Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống ắc quy trên tàu...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống ắc quy trên tàu hải quân

.PDF
64
3
125

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài) ............................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 1 III. Ðối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2 V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................... 2 VI. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................................... 2 Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ẮC QUY TRÊN TÀU HẢI QUÂN.... 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển AQ axít ................................................................. 3 1.2. Công dụng và cấu tạo AQ axít. ................................................................................ 3 1.2.1. Công dụng.............................................................................................................. 3 1.2.2. Cấu tạo AQ axít ..................................................................................................... 4 1.3. Phân loại ắc quy. ....................................................................................................... 5 1.4. Nguyên lý làm việc chung của ắc quy. ..................................................................... 5 1.4.1. Quá trình nạp điện của ắc quy ............................................................................... 5 1.4.2. Quá trình phóng điện của ắc quy ........................................................................... 6 1.5. Các thông số của ắc quy. .......................................................................................... 7 1.5.1. Các thông số chung của ắc quy ............................................................................. 7 1.5.2.Các thông số cơ bản của AQ trên tàu Hải quân ..................................................... 9 1.6. Cách đấu nối và đặc tính phóng nạp của ắc quy. ................................................... 12 1.6.1. Đặc tính nạp của ắc quy....................................................................................... 12 1.6.2. Quy trình phóng xả của ắc quy. ........................................................................... 12 1.7. Các quy tắc khai thác AQ trên tàu Hải quân .......................................................... 14 1.7.1. Dấu hiện nạp no của ắc quy ................................................................................. 14 1.7.2. Dấu hiệu phóng điện của ắc quy.......................................................................... 15 1.7.3. Nối mát ................................................................................................................ 15 1.7.4. Nhiệt độ ............................................................................................................... 15 1.7.5. Bổ sung nƣớc cất ................................................................................................. 15 1.7.6. Đo điện áp ............................................................................................................ 15 1.7.7. Tháo dây điện đấu với các điện cực .................................................................... 15 1.7.8. Đo tỷ trọng dung dịch điện phân ......................................................................... 16 1.7.9. Pha chế dung dịch điện phân ............................................................................... 16 1.7.10. Quy tắc an toàn: ................................................................................................. 16 1.7.11. Những hƣ hỏng của bộ AQ................................................................................ 16 1.8. Đề xuất thông số chung của bộ xả cho hệ thống AQ ............................................. 17 1.9. Kết luận chƣơng ..................................................................................................... 18 Chƣơng 2: CÁC GIẢI PHÁP THU HỒI NĂNG LƢỢNG TỪ HỆ THỐNG AQ ........ 19 2.1. Các dạng chuyển hóa năng lƣợng từ AQ. .............................................................. 19 2.1.1. Chuyển hóa năng lƣợng thành nhiệt năng để chƣng cất nƣớc biển..................... 19 2.1.2. Trả năng lƣợng về nguồn bằng phƣơng pháp nghịch lƣu. .................................. 19 2.1.3. Chuyển hóa năng lƣợng thành cơ năng quay máy phát điện nạp cho các hệ thống AQ khác. ........................................................................................................................ 20 2.1.4. So sánh các phƣơng pháp thu hồi năng lƣợng từ AQ. ......................................... 21 2.2. Lựa chọn và tính toán các phần tử bộ DC/DC ....................................................... 22 2.2.1. Giới thiệu tổng quan về các bộ biến đổi DC/DC có cách ly ............................... 23 2.2.2. So sánh các mạch DC/DC có cách ly và đề xuất sơ đồ phù hợp ......................... 29 2.3. Tổng quan về mạch DAB ....................................................................................... 31 2.3.2. Nguyên lý làm việc của mạch DAB .................................................................... 35 2.3.3. Phƣơng án đề xuất mạch chuyển đổi DC/DC cho hệ thống xả AQ .................... 36 2.4. Các thông số đƣợc truyền qua mạch. ..................................................................... 38 2.4.1. Công suất truyền qua mạch ................................................................................. 38 2.4.2. Dòng điện đầu ra của mạch DAB ....................................................................... 38 2.4.3. Các tổn hao trong mạch DAB ............................................................................ 40 2.5. Kết luận chƣơng ..................................................................................................... 41 Chƣơng 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU HỒI NĂNG LƢỢNG TỪ HỆ THỐNG ẮC QUY. ........................................................................................................ 42 3.1. Tính chọn các phần tử chủ động trong hệ thống. ................................................... 42 3.1.1. Tính chọn điện cảm rò. ........................................................................................ 42 3.1.2. Tính chọn IGBT .................................................................................................. 43 3.1.3. Tính chọn tối ƣu mạch DAB ............................................................................... 45 3.2. Tính toán thiết kế mạch điều khiển. ....................................................................... 47 3.2.1. Sơ đồ nguyên lý chung của bộ điều khiển hệ. ..................................................... 47 3.2.2. Xây dựng mô hình điều khiển trong phần mềm MATLAB ................................ 48 3.3. Mạch mô phỏng đề xuất. ........................................................................................ 49 3.4. Các kết quả mô phỏng trong Matlab. ..................................................................... 50 3.5. Tính toán hiệu quả của hệ thống và kết luận .......................................................... 52 3.5.1. Tính toán giá thành cho bộ chuyển đổi DC-DC DAB ........................................ 52 3.5.2. Tính toán lƣợng tiêu hao nhiên liệu cho mỗi kW điện. ....................................... 53 3.6. Kết luận chƣơng ..................................................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................... 55 Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 57 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ẮC QUY TRÊN TÀU HẢI QUÂN Học viên: Lê Xuân Châu Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN 60.52.50 Khóa: 31 Tóm tắt – Vận hành hiệu quả ắc quy trên tàu Hải quân là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động của tàu quân sự. Quá trình xả năng lƣợng từ ắc quy và tái tạo nguồn năng lƣợng này là giải pháp tiết kiệm năng lƣợng và giảm chi phí trong quá trình vận hành của các tổ hợp ắc quy. Hƣớng nghiên cứu đã đề cập đến nhiều dạng biến đổi năng lƣợng nhƣ hóa hơi nƣớc biển chƣng cất nƣớc cất, trả năng lƣợng về lƣới và cung cấp cho động cơ DC lai máy phát điện xoay chiều thông qua bộ chuyển đổi DC-DC có cách ly DAB (Dual Active Bridge). Qua nghiên cứu hƣớng đề xuất là thông qua bộ chuyển đổi DAB một giải pháp an toàn và hiệu quả cho hệ thống, nó có thể biến đƣợc nguồn năng lƣợng hao phí trong quá trình xả ắc quy thành nguồn năng lƣợng có thể nạp lại cho các hệ thống ắc quy khác khi giữa chế độ nạp và xả của hai hệ thống ắc quy khác nhau. Thông qua chuyển đổi DAB có thể điều chỉnh đƣợc hƣớng công suất và ổn định dòng điện xả và điện áp của mạch nhằm cấp cho động cơ DC lai máy phát giá trị đạt đƣợc của toàn bộ điện áp 256V và dòng điện đầu ra 800-850A. Quá trình tính toán cho thấy cần chia nhỏ các mạch DAB thành các mạch nhỏ để tính toán với mục đích đảm bảo cho mạch dễ làm mát và chịu đƣợc khả năng làm việc ở điều kiện công suất mạch lớn. Tác giả đã tóm tắt các kết quả đạt đƣợc và đƣa ra các hƣớng phát triển tiếp theo thực tế tại đơn vị. Từ khóa – bộ chuyển đổi DC-DC, DAB , điện cảm rò, tính chọn IGBT, ắc quy axít. RESEARCH PROPOSED PROPOSAL TO ENSURE THE EFFICIENT OPERATION OF BATTERIES SYSTEM IN THE NAVAL SHIPS Abstract - Effective operation of batteries on naval ships is an urgent requirement in the operation of military mission. The process of discharging energy from batteries and this power source is a way to save energy and reduce costs during the operation of batteries system. Research has addressed a variety of energy transformations, such as the distillation of distilled water, the return of grid energy, and the supply of DC hybrid DC generators via the DC-DC converter. DAB (Dual Active Bridge) isolated. Through the proposed research, through the DAB converter, a safe and effective solution for the system, it can transform the energy wasted in the discharge of batteries into rechargeable energy sources. The other batteries system when between the charging and discharging modes of two different batteries systems. Through the DAB converter, it is possible to adjust the power direction and stabilize the discharge current and voltage of the circuit to provide the DC motor with a DC generator which achieves a total voltage of 256V and an output current of 800- 850A. The calculation shows that the DAB circuits need to be broken up into small circuits for calculations with the aim of ensuring that the circuit is easy to cool and able to withstand high-power conditions. The author has summarized the results achieved and set forth the actual development direction in the Navy Force. Key words – DC-DC converter, DAB, inductances leakage, selecting IGBT, acid batteries CÁC LOẠI DANH MỤC a) Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt CÁC KÝ HIỆU: E Sức điện động (V) U I Điện áp (V) Dòng điện (A) f P t Tần số (Hz) Công suất tác dụng (W) Thời gian (s) T ρ Chu kỳ (s-1) Tỷ trọng dung dịch axít (g/cm3) C Tụ điện L Cuộn cảm CÁC CHỮ VIẾT TẮT AQ Ắc quy ĐTCS Điện tử công suất MFĐ Máy phát điện DC Nguồn điện một chiều AC Nguồn điện xoay chiều b) Danh mục các bảng Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Bảng so sánh cấu trúc có cách ly và không có cách ly 23 2.2 So sánh giá trị điện áp đặt lên các khóa điều khiển. 29 2.3 So sánh số lƣợng thiết bị của các mạch 30 2.4 Tổng kết so sánh thông số của các mạch 30 3.1 Giá trị góc lệch để dòng điện đầu ra cực đại 43 3.2 Các thông số đặc trƣng của IGBT 44 3.3 Thông số tính toán tổn thất của mạch DAB 45 3.4 Bảng giá thành các thiết bị 52 c) Danh mục các hình vẽ và đồ thị Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.1 Cấu tạo cơ bản của AQ axít 4 1.2 Minh họa quá trình điện hóa xảy ra khi nạp AQ axít 6 Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.3 Minh họa quá trình phóng của AQ axít 6 1.4 Biểu đồ thay đổi điện dung của AQ khi phóng (AQ 100Ah) 8 1.5 Cấu tạo của ắc quy 11 1.6 Đặc tính điện áp và tỷ trọng của AQ khi phóng và nạp với dòng điện không đổi 12 1.7 Đặc tính phóng nạp của ắc quy 13 1.8 Đặc tính phóng điện tới mức điện áp tối thiểu cho phép 13 1.9 Dung lƣợng định mức của AQ dựa trên mức 8 giờ 14 1.10 Chu kỳ phóng điện của AQ ở C20 14 1.11 Đƣờng đặc tính xả (I,U) của một tổ hợp AQ 18 2.1 Mô hình động cơ DC lai máy phát điện xoay chiều thông qua bộ chỉnh lƣu nạp cho AQ 20 2.2 Sơ đồ bốn chế độ nạp cho AQ ở chế độ nạp bổ sung 20 2.3 Sơ đồ dùng động cơ DC lai máy phát điện xoay chiều 22 2.4 Sơ đồ cấu trúc của mạch Flyback 24 2.5 Sơ đồ cấu trúc mạch Forward 26 2.6 Giản đồ nguyên lý mạch Forward 26 2.7 Sơ đồ cấu trúc mạch Half Bridge 27 2.8 Giản đồ cấu trúc mạch Half Bridge 27 2.9 Giản đồ nguyên lý mạch DAB 28 2.10 Sơ đồ cấu trúc mạch DAB 28 2.11 Modul IGBT Mitsubishi với Umax 3300V, Imax 1200A 31 2.12 Cấu tạo (a), mạch tƣơng đƣơng (b), đặc tính V-A (c) của IGBT 32 2.13 Sơ đồ thử nghiệm khóa IGBT 33 2.14 Quá trình mở IGBT 34 2.15 Quá trình khóa IGBT 34 2.16 Vùng làm việc an toàn của IGBT 35 Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.17 Cấu trúc mạch DAB 36 2.18 Giản đồ xung làm việc của IGBT 36 2.19 Sơ đồ bộ chuyển đổi DC/DC cho hai tổ hợp AQ dùng IGBT 37 2.20 Sơ đồ của một nhánh của bộ chuyển đổi DC/DC 38 2.21 Điện áp sơ cấp, thứ cấp MBA và dòng điện qua điện cảm rò Lk 38 3.1 Biểu đồ dòng điện đầu ra Io thay đổi theo góc lệch pha φ, tƣơng ứng với các giá trị điện cảm rò Lk= 1,...,6H 43 3.2 Dòng điện cực đại (Imax) qua điện cảm rò của MBA 44 3.3 Biểu đồ hiệu suất của mạch DAB thay đổi theo điện áp ra V0 46 3.4 Hiệu suất của nhiều mạch nhánh 46 3.5 Sơ đồ khối bộ điều chỉnh 48 3.6 Sơ đồ cấu trúc chung của mạch điều khiển 48 3.7 Sơ đồ cấu trúc khối tính toán thời gian trễ 49 3.8 Sơ đồ cấu trúc của một nhánh chịu dòng tải 100A, 256V 49 3.9 Nguồn mô phỏng là dạng AQ axít trong Matlab 49 3.10 MBA cách ly trong Matlab 49 3.11 Điện tử công suất IGBT trong Matlab 50 3.12 Động cơ DC kích từ độc lập trong Matlab 50 3.13 Điện áp hai đầu vào cuộn dây MBA, 256V 50 3.14 Dòng điện rò đi qua cuộn dây MBA, 86A 50 3.15 Điện áp (màu xanh), dòng điện rò (màu vàng) qua cuộn dây MBA 51 3.16 Dòng điện đầu ra của bộ DAB trong khoảng thời gian 0,0183s 51 1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài) Trong lực lƣợng của Hải quân hiện nay đã biên chế một số chủng loại tàu có sử dụng ắc quy (AQ) là nguồn năng lƣợng chính cho hệ thống năng lƣợng trên tàu. Thông thƣờng tuổi thọ của AQ có giới hạn từ 2 -5 năm tùy theo chế độ khai thác sử dụng và bảo quản. Với quá trình hoạt động và bảo dƣỡng AQ cho các tàu quân sự phải tuân thủ nghiêm các cơ chế và quy trình, với những yêu cầu trên cho thấy năng lƣợng xả của tổ hợp AQ là một nguồn năng lƣợng rất lớn, tái tạo nguồn năng lƣợng này là một đòi hỏi cần thiết trong nhiệm vụ quốc phòng hiện nay. Nhằm tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên có sẵn và giảm chi phí cho phục vụ quốc phòng. Các AQ trên tàu trên tàu gồm hai tổ hợp mắc song song với nhau, mỗi tổ hợp gồm 120 cái mắc nối tiếp với nhau, mỗi AQ có công suất tối đa là 11,5kW. Một trong những yêu cầu bắt buộc là định kỳ 3 tháng mỗi tổ hợp AQ trên các tàu cần phải xả sâu để giải phóng các điện tử bám trên các cực của AQ tránh hiện tƣợng sunfat hóa các điện cực, đây là một hoạt động bắt buộc để tránh hiện tƣợng dung lƣợng ảo của AQ khi hoạt động lâu dài. Khi phóng xả AQ trên tàu theo quy định giá trị dòng điện đầu ra dao động từ 800 – 850A và dòng điện này đƣợc duy trì trong suốt thời gian là 20h. Khi xả thì tàu yêu cầu phải đậu tại cảng, hiện nay để xả nguồn năng lƣợng cho AQ bằng cách sử dụng hai động cơ đẩy chân vịt dƣới tàu quay ngƣợc nhau và đốt nóng nƣớc biển thông qua các tấm bản cực sau đó xả lại xuống biển. Với các phƣơng án hiện nay có nhiều bất cập nhƣ nếu một trong các động cơ đang xả bị dừng thì tàu sẽ bị trôi dạt hoặc đâm va hơn nữa tuổi thọ của các động cơ sẽ giảm số giờ phục vụ, với phƣơng án đốt nóng nƣớc biển thì do dòng xả lớn nên điện cực bị ăn mòn rất nhanh và mỗi lần xả là mỗi lần thay điện cực rất tốn kém. Cả hai phƣơng án hiện nay đang sử dụng thì nguồn năng lƣợng này đƣợc xem là nguồn năng lƣợng hao phí không tái tạo. Do đó, với mong muốn sử dụng chính nguồn năng lƣợng này tái tạo thành dạng năng lƣợng khác phù hợp để nạp lại các tổ hợp AQ khác dƣới tàu, bằng cách là chuyển hóa nguồn năng lƣợng xả với dòng điện đầu ra không đổi thông qua bộ biến đổi DCDC có thể điều chỉnh điện áp và dòng điện cấp cho động cơ DC lai MFĐ để nạp cho các tổ hợp AQ khác trên tàu. Hiện nay để nạp cho các AQ tại bến đều sử dụng nguồn năng lƣợng chính là máy phát – diesel, với mục đích là tận dụng các trang thiết bị sẵn có tại đơn vị. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất và thực hiện giải pháp thu lại năng lƣợng từ quá trình xả của hệ thống AQ dựa trên bộ biến đổi điện tử công suất lớn nhằm chuyển hoá nguồn 2 năng lƣợng phóng xả của AQ một chiều thành nguồn điện DC có cấp điện áp khác cấp cho động cơ DC lai MFĐ xoay chiều 3 pha. III. Ðối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu Tổ hợp AQ trên tàu. Bộ chuyển đổi điện tử công suất lớn DC-DC. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các số liệu thực tế của các tổ hợp AQ trong quá trình làm việc trên tàu Hải quân kết hợp với mô phỏng bằng phần mềm Matlab để tính toán thiết kế hệ thống thu hồi năng lƣợng cho phù hợp. V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ứng dụng vào thực tế cho các đơn vị Hải quân để tận dụng tối đa nguồn nguồn năng lƣợng có sẵn nhằm tiết kiệm năng lƣợng. VI. Cấu trúc của luận văn: Luận văn có tổng cộng là 03 chƣơng bao gồm: Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống AQ và quy trình làm việc của nó trên các tàu Hải quân. Chƣơng 2: Nghiên cứu về các dạng của bộ chuyển đổi năng lƣợng từ AQ nhằm tìm ra bộ chuyển đổi phù hợp và hiệu quả trong quá trình làm việc. Chƣơng 3: Tính chọn các phần tử của bộ chuyển đổi và mô phỏng quá trình làm việc của nó trên phần mềm MATLAB. Kết luận và hƣớng phát triển 3 Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ẮC QUY TRÊN TÀU HẢI QUÂN. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển AQ axít Đầu năm thập niên 60 của thế kỷ 19 AQ chì axít đƣợc phát minh bởi Gaston Plante, một nhà vật lý ngƣời Pháp. AQ khi đó bao gồm hai dải băng kẹp giữa hai tấm chì và cuộn lại thành một dạng hình trụ. AQ đó đã có thể nạp và xả trong axít sunfuric loãng đƣợc nhiều lần, nó bao gồm một điện cực dƣơng là chì oxit và một điện cực âm là chì nguyên chất. Trong thập niên 80 của thế kỷ 19, AQ điện cực dán đã đƣợc phát minh bởi Camille Faure, một kỹ sƣ ngƣời Pháp, sau đó phát triển lên thành một dạng chì antimon hợp kim lƣới với trọng lƣợng nhẹ dàng và dễ dàng vận chuyển hơn. Tại Nhật Bản vào năm 1895, Genzou Shimadzu, thế hệ thứ hai của Tổng công ty Shimadzu, lần đầu tiên đã sản xuất thành công với nguyên mẫu của một AQ có khả năng tích trữ, đánh dấu sự khởi đầu của sản xuất. Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 AQ dung lƣợng cao đƣợc sử dụng các thiết bị di động, hoặc xe điện. Trong những năm 1930, AQ sử dụng đệm thuỷ tinh và điện cực phủ đã đƣợc thƣơng mại hóa và sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp ô tô. Trong những năm 1950 và sau đó, với sự phát triển của cơ giới hóa ở Nhật Bản, nhu cầu về AQ ô tô đã tăng đáng kể, và sau năm 1970, bộ chuyển đổi dùng điện tử công suất từ nguồn AQ xuất hiện thì nó đã đƣợc ứng dụng nhiều cho các thiết bị cầm tay có cơ hội phát triển. Với công nghệ ngày này cho phép chế tạo các dạng AQ với dung lƣợng và kích cỡ khác nhau đã giúp cho các ngành phát triển vƣợt bậc và là một bộ phận không thể thiết trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có thể là nguồn dự trữ, nguồn khởi động của các máy móc và cũng còn là một nguồn năng lƣợng chính cung cấp cho các thiết bị làm việc. 1.2. Công dụng và cấu tạo AQ axít 1.2.1. Công dụng AQ là nguồn năng lƣợng điện một chiều mà trong nó ban đầu diễn ra sự tích luỹ năng lƣợng bằng cách biến đổi năng lƣợng điện một chiều thành năng lƣợng hoá học, và sau đó trả lại nguồn năng lƣợng này bằng cách biến đổi ngƣợc lại từ năng lƣợng hoá học thành năng lƣợng điện. Khi phóng điện, các phản ứng hóa học chuyển thành điện năng và ngƣợc lại khi nạp điện, điện năng sẽ chuyển sang năng lƣợng hóa học. Quá trình này xảy ra trong dung dịch điện điện phân giữa hai cực, đƣợc gọi là pin điện hóa. Để tăng điện áp, bộ AQ gồm nhiều pin điện hóa ghép nối tiếp nhau. 4 1.2.2. Cấu tạo AQ axít Bình AQ đƣợc chia thành nhiều ngăn, thông thƣờng là 6 ngăn. Mỗi ngăn AQ đơn cho điện áp đầu ra là 2,14V. Vỏ bình AQ đƣợc chế tạo bằng vật liệu cứng có tính chịu axít, chịu nhiệt, do đó mà ngƣời ta đúc bằng nhựa cứng hoặc ebonite. Phía trong vỏ bình có các vách ngăn để tạo thành các ngăn riêng biệt, mỗi ngăn riêng biệt gọi là một AQ đơn. Dƣới đáy bình ngƣời ta làm hai yên đỡ gọi là yên đỡ bản cực. Mục đích là để các bản cực tỳ lên đó, tránh bị ngắn mạch khi trong đáy bình có lắng đọng các cặn bẩn. Bản cực đƣợc làm từ hợp kim chì và antimon (antimon chiếm khoảng 6 – 8%), trên mặt bản cực có gắn các xƣơng dọc và xƣơng ngang để tăng độ cứng vững và tạo ra các ô cho chất hoạt tính bám trên bản cực. Nếu bản cực dƣơng thì chất hoạt tính để phủ vào khung ô trên bản cực là oxit chì (PbO2). Nếu bản cực dùng làm bản cực âm thì chất hoạt tính đƣợc sử dụng là chì xốp (Pb). Dung dịch điện phân dung trong AQ thƣờng là hỗn hợp axít sunfuric H2SO4 đƣợc pha chế theo tỷ lệ nhất định với nƣớc cất. Khi AQ hoạt động chất hoạt tính tham gia đồng thời vào các phản ứng hoá học càng nhiều càng tốt, do đó để tăng bề mặt tiếp xúc của các chất hoạt tính với dung dịch điện phân, ngƣời ta chế tạo chất hoạt tính có độ xốp, đồng thời đem ghép những tấm cực cùng tên song song với nhau thành một chùm cực ở trong mỗi ngăn của AQ đơn. Chùm bản cực dƣơng và chùm bản cực âm đƣợc lồng xen kẽ nhau nhƣng giữa hai bản cực khác tên lại đƣợc đặt thêm một tấm cách, tấm cách đƣợc làm từ chất cách điện để cách điện giữa hai bản cực nhƣ nhựa xốp, thuỷ tinh hay gỗ. Phần nắp của AQ để che kín những bộ phận bên trong bình, ngăn ngừa bụi và các vật khác từ bên ngoài rơi vào bên trong, đồng thời giữ cho dung dịch điện phân không bị tràn ra ngoài. Trên nắp bình có các lỗ để đổ và kiểm tra dung dịch điện phân, các lỗ này đƣợc nút kín bằng các nút có lỗ thông hơi. Ở một số loại AQ lỗ thông hơi có thể đƣợc chế tạo riêng biệt. Hình 1.1. Cấu tạo cơ bản của AQ axít 5 Để đảm bảo về độ kín của bình AQ, xung quanh mép của nắp AQ và xung quanh các lỗ cực đầu ra, ngƣời ta thƣờng trát nhựa chuyên dụng. Kết cấu của thùng có khả năng ngăn dung dịch trào ra ngoài khi góc nghiêng trong thời gian ngắn đến 500C đối với chiều rộng và đến 550C đối với chiều dài. 1.3. Phân loại ắc quy Cách phân loại theo môi chất làm việc AQ chia thành AQ axít và AQ kiềm. - AQ axít là AQ dùng axít làm chất điện môi thƣờng là axít sunfuarit H2S04 (nồng độ loãng). - AQ kiềm thƣờng dùng dung dịch kiềm làm chất điện môi thƣờng là KOH hoặc NaOH. - Theo đặc tính của AQ axít: + AQ chì – axít lỏng; + AQ không cần bảo trì: Giống AQ chì – axít lỏng đƣợc đặt trong hộp kín; + AQ chu kỳ sâu: Là loại có các điện cực dày và tỷ trọng lớn; + AQ gel. 1.4. Nguyên lý làm việc chung của ắc quy 1.4.1. Quá trình nạp điện của ắc quy Khi AQ đã đƣợc lắp ráp xong, ta đổ dung dịch axít sunfuric vào các ngăn bình thì trên các bản cực sẽ sinh ra lớp mỏng chì sunfat (PbSO4). Vì chì tác dụng với axít theo phản ứng: PbO  H 2SO4  PbSO4  H 2O Đem nối nguồn điện một chiều vào hai đầu cực của AQ thì dòng điện một chiều đƣợc khép kín qua mạch AQ và dòng điện đi theo chiều: Cực dƣơng của nguồn một chiều → Dung dịch điện phân → Đầu cực 2 của AQ → Cực âm của nguồn một chiều. Dòng điện một chiều sẽ làm cho dung dịch điện phân phân ly: H 2SO4  2H   SO24  Cation H+ theo dòng điện đi về phía bản cực nối với âm nguồn điện và tạo thành phản ứng tại đó: 2H   PbSO4  H 2SO4 Các anion SO24 chạy về phía chùm bản cực nối với dƣơng nguồn điện và cũng tạo thành phản ứng tại đó: PbSO4  H 2O  SO42  PbO2  2H 2SO4 Kết quả là ở bản cực nối với dƣơng nguồn điện có PbO2 và ở chùm bản cực kia có chì Pb, nhƣ vậy ở hai chùm bản cực đã có sự khác nhau về cực tính. 6 Bộ nạp O2 H2 Bộ nạp H2SO4 H2O H2O Trọng lƣợng riêng PbO2 PbSO4 Pb PbSO4 Hình 1.2. Minh họa quá trình điện hóa xảy ra khi nạp AQ axít Từ các phản ứng hóa học trên ta thấy quá trình nạp điện đã tạo ra lƣợng axít sunfuric bổ sung vào dung dịch điện phân, đồng thời trong quá trình nạp điện dòng điện còn phân tích ra trong dung dịch điện phân khí hydro (H2) và oxy (O2), lƣợng khí này sủi lên nhƣ bọt nƣớc và bay đi, do đó nồng độ của dung dịch điện phân trong quá trình nạp điện đƣợc tăng lên. AQ đƣợc coi là đã nạp đầy khi quan sát thấy dung dịch sủi bọt đều (gọi đó là hiện tƣợng sôi). Lúc đó ta có thể ngắt nguồn nạp và xem nhƣ quá trình nạp điện cho AQ đã hoàn thành. Khi điện áp bắt đầu tăng lên đến 2,14V thì AQ sôi. Chỉ lúc bắt đầu sôi, điện áp trên các cực điện của AQ đƣợc nạp tăng lên nhanh và đạt trị số cuối cùng là 2,4V thì không tăng nữa. Tuy nhiên dù điện áp và nồng độ chất điện phân không tăng nữa nhƣng vẫn phải tiếp tục nạp AQ trong vòng 3h sau đó. Sau khi ngắt AQ khỏi mạng điện, điện áp giảm nhanh đến trị số của sức điện động ổn định là 2,14V phù hợp với AQ đã đƣợc nạp điện đủ. Dấu hiệu chứng tỏ đã nạp điện xong: Điện áp và nồng độ chất điện phân ngừng tăng và giữ không đổi trong thời gian 3h. 1.4.2. Quá trình phóng điện của ắc quy H2SO4 max H2O min H2SO4 H2O Trọng lƣợng riêng max Pb H2SO4 min H2O max Trọng lƣợng riêng PbO2 Pb PbSO4 Trọng lƣợng riêng cực tiểu PbO2 PbSO4 Pb min PbSO4 max PbO2 min PbSO4 max Hình 1.3. Minh họa quá trình phóng của AQ axít Nếu đem nối hai bản cực của AQ đã đƣợc nạp điện với một phụ tải, ví dụ nhƣ một bóng đèn thì năng lƣợng tích trữ trong AQ sẽ phóng qua tải, làm cho bóng đèn sáng. Dòng điện của AQ sẽ đi theo chiều: Cực dƣơng của AQ (đầu cực đã nối với cực 7 dƣơng nguồn nạp) → Tải → Cực âm của AQ → Dung dịch điện phân → Cực dƣơng của ắc quy. Quá trình phóng điện của ắc quy, phản ứng hoá học xảy ra trong AQ nhƣ sau: - Tại cực dƣơng: PbO2 + 2H+ + H2SO4 +2e → PbSO4 + 2H2O - Tại cực âm: Pb + SO24 → PbSO4 + 2e Nhƣ vậy khi AQ phóng điện, chì sunfat lại đƣợc hình thành ở hai bản cực, làm cho các bản cực dần trở lại giống nhau, còn dung dịch axít bị phân thành cation 2H+ và anion SO24 , đồng thời quá trình cũng tạo ra nƣớc trong dung dịch, do đó nồng độ của dung dịch giảm dần và sức điện động của AQ cũng giảm dần. Từ các phản ứng hóa học của AQ ở các chế độ phóng và nạp ta thấy đó là phản ứng có tính thuận nghịch và vì vậy ta có thể viết thành một phƣơng trình chung nhƣ sau: Phóng ← 2PbSO4 + 2H2O ↔PbO2 + 2H2SO4 + Pb → nạp 1.5. Các thông số của ắc quy 1.5.1. Các thông số chung của ắc quy 1.5.1.1. Dung lượng (điện dung) của ắc quy Là điện lƣợng của AQ đã đƣợc nạp đầy, rồi đem cho phóng điện liên tục với dòng điện phóng yêu cầu tới khi điện áp của AQ giảm xuống đến trị số về điện áp, tỷ trọng hay ở nhiệt độ quy định. Dung lƣợng của AQ đƣợc tính bằng ampe-giờ (Ah): C = Iptp (A.h) Dung lƣợng của AQ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng quan trọng nhất đó là dòng điện phóng, nhiệt độ của dung dịch điện phân và thời gian phục vụ của AQ. - Khi phóng điện AQ bằng dòng điện lớn, trong các lỗ xốp xảy ra mất dung dịch rất nhanh và quá trình hóa học xảy ra trên bề mặt bản cực. Trong này, đioxit lƣu huỳnh đƣợc chia ra trên bề mặt bản cực sẽ lấp kín các lỗ xốp và đình chỉ việc thâm nhập của axít vào sâu các chất tác dụng, phần lớn của nó sẽ không tham gia các phản ứng hóa học. Do vậy, ở dòng điện lớn, trong phản ứng hóa học chỉ có phần nhỏ chất tác dụng tham gia. AQ dùng dòng điện phóng càng lớn, cho điện dung càng nhỏ. - Khi giảm nhiệt độ của dung dịch điện phân thì thời gian phóng và cả dung lƣợng của AQ cũng sẽ giảm theo. Có thể tính một cách tƣơng đối: giảm nhiệt độ chất điện phân đi 1oC ở trong khoảng từ 50 ÷ 15oC, dung lƣợng AQ giảm đi 1%. - Thời gian phục vụ của AQ khiến điện dung của AQ giảm xuống. Lý do vì giảm chất tác dụng do các bản cực dần dần bị phủ tinh thể sun phát chì không tan. Đồng thời xảy ra sự tiêu hao chất tác dụng đặc biệt ở các bản cực dƣơng. 8 Hình 1.4. Biểu đồ thay đổi điện dung của AQ khi phóng (AQ 100Ah) 1.5.1.2. Sức điện động của ắc quy Sức điện động Ea của AQ axít phụ thuộc vào nồng độ chất điện phân, đƣợc tính theo công thức thực nghiệm sau: Ea  0,84   Trong đó  là tỷ trọng của chất điện phân (nồng độ chất điện phân), g/cm3. Với AQ axít, tỷ trọng chất điện phân giao động từ  = 1,11 ÷ 1,29 g/cm3 tƣơng ứng khi phóng hết điện và khi đã đƣợc nạp đầy. Nhƣ vậy sức điện động mỗi ngăn AQ giao động trong phạm vi 1,95 – 2,13V (Khi đã nạp no). Trong quá trình phóng – nạp của AQ thì tỷ trọng chất điện phân sẽ bị thay đổi nên sức điện động cũng thay đổi theo. 1.5.1.3. Điện áp của ắc quy Tuỳ thuộc vào nồng độ chất điện phân và nguồn nạp cho AQ mà điện áp ở mỗi ngăn của AQ khi nó đƣợc nạp đầy sẽ đạt 2,13V đến 2,14V (để hở mạch), và khi AQ đã phóng điện hoàn toàn là 1,7V đến 1,8V. Tuyệt đối không đƣợc phép phóng điện khi điện áp của AQ phóng xuống đến ngƣỡng dƣới. Điện áp của AQ không phụ thuộc vào số lƣợng bản cực của AQ nhiều hay ít. - Điện áp của AQ ở chế độ phóng: Up = Ep - Ip.ra (ra là điện trở trong của AQ) - Điện áp của AQ ở chế độ nạp: Un = En + In.ra Trong quá trình phóng, điện áp Up thay đổi theo quy luật hết sức phức tạp. Dấu hiệu ở cuối lúc phóng điện là: - Nồng độ chất điện phân giảm đến giá trị nhỏ nhất nào đó (theo hƣớng dẫn của nhà máy sản xuất); 1.5.1.4. Điện trở trong của ắc quy Là trị số điện trở bên trong của AQ, bao gồm điện trở các bản cực, điện trở dung dịch điện phân có xét đến sự ngăn cách của các tấm ngăn giữa các bản cực. Thƣờng thì trị số điện trở trong của AQ khi đã nạp đầy điện là (0,001-0,0015) và khi AQ đã phóng điện hoàn toàn là (0,02-0,025) . 9 - Điện trở trong của AQ thay đổi phụ thuộc vào mức độ phóng. Theo mức độ phóng, điện trở trong tăng lên do tăng chất sun phát chì trên các bản cực, làm cho dòng điện không đi qua và giảm nồng độ dung dịch điện phân. Ở giai đoạn cuối khi phóng, điện trở trong tăng lên đến 2-3 lần. Điện trở trong của AQ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Trị số và trạng thái bề mặt của các tấm bản cực; - Khoảng cách giữa các tấm cực; - Nồng độ và nhiệt độ chất điện phân; - Trị số dòng điện phóng và nạp; - Cấp điện áp nạp của ắc quy. Các yếu tố này luôn thay đổi nên điện trở trong của AQ cũng luôn thay đổi theo. Khi nạp ra sẽ giảm và khi phóng ra sẽ tăng. Trong quá trình già hóa của ắc quy, bề mặt chất tác dụng tham gia vào phản ứng hóa học bị giảm đi và kết quả là điện trở trong tăng lên. Khi AQ phóng dòng điện lớn, ví dụ khi khởi động, vật liệu và kết cấu của các lá cách có ý nghĩa quan trọng còn khi nhiệt độ thấp, chất lƣợng của các lá cách trở nên quan trọng nhất. 1.5.1.5. Tỷ trọng của ắc quy Tỷ trọng là một thông số quan trọng, đặc trƣng cho nồng độ dung dịch điện phân của ắc quy. Tỷ trọng của AQ sẽ thay đổi theo quá trình phóng, nạp. 1.5.1.6. Công suất của ắc quy Công suất của AQ là năng lƣợng mà AQ phát ra trong một đơn vị thời gian. Công suất cực đại của AQ khi phóng điện bằng 0,5Inm (Inm là dòng điện ngắn mạch) và điện áp bằng 0,5Udđ (điện áp danh định của ắc quy). Giảm nhiệt độ của chất điện phân, công suất phát ra của AQ sẽ bị giảm theo. 1.5.1.7. Sự tự phóng điện của ắc quy Nếu AQ không sử dụng thì dung lƣợng của nó bị tiêu phí do sự tự phóng điện. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do có các tạp chất trong các tấm cực, trong chất điện phân và trên mặt của ắc quy. Lƣợng phóng điện phụ thuộc vào nhiệt độ chất điện phân, cấp nạp điện và thời gian sử dụng của bộ ắc quy. Sự tự phóng đƣợc coi là bình thƣờng nếu tổn hao dung lƣợng không quá 1 – 2% trong một ngày đêm. Khi sử dụng không đúng quy tắc, sẽ xảy ra hiện tƣợng tự phóng điện rất nhanh, tổn hao công suất có thể đạt 3% và lớn hơn trong một ngày đêm. Tăng nhiệt độ thì lƣợng tự phóng sẽ tăng theo. 1.5.2.Các thông số cơ bản của AQ trên tàu Hải quân - Chiều dài 600mm; - Chiều rộng 400mm; 10 - Chiều cao ( không tính chiều cao của ống đƣa nƣớc làm mát và ống khuấy dung dịch ) 1200mm; - Chiều cao (tính cả ống lót)1220mm; - Khối lƣợng có cả dung dịch điện ly (đầy dung dịch) 805 kg; - Khối lƣợng không có dung dịch điện ly (khô) 635 kg; - Nhiệt độ lớn nhất của dung dịch điện ly không quá 47 trong quá trình nạp và phóng cƣờng độ mạnh; - Ở trƣờng hợp sự cố khi phóng mà không có hệ thống nƣớc làm mát thì nhiệt độ của dung dịch điện ly không đƣợc vƣợt quá 60 ; - Độ nghiêng cho phép lớn nhất ở bất kỳ hƣớng nào mà không bị trào dung dịch ra ngoài 450; - Tuổi thọ làm việc của AQ khoảng 5 năm. Vào thời gian cuối của tuổi thọ dung lƣợng của AQ trong chế độ phóng 10h không đƣợc thấp hơn 80% so với định mức; - Điện áp mạch hở của AQ trong trạng thái nạp là 2,13 2,14 (V) Các thông số trên tƣơng ứng với các điều kiện sau: - Sau khi nạp đầy thì mức dung dịch ở mức bình thƣờng (mức đo trên thƣớc) với tỷ trọng ban đầu của dung dịch điện ly là p =1,290 g/cm3 khi nhiệt độ dung dịch là 30 . - Khi hệ thống khuấy trộn dung dịch làm việc. - Khi hệ thống nƣớc làm mát làm việc. - Khi mức dung dịch 73mm trên tấm cách điện qua 6h hoặc 53 mm trên tấm cách điện qua 24h. - Điện áp đƣợc đo trên mỗi cực. Lƣu ý: + Khi phóng điện mà không sử dụng hệ thống khuấy trộn dung dịch thì dung lƣợng sẽ giảm xuống trên 5% ở tất cả các chế độ phóng. + Phóng ở các chế độ phóng lâu dài 100-200 h đến điện áp cuối cùng 1,7 V đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp cần phải xả toàn bộ dung lƣợng của AQ. Bao gồm - Bản cực dƣơng 58 cái; - Bản cực âm 59 cái; - Thanh nối có làm mát 2 cái (nối bản cực + và -); - Thùng – 1 cái; - Nút thông hơi 1 cái; - Thiết bị khuấy trộn dung dịch. 11 - Tấm ngăn cách giữa các bản cực 116 cái; - Nắp 1 cái; - Ốc vặn đầu cực 12 cái; - Thiết bị cách điện 1 cái ; - Chân đế, trụ 2 cái; AQ đƣợc chế tạo bằng block điện cực đƣợc bố trí trong thùng đóng kín bằng sợi thủy tinh. + Block điện cực bao gồm các điện cực âm và điện cực dƣơng, các tấm ngăn cách. Phía ngoài cùng của block là điện cực âm, các điện cực đƣợc hàn trên thanh dẫn dƣơng và âm bằng các vấu dẫn điện và đƣợc phân chia bởi các tấm ngăn cách. + Điện cực âm và điện cực dƣơng là các bản cực có các ô ngăn đƣợc điền đầy chất hoạt tính. Trong trạng thái nạp ở cực dƣơng là chì ô xít PbO2 (màu đỏ nâu), ở cực âm là chì xốp Pb (màu xám). + Bản cực âm và bản cực dƣơng bảo đảm đƣa điện vào và lấy điện ra từ chất hoạt tính. + Tấm ngăn cách có dạng hình vuông đƣợc chế tạo từ vật liệu tổng hợp có độ xốp cao dùng để ngăn cách các bản cực. Ở một phía của mối tấm về phía bản cực dƣơng bố trí gân tăng cứng bằng vật liệu thủy tinh nhằm mục đích tăng khối lƣợng dung dịch điện ly và để chống sụt cho bản cực dƣơng. + Thanh góp (+ và -) có cấu trúc giống nhau và dùng để dẫn điện, dẫn nƣớc làm mát, nâng và vận chuyển ắc quy. + Làm mát dùng để làm mát AQ và bố trí ở bên trong thanh góp. + Thùng AQ đƣợc chế tạo từ chất dẻo thủy tinh và có hình dáng vuông. + Nắp thùng AQ đƣợc chế tạo từ chất dẻo thủy tinh có dạng hình vuông. Đầu bản cực Nắp đậy Thiết bị khuấy đảo Vách ngăn bình chứa Thanh ghép nối Hình 1.5. Cấu tạo của ắc quy [1] Có lỗ để đƣa 2 đầu cực ra, đầu nối của bộ khuấy dung dịch, 4 dây nối dẫn nƣớc làm mát, cảm biến mức độ và nhiệt độ, cảm biến tỷ trọng của dung dịch. Ở giữa nắp có 12 1 lỗ có ren dùng để đổ dung dịch điện ly hoặc hút dung dịch điện ly. Lỗ này luôn đƣợc đóng kín bằng nút thông hơi. + Tất cả các lỗ ở trên nắp đƣợc nén chặt bằng các vòng cao su để ngăn ngừa sự rò rỉ dung dịch. + Nút thông hơi đóng kín lỗ để rót dung dịch trên nắp và ngăn ngừa sự tràn dung dịch từ AQ khi tàu nghiêng đến 450 và để xả khí ra khỏi ắc qui. 1.6. Cách đấu nối và đặc tính phóng nạp của ắc quy Tổ hợp AQ bao gồm 2 nhóm và mỗi nhóm có 120 cái. AQ ở mỗi nhóm đƣợc đấu nối tiếp với nhau.Trong thành phần của mỗi nhóm AQ đƣợc bố trí hệ thống làm mát bằng nƣớc và hệ thống khuấy trộn dung dịch. 1.6.1. Đặc tính nạp của ắc quy Quá trình nạp AQ có tác dụng làm cho phần các chất tác dụng ở sâu trong lòng bản cực đƣợc biến đổi tuần hoàn, nhờ đó làm tăng điện dung của AQ. Quá trình nạp diễn ra thì đồng nghĩa cũng làm tăng tỷ trọng và điện áp của ắc quy. Thời gian nạp no cho AQ kéo dài từ 2-3h, trong suốt thời gian đó hiệu điện thế trên các bản cực AQ và nồng độ dung dịch điện phân không thay đổi. Nhƣ vậy dung lƣợng thu đƣợc khi AQ phóng điện luôn nhỏ hơn dung lƣợng cần thiết để nạp no AQ . Sau khi ngắt mạch nạp, điện áp, sức điện động của AQ giảm xuống và ổn định. Thời gian này cũng gọi là thời gian nghỉ của AQ sau khi nạp. Trị số dòng điện nạp ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng và tuổi thọ của AQ. Dòng điện nạp định mức với AQ là: In = 10%C10. Trong đó C10 là dung lƣợng của AQ mà với chế độ nạp với dòng điện định mức là In=0,1C10 thì sau 10h AQ sẽ đầy. Hình 1.6. Đặc tính điện áp và tỷ trọng của AQ khi phóng và nạp với dòng điện không đổi 1.6.2. Quy trình phóng xả của ắc quy Đặc tính phóng của AQ là đồ thị biểu diễn quan hệ phụ thuộc của sức điện động, điện áp AQ và nồng độ dung dịch điện phân theo thời gian phóng khi dòng điện phóng không thay đổi. 13 Từ đặc tính phóng của AQ ta có nhận xét: Trong khoảng thời gian phóng từ t = 0 đến t = tgh (10h), sức điện động, điện áp và nồng độ dung dịch điện phân giảm dần, tuy nhiên trong đoạn này độ dốc của đƣờng đặc tính không lớn, ta gọi đó là giai đoạn phóng ổn định hay thời gian phóng điện cho phép tƣơng ứng với mỗi chế độ phóng điện của AQ (dòng điện phóng). Hình 1.7. Đặc tính phóng nạp của ắc quy Từ thời gian tgh trở đi độ dốc của đồ thị thay đổi đột ngột. Nếu ta tiếp tục cho AQ phóng điện sau thời gian tgh thì sức điện động, điện áp của AQ giảm rất nhanh. Mặt khác các tinh thể sunfat chì tạo thành trong phản ứng sẽ có dạng thô rắn rất khó hoà tan (bị biến đổi hoá học) trong quá trình nạp điện trở lại cho AQ sau này. Thời điểm tgh gọi là giới hạn phóng điện cho phép của ắc quy, các giá trị EP, UP, ρ tại tgh đƣợc gọi là các giá trị phóng điện của ắc quy, AQ không đƣợc phóng điện khi dung lƣợng còn khoảng 80%. Hình 1.8. Đặc tính phóng điện tới mức điện áp tối thiểu cho phép 14 Hình 1.9. Dung lƣợng định mức của AQ dựa trên mức 8 giờ Hình 1.10. Chu kỳ phóng điện của AQ ở C20 1.7. Các quy tắc khai thác AQ trên tàu Hải quân 1.7.1. Dấu hiệu nạp no của AQ Khi điện áp bắt đầu tăng lên đến 2,14V thì AQ sôi. Chỉ lúc bắt đầu sôi, điện áp trên các cực điện của AQ đƣợc nạp tăng lên nhanh và đạt trị số cuối cùng là 2,14V thì không tăng nữa. Tuy nhiên dù điện áp và nồng độ chất điện phân không tăng nữa nhƣng vẫn phải tiếp tục nạp AQ trong vòng 3h sau đó. Sau khi ngắt AQ khỏi mạng điện, điện áp giảm nhanh đến trị số của sức điện động ổn định là 2,13 - 2.14V, phù hợp với AQ đã đƣợc nạp điện đủ. Dấu hiệu chứng tỏ đã nạp điện xong: - Điện áp và nồng độ chất điện phân ngừng tăng và giữ không đổi trong thời gian 3h. - Chất điện phân sôi, sủi bọt dữ dội;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan