Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất nâng cao hiệu quả quản lí môi trường khu công nghiệp đình trá...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất nâng cao hiệu quả quản lí môi trường khu công nghiệp đình trám, huyện việt yên, bắc giang

.PDF
103
3
121

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô trong trường nói chung; các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập và nghiên cứu tại mái trường Đại học Thủy Lợi. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Minh Hằng đã giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Trong thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn các cán bộ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, các cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang cùng với sự hợp tác của các doanh nghiệp trong KCN Đình Trám và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình trong thời gian qua đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, bên cạnh những kết quả đạt được của luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót, kính mong các quý thầy cô, các chuyên gia và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn, giúp tôi có hành trang vững chắc trong công việc và cuộc sống sau này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐINH THỊ THU HẰNG LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: ĐINH THỊ THU HẰNG Mã số học viên: 138440301016 Lớp: 21KHMT21 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02 Khóa học: 2013 - 2015 Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Minh Hằng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, Bắc Giang” Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN ĐINH THỊ THU HẰNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU: .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ................. 4 1.1. Tổng quan về KCN ở Việt Nam. .....................................................................4 1.1.1. Tác động của KCN tới môi trường và sức khỏe .......................................4 1.1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN ...................................................5 1.1.1.2. Ô nhiễm không khí do khí thải KCN .....................................................7 1.1.1.3. Tác động do chất thải rắn KCN .............................................................8 1.1.2. Hệ thống quản lý môi trường các KCN ở Việt Nam ..............................10 1.1.2.1. Hệ thống quản lý môi trường KCN......................................................10 1.1.2.2. Một số văn bản pháp luật về quản lý môi trường tại các KCN ............12 1.2. Tổng quan về các KCN ở tỉnh Bắc Giang......................................................13 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang .........................13 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................13 1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................15 1.2.2.Tình hình phát triển các KCN tại Bắc Giang ...........................................17 1.3. Hiện trạng quy hoạch KCN Đình Trám .........................................................21 1.3.1. Vị trí KCN Đình Trám ............................................................................21 1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất ............................................................................23 1.3.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ......................................................25 1.3.3.1. Hệ thống giao thông .............................................................................25 1.3.3.2. Hệ thống cấp điện.................................................................................25 1.3.3.3. Hệ thống cấp thoát nước ......................................................................26 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN ĐÌNH TRÁM .......................................................... 28 2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải của KCN Đình Trám ......................................28 2.1.1. Hiện trạng phát sinh nước thải của KCN Đình Trám .............................28 2.1.1.1. Nước thải sản xuất................................................................................29 2.1.1.2. Nước thải sinh hoạt ..............................................................................30 2.1.1.3. Nước mưa chảy tràn .............................................................................30 2.1.2. Nguồn phát sinh khí thải .........................................................................30 2.1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ...........................................................32 2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường KCN Đình Trám......................................33 2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí .........................................34 2.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước..................................................37 2.2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước thải........................................37 2.2.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt........................................39 2.2.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm.....................................41 2.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại KCN Đình Trám ..........................42 2.3.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường trong KCN ...................................42 2.3.2. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại KCN Đình Trám ....................42 2.3.3. Công tác quản lý môi trường...................................................................46 2.3.3.1. Các biện pháp quản lý và kiểm soát nước thải, khí thải, chất thải rắn mà KCN đang áp dụng ......................................................................................46 2.3.3.2. Công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường.................................52 2.3.3.3. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ...........................................................................................................................54 2.3.3.4. Công tác truyền thông môi trường .......................................................56 2.3.4. Đánh giá những thuận lợi, tồn tại trong công tác QLMT tại KCN Đình Trám ..................................................................................................................57 2.3.4.1. Thuận lợi ..............................................................................................57 2.3.4.2. Tồn tại ..................................................................................................58 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN ĐÌNH TRÁM ................................................................................. 60 3.1. Giải pháp cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải.........................................60 3.1.1. Quản lý và xử lý nước thải ......................................................................60 3.2.2. Quản lý và xử lý chất thải rắn .................................................................64 3.2.3. Quản lý môi trường không khí ................................................................69 3.2. Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn .............................................................73 3.3. Nhiệm vụ về quản lý môi trường KCN đối với các bên liên quan ................79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 84 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường CCN Cụm công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐCM Đánh giá môi trường chiến lược KCN Khu công nghiệp KCNST Khu công nghiệp sinh thái KKT Khu kinh tế QCVN Quy chuẩn Việt Nam QLMT Quản lý môi trường SXSH Sản xuất sạch hơn TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Quy hoạch các KCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ................................18 Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng điện của KCN ...............................................................25 Bảng 2.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản..........................................................................................29 Bảng 2.2. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải của nghành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, máy nông nghiệp ..............................................................................................29 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tải lượng từ các nguồn gây ô nhiễm không khí................31 Bảng 2.4. Lượng CTR phát sinh tại KCN Đình Trám ..............................................32 Bảng 2.5. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh của KCN Đình Trám ..........................................................................................................................35 Bảng 2.6. Kết quả phân tích môi trường nước thải trước và sau hệ thống xử lý ......38 Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt KCN Đình Trám.....40 Bảng 2.8. Kết quả phân tích môi trường nước ngầm ................................................41 Bảng 3.1. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Công ty TNHH Hạo Nhuệ 77 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống QLMT tại KCN ........10 Hình 1.2. Bản đồ vị trí KCN Đình Trám .................................................................22 Hình 1.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Đình Trám ......................................23 Hình 2.1. Sơ họa vị trí các điểm quan trắc mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm..33 Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng bụi tại KCN Đình Trám .............................37 Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD 5 trong nước mặt .................40 Hình 2.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ...........................................49 Hình 2.5. Một số hình ảnh về nhà máy xử lý nước thải tại KCN Đình Trám...........51 Hình 3.1. Sơ đồ cái tiến trạm xử lý nước thải tập trung KCN Đình Trám ...............61 Hình 3.2. Mô hình đề xuất cho công tác thu gom, vận chuyển CTR tại ...................65 KCN Đình Trám ........................................................................................................65 Hình 3.3. Mô hình trạm trung chuyển CTR KCN Đình Trám ..................................66 Hình 3.4. Quy trình xử lý bụi của hệ thống hút bụi cho nhà máy chế biến lâm sản .70 Hình 3.5. Quy trình xử lý bụi và mùi ngành chế biến thực phẩm,............................72 thức ăn chăn nuôi ......................................................................................................72 Hình 3.6. Quy trình sản xuất sạch hơn ......................................................................74 Hình 3.7. Dây chuyền sản xuất nhựa tái chế của Công ty TNHH Hạo Nhuệ ...........76 1 MỞ ĐẦU: 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Trong thời gian qua, các KCN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng công nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn,.. đồng thời giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi vào hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường. Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường cao, do vậy, yêu cầu đối với công tác xây dựng, thẩm định báo cáo ĐTM và giám sát môi trường các cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt động của cả KCN nói chung trong giai đoạn hoạt động sẽ rất khó khăn. Cũng vì tính đa ngành trong KCN nên chất lượng công trình và công nghệ xử lý nước thải cần đầu tư mang tính đồng bộ. Tại nhiều KCN, chất lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trường và chưa ổn định. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 06 KCN tập trung với tổng diện tích 1.455 ha. Trong đó, KCN Đình Trám, huyện Việt Yên là một trong những KCN đi vào hoạt động sớm nhất tỉnh Bắc Giang, do Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư. Mục tiêu của KCN là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết 2 cấu hạ tầng KCN Đình Trám, với diện tích giải phóng mặt bằng 127/127 ha (đạt 100%) với đầy đủ phân khu chức năng và tổ chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng; Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong KCN. KCN Đình Trám đã đi vào hoạt động từ năm 2003, đến nay đã có 72 doanh nghiệp thứ cấp đầu tư nhà máy, xí nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Trong quá trình hoạt động của KCN Đình Trám đã có những tác động nhất định đến môi trường không khí, nước và chất thải rắn, ảnh hưởng đến các thành phần môi trường trong và xung quanh KCN. Đồng thời, việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong KCN Đình Trám của các cơ sở sản xuất chưa được thực hiện theo đúng quy định gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường. Các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra ít nhất đều có vi phạm về bảo vệ môi trường như: thu gom, vận chuyển, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại chưa đúng quy định; xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép; chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý nước thải, khí thải theo quy định... Trước các thách thức như vậy, công tác quản lý môi trường KCN đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường Khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, Bắc Giang” là yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần bảo vệ môi trường KCN theo hướng phát triển bền vững. 2. Mục đích của Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và hiện trạng quản lý môi trường của KCN Đình Trám, phân tích các mặt đạt và chưa đạt trong quản lý môi trường từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng: chất lượng môi trường (không khí, nước thải, chất thải rắn) và hệ thống quản lý chất lượng môi trường của khu công nghiệp Đình Trám. b. Phạm vi nghiên cứu: Khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 3 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa. Điều tra tình hình xả thải, công tác quản lý môi trường của các cơ sở đang hoạt động sản xuất bằng việc phỏng vấn cán bộ môi trường của Ban quản lý KCN Đình Trám và cán bộ Chi cục bảo vệ môi trường về tình hình thực hiện các quy định về quản lý môi trường KCN Đình Trám. Tham quan khảo sát thực địa một số cơ sở hoạt động trong KCN. 3.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu. Thu thập số liệu hiện có liên quan đến đề tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. Thu thập và tổng hợp số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường KCN: nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí. 3.3. Phương pháp kế thừa Luận văn đã kế thừa kết quả, số liệu của các Luận văn thạc sĩ, các nghiên cứu về KCN ở Việt Nam và Bắc Giang. Từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển KCN. Luận văn cũng kế thừa các kết quả từ báo cáo hiện trạng môi trường KCN tỉnh Bắc Giang (2009), báo cáo quan trắc môi trường định kỳ KCN Đình Trám (2014) để tiến hành so sánh và đánh giá chất lượng môi trường tại KCN 4. Nội dung chính của luận văn - Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang và KCN Đình Trám - Điều tra hiện trạng phân khu chức năng và loại hình hoạt động sản xuất chính - Đánh giá hiện trạng môi trường KCN - Đánh giá hiện trạng quản lý và bảo vệ môi trường tại KCN - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan về KCN ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 10 năm 2013, cả nước có 409 KCN được quy hoạch với tổng diện tích 114.563 ha, trong đó có 296 KCN được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Hiện nay, đã có 214 KCN đang hoạt động với diện tích 47.768 ha, 104 KCN đang xây dựng với diện tích 30.024 ha và 91 KCN chưa xây dựng với diện tích 36.771 ha. Tỷ lệ lấp đầy các dự án đầu tư trong 214 KCN đi vào hoạt động trung bình đạt khoảng 60 % diện tích; trong đó không ít KCN đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng tỷ lệ lấp đầy mới chỉ đạt khoảng 20%. Các KCN được quy hoạch và phân bố trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các địa phương, vùng kinh tế. Các KCN đã thu hút được trên 4.700 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 69,2 tỷ USD, chiếm hơn 80% vốn FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và trên 5.100 dự án đầu tư trong nước với số vốn 461.000 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 2 triệu lao động và đóng góp cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ mỗi năm. [18] Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dẫn đầu cả nước về phát triển KCN, đã thành lập tới 124 khu, chiếm 48% tổng số KCN của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã thành lập 52 khu, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ đã thành lập 23 khu, vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập 10 khu. Các tỉnh, thành có nhiều KCN nhất là Đồng Nai (28 khu), Bình Dương (27 khu), thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (mỗi địa phương 16 khu). Một số tỉnh không nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm nhưng đã thành lập được khá nhiều KCN gồm Bắc Giang (6 khu), Hà Nam (4 khu), Thái Bình (5 khu), Thanh Hóa (4 khu)...[19] 1.1.1. Tác động của KCN tới môi trường và sức khỏe Ngoài những lợi ích về kinh tế thì phát triển KCN đồng thời cũng gây nên những ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe con người nếu không được quản lý một cách chặt chẽ. 5 Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN là nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn... đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu tập trung các nhà máy vào một khu vực mà lại không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải thì cũng giống như tập trung các nguồn gây ô nhiễm vốn phân tán về một nơi. 1.1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực khác trong toàn quốc. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ được xem là có lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất, chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN. Tây Nguyên là khu vực có lượng nước thải ít nhất, với 2%. [3] Thành phần nước thải từ các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN, nhưng chủ yếu bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học), các chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng nitơ và tổng phốtpho) và kim loại nặng. Chính vì vậy, chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có được xử lý hay không. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 70%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải 6 cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. [3] Do đó, cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải không qua xử lý từ các KCN sẽ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trước hết, sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ôxy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới con người. Tại nhiều địa phương, những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Điển hình về ô nhiễm môi trường do KCN gây ra ở miền Bắc là lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nơi tập trung 19 KCN và hàng loạt các cụm công nghiệp khác của địa phương. Theo ước tính, lượng nước thải từ các KCN chiếm khoảng 35% tổng lượng nước thải công nghiệp đổ vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực sông này, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. [3] Điển hình về tác động tiêu cực tới nước mặt của KCN ở miền Nam là lưu vực sông Đồng Nai (bao gồm các sông chính là Đồng Nai, sông Bé, Sài Gòn, Vàm Cỏ và Thị Vải) đang ở mức báo động đỏ. Đặc biệt là phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn sông Thị Vải từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả – sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ Xuân dài hơn 7 10km đã trở thành “sông chết”, là đoạn sông bị ô nhiễm nhất trong lưu vực. Hàng chục nghìn người dân nơi đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bệnh về mắt, đường hô hấp của một số người cao tuổi tăng lên rõ rệt, số lượng người bệnh ngày càng tăng. Đây là một ví dụ rõ nét về tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng của các KCN. 1.1.1.2. Ô nhiễm không khí do khí thải KCN Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng. Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định hết thành phần khí thải, nhưng các thành phần chủ yếu bao gồm bụi, CO, SO 2 , NO x , CO 2 , khí clo, H 2 S, bụi kim loại đặc thù, bụi chì trong công đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung môi hữu cơ đặc thù, hơi hữu cơ, dung môi cồn, CH 4 , NH 3 , các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác. Ô nhiễm bụi là dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở trong và xung quanh các KCN. Tình trạng ô nhiễm bụi xung quanh các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Ô nhiễm CO, SO 2 và NO 2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN. Nhìn chung, nồng độ các khí này trong không khí xung quanh các KCN hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tại một số KCN, do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hiện tượng ô nhiễm các khí này vẫn diễn ra. Ví dụ, ô nhiễm không khí trong không khí xung quanh KCN Hòa Khánh ở Đà Nẵng. Kết quả quan trắc ngày 20-27/3/2006 của Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng tại 9 cơ sở có lò nấu luyện phôi thép nằm trong KCN này cho thấy 8 nồng độ khí CO vượt 67 đến 100 lần quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; nồng độ khí NO 2 vượt 2 đến 6 lần; nồng độ chì vượt 40 đến 65,5 lần. [3] Một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh ra như hơi axit, hơi kiềm, NH 3 , H 2 S, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi… nhìn chung vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. 1.1.1.3. Tác động do chất thải rắn KCN Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Qua khảo sát một số KCN, tỷ lệ chất thải nguy hại thường chiếm dưới 20% nếu được phân loại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế hay tái sử dụng cũng khá cao (kim loại, hóa chất…) hay những thành phần có nhiệt trị cao không nhiều (sơn, cao su…). Tuy nhiên trên thực tế cũng cần lưu ý vì có nhiều KCN mới (nhất là ngành điện tử), tỷ lệ chất thải nguy hại có thể vượt con số 20%.[3] Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn. Tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn. Do đó, hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các doanh nghiệp trong KCN thường hợp đồng với các Công ty Môi trường đô thị tại địa phương, hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý chất thải rắn. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với Sở Tài nguyên và môi trường cấp tỉnh. [4] Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các KCN của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hành nghề vẫn còn nhiều vấn đề. Nhiều doanh nghiệp có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại đã triển khai các hoạt động tái chế thu lại tài nguyên có giá trị sử dụng từ những chất thải này. Mục tiêu của những hoạt động tái chế này có thể là thu hồi nhiệt từ các chất thải có 9 nhiệt trị cao, thu hồi kim loại màu (Ni, Cu, Zn, Pb…), nhựa, dầu thải, dung môi, một số hóa chất,… Tuy nhiên do công nghệ chưa hoàn chỉnh, trong một số trường hợp là chưa phù hợp, nên hiệu quả thu hồi và tái chế chưa cao, có trường hợp gây ô nhiễm thứ cấp, đặc biệt đối với dầu và dung môi. Nghiêm trọng hơn một số doanh nghiệp không thực hiện xử lý chất thải nguy hại mà sau khi thu gom lại đổ lẫn vào cùng chất thải thông thường hoặc lén lút đổ xả ra môi trường. Ngoài ra, xỉ và bùn (phát sinh trong quá trình xử lý nước thải từ các hệ thống xử lý nước thải tập trung) cũng là một trong những loại chất thải rắn gây nhiều vấn đề. Thành phần của xỉ rất đa dạng, có không ít trường hợp một số thành phần có trong xỉ vượt quá ngưỡng nguy hại được quy định. Do chưa nhận thức được bản chất của những thành phần nguy hại có trong xỉ nên việc quản lý xỉ nhìn chung chưa hợp lý đã dẫn đến ô nhiễm đất, nước dưới đất. Còn đối với bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải từ các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, khu chế xuất, các quy định về xử lý và phân loại đối với loại bùn thải này vẫn chưa được chặt chẽ. Điều đáng lo ngại là hầu hết bùn thải này chưa được coi là chất thải nguy hại và không được xử lý đúng cách. Hiện nay, chất thải nguy hại tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ do các quy định liên quan chưa cụ thể. Nhiều cơ sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định và chỉ một phần chất thải nguy hại được các đơn vị có chức năng xử lý. Rất nhiều chất thải nguy hại được chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, thậm chí đổ ngay tại nhà máy, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, có một thực tế trong việc quản lý chất thải rắn là trong một số trường hợp, chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất có tỷ lệ chất thải nguy hại rất ít (nước thải lẫn dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, bình acquy…) nên nhiều nhà máy thường để lẫn với rác thải sinh hoạt, nếu có phân loại thì với khối lượng nhỏ không đủ thể hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại. 10 1.1.2. Hệ thống quản lý môi trường các KCN ở Việt Nam 1.1.2.1. Hệ thống quản lý môi trường KCN Theo Luật BVMT và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số bộ ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù). [5] Bên cạnh đó, cũng theo Luật BVMT và các Nghị định của Chính phủ, liên quan đến BVMT và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý KCN, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. CHÍNH PHỦ UBND CẤP TỈNH BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG UBND HUYỆN BỘ/NGÀNH KHÁC SỞ/NGÀNH KHÁC BAN QUẢN LÝ CÁC KCN KHU CÔNG NGHIỆP Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong KCN Hình 1.1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống QLMT tại KCN 11 Thông tư 48/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT tập trung vào việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý và BVMT của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của BQL các KCN. Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác BVMT tại KCN theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 4, khoản 1). Để thực hiện nhiệm vụ này, BQL các KCN phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về BVMT theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo uỷ quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về BVMT đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về BVMT trong KCN. Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về BVMT và các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác BVMT trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT KCN... Công ty Phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Thực tiễn đặt ra rất nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cụ thể hơn trong các quy định quản lý môi trường KCN. Ngày 28/12/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định quản lý và BVMT 12 KKT, khu công nghệ cao, KCN và CCN, trong đó có nội dung về chế độ quan trắc và báo cáo môi trường, thẩm quyền quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN là UBND huyện trên địa bàn quản lý (không phải là BQL các KCN như trước đây)… 1.1.2.2. Một số văn bản pháp luật về quản lý môi trường tại các KCN Hiện nay, Việt Nam đã có những chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với BVMT và các văn bản liên quan về QLMT KCN (có danh sách kèm theo Phụ lục 1) Đến thời điểm này nước ta đã có khá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật quy định về BVMT KCN. Việc ban hành các văn bản này tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN đồng thời tiến hành xử lý đối với các cơ sở vi phạm. Còn có các văn bản quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác BVMT KCN. Chứng tỏ công tác BVMT tại các KCN ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên các văn bản này còn chưa đầy đủ, chồng chéo. Hơn nữa việc phân cấp trách nhiệm đối với các đơn vị có liên quan trong BVMT KCN còn một số bất cập, chức năng của các đơn vị tham gia quản lý còn chồng chéo, không thống nhất. Nhìn chung, hiện chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy định về quản lý môi trường đối với các KCN. Đến nay hầu hết các văn bản liên quan đến KCN đều tập trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý về quản lý môi trường KCN rất chậm được ban hành. Tại một số địa phương, vấn đề bảo vệ môi trường KCN chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vi phạm môi trường diễn ra liên tục, nhiều năm nhưng không được xử lý cương quyết gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan