Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã quảng ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã quảng yên

.PDF
98
1
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BÙI ĐỨC THIỆN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BÙI ĐỨC THIỆN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 60580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Lê Văn Hùng HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Bùi Đức Thiện i LỜI CÁM ƠN Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và vạch ra những định hướng khoa học, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ viên chức Trường Đại học Thủy lợi, cám ơn tập thể lớp cao học 23QLXD22, cám ơn đồng nghiệp trong cơ quan, cùng gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tác giả trong thời gian hoàn thành luận văn. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn có những sai sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, đồng nghiệp để giúp tác giả hoàn thiện kiến thức. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Bùi Đức Thiện ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ....................................................................................................2 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................3 6. Kết quả dự kiến đạt được ...........................................................................................3 CHƯƠNG 1 ... TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG .......................................................4 1.1 Tổng quan về tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới .............................................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm công trình xây dựng ............................................................................4 1.1.2 Phân loại công trình xây dựng ..............................................................................4 1.1.3 Tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới .......5 1.2 Đặc điểm và tính chất của công trình xây dựng ...................................................11 1.2.1 Đặc điểm và tính chất của công trình xây dựng .................................................11 1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước các công trình xây dựng ............................................15 1.3 Những khó khăn trong quản lý trật tự xây dựng ..................................................16 1.4 Kết quả của quá trình quản lý trật tự trong xây dựng ..........................................18 1.4.1 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hà Nội .....................................19 1.4.2 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh ............................21 1.4.3 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hải Phòng ................................22 1.5 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Yên ....................23 1.5.1 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng trước khi thành lập thị xã (trước năm 2012) . ............................................................................................................................23 1.5.2 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng sau khi thành lập thị xã Quảng Yên (từ năm 2012) ............................................................................................................................24 iii Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2 .......... CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG.................................................................................................................. 26 2.1 Cơ sở khoa học và pháp lý quản lý trật tự trong xây dựng .................................. 26 2.1.1 Cở sở khoa học trong quản lý trật tự xây dựng .................................................. 26 2.1.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý trật tự xây dựng .................................................... 27 2.1.3 Cơ sở thực tiễn trong quản lý trật tự xây dựng .................................................. 28 2.2 Nội dung và hình thức quản lý trật tự xây dựng .................................................. 30 2.2.1 Nội dung quản lý trật tự xây dựng ..................................................................... 30 2.2.2 Hình thức quản lý trật tự xây dựng .................................................................... 31 2.3 Phân tích các tình huống có thể xảy ra trong việc quản lý trật tự xây dựng ........ 33 2.3.1 Xây dựng sai phép, lấn chiếm đất công, xử lý vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu ......................................................................................... 33 2.3.2 Xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng công trình chưa có giấy phép xây dựng khi khởi công xây dựng công trình ............................................................................... 37 2.4 Quy hoạch xây dựng và lập kế hoạch quản lý trật tự trong xây dựng ................. 42 2.4.1 Quy hoạch xây dựng .......................................................................................... 42 2.4.2 Yêu cầu đối với từng loại quy hoạch xây dựng ................................................. 43 2.4.3 Kế hoạch quản lý trật tự trong xây dựng ............................................................ 47 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 49 CHƯƠNG 3 . ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN ....................................................................................... 50 3.1 Giới thiệu chung về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.................................... 50 3.1.1 Vài nét về thị xã Quảng Yên .............................................................................. 50 3.1.2 Hiện trạng kinh tế thị xã Quảng Yên ................................................................. 51 3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất thị xã Quảng Yên .......................................................... 54 3.1.4 Đánh giá tổng thể hiện trạng kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên ....................... 57 3.2 Thực trạng quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại Quảng Yên ...... 59 3.2.1 Khái quát chung về thực trạng quy hoạch xây dựng tại thị xã Quảng Yên ....... 59 3.2.2 Thực trạng quy hoạch tại một số phường, xã trên địa bàn thị xã Quảng Yên ... 59 3.2.3 Thực trạng quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Quảng Yên ................................ 61 3.3 Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý trật tự trong xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Yên ..................................................................................................................... 63 iv 3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng ..............................63 3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự trong xây dựng ...............65 Kết luận chương 3 .........................................................................................................85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................86 1. Kết luận......................................................................................................................86 2. Kiến nghị ...................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................88 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Nhà khu phố cũ ở Quảng Yên ..........................................................................6 Hình 1.2 Nhà ở truyền thốngở Quảng Yên .....................................................................7 Hình 1.3Nhà ở hiện đại ở Quảng Yên .............................................................................8 Hình 1.4 UBND thị xã Quảng Yên .................................................................................9 Hình 1.5 Các công trình nhà văn hóa thôn, xóm ........................................................10 Hình 1.6 Trường tiểu học xã Sông Khoai ...................................................................10 Hình 1.7 Trường THCS xã Liên Vị .............................................................................10 Hình 1.8 Chợ Rừng ở Quảng Yên .................................................................................11 Hình 1.9 Tuyến phố dịch vụ ở Quảng Yên ...................................................................11 Hình 1.10 Dự án 83 Ngọc Hồi - Hà Nội xây dựng không có giấy phép .......................18 Hình 1.11 Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội .........................................................20 Hình 1.12 Phá dỡ sai phạm tại dự án Thảo Điền Sapphire, thành phố Hồ Chí Minh ..22 Hình 1.13 Hình ảnh vi phạm trật tự xây dựng tại Hải Phòng ......................................23 Hình 2.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại quy hoạch xây dựng ...................................43 Hình 2.2Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng ...............................................48 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Mô tả phương pháp xử lý và kế hoạch hành động ......................................... 41 Bảng 3.1 Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất 2014............................................... 55 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân QĐ : Quyết định NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính QH : Quốc hội vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong số những quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng (đường xá, cầu cống...) ngày càng nhiều. Việc quản lý trật tự trong xây dựng đang là một trong những vấn đề nóng của cả nước. Trong những năm gần đây tình hình vi phạm trật tự xây dựng diễn ra rất phức tạp, vấn nạn xây dựng trái phép, sai phép thường xuyên xảy ra. Cho đến nay, việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các địa phương vẫn còn lỏng lẻo; việc phát huy vai trò của các xã, phường, thị trấn trong việc quản lý địa bàn của mình chưa sâu sát, thực tế hiện nay chính quyền địa phương bỏ ngỏ việc quản lý trật tự xây dựng, đẩy trách nhiệm của mình cho cấp trên. Ở nhiều đô thị mới còn non trẻ, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật xây dựng đến cho người dân còn hạn chế, nhiều hộ dân còn chưa biết đến các thủ tục cơ bản về lĩnh vực xây dựng khi nâng cấp từ nông thôn lên đô thị. Chính điều đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm trật tự xây dựng. Đứng trước những vấn nạn trên Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương cũng như những quy định chế tài nhằm mục đích không để việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị xảy ra.Nhưng vấn đề bất cập là mức xử phạt hành chính đối với từng hành vi kể trên vẫn còn quá thấp, chưa đủ tính răn đe cho những hành vi cố tình vi phạm đã dẫn đến tình trạng đa số người dân cố tình ngang nhiên xây dựng trái phép, chấp nhận xử phạt hành chính để bỏ qua công đoạn lập các thủ tục xin giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc không chấp hành việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.Tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh khiến cho việc quản lý trật tự xây dựng, quản lý việc thực hiện theo quy hoạch ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm và việc sắp xếp lại trật tự đô thị đảm bảo mỹ quan kiến trúc không phải ngày một ngày hai.Vì vậy quản lý tốt trật tự xây dựng giúp bộ mặt đô thị của cả nước thay đổi, việc quy hoạch hệ thống hạ tầng có tính đồng bộ và thống nhất hơn, môi trường sống, làm việc được cải thiện, giao thông thuận lợi, đô thị văn minh góp phần phát triển đất nước. 1 Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Yên”. 2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Tác giả dự kiến cách tiếp cận hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và tiếp cận thực tế trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tổng quan trên cơ sở thu thập, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học kết hợp với tổng kết kinh nghiệm thực tế. - Phương pháp kế thừa các sản phẩm khoa học các đề tài liên quan tới nội dung nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự đô thị thời kỳ đổi mới, trọng tâm là trên địa bàn thị xã Quảng Yên. 2 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống được về quy phạm pháp luật, các nguyên tắc cơ bản thực thi pháp luật về trật tự xây dựng và một số phương pháp hiệu quả trong quản lý xây dựng. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề xuất một số giải pháp thiết thực trong quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Quảng Yên. 6. Kết quả dự kiến đạt được - Tổng quan về tình hình phát triển đô thị những năm đổi mới và quản lý trật tự xây dựng, trọng tâm là thị xã Quảng Yên; - Hệ thống cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý trật tự xây dựng; - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG 1.1 Tổng quan về tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới 1.1.1 Khái niệm công trình xây dựng Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác [1]. 1.1.2 Phân loại công trình xây dựng * Theo Luật Xây dựng Việt Nam số 50/2014/QH13 phân loại công trình xây dựng như sau: [1] - Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh. + Công trình dân dụng: Gồm nhà ở và công trình công cộng, trong đó: Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ; Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa, công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình, nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại. + Công trình công nghiệp: Gồm công trình khai thác than; khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hóa chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hóa lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công 4 trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp. + Công trình giao thông gồm: Công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay. + Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại. Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị. 1.1.3 Tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới 1.1.3.1 Khu vực dân cư a. Khu vực đô thị - Khu phố cũ: Khu phố cũ ở Quảng Yên quy mô nhỏ, được xây dựng bằng hệ thống giao thông lới ô bàn cờ, mặt cắt nhỏ hẹp (khoảng 3m-5m) (khác với cấu trúc đường cành nhánh trong các thôn xóm liền kề). Tại đây tập trung nhiều hoạt động thương mại, buôn bán khá sầm uất, các cơ quan hành chính cấp thị xã, trừờng học.v.v. Khu vực này, chủ yếu là nhà ở với cấu trúc hình ống có cửa hàng buôn bán nhỏ với diện tích trung bình khoảng 100-200m2/hộ, chiều cao từ 2-3 tầng. Trong quá trình phát triển, kiến trúc khu phố cũ có nhiều thay đổi theo xu hướng bê tông hoá, mái bằng cửa kính khung nhôm. Nhìn chung, diện mạo kiến trúc khu vực phố cũ Yên Hưng chưa tạo nên sắc thái đặc trưng riêng. Nhà vườn ở bên trong ô phố với nhiều kiểu kiến trúc pha trộn các thời kỳ khác nhau, không có sự tương đồng về màu sắc và hình dáng. Do vậy hầu như chưa có diện mạo kiến trúc đô thị. 5 Hình 1.1 Nhà khu phố cũ ở Quảng Yên - Khu phố mới: Kiến trúc cảnh quan đường phố rất hạn chế, mờ nhạt, kém hấp dẫn, chưa tạo lập được các tuyến cây xanh đường phố. Kiến trúc vỉa hè đơn giản sơ sài, hầu như chỉ đáp ứng chức năng phục vụ giao thông chưa quan tâm đến các loại vật liệu trang trí, các hình thức đèn chiếu sáng, biển hiệu quảng cáo…Các sử dụng và hoạt động trên đường phố chưa có các tiện ích công cộng cho du khách, thiếu các cơ sở vui chơi giải trí do vậy các hoạt động trên các đường phố hầu như không có. Kiến trúc dọc trục đường hầu hết theo xu hướng hiện đại không theo quy luật, kết cấu bê tông cốt thép, mái bằng, tầng cao từ 2-5 tầng. Trong những năm qua, kiến trúc dọc trục được xây dựng khang trang hơn nhiều. Các công trình do nhà nước quản lý được xây dựng có khoảng lùi để trồng cây xanh. Các công trình nhà ở phần lớn thuộc sở hữu tư nhân được xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, chiều cao các tầng nhà được xây dựng cao thấp khác nhau tuy đã phần nào được chỉnh trang nhưng chưa tạo được tính đồng nhất và hình thức hài hòa cho toàn tuyến phố. Quá trình đô thị hoá đang từng bước có nguy cơ xâm lấn và che khuất diện mạo làng xóm truyền thống cũng như các công trình văn hoá có giá trị. Vật liệu địa phương chủ 6 yếu là các vật liệu thông thường như: gạch, ngói, gỗ v.v. Kiến trúc truyền thống chủ yếu là nhà gạch, mái ngói. b. Khu vực nông thôn Cho đến nay, thị xã Quảng Yên vẫn giữ được hình ảnh làng xóm truyền thống khá đa dạng. Không chỉ cấu trúc mà còn tồn tại cả những hoạt động sản xuất truyền thống, những nét sinh hoạt văn hoá làng xã. Các làng nghề không bị mai một mà ngày càng phát triển mở rộng. Ngoài ra trong địa bàn thị xã hiện nay còn có một số khu vực làng xóm công giáo và đây cũng là nét đặc trưng của đời sống dân cư. Đối với nhà ở ở khu vực nông thôn của thị xã Quảng Yên, hiện tại trên địa bàn cũng còn nhiều loại hình nhà ở khác nhau: - Nhà cổ: hiện tại ở Quảng Yên cũng tồn tại một số ngôi nhà cổ bằng gỗ có từ rất lâu đời. - Nhà ở truyền thống: nhà chính cấp 4, nhà phụ được xây bằng tường gạch hay bằng gỗ, lớp mái ngói, có sân vườn. Hình 1.2 Nhà ở truyền thốngở Quảng Yên - Nhà ở hiện đại: nhà ở nông thôn ở QuảngYên ngày nay xuất hiện khá nhiều những ngôi nhà hai, ba tầng kiên cố được xây theo lối kiến trúc hiện đại. 7 Hình 1.3Nhà ở hiện đại ở Quảng Yên 1.1.3.2 Các công trình công cộng + Các công trình cơ quan và sự nghiệp Các công trình công cộng ở một số địa phương theo loại hình kiến trúc phổ thông như: nhà cấp 4 lớp mái ngói đối với nhà Văn hóa, hay những dãy nhà 2-3 tầng theo lối kiến trúc hiện đại đối với các trụ sở UBND xã, phường. Riêng phường Quảng Yên tập trung nhiều công trình công cộng phục vụ ở quy mô cấp thị xã như: Trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, y tế...Các công trình nằm trên dọc các trục đường chính và được xây dựng kiên cố. Kiến trúc không theo xu hướng truyền thống mà được hiện đại hơn thông qua cấu trúc không gian nội ngoại thất và vật liệu sử dụng bằng bê tông cốt thép. Trong những năm 1998 trở lại đây các công trình này đã đóng vai trò quan trọng đáng kể trong tổng thể phát triển không gian Thị xã Quảng Yên. Đặc biệt khu trung tâm hành chính Thị xã có nhiều công trình kiến trúc cổ do Pháp xây dựng làm trụ sở hành chính và mỗi công trình mang một vẻ đẹp riêng. 8 Trụ sở UBND thị xã Quảng Yên là một ngôi nhà điển hình được xây dựng từ năm 1883. Ngoài những chi tiết kiến trúc Pháp thường thấy, ngồi nhà còn có một số nét đặc biệt như: những lỗ hoa trang trí trên các cửa cuốn ở mặt đứng có gạch gốm hoa chanh. Đó là một loại gạch trang trí đặc sắc cổ điển Việt Nam chi tiết này thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông Tây, bố cục không gian đã tạo nên vẻ hoành tráng của một công sở mặc dù công trình kiến trúc không lớn. Hình 1.4 UBND thị xã Quảng Yên Nhà văn hóa thôn, xóm được phân bố đều và khá đầy đủ trên toàn thị xã và được đồng loạt nâng cấp sửa chữa từ năm 2012. Tại khu vực đô thị các nhà văn hóa xóm thường được bố trí tại các khu đất gần khu dân cư. Khu vực dân cư nông thôn, nhà văn hóa thường được bố trí tại các khu đất trống khu vực ven thôn. 9 Hình 1.5 Các công trình nhà văn hóa thôn, xóm + Các công trình giáo dục, đào tạo: Hệ thống các công trình giáo dục được bố trí đều trên toàn thị xã. Tuy đã có những nền tảng cơ bản nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng xã hội còn yếu. Hệ thống công trình giáo dục còn thiếu về cơ sở vật chất. Các hệ thống giáo dục tư thục, trường ngoài công lập còn ít. Các trường cao đằng, trường chuyên nghiệp bố trí tập trung tại khu vực phía Bắc thị xã, chủ yếu tại phường Minh Thành do có lợi thế về vị trí tiếp cận tuyến quốc lộ 18 và tỉnh lộ 331. Hình 1.6 Trường tiểu học xã Sông Khoai Hình 1.7 Trường THCS xã Liên Vị 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan