Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa c...

Tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện châu thành, tỉnh long an.

.PDF
85
159
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vũ Trọng Đạt NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vũ Trọng Đạt NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN HIỆU Hà Nội – 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... v DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................... vi SƠ ĐỒ ......................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 4 4. Cấu trúc luận văn ............................................................................. 4 CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 5 1.1. Tổng quan về dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai ............................................................ 5 1.1.1. Khái niệm về dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai và thành phần dữ liệu đất đai ..................................................................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu, Cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thành phần cơ sở dữ liệu đất đai: .................................................................. 6 1.2. Chuẩn hóa dữ liệu đất đai ............................................................. 8 1.2.1. Tổng quan về công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai..................................... 8 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai .......................................................................................... 9 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội............................................................................................................ 10 1.2.4. Tổng quan nghiên cứu chuẩn hóa dữ liệu đất đai ................................... 10 1.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................... 14 1.3.1. Quan điểm tiếp cận................................................................................ 14 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................ 15 i 1.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 15 1.4.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu ................................................................. 15 1.4.2. Phạm vi khoa học .................................................................................. 16 CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 17 THƯC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN ................................................................................................... 17 2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu...................................... 17 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 17 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội........................................ 18 2.2. Thực trạng dữ liệu về địa chính và công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An ...................................................................................................... 23 2.2.1. Thực trạng dữ liệu về địa chính và công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai......................................................................... 23 2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.......................................... 25 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai huyện Châu Thành, tỉnh Long An ...................................................... 28 2.3.1. Quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. ............................................................................................ 28 2.3.2. Yếu tố quy định kỹ thuật, đánh giá chất lượng sản phẩm liên quan đến công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai........................................................... 29 2.3.3. Yếu tố chính sách (sự thay đổi luật đất đai và các văn bản dưới luật qua các thời kỳ liên quan đến việc sử dụng đất) ..................................................... 29 2.3.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai. .................................................................................................................. 33 CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 35 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN35 3.1. Những căn cứ và nguyên tắc cho xây dựng CSDL địa chính huyện Châu Thành ....................................................................................... 35 ii 3.1.1. Các căn cứ pháp lý ................................................................................ 35 3.1.2. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ........................................ 36 3.1.3. Yêu cầu cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .................................. 36 3.2. Đánh giá thực trạng dữ liệu đất đai cho xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Châu Thành ....................................................................... 37 3.2.1. Dữ liệu quy phạm pháp luật về đất đai................................................... 37 3.2.2. Dữ liệu địa chính ................................................................................... 39 3.2.3. Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ......................................... 47 3.2.4. Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai .......................................................... 48 3.2.5. Dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ............................................................................................................. 48 3.2.6 Khối lượng chuẩn hóa, chuyển đổi hồ sơ địa chính phần thuộc tính sang dạng số và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của huyện Châu Thành .............. 54 3.2.7 Khối lượng đào tạo, chuyển giao công nghệ ........................................... 54 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ................................ 54 3.3.1. Nhóm giải pháp Tài chính - Đào tạo - Quản lý ...................................... 55 3.3.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật ....................................................................... 56 3.3.3. Hạn chế và tồn tại.................................................................................. 67 KẾT LUẬN ................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 70 PHỤ LỤC.................................................................................................... 72 iii CHỮ CÁI VIẾT TẮT CSDL Cơ sở dữ liệu GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSHNƠ&QSDĐƠ Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở QSD Quyền sử dụng VLAP Vietnam Land Administration Project – Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa Hệ thống quản lý Đất đai Việt Nam SDĐ Sử dụng đất UBND Ủy ban Nhân dân iv DANH MỤC BẢNG Bảng 01: Tình trạng trang thiết bị và hệ thống mạng Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Thành .................... 25 Bảng 02: Tình hình nguồn nhân lực Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Thành ...................................................... 27 Bảng 03: Khối lượng bản đồ địa chính đã đo vẽ giai đoạn 1995-2000 trên địa bàn huyện Châu Thành................................................................................................. 40 Bảng 04: Khối lượng bản đồ địa chính đang quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện Châu Thành ........................................................................................................... 43 Bảng 05: Khối lượng thửa đất, hồ sơ đăng ký đất đai đang quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện Châu Thành .................................................................................... 45 Bảng 06: Khối lượng sổ bộ địa chính đang quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện Châu Thành ........................................................................................................... 46 Bảng 07: Bảng ký hiệu loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính theo luật đất đai 2013 .............................................................................................................................. 59 v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai ....................................................... 7 Hình 1.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu địa chính ....................................................... 8 Hình 1.3. Một phần của mô hình Chuẩn thông tin địa chính của Hàn Quốc ........... 12 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Châu Thành, tỉnh Long An ........................................ 17 vi SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính ................................ 64 Sơ đồ 3.2. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu địa chính................................................... 67 vii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới PGS.TS. Nguyễn Hiệu, người đã định hướng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Địa lý- Trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội đã dạy bảo tận tình cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn tập thể lớp cao học niên khóa 2012 - 2014 – Quản lý Đất đai đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Vũ Trọng Đạt viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai là một trong những nhiệm vụ chính trong công tác quản lý đất đai của các cấp đơn vị hành chính đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đến nay, trên cả nước ta đã cơ bản hoàn thành lập và quản lý hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, tuy nhiên hệ thống tài liệu về đất đai này được lập, quản lý qua nhiều thời kỳ khác nhau, không thống nhất và đồng bộ cả về dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Hiện nay, việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại. Công tác này tạo ra khối lượng công việc nhiều, đòi hỏi kinh phí rất lớn từ công tác thu thập, xử lý tài liệu đất đai qua các thời kỳ khác nhau, kể cả các tài liệu về đất đai từ thời kỳ thuộc Pháp, thời kỳ chế độ Mỹ-Ngụy (sổ điền bạ, bản đồ giải thửa, bằng khoán), cho đến công đo đạc lập bản đồ địa chính chính qui, chỉnh lý bản đồ địa chính đã đo đạc trước đây, đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ, QSHNỞ và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại, tất cả các tư liệu, tài liệu đất đai này đều phải được xem xét, xử lý và cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu đất đai. Cho đến nay, các quy trình, quy định, quy phạm kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai mới chỉ tập trung đề cập đến các tài liệu về đất đai đã và sẽ xây dựng chính quy: như bản đồ địa chính chính qui, hồ sơ địa chính được lập theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014, bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên nền bản đồ địa chính chính qui hoặc bản đồ địa chính cơ sở 1/10.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp . v . v . Còn các hồ sơ tài liệu đất đai đã lập từ các thời kỳ trước đây được đề cập đến chưa đầy đủ. Dữ liệu thuộc tính về đất đai được cung cấp từ các số liệu thống kê, kiểm kê theo định kỳ, hồ sơ địa chính, các số liệu điều tra thực tế. Muốn xây dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính thì hệ thống hồ sơ dạng giấy phải được thống nhất trước và cập nhật thường xuyên. 1 Vì vậy, để công tác quản lý đất đai hiện nay được chặt chẽ, khoa học, xây dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính đầy đủ thì việc hoàn thiện hệ thống hồ sơ dạng giấy, chuẩn hóa dữ liệu phải được thống nhất trước và cập nhật thường xuyên là vô cùng cấp thiết. Cho đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang tiến hành chỉ đạo các Tỉnh, Thành phố tiếp tục thí điểm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh một huyện để rút kinh nghiệm, do vậy trong quá trình xây dựng, vận hành và bảo trì cơ sở dữ liệu đất đai, cần rà soát lại qui trình, qui định, qui phạm kỹ thuật liên quan để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Với tính phức tạp của hồ sơ địa chính ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau, không thống nhất và đồng bộ cả về dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính và với khối lượng hồ sơ địa chính rất lớn, nhiều địa phương chưa có đủ nhân lực, vật lực để quản lý tốt hệ thống hồ sơ địa chính, không cập nhật kịp thời biến động đất đai, dẫn tới nội dung của hồ sơ địa chính sai lệch nhiều so với thực tế, khả năng sử dụng hạn chế. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn để cập nhật chỉnh lý biến động đất đai vào các tư liệu, tài liệu đất đai chưa đồng đều ở các địa phương. Các loại dữ liệu nêu trên còn ở mức độ rất khác nhau, nhiều loại dữ liệu không được cập nhật thay đổi thường xuyên dẫn đến việc không đồng nhất giữa dữ liệu không gian và thuộc tính. Bản đồ địa chính được thành lập qua các thời kỳ khác nhau, trong đó mỗi loại bản đồ lại chứa đựng những nội dung có tính chất và mức độ đầy đủ khác nhau do việc áp dụng các quy định về thể hiện các yếu tố trên bản đồ, hồ sơ địa chính không đồng nhất, việc lưu trữ dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính được thực hiện theo nhiều hình thức và phương pháp khác nhau….đã dẫn đến nhiều bất cập, gây khó khăn trong quá trình khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với đất đai thống nhất trong cả nước. Vấn đề đặt ra là phải xem xét biện pháp định chuẩn và chuẩn hoá dữ liệu như thế nào để thu được một CSDL thống nhất. Thực trạng CSDL đất đai của huyện Châu Thành, tỉnh Long An được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng trong tình trạng chung như của nhiều tỉnh thành cả nước: dữ liệu đất đai được lập và quản lý qua nhiều thời kì, bằng 2 nhiều phương pháp khác nhau, sự thiếu đồng bộ giữa các dữ liệu địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiểm kê đất đai, … Huyện Châu Thành là huyện được chọn xây dựng CSDL địa chính điểm của tỉnh Long An để rút kinh nghiệm cho xây dựng CSDL địa chính các huyện còn lại. Học viên đã thực hiện công tác đo đạc, thành lập bản đồ và hoàn thiện hồ sơ địa chính, chuẩn hóa dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói chung và dữ liệu địa chính nói riêng ở khu vực nghiên cứu, nên đã có được sự hiểu biết tốt về vấn đề này của địa phương. Việc lựa chọn nghiên cứu này nhằm giúp trực tiếp cho địa phương nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hoá dữ liệu địa chính cho CSDL đất đai, hướng tới làm mô hình tham khảo cho các địa phương khác trên địa bàn của tỉnh Long An. Từ những đặc điểm nêu trên của hồ sơ địa chính, chúng ta thấy rằng để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại theo chủ trương, chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước ta, việc thu thập, phân loại, đánh giá chất lượng của tất cả các hồ sơ, tài liệu hiện có ở các thời kỳ, các giai đoạn từ đó nghiên cứu đưa ra các cơ sở khoa học để chuẩn hóa các dữ liệu địa chính này để phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là nhiệm vụ trước mắt rất cần thiết và phù hợp với đặc thù của công tác quản lý đất đai của chúng ta hiện nay. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Xác lập được quy trình chuẩn hoá dữ liệu địa chính cho huyện Châu Thành, tỉnh Long An phục vụ cho công tác xây dựng CSDL địa chính của địa phương. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn về chuẩn hóa dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. - Đánh giá được thực trạng công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. 3 - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. - Đề xuất và hoàn thiện được các quy trình về chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các nội dung sau: - Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính, công tác chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và các phương pháp nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng công tác chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. - Xác định yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Chương 3: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai 1.1.1. Khái niệm về dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai và thành phần dữ liệu đất đai - Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan. - Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. - Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Dữ liệu đất đai: là thông tin liên quan đến đất đai dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. - Thành phần của dữ liệu đất đai: bao gồm dữ liệu quy phạm pháp luật về đất đai; dữ liệu địa chính; dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu giá đất; dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; dữ liệu khác liên quan đến đất đai [12]. 5 1.1.2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu, Cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thành phần cơ sở dữ liệu đất đai: - Cơ sở dữ liệu: là tập hợp các dữ liệu có cấu trúc và liên quan với nhau được lưu trữ trên máy tính, được nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình. - Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính. - Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử [12]. - Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai: Cơ sở dữ liệu đất đai gồm các thành phần [12] (hình 1.1): (1)- Cơ sở dữ liệu quy phạm pháp luật về đất đai; (2)- Cơ sở dữ liệu địa chính; (3)- Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; (4)- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (5)- Cơ sở dữ liệu giá đất; (6)- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; (7)- Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; (8)- Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng thống nhất trong cả nước, được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 6 CSDL quy hoạch, kế hoạch SDĐ CSDL quy phạm pháp luật về đất CSDL điều tra cơ bản về đất đai CƠ SỞ DỮ LIỆU CSDL địa chính CSDL quy hoạch SDĐ ĐẤT ĐAI CSDL về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranhchấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai CSDL thống kê, kiểm kê đất CSDL khác liên quan đến đất đai Hình 1.1. Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai - Nội dung của dữ liệu địa chính gồm: + Nhóm dữ liệu về thửa đất + Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất + Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất + Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất + Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất + Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất + Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất. 7 Nhóm dữ liệu về thửa đất Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất Nhóm dữ liệu DỮ LIỆU về tài sản gắn ĐỊA CHÍNH liền với đất Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất Hình 1.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu địa chính 1.2. Chuẩn hóa dữ liệu đất đai 1.2.1. Tổng quan về công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai - Khái niệm về chuẩn hóa dữ liệu: Theo từ điển bách khoa toàn thư wikipedia, chuẩn hóa dữ liệu là một phương pháp khoa học để phân tách một cấu trúc dữ liệu phức tạp thành những cấu trúc dữ liệu đơn giản theo những quy luật nhất định mà không làm mất thông tin dữ liệu. Kết quả là sẽ làm giảm bớt sự dư thừa và loại bỏ những sự cố mâu thuẫn về dữ liệu, tiết kiệm được không gian lưu trữ dữ liệu [16]. 8 Do đặc thù của ngành quản lý đất đai, việc chuẩn hóa dữ liệu cần phải được thực hiện một cách thống nhất và phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chuẩn dữ liệu đất đai để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn quốc. Từ việc tổng hợp các nguồn tài liệu cũng như dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, học viên rút ra khái niệm về chuẩn hóa dữ liệu đất đai như sau: Chuẩn hóa dữ liệu đất đai là quá trình xử lý các cấu trúc dữ liệu đất đai phức hợp thành các cấu trúc dữ liệu đơn giản, rõ ràng, tuân theo các quy định về chuẩn dữ liệu đất đai nhằm các mục đích: Tối ưu hóa việc lưu trữ dữ liệu; Tránh dư thừa dữ liệu; Thông tin nhất quán; và Đảm bảo các phụ thuộc dữ liệu theo đúng mô hình mà vẫn không làm tổn thất thông tin. 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Nằm trong chiến lược phát triển của ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011 – 2020 định hướng đến năm 2030, việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại để đưa vào vận hành, hỗ trợ cho quản lý, minh bạch hóa thông tin và cải cách thủ tục hành chính đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, CSDL đất đai thống nhất trong cả nước là cốt lõi của hệ thống này. Khi tiến hành xây dựng CSDL đất đai thì việc khảo sát, đánh giá và đưa ra các quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai hiện có là việc làm vô cùng quan trọng. Cụ thể là: - Việc chuẩn hóa dữ liệu sẽ giúp tối ưu hóa việc lưu trữ dữ liệu, tránh dư thừa dữ liệu, tạo được tính nhất quán của thông tin và đảm bảo được sự liên kết của các thông tin về đất đai. - Việc chuẩn hóa dữ liệu đất đai tuân theo các quy định của chẩn địa chính sẽ đảm bảo tính đầy đủ của thông tin của các thửa đất theo đúng với yêu cầu quản lý. - Công tác chuẩn hóa dữ liệu sẽ đưa ra được các phương pháp xử lý dữ liệu thô, đưa dữ liệu này về các dạng chuẩn thống nhất. Từ đây, chúng ta có thể phát triển các công cụ tin học để hỗ trợ việc nhập các dữ liệu đã được chuẩn hóa này vào CSDL đất đai một cách tự động, chính xác và nhanh chóng. 9 - Việc chuẩn hóa dữ liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của CSDL đất đai sau này vì đây là việc tiền xử lý của công tác xây dựng CSDL đất đai. Nếu như các dữ liệu thô không được chuẩn hóa về các dạng chuẩn một cách thống nhất thì khi đưa các dữ liệu này vào CSDL đất đai sẽ gây ra các tình trạng dư thừa dữ liệu, sai, thiếu thông tin, thiếu sự liên kết cần thiết giữa các thông tin, thông tin chưa đúng với các chuẩn quy định của ngành. Như vậy CSDL đất đai này sẽ không thể vận hành trên thực tế được. 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Việc chuẩn hóa dữ liệu đất đai sẽ tìm ra các phương pháp chuẩn hóa phù hợp làm cơ sở để xây dựng các quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai, từ đó có thể áp dụng và triển khai rộng rãi các quy trình này trên cả nước. Như vậy, công tác chuẩn hóa dữ liệu sẽ được thực hiện một cách bài bản và thống nhất, đảm bảo được chất lượng của dữ liệu khi đã được chuẩn hóa. - Công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai sẽ tận dụng được tối đa các nguồn dữ liệu đất đai đang được lưu trữ và sử dụng qua nhiều thời kỳ khác nhau. - Việc áp dụng các phương pháp chuẩn hóa dữ liệu đất đai hiện có sẽ đảm bảo tiết kiệm chi phí và thời gian, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. - Tăng cường tính hiệu quả trong việc chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin giữa lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực liên quan. 1.2.4. Tổng quan nghiên cứu chuẩn hóa dữ liệu đất đai * Tình hình nghiên cứu ngoài nước Nhiều quốc gia trên thế giới đã tập trung cho nghiên cứu phát triển công nghệ trong công tác quản lý đất đai trong một thời gian dài, trong đó có vấn đề về quản lý CSDL đất đai. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các nghiên cứu về địa chính đã phát triển trong một thời gian dài song song với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực địa chính. Hiện nay, bản đồ địa chính quốc gia đã được hoàn thành 100% ở khu vực đô thị và 85% ở khu vực nông thôn. Quá trình hoàn thành cơ sở hạ tầng địa chính quốc gia đã được tăng tốc nhờ sự tham gia của các đơn vị của Nhà nước và cả các đơn vị tư nhân. Mục tiêu của quá trình này là tạo ra cơ sở hạ tầng địa chính cho toàn quốc, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan