Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh t...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường – áp dụng tại huyện củ chi, thành phố hồ chí minh

.PDF
212
2
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA …………………… NGÔ THỊ CẨM LOAN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CHỈ THỊ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG - ÁP DỤNG TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý môi trường Mã số: 60. 85. 10 KHÓA LUẬN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2013 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHÙNG CHÍ SỸ……………………... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. CHẾ ĐÌNH LÝ…………………………………. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LÊ VĂN KHOA..………………………………. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận thạc sĩ được thực hiện tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 27 tháng 8 năm 2013 Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm khóa luận thạc sĩ) 1. TS. CHẾ ĐÌNH LÝ 2. TS. LÊ VĂN KHOA 3. ……………………………………………………………………………………... 4. ……………………………………………………………………………………... 5. ……………………………………………………………………………………... Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá khóa luận và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGÔ THỊ CẨM LOAN .............................. MSHV: 11260553 ......... Ngày, tháng, năm sinh: 20/ 12/ 1987 ..................................... Nơi sinh: Tp. HCM ........ Chuyên ngành: Quản lý môi trường........................................ Mã số : 60 85 10 ........... I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đề xuất hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường – Áp dụng tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - - Tổng quan về bộ chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường trên thế giới và tại Việt Nam. Thu thập tài liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, môi trường và vấn đề sử dụng tài nguyên tại huyện Củ Chi. Đề xuất bộ chỉ thị, thông số đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho huyện Củ Chi dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Thử nghiệm tính toán chỉ số phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và chỉ số phát triển bền vững của huyện Củ Chi theo các chỉ thị và thông số đã đề xuất dựa trên nguồn số liệu thu thập được. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho huyện Củ Chi. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 25/ 02/ 2013 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/ 6/ 2013 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS. TS. PHÙNG CHÍ SỸ Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2013 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) TS. LÊ VĂN KHOA TRƯỞNG KHOA (Họ tên và chữ ký) LỜI CẢM ƠN Mọi khó khăn, thử thách mà tôi có thể vượt qua và đạt được như hôm nay cũng như để hoàn thành chương trình thạc sĩ một phần là nhờ vào sự giúp đỡ, động viên rất lớn của những người xung quanh tôi. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình – chỗ dựa vững chắc, nguồn động viên tôi trong suốt thời gian học tập, giúp tôi đạt được những thành công trên con đường tôi đã chọn. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến thầy PGS.TS Phùng Chí Sỹ, thầy đã truyền dạy cho tôi những kinh nghiệm quý báu, luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô, Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là quý thầy, cô khoa Môi trường Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập tại trường. Những kiến thức này còn là hành trang cho tôi trong quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu sau này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị ở các Phòng, Ban của UBND huyện Củ Chi, Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp. HCM, Ban quản lý các KCN Tp. HCM, Sở Thông tin truyền thông Tp. HCM, Chi cục Bảo vệ môi trường Tp. HCM, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Tp. HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc toàn thể quý thầy, cô cùng các cô, chú, anh, chị ở các sở ban ngành, các phòng ban dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các đọc giả. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện có những bước chuyển biến tích cực, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Song song với nhịp độ phát triển ngày càng tăng của nền kinh tế thì các vấn đề về tài nguyên và môi trường cũng đang gây sức ép cho huyện Củ Chi nói riêng và cả nước nói chung. Luận văn được thực hiện với mục tiêu phát triển hài hòa giữa ba lĩnh vực kinh tế xã hội – tài nguyên và môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững mà cả nước đã và đang xây dựng. Luận văn tiến hành nghiên cứu đề xuất hệ thống các thông số, chỉ thị và từ đó tính toán chỉ số phát triển bền vững áp dụng thử nghiệm tại huyện Củ Chi. Theo đó, bộ chỉ thị đề xuất nhằm đánh giá phát triển bền vững tại huyện Củ Chi gồm 22 chỉ thị và 80 thông số, trong đó: lĩnh vực kinh tế gồm 5 chỉ thị và 20 thông số; lĩnh vực xã hội gồm 3 chỉ thị và 15 thông số; lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm 14 chỉ thị và 45 thông số. Qua đó thực hiện tính toán các chỉ số bền vững của từng lĩnh vực và chỉ số bền vững của huyện Củ Chi. Sau đó so sánh với thang bậc đánh giá mức độ bền vững nhằm xác định mức độ bền vững của huyện. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ trong việc quản lý nhằm hướng đến phát triển bền vững. ABSTRACT Cu Chi is a suburban district of Ho Chi Minh City, in recent years, the situation of development of economic - social positive changes, attract investors local and foreign. Along with the pace of development of the growing economy, the problems of resources and environment are also pressured to Cu Chi district in particular and the country in general. Thesis is done with the goal of harmonious development between the three domains: economic - social - resources and environmental towards sustainable development that the country has been built. Thesis research proposal system parameters, indicators and from there calculate the sustainable development index test applied in Cu Chi District. Accordingly, the proposed indicators to assess sustainable development in Cu Chi district includes 22 indicators and 80 parameters, including: the economic field, including 5 indicators and 20 parameters, social sector including 3 indicators and 15 parameters; resources and environmental sector including 14 indicators and 45 parameters. Through which calculates the sustainability index of each sector and sustainability index of Cu Chi district. Then compare with the ladder sustainability assess to determine the level of sustainability of Cu Chi district. Simultaneously, the thesis also proposes some solutions to assist in management towards sustainable development. LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. i MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 1 2. Tính cần thiết của đề tài .......................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 5 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6 7. Tính mới và ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC BIỆN PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHỈ THỊ, CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................................................................................ 9 1.1 Cơ sở lý thuyết........................................................................................................ 9 1.1.1 Khái niệm bền vững của từng yếu tố (kinh tế - xã hội - môi trường) .............. 9 1.1.2 Khái niệm và ý nghĩa của chỉ số bền vững môi trường (Environmental Sustainable Index – ESI)......................................................................................... 10 1.1.3 Khái niệm thông số, chỉ thị, chỉ số.................................................................. 11 1.1.4 Chức năng của chỉ thị, chỉ số môi trường ...................................................... 12 1.1.5 Nguyên tắc lựa chọn chỉ thị, chỉ số ................................................................ 12 1.1.5.1 Bảo đảm tính phù hợp ............................................................................... 12 1.1.5.2 Bảo đảm tính chính xác ............................................................................. 13 1.1.5.3 Bảo đảm tính nhất quán ............................................................................ 13 1.1.5.4 Bảo đảm tính liên tục ................................................................................ 13 1.1.5.5 Bảo đảm tính sẵn có .................................................................................. 13 1.1.5.6 Bảo đảm tính có thể so sánh ...................................................................... 13 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 14 1.2.1 Chỉ số bền vững môi trường 2001 .................................................................. 14 1.2.2 Chỉ số bền vững môi trường 2005 .................................................................. 14 ii 1.2.3 Chỉ số bền vững môi trường của Ấn Độ 2007 ................................................ 15 1.2.4 Bộ chỉ thị, chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên môi trường của Hội đồng phát triển bền vững Liên hiệp quốc (UN/CSD) ....................................................... 16 1.2.5 Một số các chỉ thị, chỉ số phát triển bền vững tài nguyên môi trường của các nước điển hình ........................................................................................................ 21 1.2.5.1 Thụy Điển ................................................................................................. 21 1.2.5.2 Mỹ............................................................................................................. 22 1.2.5.3 Anh ........................................................................................................... 22 1.2.5.4 Indonesia .................................................................................................. 22 1.2.5.5 Thái Lan.................................................................................................... 23 1.2.5.6 Philippin ................................................................................................... 23 1.2.5.7 Trung Quốc ............................................................................................... 23 1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 25 1.3.1 Bộ chỉ thị phát triển bền vững của Cục môi trường ....................................... 25 1.3.2 Bộ chỉ thị phát triển bền vững của Viện môi trường và phát triển bền vững . 26 1.3.3 Bộ chỉ thỉ của dự án VIE/01/21 – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ............................. 26 1.3.4 Bộ chỉ thị của Văn phòng phát triển bền vững – Bộ Tài nguyên và Môi trường ................................................................................................................................. 26 1.3.5 Bộ chỉ thị phát triển bền vững của Hội liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam.................................................................................................................. 29 1.3.6 Dự án thông tin và báo cáo môi trường .......................................................... 29 1.3.7 Bộ chỉ thị theo Quyết định 432/QĐ-TTg ......................................................... 30 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC CHỈ THỊ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CẤP HUYỆN............................................................................................ 34 2.1 Cơ sở xây dựng hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững của huyện Củ Chi ........................................................................................................................ 34 2.1.1 Nguồn cung cấp thông tin, số liệu, dữ liệu ..................................................... 34 2.1.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường huyện Củ Chi ............................................... 35 2.1.3 Phương pháp luận khoa học xây dựng chỉ số bền vững huyện Củ Chi……....37 2.2 Xây dựng hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh tế .......... 38 2.3 Xây dựng hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về xã hội ............ 41 iii 2.4 Xây dựng hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường.................................................................................................................. 44 2.5 Xây dựng phương pháp tính toán chỉ số phát triển bền vững cấp huyện .......... 50 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CỦ CHI THEO CÁC CHỈ THỊ, CHỈ SỐ...................... 54 3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Củ Chi ........................................................................ 54 3.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 54 3.1.2 Địa hình, địa mạo ........................................................................................... 55 3.1.3 Khí hậu ........................................................................................................... 55 3.1.4 Thủy văn ......................................................................................................... 56 3.2 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Củ Chi............................................. 56 3.2.1 Tăng trưởng kinh tế........................................................................................ 56 3.2.2 Ngành nông nghiệp ........................................................................................ 59 3.2.3 Hiện trạng phát triển công nghiệp.................................................................. 61 3.2.4 Dân số, mật độ dân số ..................................................................................... 63 3.2.5 Hạ tầng đô thị ................................................................................................. 64 3.2.6 Văn hóa, y tế, giáo dục và an ninh trật tự....................................................... 65 3.2.7 Thu chi ngân sách .......................................................................................... 66 3.3 Hiện trạng tài nguyên và môi trường huyện Củ Chi .......................................... 67 3.3.1 Tài nguyên đất ................................................................................................ 67 3.3.2 Tài nguyên nước ............................................................................................. 69 3.3.3 Tài nguyên rừng ............................................................................................. 72 3.3.4 Tài nguyên khoáng sản .................................................................................. 72 3.3.5 Hiện trạng môi trường huyện Củ Chi ............................................................ 73 3.3.5.1 Môi trường nước ....................................................................................... 74 3.3.5.2 Môi trường không khí ................................................................................ 80 3.3.5.3 Môi trường đất .......................................................................................... 85 CHƯƠNG IV: THỬ NGHIỆM TÍNH TOÁN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HUYỆN CỦ CHI THEO CÁC CHỈ THỊ, THÔNG SỐ ĐÃ XÂY DỰNG ................... 86 4.1 Tính toán các chỉ số PTBV về kinh tế huyện Củ Chi.......................................... 86 4.2 Tính toán các chỉ số PTBV về xã hội huyện Củ Chi ........................................... 92 iv 4.3 Tính toán các chỉ số PTBV về tài nguyên và môi trường huyện Củ Chi ........... 96 4.4 Tính toán chỉ số phát triển bền vững huyện Củ Chi ......................................... 102 CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................ 105 5.1 Đề xuất các giải pháp PTBV về kinh tế huyện Củ Chi ..................................... 105 5.1.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ....... 105 5.1.2 Khuyến khích phát triển các ngành nghề thế mạnh của huyện ................... 106 5.2 Đề xuất các giải pháp PTBV về xã hội huyện Củ Chi....................................... 106 5.2.1 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ........................................... 106 5.2.2 Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới................................................................................................................ 108 5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường huyện Củ Chi ...................................................................................................................... 109 5.3.1 Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên ................................... 109 5.3.2 Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho các cơ sở Đảng và chính quyền các cấp ........................................................................................................ 109 5.3.3 Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng và các cơ sở sản xuất kinh doanh .................................................................................................... 110 5.3.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ............................................ 110 5.3.5 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ..................... 111 5.3.6 Quản lý chặt chẽ các cơ sở nằm xen trong khu dân cư, đô thị ..................... 111 5.3.7 Tăng cường huy động và quản lý nguồn tài chính đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường ............................................................................................................. 112 5.3.8 Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật ........................................................... 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 115 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 118 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AQI: Chỉ số chất lượng không khí BC: Báo cáo BOD: Nhu cầu oxy sinh học CCN: Cụm công nghiệp CN: Công nghiệp COD: Nhu cầu oxy hóa học CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HVS: Hợp vệ sinh ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KCN: Khu công nghiệp KH: Kế hoạch NN: Nông nghiệp NQ: Nghị quyết NTM: Nông thôn mới NTTS: Nuôi trồng thủy sản PTBV: Phát triển bền vững QĐ: Quyết định TB: Trung bình TM-DV: Thương mại – Dịch vụ TSS: Tổng rắn lơ lửng WQI: Chỉ số chất lượng nước vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Chỉ thị đánh giá tính bền vững môi trường năm 2005 được xây dựng tích hợp theo cấu trúc khối được phân cấp theo các chỉ thị và chỉ số môi trường .......... 17 Bảng 1.2: Bảng chỉ số phát triển bền vững môi trường của các nước khu vực ASEAN ................................................................................................................. 21 Bảng 1.3: Các chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên của Trung Quốc......... 23 Bảng 1.4: Các chỉ thị đánh giá về môi trường của Trung Quốc .............................. 24 Bảng 1.5: Bộ chỉ thị, chỉ tiêu phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường của Văn phòng phát triển bền vững – Bộ TN & MT..................................................... 26 Bảng 1.6: Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ........................................................................................................... 30 Bảng 2.1: Đề xuất các chỉ thị về lĩnh vực kinh tế cho huyện Củ Chi ...................... 39 Bảng 2.2: Các chỉ thị về lĩnh vực xã hội áp dụng cho huyện Củ Chi ...................... 43 Bảng 2.3: Các chỉ thị về lĩnh vực tài nguyên và môi trường áp dụng cho huyện Củ Chi ........................................................................................................................ 46 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi........................................................... 57 Bảng 3.2: Đóng góp giá trị sản xuất của từng ngành vào phát triển kinh tế ............ 58 Bảng 3.3: Sản lượng của một số loại hình sản xuất nông nghiệp của huyện ........... 60 Bảng 3.4: Tổng đàn heo và bò sữa của huyện qua các năm .................................... 60 Bảng 3.5: Hiện trạng của các KCN và CCN trên địa bàn huyện Củ Chi................. 61 Bảng 3.6: Dân số huyện Củ Chi qua các năm ........................................................ 63 Bảng 3.7: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện .................................... 66 Bảng 3.8: Thu chi ngân sách của huyện qua các năm ............................................. 67 Bảng 3.9: Diện tích sử dụng đất huyện Củ Chi qua các năm ……………………...67 vii Bảng 3.10: Thành phần các nhóm đất chính ở huyện Củ Chi ................................. 69 Bảng 3.11: Số giếng khoan hợp vệ sinh và tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh huyện Củ Chi ................................................................................................. 70 Bảng 3.12: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại kênh Đức Lập .................... 71 Bảng 3.13: Phân bố và trữ lượng các loại khoáng sản trên địa bàn huyện Củ Chi .. 72 Bảng 3.14: Thống kê nồng độ BOD5 ..................................................................... 75 Bảng 3.15: Thống kê nồng độ COD....................................................................... 76 Bảng 3.16: Thống kê nồng độ TSS ........................................................................ 77 Bảng 3.17: Thống kê nồng độ Fe ........................................................................... 78 Bảng 3.18: Số liệu thống kê tổng hợp nồng độ Coliform tại huyện Củ Chi ............ 79 Bảng 3.19: Tổng hợp nồng độ TSP ........................................................................ 81 Bảng 3.20: Tổng hợp nồng độ SO2 ........................................................................ 82 Bảng 3.21: Tổng hợp nồng độ NO2........................................................................ 83 Bảng 3.22: Tổng hợp nồng độ CO ......................................................................... 84 Bảng 4.1: Chỉ thị phát triển bền vững kinh tế của huyện Củ Chi ............................ 86 Bảng 4.2: Trọng số của các chuyên gia cho các thông số thuộc lĩnh vực kinh tế .... 88 Bảng 4.3: Kết quả tính giá trị PT lĩnh vực kinh tế .................................................. 89 Bảng 4.4: Kết quả tính chỉ số bền vững của từng thông số và lĩnh vực kinh tế ....... 90 Bảng 4.5: Chỉ thị phát triển bền vững về xã hội của huyện Củ Chi ........................ 92 Bảng 4.6: Trọng số của các chuyên gia cho các thông số thuộc lĩnh vực xã hội ..... 93 Bảng 4.7: Kết quả tính toán giá trị PT lĩnh vực xã hội ........................................... 93 Bảng 4.8: Kết quả tính toán chỉ số của từng thông số và chỉ số bền vững của lĩnh vực xã hội.............................................................................................................. 94 Bảng 4.9: Chỉ thị phát triển bền vững tài nguyên và môi trường huyện Củ Chi...... 96 viii Bảng 4.10: Kết quả trọng số của các chuyên gia cho từng thông số thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường............................................................................................ 98 Bảng 4.11: Kết quả tính toán giá trị PT lĩnh vực tài nguyên và môi trường ............ 99 Bảng 4.12: Kết quả tính toán chỉ số của từng thông số và chỉ số bền vững của lĩnh vực tài nguyên và môi trường .............................................................................. 100 Bảng 4.13: Chỉ số bền vững huyện Củ Chi .......................................................... 102 Bảng 4.14: Thang bậc đánh giá mức độ bền vững của lĩnh vực kinh tế ................ 103 Bảng 4.15: Thang bậc đánh giá mức độ bền vững của lĩnh vực xã hội ................. 103 Bảng 4.16: Thang bậc đánh giá mức độ bền vững của lĩnh vực tài nguyên môi trường.................................................................................................................. 104 Bảng 4.17: So sánh với thang bậc đánh giá mức độ bền vững.............................. 104 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ xây dựng chỉ số phát triển bền vững huyện Củ Chi……………...37 Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Củ Chi ........................................................... 54 Hình 3.1: Giá trị đóng góp của các ngành vào phát triển kinh tế ............................ 58 Hình 3.2: Dân số trung bình và dân số nữ trung bình qua các năm ......................... 64 Hình 3.3: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện qua các năm ................ 66 Hình 3.4: Diễn biến nồng độ BOD5 trung bình ....................................................... 76 Hình 3.5: Diễn biến nồng độ COD trung bình........................................................ 77 Hình 3.6: Diễn biến nồng độ TSS trung bình ......................................................... 78 Hình 3.7: Diễn biến nồng độ Fe trung bình ............................................................ 79 Hình 3.8: Diễn biến nồng độ Coliform trung bình.................................................. 80 Hình 3.9: Diễn biến nồng độ TSP trung bình ......................................................... 82 Hình 3.10: Diễn biến nồng độ SO2 trung bình........................................................ 83 Hình 3.11: Diễn biến nồng độ NO2 trung bình ....................................................... 84 Hình 3.12: Diễn biến nồng độ CO trung bình ........................................................ 85 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Tháng 6/ 2006, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro đã thống nhất thành lập Ủy ban Phát triển bền vững (United Nation Committee on Suistanable Development – UN/CSD) và thông qua chương trình nghị sự 21 (Agenda 21). Theo đó, một kế hoạch hành động cụ thể cho phát triển bền vững toàn cầu trong thế kỷ 21, cân nhắc đến khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển, đưa ra một lộ trình cụ thể phát triển bền vững của hành tinh. Theo hướng dẫn của UN/CSD, các nước đã xây dựng bộ chỉ thị phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường tại nước mình. Nhóm các nước phát triển xây 2 dựng chỉ thị theo tính hệ thống thống nhất và hài hòa giữa kinh tế - xã hội - thể chế và môi trường. Nhóm các nước đang phát triển xây dựng theo thành phần tài nguyên và môi trường. Tùy theo tình hình thực tế của từng nước, phương pháp xây dựng bộ chỉ thị về tài nguyên và môi trường khác nhau, từ đó có các tiêu chí khác nhau, nhưng nhìn chung đều có chủ đề chính giống nhau và tương đồng với những tiêu chí do UN/CSD đề xuất. Sự phát triển của thế giới, của quốc gia cũng như của từng vùng, từng địa phương muốn đạt đến bền vững cần phải được xem xét với sự lồng ghép hài hòa ba mục tiêu trên và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, phát triển bền vững ở quy mô địa phương sẽ là nền tảng để thực hiện phát triển bền vững cấp quốc gia. Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 60 km theo đường Xuyên Á. Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh. Phía Nam giáp huyện Hóc Môn. Phía Đông ngăn cách với tỉnh Bình Dương bởi sông Sài Gòn. Phía Tây giáp tỉnh Long An. Trong tương lai không xa, Củ Chi sẽ thuộc một trong những khu đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy phát triển bền vững là một vấn đề cần được chú trọng. Hơn nữa, khi mà nền kinh tế phát triển thì kéo theo hệ lụy đó là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn, tài nguyên ngày càng suy giảm nếu như không có biện pháp thích hợp để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Do đó, phát triển hài hòa ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. Tính cần thiết của đề tài Để hòa nhập chung với sự phát triển của thế giới trong điều kiện vẫn còn thiếu hụt số liệu, Việt Nam đang quan tâm xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường. Điển hình là gần đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là tăng cường bền vững, có 3 hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược này là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực. Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 gồm: Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số bền vững môi trường (ESI), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), tỷ lệ nghèo, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, số người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân, tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng,.. Quyết định cũng nêu rõ Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam về tài nguyên môi trường. Theo đó, chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở đô thị lớn và khu công nghiệp; quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại; bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Ở nước ta cho đến nay vẫn chưa có bộ chỉ thị phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường thống nhất. Mặt khác, đó là những tiêu chí chung mang tính tổng hợp ở cấp quốc gia hoặc vùng, khu vực, chưa có những tiêu chí cụ thể cho quy mô cấp thấp hơn có thể áp dụng được. Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã phân cấp quản lý đến cấp quận, huyện trong việc thực thi các nhiệm vụ chuyên môn về môi trường. Do đó, cần thiết phải có những chỉ thị, chỉ số chi tiết hơn, cụ thể hơn để các ngành, các cấp quản lý hành chính địa phương dễ dàng hơn 4 trong việc tổ chức quản lý, giám sát và đánh giá phát triển bền vững của ngành, địa phương mình. Việc đánh giá cụ thể tính bền vững ở quy mô cấp huyện sẽ giúp cho công tác đánh giá sử phát triển bền vững quy mô các cấp cao thuận lợi và dễ dàng hơn, từ đó đưa ra những hoạch định cho chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Từ những nhận định trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất hệ thống các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường - Áp dụng tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và cấp bách. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng bảng tổng hợp các chỉ thị, chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường cấp huyện, góp phần bổ sung phương pháp luận xây dựng bộ chỉ thị trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu có sẵn và chỉnh sửa, bổ sung các chỉ thị, chỉ số phù hợp với trình độ quản lý, nhận thức về tài nguyên môi trường tại cấp huyện và phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành. Góp phần hoàn thiện bộ niên giám thống kê cấp huyện hiện nay còn thiếu hụt lĩnh vực tài nguyên môi trường, phục vụ cho công tác đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường cấp huyện, tiến tới đánh giá tính bền vững cấp quốc gia. Thử nghiệm đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường cho huyện Củ Chi thông qua các chỉ thị và chỉ số đã xây dựng. Theo dõi hiện trạng môi trường nhằm cung cấp thông tin khoa học cho các cơ quan chức năng trong quá trình ra quyết định, đồng thời làm giảm rủi ro của việc đưa ra các chính sách và hành động không bền vững làm ảnh hưởng đến sự phát triển của huyện nói riêng và của toàn thành phố nói chung cũng như góp phần phát triển cho cả nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan