toàn quốc. Các bước triển khai mô hình trình diễn Bƣớc 1. Hàng năm, Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên xác định các mô hình mà huyện, xã có nhu cầu, sau đó xin kinh phí gửi Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Các Công ty, các Viện nghiên cứu và các tổ chức muốn giới tiệu sản phẩm và chuyển giao công nghệ. Cũng có khi những cơ quan này liên hệ trực tiếp với Trung tâm khuyến nông để giới thiệu, đề nghị triển khai mô hình. Bƣớc 2. Các tổ chức chuyển giao luôn phải xác định mục tiêu trình diễn là để làm gì, nông dân có thể làm đƣợc những gì? Bƣớc 3. Lựa chọn địa điểm và ngƣời tham gia trình diễn cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển giao công nghệ. Để trình diễn một tiến bộ công nghệ, cần có sự đồng tình của các tác nhân tham gia (chính quyền địa phƣơng, nông dân, cơ quan khuyến nông các cấp và các đơn vị hữu quan). Những ai có thể tham gia tốt vào việc triển khai này? Địa điểm nào là phù hợp nhất cho trình diễn, đảm bảo đạt kết quả cao, đồng thời thu hút nhiều ngƣời xem nhất. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan