Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất một số mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai th...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn

.PDF
109
4
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRƯƠNG CÔNG TUÂN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2011 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRƯƠNG CÔNG TUÂN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Chuyên ngành: Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Mã số : 60.31.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng Hà Nội - 2011 iii Lời cảm ơn Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn khoa học, PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn. Xin trân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học cùng các Thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi, các bạn học viên lớp cao học 18KT21 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khóa học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả, nhà khoa học, lãnh đạo của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý cấp nước tại tỉnh Nam Định, Hà Nam đã thực hiện các nghiên cứu, điều tra khảo sát về tình hình cấp nước sạch nông thôn để tôi có thể tham khảo trong quá trình thực hiện Luận văn này. Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, Bố, Mẹ, Vợ và Con gái cùng các đồng nghiệp trong phòng, cơ quan đã chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai sót, Tôi xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2011 Trương Công Tuân iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2011 Tác giả Trương Công Tuân v MỤC LỤC MỞ ĐẦU. ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN ..................................... 5 1.1. Tổng quan về nước sạch và hệ thống cấp nước sạch nông thôn ................... 5 1.1.1. Nước sạch nông thôn. ................................................................................... 5 1.1.2. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn .............................................................. 7 1.1.2.1. Bể, lu chứa nước mưa .................................................................................... 9 1.1.2.2. Giếng đào ....................................................................................................... 9 1.1.2.3. Giếng khoan hộ gia đình .............................................................................. 10 1.1.3. Vai trò của hệ thống cấp nước tập chung nông thôn ................................ 10 1.2. Văn bản, chính sách về nước sạch nông thôn. ............................................. 11 1.3. Các mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn cấp cơ sở........................... 14 1.3.1. Tổ tự quản xóm: ......................................................................................... 14 1.3.2. Nhóm sử dụng nước: .................................................................................. 14 1.3.3. Hội đồng thôn bản: ..................................................................................... 15 1.3.4. Nhóm điều phối nước: ................................................................................ 15 1.3.5. Hội sử dụng nước hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân: ........................... 16 1.3.6. Tổ chức chính trị xã hội được các cơ quan chức năng ủy quyền: ............. 16 1.3.7. Hội sử dụng nước liên thôn:....................................................................... 16 1.3.8. Hợp tác xã: ................................................................................................. 16 1.4. Một vài chỉ tiêu đánh giá mô hình quản lý cấp NSNT; ............................... 17 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình cấp nước sạch nông thôn ............... 17 1.4.2. Tác động của các nhóm nhân tố đến mô hình quản lý. .............................. 18 1.4.3. Yếu tố bền vững của các mô hình quản lý nước sạch nông thôn ............... 19 1.4.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bền vững của công trình cấp nước nông thôn 21 - Kết luận Chương 1. ........................................................................................... 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN .............................................................................. 24 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn ..................... 24 2.1.1. Quá trình phát triển hệ thống quản lý cung cấp nước sạch ....................... 24 2.1.2. Tình hình sử dụng nguồn nước .................................................................. 28 2.2. Một vài mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn có hiệu quả................. 31 vi 2.2.1. Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch tỉnh Nam Định .... 34 2.2.2. Mô hình do UBND xã quản lý(Tại tỉnh Nam Định) ................................... 41 2.2.3. Mô hình do HTX nông nghiệp quản lý(Tại Tỉnh Nam Định) .................... 43 2.2.4. Trung tâm NSH và VSMTNT tỉnh Bình Định ............................................ 44 2.2.5. Trung tâm NS và VSMT tỉnh Hà Nam ....................................................... 47 2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn.... 50 - Kết luận chương 2. ............................................................................................ 51 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CÓ HIỆU QUẢ .......................... 53 3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn ........................ 53 3.1.1. Cơ sở về kỹ thuật. ........................................................................................ 53 3.1.1.1 Quy mô công trình: ....................................................................................... 53 3.1.1.2. Đặc điểm công nghệ: ................................................................................... 53 3.1.1.3. Phạm vi cấp nước: ....................................................................................... 53 3.1.1.4. Khả năng quản lý, vận hành: ....................................................................... 53 3.1.2. Cơ sở tài chính ............................................................................................ 54 3.1.2.1. Hình thức thu tiền dịch vụ cấp nước sạch nông thôn .................................. 54 3.1.2.1 Giá nước sạch ............................................................................................... 55 3.1.3. Cấp nước sạch tại các cơ sở công cộng ...................................................... 57 3.1.3.1. Cấp nước cho trường học ............................................................................ 57 3.1.3.2. Cấp nước cho trạm xá .................................................................................. 61 3.1.3.3. Cấp nước tại các chợ ................................................................................... 65 3.1.4. Lựa chọn mô hình ...................................................................................... 68 3.2. Mô hình do UBND cấp Xã quản lý .............................................................. 72 3.2.1. Điều kiện áp dụng: ..................................................................................... 72 3.2.2. Tổ chức, nhân sự: ....................................................................................... 72 3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ: ................................................................................ 73 3.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị: ...................................................................... 73 3.2.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý khai thác. .............................. 74 3.3. Mô hình do Hợp tác xã quản lý – vận hành ................................................ 74 3.3.1. Điều kiện áp dụng: ..................................................................................... 74 3.3.2. Tổ chức, nhân sự: ....................................................................................... 75 3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ: ................................................................................ 76 3.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị: ...................................................................... 76 vii 3.3.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý khai thác. .............................. 77 3.4. Mô hình do Doanh nghiệp quản lý. .............................................................. 78 3.4.1. Doanh nghiệp vốn đầu tư nhà nước ........................................................... 78 3.4.1.1. Điều kiện áp dụng ........................................................................................ 78 3.4.1.2. Tổ chức, nhân sự .......................................................................................... 78 3.4.1.3. Chức năng – Nhiệm vụ ................................................................................. 79 3.4.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị........................................................................ 80 3.4.1.5. Thuận lợi và khó khăn .................................................................................. 80 3.4.2. Doanh nghiệp tư nhân: .............................................................................. 81 3.4.2.1. Điều kiện áp dụng ........................................................................................ 81 3.4.2.2. Tổ chức, nhân sự .......................................................................................... 81 3.4.2.3. Chức năng – Nhiệm vụ ................................................................................. 82 3.4.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị........................................................................ 83 3.4.2.5. Những thuận lợi và khó khăn ....................................................................... 83 3.5. Mô hình hợp tác công – tư (PPP) ................................................................. 84 3.5.1. Khái niệm về PPP ....................................................................................... 84 3.5.2. Hình thức PPP............................................................................................ 85 3.5.3. Áp dụng mô hình PPP trên thế giới và Việt Nam ....................................... 85 3.5.4. Điều kiện áp dụng PPP cho một dự án ....................................................... 87 3.5.5. Áp dụng PPP trong cấp nước sạch nông thôn............................................ 88 3.6. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn ................... 89 3.6.1. Lượng nước cấp .......................................................................................... 90 3.6.2. Chất lượng nước cấp .................................................................................. 92 - Kết luận chương 3. ............................................................................................ 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 95 1. Kết luận ............................................................................................................ 95 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO:.................................................................................. 99 viii DANH MỤC VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp HTX Hợp tác xã MTQG Mục tiêu Quốc gia MTV Một thành viên NGOs Các tổ chức phi chính phủ Non - Governmental Organizations ngđ Ngày đêm NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NS Nước sạch NSH&VSMT Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường NSNT Nước sạch nông thôn PPP Hợp tác công – tư Public - Private Partner TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTNS Trung tâm nước sạch UBND Ủy ban nhân dân UNDP Unicef XN Chương trình Phát triển Liên hợp quốc United Nations Development Programme Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc United Nations Children's Fund Xí nghiệp ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH Danh mục Bảng Bảng 1.1. Kết quả thực hiện chương trình MTQG về NS giai đoạn 2006-2010.................... 6 Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng NS hợp vệ sinh của các vùng trên cả nước:............. 14 Bảng 2.1. Các thông số chính về quá trình phát triển các hệ thống cấp nước tập trung qua từng giai đoạn:..................................................................................................................... 26 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng nguồn NM và NN của các hệ thống cấp NS .......................... 30 Bảng 2.3. Đặc điểm của một số mô hình quản lý ................................................................ 32 Bảng 3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý, vận hành các công trình cấp NSNT: .............. 54 Bảng 3.2. Mức thu tiền nước tại một số địa phương theo công trình lấy nước:.................. 55 Bảng 3.3. Tình hình cấp nước cho các trường .................................................................... 59 Bảng 3.4. Hiện trạng cấp nước cho trạm xá........................................................................ 62 Bảng 3.5. Tình hình cấp nước cho các chợ ......................................................................... 66 Bảng 3.6. Hiệu quả quản lý của các mô hình quản lý khác nhau........................................ 69 Bảng 3.7. Qui mô các loại hình quản lý cấp nước sạch ...................................................... 71 Bảng 3.8 Nhu cầu đầu tư CSHT ở Châu Á theo giai đoạn 2010 – 2020 ............................ 88 Bảng 3.9. Thời gian và sự tham gia kiểm tra chất lượng nước: .......................................... 92 Danh mục Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Qui mô các mô hình tổ chức quản lý ............................................................ 33 Biểu đồ 3.1. Lượng nước cấp tại các tỉnh khác nhau ........................................................ 90 Danh mục Hình Hình 1.1. Tóm tắt các nhân tố tác động và các bên liên quan .......................................... 19 Hình 1.2. Mô hình bền vững trong hoạt động cấp nước sạch nông thôn ........................... 20 Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy Công ty TNHH MTV Kinh doanh NS Nam Định ............. 35 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy mô hình do UBND xã quản lý ........................................ 41 Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức mô hình do HTX nông nghiệp quản lý ........................................ 43 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý NSNT do UBND xã quản lý .............................. 72 Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức mô hình cấp nước sạch nông thôn do HTX quản lý..................... 75 Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức mô hình Công ty cổ phần quản lý nước ...................................... 79 Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức mô hình cấp NSNT do doanh nghiệp tư nhân quản lý ................. 82 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề nước sạch đã và đang được quan tâm từ nhiều năm trở lại đây, nó như là một nhu cầu tất yếu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tại các vùng nông thôn. Công tác quản lý khai thác cũng ngày càng được thay đổi để phù hợp với nhiều điều kiện thực tế khác nhau và Chính phủ đã thể chế hóa bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng, như Luật doanh nghiệp 2005, quyết định 277/2006/QĐ-TTg, Nghị định số 117/2007/NĐ-CP, Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT, Quyết định số 104/2000/QĐTTg, Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN.v.v. Công tác khai thác hệ thống cấp nước nông thôn đã có một số những nghiên cứu và dự án triển khai xây dựng mới nhiều hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn tuy nhiên các mô hình quản lý còn chưa thống nhất và một số hệ thống chưa phát huy được hiểu quả như mong đợi. Với các quy định chung của nhà nước chỉ mang tính nguyên tắc, chưa phản ánh hết tính đặc thù. Công tác quản lý khai thác công trình sau xây dựng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng nhằm phát triển và duy trì bền vững hệ thống cấp nước nông thôn. Hiện nay, có hàng ngàn công trình cấp nước tập trung đã được xây dựng và xu hướng xây dựng các công trình cấp nước kiểu tập trung sẽ vẫn là những ưu tiên của chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn hiện tại và tương lai, đi kèm với mỗi công trình sẽ là một tổ chức hoặc một đơn vị trực thuộc quản lý khai thác, các loại tổ chức quản lý khai thác trong thực tế đã triển khai có thể nhóm thành các dạng như sau: Mô hình HTX nông nghiệp quản lý; Mô hình Uỷ ban nhân dân xã quản lý; Mô hình hợp tác xã dịch vụ nước sạch; Mô hình tổ hợp tác; Mô hình do tư nhân quản lý làm dịch vụ nước sạch; Mô hình tổ hợp cổ phần hoặc tác xã cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân; Mô hình do cộng đồng dân cư cấp thôn quản lý vận hành trạm cấp nước sạch; Mô hình do trung tâm nước sạch, vệ sinh môi trường tỉnh thành lập các tổ dịch vụ nước sạch trực thuộc trung tâm; Mô hình doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân. Nhìn chung các mô hình quản lý nước sạch trên cả nước hiện nay cũng đang dần tiếp cận với phương thức xã hội hoá từ khâu đầu tư, xây dựng và quản lý vận hành kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên mức độ xã hội hoá còn tuỳ thuộc vào từng địa phương. 2 Công tác quản lý khai thác hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau có nhiều tính chất, đặc thù riêng, khác với các hàng hóa dịch vụ công khác về tính chất sản xuất, đặc điểm sản phẩm, đối tượng quản lý, đặc điểm tính chất về tài sản và thiết bị, đối tượng khách hàng…, Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý khai thác cần chú trọng đến yêu cầu số lượng và chất lượng sản phẩm; quy định về quản lý tu sửa và bảo vệ hệ thống; kiểm tra giám sát; các yêu cầu năng lực, kinh nghiệm của nhà quản lý…Nếu kiểm soát thiếu chặt chẽ, không những gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành mà còn dẫn đến hệ thống công trình xuống cấp hư hỏng, chất lượng và số lượng nước sạch cung cấp không đảm bảo. Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn có hiệu quả là một bước cần thiết trong lộ trình đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn. 2. Mục đích của đề tài - Thực trạng mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn tại một số đơn vị cấp nước; - Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu, mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn có hiệu quả; - Đề xuất một số mô hình quản lý khai thác nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối với mô hình quản lý cơ sở đã có nhiều nghiên cứu đề xuất đổi mới như: Mô hình PIM, chuyển giao công tác quản lý, mô hình hội dùng nước, hợp tác dùng nước..... Trong bối cảnh mới, Đảng và Nhà nước đang chủ trương xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới như theo nghị quyết Trung ương VII, việc đổi mới mô hình quản lý cơ sở theo hướng lồng ghép với các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác tại khu vực nông thôn, theo hướng kết hợp đa mục tiêu. Hình thành các tổ chức của nông thôn, Hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp...vừa khai thác được lợi thế của vùng nông thôn, giảm tổn thất trong cấp nước, nâng cao hiệu quả cấp nước. 3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Trước hết phải coi nước sạch nông thôn là hàng hóa tập thể (hàng hóa công cộng phi thuần túy) và công tác quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình là một loại hoạt động cung cấp dịch vụ công do nhà nước quản lý. Nhà nước (với vai trò chủ sở hữu, chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa dịch vụ công thông qua cơ quan quản lý nhà nước về nước sạch) là đại diện cho các hộ sử dụng dịch vụ cấp nước với các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp nước. Phương pháp nghiên cứu: + Điều tra, thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu của Miah (1993) để chọn mẫu điều tra đối với các đối tượng nghiên cứu (các tổ chức quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn, các tổ chức hợp tác dùng nước), sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng điều tra thu thập thông tin hiện đại, bảo đảm độ tin cậy sát thực của thông tin. Phương pháp nội suy và ngoại suy, ... được sử dụng để thiết lập cơ sở dữ liệu thực trạng làm căn cứ để tính toán đề xuất đổi mới mô hình quản lý khai thác. + Các phương pháp và kỹ thuật tính toán, Luận văn sử dụng các phương pháp và kỹ thuật như sau:  Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong thu thập, phân tích xử lý các số liệu.  Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng trong đánh giá để đưa ra các kết luận và nhận định về các vấn đề nghiên cứu.  Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin về mô hình mẫu.  Phương pháp tư duy logic, tư duy trừu tượng và duy vật biện chứng được sử dụng trong các phân tích và đánh giá để đưa ra những nhận định và đề xuất. 5. Dự kiến kết quả đạt được - Cơ sở dữ liệu về thực trạng một số mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn; - Đề xuất một số mô hình nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn. 4 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu bao gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận chung về mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn; Chương 2. Thực trạng quản lý, khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn; Chương 3. Đề xuất một số mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn có hiệu quả. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan về nước sạch và hệ thống cấp nước sạch nông thôn 1.1.1. Nước sạch nông thôn. ước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch Nvụ của mọi tầng lớp dân cư. Nước sạch nông thôn đã được nhà nước ta quan tâm từ những năm 60-70 của thế kỷ trước ở miền Bắc và đầu những năm 80 trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó nhà nước và nhân dân chưa có tiền để mở rộng xây dựng các công trình cấp nước tập trung cho các vùng nông thôn và ngành cấp nước nông thôn chưa hình thành. Các hoạt động của nhà nước để cải thiện nước sinh hoạt nông thôn ở thời kỳ này chủ yếu là tuyên truyền các biện pháp kỹ thuật đơn giản để người dân có thể tự thực hiện để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống cho bản thân và gia đình như đào giếng khơi, xây bể trữ nước mưa. Phải đến cuối những năm 90 kể từ khi nhà nước xây dựng chương trình Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thì ngành cấp nước nông thôn mới bắt đầu hình thành và phát triển. Nước sạch nông thôn là mặt hàng đặc biệt, một công trình, dự án có thể thực hiện dịch vụ cho nhiều người và có liên hệ chặt chẽ với sức khoẻ của người dân. Do vậy, vấn đề quản lý phải được tách thành hai chủ thể rõ ràng đó là quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ. Về quản lý nhà nước phải thực hiện được các chức năng quy hoạch, phát triển, xây dựng mở rộng mạng lưới cấp nước nông thôn và quản lý giám sát chất lượng nước cấp đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh không gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước còn phải thực hiện được các chức năng như cập nhật phổ biến chính sách, xây dựng chính sách nhằm phát triển đảm bảo tính công bằng trong phát triển và thu hút được nhiều nguồn lực tham gia để phát triển mảng cấp nước nông thôn. Về quản lý khai thác, sản xuất và bán nước cho người tiêu dùng phải thực hiện được các nhiệm vụ về quản lý vận hành công trình cấp nước để khai thác bền vững, đảm bảo nước bán cho người tiêu dùng phải sạch, hợp vệ sinh theo các tiêu chuẩn của Nhà nước đồng thời phải thực hiện được chế độ tự hạch toán trong hoạt động dịch vụ. 6 Đến cuối năm 2010, kết thúc giai đoạn II Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (2006 -2010), tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là: 60.921.952 người, tăng 21.009.220 người so với cuối năm 2005; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 83%, trung bình tăng 3,6% /năm cơ bản đạt mục tiêu đề ra(thấp hơn 2% so với mục tiêu đặt ra) cụ thể như bảng 1.1. Bảng 1.1. Kết quả thực hiện chương trình MTQG về NS giai đoạn 2006-2010 Năm 2005 Năm 2010 Danh mục Số dân được cấp nước hợp vệ sinh (người) Tỷ lệ (%) Số dân được cấp nước hợp vệ sinh (người) Tỷ lệ (%) Miền núi phía Bắc 5.559.506 56 7.469.696 78 Đồng Bằng sông Hồng 9.742.835 66 12.054.903 85 Bắc trung bộ 5.707.670 61 7.299.170 83 Duyên hải miền trung 3.923.530 57 5.171.268 81 Tây nguyên 1.593.730 52 2.931.662 74 Đông Nam bộ 3.259.129 68 5.161.992 89 Đồng bằng sông Cửu Long 10.126.332 66 12.033.777 84 Toàn Quốc 39.912.732 62 52.122.468 83 Nguồn: Báo cáo của Bộ NN&PTNT về chương trình MTQG về NS và VSMTNT Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đông nam bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%, cao hơn trung bình cả nước 6%. Thấp nhất là vùng núi phía Bắc 78% và Tây nguyên mới đạt 74% thấp hơn trung bình 9%. [2, 4-5] Giữa các tỉnh cũng có sự chênh lệch, có 10/63 tỉnh thành đã đạt tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt rất cao (trên 90%) như: Hà Nội(93%), Hải Phòng (92%), Bắc Ninh (92%), Đồng Nai (90%), Bà Rịa Vũng Tàu (98%), TP Hồ Chí Minh (97%), Tiền Giang (96%), Trà Vinh (90%), Sóc Trăng (90%), Kiên Giang (90%); 20/63 tỉnh đã đạt tỷ lệ ở mức cao(từ 83% - 90%); 20/63 tỉnh đạt tỷ lệ trung bình(75% - 83%); 13/63 tỉnh đạt tỷ lệ bao phủ thấp (dưới 75%).[2, 5] Tuy nhiên, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/BYT trở lên là 42%, thấp hơn 8% so với mục tiêu đề ra.[2, 5] 7 Trong khoảng từ 10 năm trở lại đây, trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng rất nhiều công trình cấp nước tập trung cho người dân nông thôn. Công tác quản lý nhà nước thì Trung tâm NS&VSMT các tỉnh đã được kiện toàn đảm bảo tương đối thống nhất về chức năng nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp có thu đặc trưng. Chức năng sự nghiệp đã thực hiện công tác quản lý nhà nước và các hoạt động có thu thông qua tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, cung ứng vật tư, xây dựng, lắp đặt hệ thống cấp nước nông thôn. Hiện nay, hoạt động có thu của một số trung tâm NS&VSMT nông thôn còn trực tiếp quản lý vận hành khai thác một số công trình cấp nước tập trung, và các hoạt động này đến thời điểm hiện tại đang mang lại những hiệu quả ban đầu để xây dựng phát triển thị trường cấp nước nông thôn. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh phục vụ cũng phát triển theo tiến độ xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung, theo đó hàng ngàn mô hình tổ chức quản lý khai thác các công trình cấp nước nông thôn được hình thành để đáp ứng các nhu cầu phát triển thực tế. Đến nay có thể hình thành và phát triển một ngành cấp nước nông thôn trên cả nước nên việc nghiên cứu các mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn cũng là những nhiệm vụ cấp thiết để nhà nước ngày càng hoàn thiện các đơn vị và cơ cấu tổ chức quản lý nhằm phát triển bền vững ngành cấp nước nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 của Nhà nước có đoạn viết "…trong năm 2006 phải tổ chức đánh giá đầy đủ về các mô hình quản lý hiện nay để từ đó đưa ra được mô hình phù hợp. Đặc biệt đối với các mô hình kém hiệu quả cần đưa ra lộ trình chuyển đổi phương thức quản lý và sở hữu"[10, 38]. Trong luận văn này, do các điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn về mặt tổng quan và một số đại diện tiêu biểu để có thể đưa ra được những đánh giá giúp có cái nhìn khái quát về những điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn hiện nay. 1.1.2. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn Trong luận văn, một số khái niệm được hiểu thống nhất như sau: 8 Nông thôn: là khu vực có trên 50% dân cư sống dựa vào nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở ở mức độ nhất định và có số dân từ 4.000 – 30.000 người. Ở miền núi là 2.000 dân [10,10-11]. Bao gồm các làng xã và các đô thị nhỏ loại 5. Nước hợp vệ sinh: là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng ăn uống sau khi đun sôi [10,10-11]. Nước sạch: Theo tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT của bộ Y Tế, là nước dùng cho mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải sử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế [10, 54-55]. Công trình cấp nước tập chung nông thôn đơn giản: Các công trình cấp nước tập trung tại nông thôn, áp dụng công nghệ thấp, sử dụng nguồn nước mặt tự chảy hay bơm từ một giếng khoan nhỏ, việc vận hành và quản lý đơn giản [10, 12-54]. Công trình cấp nước tập chung nông thôn hoàn chỉnh: Các công trình cấp nước tập chung tại nông thôn, có công nghệ tương đối hoàn chỉnh (mạng lưới đường ống, trạm xử lý nước, bể chứa, trạm bơm) phục vụ cho 3000 hộ dân trở lên đòi hỏi cán bộ và công nhân phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý và kỹ năng vận hành [10,55-56]. Cấp nước sạch nông thôn gắn liền với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng và điều kiện đời sống của người dân vùng nông thôn. Nước sạch là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Cung cấp nước sạch là điều cốt yếu trong cuộc chiến chống đói nghèo tại khu vực nông thôn. Thiếu nước sạch và sự tồn tại cố hữu của những thói quen sống thiếu vệ sinh đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực nông thôn và tạo thành gánh nặng cho hệ thống y tế [10, 3-4]. Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh ở nhóm 20% người nghèo nhất chỉ đạt 22%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm 20% người giàu nhất là 78%. Các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có tỷ lệ cấp nước và vệ sinh thấp nhất [1, 13-15]. Đối với những người dân và cộng đồng dân cư không có đủ nước sạch và vẫn giữ thói quen sinh hoạt mất vệ 9 sinh, cho dùng điều kiện kinh tế và thu nhập có tăng lên thì chất lượng cuộc sống vẫn rất thấp. 1.1.2.1. Bể, lu chứa nước mưa Bể, lu chứa nước mưa hoàn chỉnh phải bao gồm: mái hứng, mái thu, ống dẫn và bể, lu chứa. Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng đổ bê tông, ngoài ra còn có thể hứng bằng bạt, cây...;Máng thu: là bằng tôn hoặc có thể làm bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đôi...Máng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa; Bể chứa: có thể xây bằng gạch hoặc đá, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi để chọn loại vật liệu phù hợp. Dung tích bể thường từ 4m3 đến 10m3; Lu chứa: có thể làm bằng đất nung hoặc làm bằng xi măng, cát vàng, đá dăm bột theo công nghệ Thái lan. Dung tích lu thường từ và trăm lít đến 2m3 Ưu điểm của tích nước bằng bể, lu chứa nước: Chất lượng nước mưa ở một số vùng còn tốt, kỹ thuật thu, hứng đơn giản; lu chứa nước có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, ít tốn vật tư và giá thành thấp hơn bể xây. Đây cũng là giải pháp tốt hiện nay cho các vùng khan hiếm nước. Nhược điểm: Do đặc điểm khí hậu của nước ta mùa khô thường ít mưa và bể, lu thường có dung tích nhỏ, dự trữ được ít nước nên phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho nhu cầu tối thiểu như: ăn, uống, rửa mặt, đánh răng... 1.1.2.2. Giếng đào Giếng đào là giếng thu nước ngầm tầng nông được gọi là giếng đào hay giếng khơi, đây là loại hình cấp nước phổ biến của nước ta, giếng đào bao gồm: Thành giếng: Được xây bằng gạch hoặc bê tông đúc sẵn(ống bi), có tác dụng định hình để giếng không bị sụt lở và nâng cao chất lượng nước trong giếng; Nắp giếng: làm bằng bê tông đúc sẵn hoặc tấm gỗ, tấm tôn... nắp giếng có tác dụng tránh bụi đất, lá cây rơi rụng làm bẩn nước trong giếng; Nền giếng: Bằng bê tông, gạch, đá, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng đồng thời ngăn chặn dòng nước bẩn chảy trực tiếp xuống giếng, nền giếng phải có rãnh dẫn nước thải ra vị trí giếng; Dụng cụ lấy nước: bằng 10 gàu múc, bơm tay hoặc bơm điện nhỏ; Vật liệu lọc: gồm sỏi cát rải ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi bơm không bị vẩn đục. Ưu điểm của giếng đào: Thuận tiện, dễ sử dụng; có thể sử dụng vật liệu và lao động tại địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng; phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên ở nhiều vùng nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay Nhược điểm: Không phù hợp với vùng lũ lụt, nguồn nước giếng đào thường dễ bị ô nhiễm do phân thải từ nhà tiêu, chuồng gia súc... ngấm xuống nguồn nước. 1.1.2.3. Giếng khoan hộ gia đình Là giếng thu nước ngầm tầng nông hoặc tầng sâu, thường được khoan bằng tay hoặc bằng máy, cấu tạo của giếng khoan hộ gia đình bao gồm: Ống lắng cát: dài 1mét, làm bằng ống nhựa PVC 48-60, dày 2,5mm; Ống lọc rôbô: Chiều dài tùy thuộc vào bề dày tầng chứa, bằng nhựa PVC 48-60; Ống chống: bằng nhựa PVC 48-60, dày 2,5mm, chiều dài phụ thuộc vào độ sâu của tầng chứa; Cổ giếng: làm bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0,5mét gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa một đầu ren, một đầu trơn; Bơm tay: Được gắn vào đầu cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động cách mặt đất không quá 7mét. Nếu mực nước động trên 7mét(hoặc có điều kiện kinh tế) có thể sử dụng bơm điện; Nền giếng: láng xi măng với diện tích đủ rộng(khoảng 4m2), có rãnh thoát nước thải Ưu điểm của giếng khoan hộ gia đình: Dễ sử dụng, nước sạch, hợp vệ sinh; Giá thành thấp, một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình; Ổn định nước cả vào mùa khô; Công trình gọn chiếm ít diện tích Nhược điểm: Không phải nơi nào, vị trí nào cũng có thể khoan được giếng, khi khoan giếng đòi hỏi phải có lao động có chuyên môn 1.1.3. Vai trò của hệ thống cấp nước tập chung nông thôn Hệ thống cấp nước tập trung nông thôn là mô hình cấp nước sạch tiên tiến so với các công trình cấp nước nhỏ lẻ phổ biến như nước mặt từ ao hồ sông suối, giếng đào, giếng khoan, nước mưa. Chất lượng vệ sinh nước cấp qua hệ thống cấp nước dễ quản lý hơn. Cấp nước tập trung tránh cho cộng đồng bị nhiễm các bệnh do muỗi gây ra(sốt rét, sốt phát ban, sốt xuất huyết, giun chỉ...) khi sử dụng bể chứa nước 11 mưa. Trong khi Công trình cấp nước tập trung nông thôn là một giải pháp về mặt kinh tế thì chi phí cho các công trình cấp nước nhỏ lẻ lại rất cao so với thu nhập của người dân nông thôn. Bên cạnh đó Công trình cấp nước tập trung nông thôn còn có khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật nhu cầu mở rộng số lượng đối tượng được cấp nước, nâng cao chất lượng và các dịch vụ cấp nước khi điều kiện đời sống người dân khu vực được cải thiện. Hệ thống cấp nước tập trung nông thôn là một “kênh” phù hợp nhất để chính phủ hỗ trợ cộng đồng dân cư. Tại Việt Nam, người dân thành phố đã sử dụng nước máy cách đây háng trăm năm, trong khi vùng nông thôn nước máy mới đến được với người dân chưa lâu(khoảng 10 năm tủy từng khu vực) có những nơi còn chưa có nước máy để sử dụng. Khi sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ thì tùy từng điều kiện kinh tế của mỗi hộ, các thiết bị được sử dụng là khác nhau. Vì lý do kinh tế các hộ giàu dễ được sử dụng nước sạch còn các hộ nghèo thường gặp khó khăn tuy nhiên với hệ thống cấp nước tập trung, các hộ sẽ bình đẳng trong việc được cấp nước điều này làm xóa đi mặc cảm khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ dân sống trong cùng một cộng đồng Nước sạch gắn liền với vấn đề vệ sinh và sức khỏe, không có nước sạch sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi cá nhân trong gia đình đặc biệt là thế hệ trẻ, các hộ nghèo thiếu nước sạch sẽ khó thoát nghèo và dễ tái nghèo do thiếu sức khỏe Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình, Công trình cấp nước tập trung nông thôn sẽ làm giảm đi gánh nặng của phụ nữ, giải phóng sức lao động nông thôn đặc biệt những vùng kinh tế hộ chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, cấp nước tại vòi đến từng hộ gia đình sẽ làm giảm đáng kể khối lượng việc nhà của phụ nữ (do không phải đi lấy nước, lọc nước...) tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, góp phần đem lại bình đẳng giới ở nông thôn. 1.2. Văn bản, chính sách về nước sạch nông thôn. Trải qua nhiều năm thực hiện chương trình Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (tính từ năm 1998) nhà nước mới bắt đầu xây dựng cơ cấu tổ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan