Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa hàng năm cho hệ ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa hàng năm cho hệ thống đê điều áp dụng cho hệ thống đê hữu đáy tỉnh ninh bình

.PDF
125
6
69

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa hàng năm cho hệ thống đê điều. Áp dụng cho hệ thống đê Hữu Đáy tỉnh Ninh Bình.” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong bản đề cương đã được phê duyệt. Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa công trình, Trường Đại học Thuỷ lợi và toàn thể các thầy, cô giáo đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này. Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn và cung cấp các thông tin khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Chi cục Đê điều và PCLB Ninh Bình - Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, ủng hộ, động viên về mọi mặt cho tác giả hoàn thành luận văn này. Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo và cán bộ đồng nghiệp đối với bản luận văn. Hà Nội, Ngày 21 tháng 02 năm 2016. HỌC VIÊN Trịnh Minh Toản LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trịnh Minh Toản, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả TRỊNH MINH TOẢN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 I. Tính cấp thiết của để tài .............................................................................. 1 II. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH DUY TU, SỬA CHỮA ĐÊ ĐIỀU HÀNG NĂM ......................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về hệ thống đê điều hiện nay ............................................. 5 1.1.1 Hệ thống đê sông Việt Nam ............................................................. 7 1.1.2. Hệ thống đê biển Việt Nam ............................................................. 8 1.2. Tổng quan về tổ chức hệ thống quản lý đê điều ............................... 20 1.2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều ...................................... 20 1.2.2. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều ................................................ 25 1.3. Tổng quan việc xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn duy tu, sửa chữa hàng năm cho hệ thống đê điều Việt Nam .................................................. 27 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DUY TU SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU HÀNG NĂM ... 34 2.1. Hư hỏng thường gặp, các tồn tại, khó khăn và công tác an toàn hệ thống đê điều .................................................................................................. 34 2.1.1. Một số hư hỏng thường gặp ............................................................. 34 2.1.2. Các tồn tại, khó khăn ....................................................................... 36 2.1.3. Công tác an toàn hệ thống đê điều .................................................. 40 2.2. Phân tích một số nguyên nhân chính về mất an toàn đê điều hàng năm vê ký thuật và quản lý đê điều ............................................................. 42 2.2.1. Nguyên nhân hư hỏng ...................................................................... 42 2.2.2. Những giải pháp khắc phục ............................................................. 46 2.3. Các cơ sở khoa học, pháp lý trong công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên cho hệ thống đê điều .......................................................................... 48 2.3.1. Một số yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng, tu bổ và nâng cấp các tuyến đê ......................................................................................................... 48 2.3.2. Cơ sở pháp lý trong việc duy tu, sửa chữa đê.................................... 55 CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DUY TU, SỬA CHỮA ĐÊ ĐIỀU HÀNG NĂM CHO HỆ THỐNG ĐÊ HỮU ĐÁY TỈNH NINH BÌNH .............................................................................. 68 3.1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống đê Hữu Đáy Ninh Bình.................... 68 3.1.1. Tình hình chung các tuyến đê trong tỉnh ......................................... 68 3.1.2. Tuyến đê Hữu Đáy ........................................................................... 69 3.2. Thực trạng việc duy tu sửa chữa thường xuyên, các thuật lợi khó khăn ảnh hưởng đến công tác duy tu, sửa chữa tại tỉnh ........................... 70 3.2.1. Thực trạng việc duy tu sửa chữa ..................................................... 70 3.2.2. Các thuận lợi khó khăn.................................................................... 88 3.3. Đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa, dự trù nguồn vốn xây dựng thường xuyên ............................................................. 90 3.3.1. Lập và trình duyệt kế hoạch, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ sửa chữa đê điều thường xuyên .......................................................................... 90 3.3.2. Trình duyệt kế hoạch ....................................................................... 95 3.3.3. Tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện .................................................. 97 3.3.4. Tổ chức thi công và nghiệm thu công trình..................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Một cảnh đắp đê thời Trần ................................................................. 6 Hình 2.1 Một số dạng sạt lở mái đê ................................................................ 35 Hình 2.2 Một số hình ảnh sạt lở mái đê thực tế .............................................. 35 Hình 2.3 Một số hình ảnh lún, sụt, bong vỡ mặt đê thực tế ............................ 36 Hình 2.4 Nâng cấp đê biển huyện Hải Hậu (Nam Định).`.............................. 37 Hình 2.5 Một số hình ảnh lấn chiếm hành lang bảo vệ đê .............................. 44 Hình 2.6 Tập kết vật liệu trái phép.................................................................. 45 Hình 2.7 Xe có tải trọng lớn đi lại trên đê ...................................................... 46 Hình 2.8 Một số dạng kết cấu kè đã ứng dụng ............................................... 47 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU MẪU Bảng 1.1 Bảng báo cáo hiện trạng đê điều năm 2014 (theo cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão) .................................................................................. 10 Bảng 3.1 Bảng đánh giá cao trình, mặt cắt hiện trạng đê trước lũ 2015......... 77 Bảng 3.2 Bảng đánh giá hiện trạng tre chắn sóng trước lũ 2015 .................... 79 Bảng 3.3 Bảng đánh giá hiện trạng mặt đê trước lũ 2015 .............................. 81 Bảng 3.4 Bảng đánh giá thân đê, nền đê trước lũ 2015 .................................. 82 Bảng 3.5 Bảng đánh giá thân đê, nền đê trước lũ 2015 .................................. 82 Bảng 3.6 Bảng đánh giá điểm canh đê trước lũ 2015 ..................................... 83 Bảng 3.7 Bảng đánh giá hiện trạng kè trước lũ 2015 ..................................... 84 Bảng 3.8 Bảng đánh giá hiện trạng cống, âu dưới đê trước lũ 2015 .............. 86 Mẫu số 01: Mẫu Tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. .............................................................................................................. 107 Mẫu số 02: Mẫu Công văn thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. ................................................................................... 109 Mẫu số 03: Mẫu Tờ trình xin phê duyệt Kế hoạch thực hiện. ...................... 113 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của để tài Hàng năm hệ thống đê điều ở nước ta được Trung ương và địa phương quan tâm đầu tư tu bổ, nâng cấp tăng cường ổn định và loại trừ dần các trọng điểm đê điều xung yếu. Tuy vậy, do tác động của thiên nhiên như sóng, gió, thuỷ triều, dòng chảy và các tác động trực tiếp của con người, quy mô và chất lượng công trình đê điều luôn bị biến động theo thời gian. Đối với các tuyến đê sông, các đoạn đê tu bổ thường xuyên đã được thiết kế theo chỉ tiêu hoàn thiện mặt cắt với cao độ đảm bảo yêu cầu chống lũ thiết kế, bề rộng mặt đê phổ thông 5m, độ dốc mái m=2 và mặt đê được gia cố đá dăm hoặc bê tông để kết hợp giao thông nên khả năng phòng chống lũ bão thiết kế. Song do chiều dài đê lớn, tốc độ bào mòn xuống cấp nhanh trong khi khả năng đầu tư còn hạn chế nên vẫn còn nhiều đoạn đê còn thấp, nhỏ so với tiêu chuẩn đê thiết kế. Phân tích chất lượng hiện trạng đê của Việt Nam cho kết quả: 66,4% km đê ổn định đảm bảo an toàn; 28,0% km đê kém ổn định chưa đảm bảo an toàn; 5,6% km đê xung yếu. Do được bồi trúc qua nhiều năm nên nhìn chung chất lượng thân các tuyến đê không đồng đều, trong thân đê tiềm ẩn nhiều khiếm khuyết như xói ngầm, tổ mối, hang động vật... Vì vậy khi có bão, lũ mực nước sông dâng cao, độ chênh lệch với mực nước trong đồng lớn, do đó nhiều đoạn đê xuất hiện các sự cố mạch đùn, sủi, thẩm lậu, sạt trượt mái đê phía sông và phía đồng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới an toàn của đê. Sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng Việt Nam trong những năm gần đây đã gián tiếp làm cho tình trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ đê, bãi sông và lòng sông ngày 2 càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn đê điều và khả năng thoát lũ của các sông trên địa bàn từ trung ương đến địa phương. Các loại hình vi phạm Luật đê điều và Pháp lệnh Phòng chống lụt bão như: xây dựng bất hợp pháp các công trình, tập kết vật liệu xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê và bãi sông, san lấp mở rộng mặt bằng lấn chiếm dòng chảy, khai thác bất hợp lý các bãi bồi ven sông, ven biển, chặt phá rừng cây chắn sóng… gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng lực phòng chống lũ, bão của đê điều. Sông Đáy là phân lưu tự nhiên của sông Hồng, bắt đầu từ đập Đáy, chảy qua các tỉnh Hà Tây, Hà Nam và Ninh Bình đổ ra biển Đông tại cửa Đáy. Sông Đáy là con sông tương đối lớn, với các sông nhánh là: Sông Tích, sông Nhuệ, sông Hoàng Long và rất nhiều sông suối nhỏ chảy vào. Về phía hạ lưu, sông Đáy nhập lưu với sông Đào, một phần lưu của sông Hồng tại Độc Bộ. Lượng nước của sông Đáy rất dồi dào. Lượng phù sa của sông Đáy từ Độc Bộ trở ra cửa sông rất lớn, chính lượng phù sa này đã tạo ra vùng bãi bồi Bình Minh, huyện Kim Sơn với tốc độ lấn ra biển rất nhanh. Sông Đáy đoạn Ninh Bình bắt đầu từ cống Địch Lộng và kết thúc tại cửa Đáy. Sông chảy qua địa phận các huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình với tổng chiều dài khoảng 75,0 Km. Đê sông Đáy đoạn tỉnh Ninh Bình được xếp loại đê Cấp III. Hàng năm được sự quan tâm của Đảng, nhà nước đê hữu sông Đáy thường xuyên được cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá đáp ứng được yêu cầu phòng chống lụt bão. Do kinh phí còn hạn chế nên việc tu bổ đê điều thường xuyên hàng năm chưa triệt để, những năm vừa qua mới chỉ tập trung xử lý tu bổ được một số đoạn, các đoạn đê này đã được xử lý trước mỗi mùa mưa bão nhưng do kinh phí còn hạn chế nên việc xử lý này chỉ mang tính tình thế không triệt để. 3 Mặt đê nhiều chỗ hẹp, cơ đê nhỏ, mái đê dốc, không đảm bảo ổn định đê, giao thông cứu hộ đê và xu hướng kết hợp phát triển giao thông cho vùng dân sinh lân cận. Bên cạnh đó xu hướng diễn biến của các yếu tố tự nhiên như khí hậu thuỷ văn, lũ lụt có chiều hướng ngày càng phức tạp. Vì vậy sự cố gây mất ổn định cho đê trong mùa lũ xẩy ra bất cứ lúc nào. Để đảm bảo an toàn cho dân sinh và đáp ứng kịp thời giao thông cứu hộ đê của huyện các huyện nói riêng và đặc biệt là thành phố Ninh Bình trong mùa mưa bão, giảm tối thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra, phát triển kinh tế trong vùng, việc đầu tư xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa kiên cố hoá hệ thống đê trong tỉnh để phòng chống lụt bão cũng như phát triển kinh tế nói trên là rất cần thiết. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa hàng năm cho hệ thống đê điều.Áp dụng cho tuyến đê Hữu Đáy tỉnh Ninh Bình” sẽ đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch duy tu sửa chữa hệ thống đê điều hàng năm một cách có hiệu quả mang lại lợi ích cao. II. Mục đích của đề tài Nghiên cứu, đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa hàng năm cho hệ thống đê điều. Áp dụng cho tuyến đê Hữu Đáy tỉnh Ninh Bình III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về an toàn đê điều, các hư hỏng , sự cố trong hệ thống đê điều. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống đê điều tỉnh Ninh Bình. 4 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu + Cách tiếp cận: - Tìm hiểu trực tiếp tại các sở ban ngành liên quan đến hệ thống đê điều Ninh Bình. - Tìm hiểu phương pháp áp dụng và hiệu quả mang lại của quy trình xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa thường xuyên cho hệ thống đê Hữu Đáy Ninh Bình. + Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tổng quan về hệ thống đê điều; Thu thập, tổng hợp tài liệu từ các công trình duy tu sửa chữa đê điều hàng năm; - Nghiên cứu hệ thống các qui định, tiếp cận thực tế các công trình đê điều, sở ban ngành có liên quan đến việc xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa hàng năm tại Ninh Bình; - Kế thừa kinh nghiệm thực tế của các địa phương và trung ương, các chuyên gia có kinh nghiệm. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH DUY TU, SỬA CHỮA ĐÊ ĐIỀU HÀNG NĂM 1.1. Tổng quan về hệ thống đê điều hiện nay Lịch sử ghi nhận quá trình hình thành hệ thống đê điều Việt Nam từ thời Lý- Trần, vừa mới lên ngôi Lý Công Uẩn vị vua đầu tiên của một triều đại được đánh giá là "mở đầu công việc xây dựng đất nước bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong kiến độc lập". Đắp đê trị thủy đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của quốc gia không thể phó mặc cho sự tự phát cửa dân chúng. Đến năm 1077 triều đình đứng ra chủ trương đắp những con đê quy mô lớn. Theo Việt sử lược, thì năm ấy nhà Lý cho đắp đê sông Như Nguyệt (Sông Cầu) dài 67.380 bộ (khoảng 30 km). Sang đến đời Trần đã cho đắp thêm theo từng tuyến sông chính từ đầu nguồn ra đến biển, tôn cao đắp to những đoạn đã có, đắp thêm những đoạn nối, cải tạo một số tuyến vòng vèo bất hợp lý. Về cơ bản những tuyến đê đó gần giống như ngày nay, nhất là tuyến đê sông Hồng và sông Cầu. Về kỹ thuật đắp đê thời kỳ này là bước một bước nhảy vọt, tạo nên thế nước chảy thuận hơn mặt khác cũng phải có những tiến bộ kỹ thuật nhất định mới có thể xác định được tuyến đê, chiều cao đê từng đoạn cho phù hợp với đường mặt nước lũ. Ngoài việc đắp đê nhà Trần còn rất coi trọng công tác hộ đê phòng lụt, đặt thành trách nhiệm cho chính quyền các cấp. “Năm nào cũng vậy, vào tháng sáu, tháng bảy (mùa lũ) các viên đê sứ phải thân đi tuần hành, thấy chỗ nào non phải tu bổ ngay, hễ biếng nhác không làm tròn phận sự để đến nỗi trôi dân cư, ngập lúa mạ, sẽ tùy tội nắng nhẹ mà khiển phạt”. 6 Hình 1.1 Một cảnh đắp đê thời Trần Các triều đại phong kiến sau này dựa vào đó mà tiếp tục phát triển hệ thống đê điều đã có và phát triển tiếp lên. Theo sách Đại Nam thực lục thì dưới triều Nguyễn năm đó vua còn cho đắp bảy đoạn đê mới ở Bắc Bộ. Đến tháng 9 năm 1809, triều Nguyễn đã ban hành điều lệ về đê điều ở Bắc Bộ với các quy định rất chặt chẽ về việc kiểm tra, phòng chống lũ và gia cố hệ thống đê điều hàng năm. Thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách là người thống trị, thực dân Pháp nhận thức ngay được tầm quan trọng và kinh tế chính trị Bắc Kỳ. Vì vậy ngay từ những ngày đầu thiết lập nền đô hộ, chính quyền Pháp cũng rất chú trọng đến tình hình đê điều và trị thuỷ của Việt Nam. Trong quá trình cai trị của mình chính quyền Pháp đã gặp phải không ít những thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra, đặc biệt nghiêm trọng như trận lũ lịch sử năm 1915 gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và nhà cửa. Sau trận lụt lịch sử đó, trước áp lực của dư luận, chính quyền thực dân mới nghiên cứu thực hiện một kế hoạch đắp đê Bắc bộ tương đối quy mô, trong đó có nhiều biện pháp mà ngày nay chúng ta vẫn còn nhắc tới như: Tái sinh rừng thượng nguồn để chậm lũ; xây dựng hồ chứa ở thượng nguồn để cắt lũ; đắp đê cao hơn mức lũ đặc biệt; củng cố đê hiện tại và tôn cao đến mức an toàn tuyệt đối… 7 Hệ thống đê điều Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 8.000 km đê, trongđó hơn 5.000 km là đê sông, còn lại là đê biển với khối lượng đất ước tính là520 triệu m3. Sự hình thành hệ thống đê thể hiện sự đóng góp, cố gắng của nhân dân trong suốt nhiều thế kỷ qua. Mặc dù tại một số nơi đê còn chưa đảm bảo tính ổn định cao đối với lũ lớn tuy vậy vai trò bảo vệ của các tuyến đê sông hay hệ thống đê biển là rất to lớn và không thể phủ định. Hàng năm, hệ thống đê này đều được đầu tư củng cố, nâng cấp, đặc biệt là đối với đê sông sau khi xảy ra lũ lớn đã từng bước củng cố vững chắc đáp ứng được yêu cầu chống lũ đặt ra của từng thời kỳ. 1.1.1 Hệ thống đê sông Việt Nam Đê sông của Việt Nam không nối liền nhau mà tạo thành dẫy theo hệ thống các con sông. Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng bao gồm hệ thống đê sông Hồng và hệ thống đê sông Thái Bình, đây là hệ thống đê sông có quy mô lớn nhất nước ta với tổng chiều dài khoảng 2.012 km. Nhìn chung, đê có chiều cao phổ biến từ 5 ÷ 8 mét, có nơi cao tới 11 mét. Trong đó đê thuộc hệ thống sông Hồng bao gồm 18 tuyến với tổng chiều dài khoảng 1.314 km dọc theo các sông: Đà, Thao, Lô, Phó Đáy, Hồng, Đuống, Luộc, Trà Lý, Đào, Ninh Cơ và sông Đáy. Đê thuộc hệ thống sông Thái Bình bao gồm 27 tuyến với tổng chiều dài khoảng 698 km dọc theo các sông: Công, Cầu, Thương, Lục Nam, Thái Bình, Kinh Thầy, Lai Vu, Cà Lồ, Văn Úc, Lạch Tray, Hóa, Cấm, Bạch Đằng, Tam Bạc, Nam, Đá Bạch và sông Chanh. Các tuyến đê ở các tỉnh miền Trung bao gồm tuyến đê thuộc hệ thống sông Mã và sông Cả đây là hai hệ thống sông lớn ở Bắc Trung Bộ. Hệ thống đê sông Mã, sông Cả có tổng chiều dài là 381,47km, trong đó chiều dài đê thuộc hệ thống sông Mã, sông Chu là 316,1km; Chiều dài đê thuộc hệ thống sông Cả, sông La là 65,4km. Thượng nguồn của hai hệ thống sông này chưa 8 có hồ chứa để tham gia điều tiết lũ, vì vậy đê vẫn là biện pháp công trình duy nhất và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chống lũ. Hiện tại tuyến đê thuộc hai hệ thống sông này chỉ còn khoảng 31 km đê thấp so với thiết kế, khoảng164km có mặt cắt đê nhỏ, mái dốc chưa có cơ, thân đê còn nhiều khuyết tật, nền đê nhiều đoạn là nền cát hoặc bùn; lòng sông có độ dốc lớn và diễn biến rất phức tạp, nhiều đoạn đê sát sông. Ở miền Nam hệ thống đê điều chủ yếu là đê biển và đê cửa sông, đê sông ở miền Nam có kết cấu đơn giản, chủ yếu là đê bao, đê bối ngăn mặn. 1.1.2. Hệ thống đê biển Việt Nam Trải qua thời gian dài xây dựng và phát triển nước ta hiện nay đã có khoảng 2700 Km đê biển, đê cửa sông trải khắp từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Đê biển của ta không liền tuyến mà bị ngăn cách nhiều đoạn bởi 114 cửa sông lớn nhỏ khác nhau. Chính vì vậy mà tổng chiều dài đê cửa sông xấp xỉ bằng đê trực tiếp biển. Trong tổng số 117 huyện ven biển thì có 105 huyện có đê biển. Tổng chiều dài kè biển là 364km và số cống dưới đê biển là 1.235 cái. Dọc ven biển Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo trong đó có 120 đảo lớn. Hầu hết các tuyến đê biển hiện nay có nhiệm vụ bảo vệ sản xuất nông nghiêp. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá vùng có đê biển bảo vệ sản xuất 3 vụ, còn đối với các tỉnh miền Trung, Nam Bộ sản xuất 2 vụ, có nơi 3 vụ. Có khoảng 300 km đê biển để nuôi trồng thủy sản được phát triển mạnh những năm gần đây. Theo số liệu thống kê, hiện nay ở nước ta có khoảng 2700Km đê biển, đê cửa sông chia làm 3 vùng: Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Hậu Lộc Thanh Hóa), Trung Bộ (Nam Thanh Hóa đến Bình Thuận) và Nam Bộ (từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang). 9 Cho đến nay, cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển. Cụ thể (i) Chương trình củng cố nâng cấp hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam (Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ): Tổng chiều dài: 1.693 km; đã củng cố, nâng cấp được: 569,893 km. Kinh phí đã được đầu tư đến 2014: 8.738,432 tỷ đồng (Trong đó: TW 7.409,220 tỷ đồng, các nguồn vốn khác 1.329,212 tỷ đồng); (ii) Chương trình củng cố nâng cấp hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ): Tổng chiều dài: 1.168,41 km; đã củng cố, nâng cấp được: 145,413 km. Kinh phí đã được đầu tư đến 2014: 2.211,331 tỷ đồng (Trong đó: TW 1.852.192 tỷ đồng, các nguồn vốn khác 629,139 tỷ đồng).(iii) Tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 10 Bảng 1.1 Bảng báo cáo hiện trạng đê điều năm 2014 (theo cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão) ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐÊ ĐIỀU NĂM 2014 HIỆN TRẠNG 19 TỈNH CÓ ĐÊ 2014 Chiều dài đã được cứng hóa (m) STT Tỉnh/Tuyến đê I Phú Thọ 1 Tả Thao 2 Tả Thao 3 Hữu Lô II Hà Tĩnh 1 La Giang III Bắc Giang 1 Tả Cầu 2 Hữu Thương Vị trí Chiều Cấp dài (km) đê 53.000 K98,600K105,000 K61,500K98,600 K62,500K72,000 6.400 37.100 2 9.500 2 19.200 2 130.258 K0,000 K60,458 K0,000 K43,800 Nhựa 2.560 48.040 2.200 52.800 2.000 39.100 2.200 43.300 2.400 Tổng cộng Hành lang chân đê Phía sông Phía đồng Cộng 21.300 20.200 41.500 21.300 17.600 38.900 Cống Tre chắn sóng 30.000 3.700 1 19.200 K0,000 K19,200 Bê tông Cấp phối Số Km cần cứng hóa bằng bê tông 2.400 1.900 30 0.560 8.940 0.000 9.500 0.000 0.000 2.600 2.600 5.100 0.000 0.000 5.100 14.100 0.000 0.600 0.600 9.000 1.000 5.100 0.000 0.000 5.100 14.100 0.600 0.600 9 1.000 55.019 9.517 48.482 113.018 65.722 6.100 6.400 89.000 36.450 0.300 1.800 60.458 3 17.060 4.064 28.962 50.086 39.334 0.708 0.708 33 9.000 43.800 3 17.880 4.600 15.220 37.700 21.320 0.600 0.600 30 18.450 11 3 Tả Thương IV Thái Nguyên 1 Chã 2 Công V Hà Nam 1 Hữu Hồng 2 Tả Đáy VI Thanh Hóa 1 Hữu Chu 2 Hữu Chu 3 Tả Chu 4 Tả Mã 5 Tả Mã 6 Tả Mã 7 Tả Mã 8 Tả Mã (đê K0,000 K26,000 26.000 3 18.600 K0,000 K10,600 K0,000 K8,000 4.300 25.232 5.068 0.300 4.792 5.092 26 9.000 16.125 1.425 0.000 17.550 1.050 18.600 18.600 37.200 8.000 3.530 3 9.175 1.425 0.000 10.600 0.000 10.600 10.600 21.200 6 0.230 8.000 3 6.950 0.000 0.000 6.950 1.050 8.000 8.000 16.000 2 3.300 43.741 12.465 1.020 57.226 31.931 0.000 0.000 0.000 35.000 58.047 38.621 1 37.400 1.221 0.000 38.621 0.000 12 31.011 49.516 3 6.341 11.244 1.020 18.605 31.931 23 27.036 137.620 40.700 97.669 275.989 126.850 23.673 14.060 8.267 46.000 20.794 0.000 19.706 30.243 11.153 13.929 305.170 K4,000 K16,000 K16,000K50,000 K0,000 K42,000 K0,000 K23,000 K23,000K28,000 K28,000K43,700 K43,700 -K55,800 K55,800 0.853 10.600 88.137 K118.00K156,621 K88,000K137,516 20.079 12.000 2 34.000 1 42.000 2 23.000 3 5.000 2 15.700 1 12.100 2 6.700 2 0.000 24.374 24.374 240.000 44.409 8.267 9.097 9.097 18 18.900 40.500 21.206 6.119 6.119 12 11.693 55.325 21.104 1.415 1.415 58 2.340 12 cửa sông) -K62,500 9 Hữu Mã 10 Hữu Mã 11 Hữu Mã 12 Hữu Mã (đê cửa sông) 13 Tả Lèn 14 Tả Lèn 15 Hữu Lèn 16 Hữu Lèn K0,000 K36,000 K36,000K51,000 K51,000K57,500 K57,500K59,000 K0,000 K20,610 K20,610K32,000 K0,000 K21,0500 K21,050K25,000 17 18 19 20 VII Hữu Lèn (đê cửa sông) Hữu Lạch Trường Tả Lạch Trường Tả Lạch Trường ( đê cửa sông) Nghệ An K25,000K29,000 K0,000 K14,600 K0,000 K15,800 K15,800K20,070 36.000 2 15.000 1 6.500 2 1.500 2 20.610 2 11.390 3 21.050 2 3.950 3 4.000 3 14.600 3 15.800 2 4.270 46.200 26.846 7.220 17.678 51.744 24.934 6.926 6.926 45 4.850 13.316 3.020 12.894 29.230 15.664 0.817 0.817 45 3.716 9.900 0.000 13.600 23.500 19.100 29 2.000 5.446 4.654 4.500 14.600 4.500 16 0.000 7.402 0.593 7.095 15.090 12.075 17 0.910 13.770 9.599 0.000 23.369 22.831 40.000 9.710 2 0.000 15.560 15.560 13 1 VIII Tả Lam Hòa Bình 1 Đà Giang 2 Quỳnh Lâm IX Đồng Tháp 1 Sa Rài X Bắc Ninh 1 Hữu Đuống 2 Hữu Thái Bình 3 Tả Đuống 4 Hữu Cầu 5 Hữu Cà Lồ XI Hải Dương Hữu Thái Bình Hữu Thái Bình Hữu Thái Bình 1 2 3 K58,000K104,200 46.200 3 6.927 K0,000 K2,500 K0,000 K4,427 23.369 22.831 6.500 0.427 0.000 6.927 0.000 0.000 15.560 15.560 40 9.710 0.000 0.000 9.000 0.000 2.500 0.000 0.000 2.500 0.000 4 0.000 4.427 3 4.000 0.427 0.000 4.427 0.000 5 0.000 0.000 0.000 6.275 6.275 8.355 7.965 7.965 15.930 8.000 4.515 0.000 0.000 6.275 6.275 8.355 7.965 7.965 15.930 8 4.515 125.930 6.150 7.040 139.120 7.040 0.000 12.305 12.305 52.000 40.280 8.355 2 38.000 1 36.750 1.250 0.000 38.000 0.000 4.900 4.900 23.700 9.680 1 9.680 0.000 0.000 9.680 0.000 0.350 0.350 9.680 31.700 2 29.500 2.200 0.000 31.700 0.000 5.355 5.355 53.490 3 49.150 2.700 1.640 53.490 1.640 1.700 1.700 0.000 6.250 3 0.850 0.000 5.400 6.250 5.400 0.000 0.000 0.000 86.863 1.411 142.135 230.409 167.973 33.428 33.428 151.000 211.551 30.410 0.040 9.665 40.115 9.665 12.561 12.561 28 38.043 256.247 K9,600 K29,150 K29,150K40,050 K40,050K49,715 0.000 3 139.120 K21,600K59,600 K0,000 K9,680 K22,300K54,000 K28,860K82,350 K8,100 K14,350 9.599 2.500 8.355 K0,000 K8,355 13.770 19.550 1 10.900 2 9.665 3 0.000 52 6.900 14 4 5 6 7 8 Tả Thái Bình Tả Thái Bình Tả Thái Bình Hữu Kinh Thầy Hữu Kinh Thầy 9 Hữu Lai Vu 10 Tả Kinh Thầy 11 Tả Lai Vu 12 Tả Luộc 13 Tả Gùa 14 Hữu Kinh Môn 15 Tả Rạng 16 Hữu Rạng 17 Tả Lạch Tray Hà Nội XII K0,000 K4,670 K4,670 K29,500 K29,500K49,618 K0,000 K19,200 K19,200K32,803 K0,000 K4,417 K0,000 K17,676 K0,000 K4,583 K20,700K52,822 K0,000 K2,840 K0,000 K20,838 K0,000 K22,240 K0,000 K21,650 K0,000 K7,345 4.670 2 24.830 1 20.118 2 19.200 1 23.973 0.266 18.179 42.418 25.379 5.876 5.876 17 45.818 6.680 0.000 23.423 30.103 26.123 2.700 2.700 12 31.733 13.603 3 4.417 1 3.080 0.000 0.000 3.080 1.337 2 4.367 17.676 2 3.776 0.700 13.200 17.676 13.200 15 12.186 4.583 2 0.000 0.073 4.510 4.583 4.510 3 4.583 32.122 2 12.128 0.332 7.300 19.760 19.662 26 19.901 2.840 3 0.000 0.000 2.840 2.840 2.840 2 2.140 20.838 2 2.050 0.000 18.488 20.538 18.788 0.300 0.300 15 19.300 22.240 3 2.731 0.000 17.570 20.301 19.509 0.161 0.161 14 17.680 21.650 3 2.035 0.000 19.615 21.650 19.615 11 14.800 7.345 3 0.000 0.000 7.345 7.345 7.345 6 1.000 236.490 163.093 4.113 403.696 4.484 130.000 83.464 404.067 11.830 55.403 11.830 123.237 178.640
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan