Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do mưa lũ gây ra, để phát triển ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do mưa lũ gây ra, để phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh kon tum

.PDF
170
2
127

Mô tả:

BẢN CAM KẾT Tên tác giả: Nguyễn Hải Hà Học viên cao học: 22Q21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Việt Hòa Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do mưa lũ gây ra, để phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum”. Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên số liệu, tư liệu thu thập được từ nguồn thực tế…để tính toán ra các kết quả, từ đó mô phỏng đánh giá đưa ra nhận xét. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó. Hà nội, ngày 21 tháng 4 năm 2018 Tác giả Nguyễn Hải Hà i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do mưa lũ gây ra, để phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum” đã được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Thủy lợi đã truyền đạt kiến thức, phương pháp nghiên cứu trong quá trình học tập, công tác. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Việt Hòa, người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo cô giáo các bộ môn – Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Cuối cùng, tác giả xin cảm tạ tấm lòng của những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tin tưởng động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Quá trình làm luận văn đã giúp tác giả hệ thống lại kiến thức đã được học và đồng thời biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, phát triển các kỹ năng trong việc nghiên cứu khoa học ứng dụng. Đây là luận văn có sử dụng tài liệu thực tế công trình thủy lợi và vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong luận văn, tác giả vẫn chưa thể giải quyết hết các trường hợp có thể xảy ra, giới hạn nghiên cứu còn hạn hẹp. Bên cạnh đó trong quá trình tính toán và lựa chọn phương án thiết kế, do còn hạn chế về kiến thức và hiểu biết thực tế nên trong luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Do đó, tác giả kính mong nhận được sự thông cảm, chỉ bảo, góp ý chân tình của các thầy cô giáo, giúp cho luận văn được hoàn chỉnh hơn. Từ đó kiến thức chuyên môn cũng được hoàn thiện và nâng cao. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2018 Tác giả Nguyễn Hải Hà ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 4 CHƯƠNG I – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU ....................... 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu về tình hình lũ lụt ở các lưu vực sông ......................................... 4 1.1.1 Tổng quan tình hình lũ lụt ở các lưu vực sông trên thế giới................................. 4 1.1.2 Tổng quan tình hình lũ lụt ở các lưu vực sông ở Việt Nam ................................. 6 1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu ........................................................................................ 8 1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ........................................................................... 8 1.2.2 Hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong vùng : ............... 21 1.2.3 Thực trạng, nguyên nhân và những tác động, thiệt hại do lũ lụt gây ra cho các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum ................................................................................ 27 CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ......................... 30 2.1 Phân tích và đánh giá tình hình lũ lụt, ngập úng cho các vùng trên địa bàn tỉnh Kon Tum ............................................................................................................................................ 31 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản thuộc phạm vi nghiên cứu .......................................... 30 2.1.2 Tình hình lũ lụt, ngập úng trên địa bàn tỉnh Kon Tum ....................................... 30 2.1.3 Thành phần lượng lũ và tổng lượng lũ 1, 3, 5, 7 ngày max: .............................. 35 2.2 Tình hình mưa lũ và nguyên nhân gây lũ lụt, ngập úng trên địa bàn tỉnh Kon Tum 36 2.2.1 Tình hình mưa lũ, ngập úng trên địa bàn tỉnh Kon Tum .................................... 36 2.2.2 Nguyên nhân gây lũ lụt, úng ngập trên địa bàn tỉnh Kon Tum.......................... 38 2.3 Đánh giá hiện trạng và khả năng phòng chống lũ của hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. .............................................................................................. 42 2.4 Phân tích các ảnh hưởng của định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến yêu cầu phòng tránh lũ lụt của vùng.................................................................................................... 44 2.5 Tổng quan về một số mô hình thủy văn thủy lực ......................................................... 46 2.5.1 Giới thiệu mô hình tính toán mưa dòng chảy MIKE NAM ............................... 48 2.5.2 Giới thiệu mô hình tính toán mưa dòng chảy MIKE 11 ..................................... 49 CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP GIẢM THIỆT HẠI DO LŨ LỤT GÂY RA Ở TỈNH KON TUM....................................................................................... 52 3.1 Phân vùng phòng chống lũ lụt cho tỉnh Kon Tum........................................................ 52 iii 3.1.1 Khái niệm về phân vùng ........................................................................................ 52 3.1.2 Cơ sở phân vùng phòng chống lũ, lụt................................................................... 52 3.1.3 Các phương pháp phân vùng phòng chống lũ, lụt và kết quả phân vùng....... 55 3.2 Mục tiêu và tiêu chuẩn chống lũ cho các vùng ............................................................. 57 3.2.1 Mục tiêu................................................................................................................... 57 3.2.2 Tiêu chuẩn chống lũ ............................................................................................... 57 3.3 Phân tích, tính toán và lựa chọn giải pháp chống lũ lụt cho các vùng ........................ 58 3.3.1 Lựa chọn mô hình tính toán thủy lực ................................................................... 58 3.3.2 Tài liệu sử dụng tính toán ...................................................................................... 58 3.3.3 Kiểm nghiệm và xác định bộ thông số của mô hình........................................... 70 3.3.4 Các trường hợp tính toán để lựa chọn phương án phòng chống lũ ................... 74 3.3.5 Đề xuất các giải pháp chống lũ cho các vùng của tỉnh Kon Tum ..................... 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 100 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các loại đất chủ yếu của tỉnh Kon Tum ....................................................... 11 Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí và số giờ nắng trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các vùng lân cận ........................................................................................................................... 14 Bảng 1.3. Lượng mưa tháng và mưa năm .................................................................... 15 Bảng 1.4. Độ ẩm tương đối trung bình tháng ............................................................... 16 Bảng 1.5. Độ ẩm tương đối tối thấp ............................................................................. 16 Bảng 1.6. Bốc hơi hàng tháng và năm đo bằng ống Piche ........................................... 17 Bảng 1.7. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất ............................................................... 17 Bảng 1.8. Đặc trung dòng chảy năm ............................................................................ 18 Bảng 1.9. Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Kon Tum .............................................. 19 Bảng1.10. Dân số chia theo dân tộc có đến 31-12-2010 .............................................. 20 Bảng1.11. Mật độ dân số theo huyện, thành phố của tỉnh Kon Tumtính đến ngày 01/04/2010 .................................................................................................................... 21 Bảng 2.1. Kết quả tính tần xuất Qmax trạm ĐăkBla lưu vực Sê San .......................... 31 Bảng 2.2. Kết quả tính tần xuất Hmax trạm ĐakBla lưu vực Sê San .......................... 31 Bảng 2.3. Kết quả cao độ vết lũ năm 1996 lưu vực Sê San ......................................... 32 Bảng 2.5. Phân loại diện tích tự nhiên theo độ dốc địa hình ........................................ 40 Bảng 3.1. Mạng lưới trạm đo khí tượng, thủy văn cần thiết được sử dụng trong mô hình ........................................................................................ 61 Bảng3.2: Thông số cơ bản của các lưu vực gia nhập khu giữa .................................... 63 Bảng 3.4. Kết quả lưu lượng lớn nhất giữa thực đo và tính toán mô phỏng ................ 72 Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra hệ số Nash bước hiệu chỉnh mô hình ............................... 73 Bảng 3.6. Kết quả lưu lượng lớn nhất giữa thực đo và tính toán mô phỏng ................ 74 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra hệ số Nash bước hiệu chỉnh mô hình ............................... 75 Bảng 3.8. Mực nước lớn nhất dọc sông thượng lưu sông Sê San ứng với các kịch bản lũ ................................................................................................................................... 83 Bảng 3.9. Qmp và Wmp tương ứng với các tần suất ................................................... 93 Bảng 3.10. Kết quả tính toán điều tiết lũ tương ứng với các tần suất .......................... 93 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính Tỉnh Kon Tum ................................................................9 Hình 1.2. Đồ thị biểu thị nhiệt độ và độ ẩm trung bình qua các năm ...........................13 Hình 1.3. Quốc lộ 14 (đoạn thuộc thành phố Kon Tum) bị ngập lụt nghiêm trọng do mưa lũ ....28 Hình 1.4. Ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ......................28 Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng mô hình NAM ..................................................................55 Hình 3.2. Hệ phương trình Saint Venant viết cho dòng chảy trong lòng kênh dẫn hở ............ 57 Hình 3.3. Sơ đồ tính toán thủy lực sông Sesan .............................................................60 Hình 3.4. Số liệu đầu vào cho mô hình MIKE NAM ..................................................61 Hình 3.5: Bản đồ phân chia các tiểu lưu vực sông Sê San ..........................................62 Hình 3.6. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM _LV1 ..........64 Hình 3.7. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM - LV2 ..........64 Hình 3.8. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM _LV3 ..........65 Hình 3.9. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM _LV4 ..........65 Hình 3.10. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM -LV5 .........66 Hình 3.11. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM -LV6 .........66 Hình 3.12. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM - LV7 ........67 Hình 3.13. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM - LV8 ........67 Hình 3.14. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM - LV9 ........68 Hình 3.15. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM - LV10 ......68 Hình 3.16. Mô phỏng quá trình tính toán lưu lượng ngày từ MIKE NAM - LV1-LV10 ......69 Hình 3.17,18,19 Thiết lập tài liệu địa hình, miền lưới tính toán, điều kiện biên với 2 nhánh Đăkbla và Đăkkoi bằng mô hình MIKE 11 ........................................................69 Hình 3.20. Đường quá trình lưu lượng lũ trạm Kom Tum - Hiệu chỉnh.......................71 Hình 3.21. Đường quá trình lưu lượng lũ trạm KonPlong - Hiệu chỉnh .......................72 Hình 3.22. Đường quá trình lưu lượng lũ trạm Trung Nghĩa - Hiệu chỉnh...................72 Hình 3.23. Đường quá trình lưu lượng lũ trạm Kom Tum - Kiểm định .......................73 Hình 3.24. Đường quá trình lưu lượng lũ trạm KonPlong - Kiểm định........................74 Hình 3.25. Đường quá trình lưu lượng lũ trạm Trung Nghĩa - Kiểm định ...................75 Hình 3.26. Đường mực nước lũ lớn nhất trên sông DakPsy -Lũ đợt 2 năm 2013 ........76 vi Hình 3.27. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn từ trạm Ngọc Hồi – Ngã ba DakPsy) - Lũ đợt 2 năm 2013 ...................................................................................... 76 Hình 3.28. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn ngã ba DakPsy đến ngã ba DakPla) - Lũ đợt 2 năm 2013 ....................................................................................... 77 Hình 3.29. Đường mực nước lũ trên sông DakPla - Lũ đợt 2 năm 2013 .................... 77 Hình 3.30.Đường mực nước lòng hồ Ialy-Lũ đợt 2 năm 2013 .................................... 77 Hình 3.31. Đường mực nước lũ lớn nhất trên sông DakPsy - Lũ 1% ......................... 78 Hình 3.32. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn từ trạm Ngọc Hồi – Ngã ba DakPsy) - Lũ 1% .......................................................................................................... 78 Hình 3.33. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn ngã ba DakPsy đến ngã ba DakPla) - Lũ 1% ........................................................................................................... 78 Hình 3.34. Đường mực nước lũ trên sông DakPla - Lũ 1% ........................................ 79 Hình 3.35. Đường mực nước lòng hồ Ialy - Lũ 1% .................................................... 79 Hình 3.36. Đường mực nước lũ lớn nhất trên sông DakPsy - Lũ 5% .......................... 79 Hình 3.37. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn từ trạm Ngọc Hồi – Ngã ba DakPsy) - Lũ 5% .......................................................................................................... 80 Hình 3.38. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn ngã ba DakPsy đến ngã ba DakPla) - Lũ 5% ........................................................................................................... 80 Hình 3.39. Đường mực nước lũ trên sông DakPla - Lũ 5% ........................................ 80 Hình 3.40. Đường mực nước lòng hồ Ialy - Lũ 5% .................................................... 81 Hình 3.41. Đường mực nước lũ lớn nhất trên sông DakPsy - Lũ 10% ....................... 81 Hình 3.42. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn từ trạm Ngọc Hồi – Ngã ba DakPsy) - Lũ 10% ........................................................................................................ 81 Hình 3.43. Đường mực nước lũ trên sông PoKo (đoạn ngã ba DakPsy đến ngã ba DakPla) - Lũ 10% ......................................................................................................... 82 Hình 3.44. Đường mực nước lũ trên sông DakPla - Lũ 10% ...................................... 82 Hình 3.45.Đường mực nước lòng hồ Ialy - Lũ 10% ................................................... 82 Hình 3.46. Vị trí tuyến đập dâng nước của hồ Đăk Bla ............................................... 91 Hình 3.47. Sơ đồ tính toán dự báo và cảnh báo lũ ....................................................... 92 Hình 3.48. Đường quan hệ Hnp ~ Qm ......................................................................... 93 Hình 3.49. Đường quan hệ Qm ~ qm .......................................................................... 94 vii Hình 3.50. Đường quan hệ lưu lượng Q và mực nước sông Z tại Kon Tum (Q ~Z) ....94 Hình 3.51. Đường quá trình mực nước lũ tại Kon Tum trước và sau khi xây dựng hồ chứa Đăk Bla với tần suất P = 1%.................................................................................95 viii MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tỉnh Kon Tum nằm trong hệ thống thượng sông Sê San gồm 2 nhánh chính là sông Krông Pôkô và sông Đắk Bla. gần như nằm gọn trong phạm vi tỉnh. Sông Sê San có chiều dài từ nguồn đến biên giới Cam pu Chia là : 230 km với diện tích lưu vực : 11.450 km2 là nhánh sông cấp I của sông Mê Kông. Nhìn chung dòng sông chảy trên địa hình vùng núi nên có độ dốc lớn, dòng sông quanh co có nhiều thác và bờ sông thường dốc đứng. Sông Sê San được hình thành bởi hai nhánh chính: Sông Krông Pôkô bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc linh, có diện tích lưu vực 3.530 km2, chiều dài 121 km, chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Đoạn thượng nguồn sông Sê san dài khoảng 21 km có đặc điểm sông miền núi chảy trong các thung lũng hẹp dạng hình chữ V với độ dốc khoảng 3,3o/oo. Đoạn trung lưu có độ dốc thoải hơn, chiều dài 100 km, bề rộng lòng sông 20 - 30 m vào mùa kiệt, và khoảng 50-70 m vào mùa mưa, đoạn này có độ dốc 1,8o/oo. Sông Đắk bla là nhánh trái của sông Sê san, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Cơ Rinh, có diện tích lưu vực 3.507 km2 và chiều dài 144 km. Đoạn đầu thượng nguồn chảy trên vùng núi cao, trong lòng hẹp, khoảng 10- 15 m vào mùa khô, 50-70 m vào mùa mưa. Dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam, có chiều dài 74 km và độ dốc 1,7 o/oo. Từ trung lưu tới đoạn hợp lưu với sông Krông Pôkô, sông chảy theo hướng Tây trên cao nguyên cổ Kon Tum, địa hình thoải, lòng sông uốn khúc, nhiều ghềnh và thung lũng. Tốc độ chảy trung bình khoảng 0,2-0,5 m/s vào mùa kiệt và 1,5-2 m/s vào mùa lũ. Độ rộng lòng sông ở khoảng này thay đổi lớn vào mùa kiệt, khoảng 40-50 m vào mùa kiệt, nhưng vào mùa lũ lòng sông rộng 400-500 m. Ngoài hai sông chính trên trong vùng còn có những sông, suối nhánh đáng kể như: Sông Sa Thầy (Hơdrai): Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua cao 1.016 m chảy theo hướng Bắc Nam gần như song song với biên giới Cam Pu Chia. Sau nhập lưu với sông Sê San tại vị trí gần biên giới, sông có chiều dài 104 km với diện tích lưu vực : 1.552 km2. Sông Đăk Psi: Bắt nguồn từ vùng núi cao ChưPrông 1.700 m chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, chiều dài 80,5 km có diện tích lưu vực: 869 km2. Do đặc điểm địa hình cao và không đều, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều sông suối và các dãy núi cao, tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Địa bàn này nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt mang tính điển hình của thiên tai như: Lốc, mưa nguồn, lũ quét, 1 sạt núi. Lượng mưa hàng năm cũng rất lớn và mưa thường tập trung từ tháng VI đến tháng XII chiếm trên 95% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 2.324,9 mm với 176 ngày mưa. Số ngày mưa trong những tháng mùa mưa bình quân tháng là 24,6 ngày. Về lũ lụt ở đây hầu như năm nào cũng xảy ra, kể từ năm 1990 trở lại đây, năm thiệt hại ít nhất là 2 tỷ đồng và năm thiệt hại lớn nhất là hơn 72 tỷ đồng. Xuất phát từ thực tại kể trên đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do mưa lũ gây ra, để phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây ra lũ lụt trên địa bàn tỉnh Kon Tum và những tác động của lũ lụt đến sản xuất và đời sống kinh tế xã hội trong vùng; - Nghiên cứu cơ sở đề xuất giải pháp phòng chống lũ lụt trên địa bàn tỉnh Kon Tum - Đề xuất và lựa chọn giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do lũ lụt gây ra để phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum. 2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu trên toàn bộ địa bàn tỉnh Kon Tum bao gồm: 01 thành phố Kun Tum và 8 huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Konplong, Kon Rẫy. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; - Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống; - Phương pháp mô hình toán, thủy văn, thủy lực. - Phương pháp chuyên gia; 2 2. Kết quả dự kiến đạt được - Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây ra lũ lụt trên địa bàn tỉnh Kon Tum và những tác động của lũ lụt đến sản xuất và đời sống kinh tế xã hội trong vùng; - Nghiên cứu cơ sở đề xuất giải pháp phòng chống lũ lụt trên địa bàn tỉnh Kon Tum - Đề xuất và lựa chọn giải pháp giảm nhỏ thiệt hại do lũ lụt gây ra tỉnh Kon Tum. IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN KẾT LUẬN - Kết luận. - Kiến nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 CHƯƠNG I–TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về tình hình lũ lụt ở các lưu vực sông 1.1.1 Tổng quan tình hình lũ lụt ở các lưu vực sông trên thế giới Trên thế giới, hàng năm các loại thiên tai như: bão, lũ lụt, động đất, lở đất, sóng thần, nước dâng, núi lửa phun,… đã gây tổn thất lớn về người, các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình dân sinh và nền kinh tế nói chung của nhiều quốc gia.Trong các loại thiên tai nói trên lũ lụt, lũ quét thường có tần suất lặp lại lớn nhất và gây ra tổn thất nặng nề về người và tài sản. Lũ lụt,xảy ra hầu khắp các lưu vực sông suối trên thế giới, đặc biệt là các lưu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng núi phụ cận dãy Hymalaya thuộc Ấn Độ, ở Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Nepan, Inđonexia, Philippines, Malayxia, Nhật Bản, Việt Nam..v.v. Những vùng này đặc trưng bằng mùa hè khô nóng, mưa rào lớn, mưa do bão, xoáy thuận nhiệt đới trên các lưu vực bị khai thác mạnh mẽ do hoạt động kinh tế của con người. Hiện nay, do sự biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ tới hàng triệu năm. Những biến đổi này được sinh ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có thêm sự hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian từ thế kỷ 20 đến nay gây ra chủ yếu do con người. Theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (IPCC - intergovernmental Panel on Climate Change IPCC), trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã ấm lên gần 1°C và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005); thì lũ lụt, lũ quét ngày càng gia tăng về quy mô và cường độ. Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu, cảnh báo và dự báo nguy cơ ngập lụt luôn được các nhà khoa học và chính quyền địa phương các nước quan tâm. Vấn đề nghiên cứu về hiện trạng ngập lụt, cảnh báo và dự báo mức độ ngập lụt được tiến hành từ những năm cuối của thế kỷ 17. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, tại các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Canađa, Úc… việc nghiên cứu lũ lụt đã có bước tiến vượt bậc như : Từ các trạm quan trắc thời tiết thủ công đến nay hệ thống quan trắc tự động và tự động truyền số liệu, từ quan trắc tại các trạm cố định đến phát triển quan trắc từ các trạm không gian ( vệ tinh khí tượng, rađa thời tiết ). Đặc biệt công nghệ dự báo, cảnh báo ngập lụt đã xây dựng thành hệ thống liên hoàn từ thu thập số liệu, xử lý số liệu, mô phỏng bằng các mô hình số và phát bản tin dự báo. Việc nghiên cứu , dự báo và cảnh báo ngập lụt là vấn đề được quan tâm nghiên cứu theo nhiều hướng: Nghiên cứu dự báo lũ cho hồ chứa, cho vùng hạ lưu; nghiên cứu dự báo lũ 4 cho hệ thống sông chính; nghiên cứu dự báo lũ cho quy hoạch và quản lý tổng hợp lưu vực. Nội dung các dự báo là tìm ra các quy luật của dòng chảy trên cơ sở các điều kiện hình thành ở thời điểm phát báo để dự báo các hiện tượng sẽ xảy ra trong tương lai, dẫn đến chủ động trong việc phòng tránh lũ, bảo vệ an toàn người và tài sản. Việc tính toán lũ mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định tại một không gian và thời gian cụ thể, còn dự báo lũ có phạm vi không gian và thời gian rộng lớn hơn nhiều và có tính chất là một công việc thường xuyên. Tại Mỹ, năm 1970 lần đầu tiên bộ mô hình HSP-Hydrocomp Simulation Program (Hdrocomp, 1969 ) và mô hình SSARR ( Rockwood, 1964 ) đã được kết hợp sử dụng để tính toán dòng chảy và dự báo lũ cho sông Santa Ynez phục vụ mục đích cấp nước, giảm thiệt hại do lũ và cảnh báo nguy cơ ngập lụt ở hạ lưu Cachuma. Mô hình Hydrocomp (Hdrocomp, 1969) cũng được lựa chọn để tính toán và dự báo dòng chảy cho hệ thống sông Derwent ở Anh phục vụ cho mục đích đánh giá khả năng xả lưu lượng từ hồ chứa Thirlmere để duy trì dòng chảy kiệt tại Workington. Tại vương quốc Anh, năm 1975 hệ thống dòng chảy thời gian thực của sông Dee là sản phẩm của chương trình hợp tác nghiên cứu được đề xuất vào năm 1966 đã phát triển một phương pháp mới phục vụ cho việc quản lý hồ chứa đa mục tiêu. Kiểm tra và dự báo lũ ( cả lũ lớn và lũ nhỏ ) là một phần rất quan trọng trong hợp tác nghiên cứu. Năm 1989, cơ quan thời tiết Quốc gia Mỹ ( NMS ) đã xây dựng hệ thống dự báo thủy văn tác nghiệp ( NWSRFS – National Weather Servise River Frocasting System ), trong đó mô hình SACRAMENTO và mô hình SSARR được dùng trong tính toán dòng chảy từ mưa, các phương pháp diễn toán thủy văn được dùng để diễn toán lũ trong các đoạn sông và mô hình thủy lực FLDWAV được dùng để tính toán thủy lực trong các trường hợp khẩn cấp như phân lũ, tràn và vỡ đê, vỡ đập. Tại Nhật Bản, một nước có nền kinh tế và công nghiệp phát triển cao, mạng lưới trạm quan trắc phục vụ dự báo khá tốt với khoảng 1.300 trạm qua trắc tự động, 162 trạm quan trắc Synop, 1 vệ tinh khí tượng, 22 rađa khí tượng…Cục khí tượng Nhật Bản có nhiệm vụ dự báo thời tiết và từ đó đưa ra các thông báo, dự báo về thời tiết. Công việc dự báo thủy văn trên các sông suối của Nhật do Bộ xây dựng ( trước đây ) đảm nhận. Các cơ quan thuộc Bộ này đã phối hợp với nhiều cơ quan nghiên cứu, công ty tư vấn để xây dựng những công nghệ dự báo thích hợp cho từng lưu vực sông cụ thể. Ở Nhật Bản ngoài mô hình thủy lực MIKE. Các chuyên gia thường sử dụng quan hệ hồi quy, mô hình TANK, mô hình lượng trữ và gần đây là các công nghệ mới như hệ mờ và hệ thần kinh nhân tạo. Gần nước ta hơn, trung tâm START Đông Nam Á ( Southeast Asia START Regionnal Center ) đang xây dựng “ Hệ thống dự báo lũ thời gian thực cho lưu vực sông Mê Kông”. 5 Hệ thống này được xây dựng dựa trên mô hình thủy văn khu vực có thông số phân bố, tính toán dòng chảy từ mưa. Hệ thống dự báo được phân thành 3 phần : thu nhận số liệu từ vệ tinh và các trạm tự động, dự báo thúy văn và dự báo ngập lụt. Thời gian dự kiến dự báo là 1 hoặc 2 ngày. Hệ thống này đang được hoàn thiện. Qua những thông tin trên, có thể nhận thấy rằng, trên thế giới việc dự báo lũ lụt đã đáp ứng được độ chính xác về thời gian xuất hiện lũ và cường suất lũ, phục vụ tích cực cho công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. 1.1.2 Tổng quan tình hình lũ lụt ở các lưu vực sông ở Việt Nam DiÖn tÝch ®Êt ®ai cña c¶ n­íc ta kho¶ng 33.200.000 ha. Trong đó diện tích đất vùng đồi núi là hơn 20 triệu ha, chiếm gần 70% diện tích đất đai cả nước. Các tỉnh có diện tích đồi núi chiếm phần lớn. Có thể phân 3 khu vực: - C¸c tØnh miÒn nói phÝa B¾c: gåm 12 tØnh (Hµ Giang, Tuyªn Quang, Cao B»ng, L¹ng S¬n, Lai Ch©u, §iÖn Biªn, Lµo Cai, Yªn B¸i, Th¸i Nguyªn, B¾c C¹n, S¬n La, Hoµ B×nh, Qu¶ng Ninh) cã diÖn tÝch tù nhiªn lµ: 9.352.000 ha chiÕm h¬n 28% diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn c¶ n­íc. D©n sè 8.831.000 ng­êi, chiÕm 12% d©n sè c¶ n­íc, mËt ®é 120 ng­êi/km2. - C¸c tØnh thuéc Trung bé: Thanh Ho¸, NghÖ An, Hµ TÜnh, Qu¶ng B×nh, Qu¶ng TrÞ, Thõa Thiªn HuÕ, Qu¶ng Nam, §µ N½ng, Qu¶ng Ng·i, B×nh §Þnh, Phó Yªn, Kh¸nh Hoµ, Ninh ThuËn, B×nh ThuËn cã diÖn tÝch tù nhiªn 9.336.000 ha chiÕm 28% diÖn tÝch c¶ n­íc, d©n sè 17.284.000 ng­êi chiÕm 23,8% d©n sè c¶ n­íc, mËt ®é b×nh qu©n 178 ng­êi/km2. - Vïng ®åi nói T©y Nguyªn gåm c¸c tØnh §¾c L¾c, §¾c N«ng, L©m §ång vµ Gia Lai Kon Tum, cã d©n sè gÇn 3 triÖu ng­êi vµ tæng diÖn tÝch ®Êt ®ai 5 ÷ 6 triÖu ha, trong ®ã diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp chØ cã 573.000 ha, diÖn tÝch c©y c«ng nghiÖp 59.000 ha. Nước ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6 độ C ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ, 1,6 độ C ở Tây Nguyên và 2,0 độ C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Cũng theo kịch bản trung bình, tổng lương mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. Theo số liêu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1953 ( chưa tính thời gian trước năm 1975 ở khu vực Miền Nam ) đến năm 2005 trên toàn quốc đã có ít nhất 321 trận lũ, lũ quét với quy mô khác nhau. Ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du trên cả nước ta 6 đều có lũ lụt, lũ quét có nguồn gốc do mưa. Lũ lụt, lũ quét đã và sẽ gây ra tác hại nhiều mặt, trước hết là thiệt hại về người ở cộng đồng, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, nơi mà hầu như không có thông tin và các biện pháp phòng tránh hiệu quả, cùng với những khó khăn khi ứng cứu. Vì những thiệt hại to lớn do thiên tai gây ra, các công trình, dự án nghiên cứu khoa học về lũ lụt, lũ quét đã được tiến hành khá sớm và đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, khi mà đời sống của mỗi người dân trong cả nước đã từng bước được cải thiện. Ngay từ những năm 1980, việc nghiên cứu lũ lụt ở nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và giải đồng bằng ven biển miền Trung ( kể từ sau trận lũ lịch sử năm 1999) với khá nhiều đề tài, dự án cấp tỉnh, cấp Bộ và cấp nhà nước đã được triển khai thực hiện. Nội dung nghiên cứu tập trung vào nhiều lĩnh vực từ cấu trúc lưu vực, hiện trạng lũ lụt, cơ chế gây ra lũ lụt, mô phỏng, dự báo lũ lụt. Các cơ quan có thế mạnh về nghiên cứu lũ lụt như: Viện Khoa học Khí tượng thủy văn, Viện cơ học, Viện Địa lý, Viện địa chất, Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch thủy lợi, Trường Đại học thủy lợi..... Các nghiên cứu thường tập trung theo hai hướng : - Thành lập các bản đồ hiện trạng và bản đồ ngập lụt theo các tần suất và mức báo động khác nhau. Ví như đề tài : Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu sông Hương, 2001 của Viện Địa lý và đài KTTV KV Trung Trung Bộ. Dự báo diện và mức độ ngập lụt của các sông Nhật Lệ, Thạch Hãn, Quảng Trị, 2008 của Viện Địa lý. Nghiên cứu xây dựng phương án dự báo đỉnh lũ, phân vùng ngập lụt thung lũng sông La Ngà- tỉnh Bình Thuận, 2009, Đài khí tượng thủy văn KV nam Trung Bộ..v.v. - Xây dựng các công cụ dự báo lũ theo các mô hình số trị hoặc các mô hình toán-thủy văn-thủy lực để dự báo mực nước lũ theo thời gian thực. Có thể kể đến các đề tài : Nghiên cứu, triển khai công nghệ dự báo trực tuyến về diện và mức độ ngập lụt các lưu vực sông Nhật Lệ, Bến Hải, Thạch Hãn của Viện Địa lý, năm 2008. Xây dựng công nghệ cảnh báo, dự báo ngập lụt vùng hạ lưu hệ thống sông Hương của Viện cơ học, năm 2005. Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo lũ hạn trung kết nối với công nghệ điều hành hệ thống công trình phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng - Thái Bình (ĐT hợp tác với Italy) do PGS. TS. Vũ Minh Cát thực hiện năm 2006-2007. Nghiên cứu giải pháp thoát lũ cho một số sông lớn miền Trung nhằm bảo vệ các khu kinh tế tập trung, dân cư ven sông, dọc quốc lộ do PGS.TS Đặng Văn Bảng thực hiện năm 2002-2003..v.v. Các đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống có thể kể đến : Dự án cấp nhà nước : Xây dựng công nghệ mô phỏng số phục vụ cho việc đề xuất, đánh giá và điều hành các phương án phòng chống lũ lụt trên đồng bằng sông Hồng- Thái Bình, thuộc Chương trình 7 Phòng chống lũ lụt đồng bằng sông Hồng, 1999-2001; Đề tài cấp nhà nước KC-08-13: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, thuộc chương trình Bảo vệ môi trường và Phòng tránh thiên tai, KC-08, 2001-2004. Đề tài độc lập cấp nhà nước : Nghiên cứu các luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng tránh và hạn chế lũ lụt sông Ba, 2001-2003,.... Như vậy, so với qui mô và mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra thì số lượng các đề tài, dự án nghiên cứu tổng thể của nước ta về hiện trạng, qui mô, dự báo, cảnh báo lũ lụt, lũ quét còn rất khiêm tốn, đặc biệt các đề tài, dự án riêng cho tỉnh Kon Tum. 1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu 1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 1.2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích và phân bổ diện tích Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ bắc. Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (74km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7km). Tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 8 huyện, bao gồm thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Konplong, Kon Rẫy, Tumơrông với 97 xã, phường, thị trấn. Nằm ở ngã ba Đông dương có đường biên giới với hai nước Lào và Campuchia, mặt khác nằm vào đoạn gần cuối dãy Trường Sơn, núi non hiểm trở bao quanh. Vì vậy Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng đối với vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước. Điều này có thể thấy, Kon Tum - vị trí quan trọng của Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam Pu Chia, có Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, các Quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh nối Khu kinh tế cửa khẩu này với đô thị tỉnh lỵ và Khu kinh tế Dung Quất cùng các cảng ở miền Trung và với các tỉnh khác. Vị trí này tạo điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ Myanma - Đông bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, 8 Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây là một trong các tuyến hành lang kinh tế và thương mại Đông - Tây ngắn nhất thông qua cửa khẩu Bờ Y. Trong phạm vi trên, với cách nhìn "động" thì Kon Tum có vị trí quan trọng về đầu mối giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là nơi đầu nguồn sinh thuỷ của các hệ thống sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải miền Trung, nơi có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng nhất của thuỷ điện Yaly – thuộc lưu vực sông Mê Kông. Vì vậy, Kon Tum còn có vị trí rất quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái, không những của Kon Tum mà cả vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Hạ Lào và Campuchia. Hình 1.1. Bản đồ hành chính Tỉnh Kon Tum 9 1.2.1.2 Điều kiện địa hình Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và độ dốc thấp 2% 5% ở phía nam. Địa hình có độ dốc 00- 150 chiếm khoảng 24,3% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất khu dân cư, đất đã sản xuất nông nghiệp, đất trống, cây bụi, trảm cỏ, đất có khả năng nông nghiệp. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó: - Địa hình đồi, núi: Chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: Ngọn Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray. - Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía Nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía Nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. - Địa hình cao nguyên: Tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Như vậy sự đa dạng và phức tạp về địa hình đã tạo nên không ít những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum: Địa bàn chia cắt khó khăn cho giao thông đi lại, xây dựng cơ bản và quản lý xã hội; đặc biệt tình hình lũ lụt, hạn hán, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh, đã gây thiệt hại lớn về người và của trong những năm vừa qua. 10 1.2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật - Đặc điểm thổ nhưỡng: Đất có chất lượng cao gồm các nhóm đất phù sa, Gley, đất mới biến đổi và đất đỏ, có chất lượng trung bình là nhóm đất xám, có chất lượng kém là đất xám có thành phần cơ giới nhẹ; đất không có khả năng sản xuất gồm đất xói mòn trơ sỏi đá và đất mùn Alít núi cao. Theo số liệu điều tra và phân tích thổ nhưỡng, thì đất Kon Tum chia thành 7 nhóm chính. Bảng 1.1. Các loại đất chủ yếu của tỉnh Kon Tum Nhóm đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1. Đất phù sa 8.647 0,91 2. Đất Glêy 2.327 0,24 3. Đất mới biến đổi 2.417 0,25 4. Đất xám 899.033 94,33 5. Đất đỏ 32.321 3,39 6. Đất mùn Alít núi cao 7.078 0,74 7. Đất xói mòn trơ sỏi đá 1.282 0,14 Sông suối 8.290 Núi đá 55 Tổng diện tích tự nhiên 969.046 100 Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Kon Tum - Đặc điểm về thảm phủ thực vật Đến năm 2008, đất lâm nghiệp của tỉnh là 682,6 nghìn ha, tăng 19,7 nghìn ha so với năm 2005, tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,1%; dự kiến đến năm 2010, đất lâm nghiệp còn khoảng 671,9 nghìn ha, độ che phủ rừng 67,9%. Trong đó, theo mốc năm 2008 và 2010: rừng phòng hộ 200,7 và 199,5 nghìn ha. Rừng Kon Tum có nhiều loại gỗ quí hiếm với nhiều công dụng trong sản xuất và đời sống: xây dựng và đồ gia dụng, điêu khắc mỹ nghệ, nguyên liệu giấy, dược liệu quí... Kon Tum có các kiểu rừng chính sau: - Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: đây là kiểu rừng điển hình của rừng tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. - Rừng lá ẩm nhiệt đới: có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven sông. - Rừng kín á nhiệt đới: phân bố ở vùng núi cao. 11 - Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi, huyện Đăk Glei (dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia). - Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... 1.2.1.4 Khí hậu và khí tượng - Đặc điểm khí hậu Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Tổng nhiệt độ 8.0000C - 8.5000C, ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm 220C 230C. Lượng mưa trung bình năm 2.260 mm, có sự phân hoá theo thời gian và không gian. Đặc điểm nổi bật là mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) độ ẩm giảm mạnh, có tháng độ ẩm chỉ còn 62% (tháng 2), có gió đông bắc thổi mạnh, lượng bốc hơi lớn gây khô hạn nghiêm trọng. Đây là hạn chế lớn trong phát triển cây trồng, vật nuôi. Do đó yếu tố thuỷ lợi để giữ nước và cấp nước trong mùa khô có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của dân cư. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung trong mùa mưa chiếm 80 - 90 % lượng mưa cả năm, mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Mặt khác khí hậu Kon Tum có sự khác nhau giữa các vùng, (2 vùng và 6 tiểu vùng), các dạng địa hình. Vùng núi cao và cao nguyên phía bắc tỉnh nóng ấm và mát ở khu vực Ngọc Linh cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C, nhiệt độ trung bình năm 200C. Ngay trong vùng này khí hậu có sự khác nhau. Biên độ giao động nhiệt ngày đêm lớn, ở khu vực núi thấp và thung lũng phía Tây và Tây Nam nhiệt độ không khí nóng hơn, trung bình 240C -250C và có sự khác biệt giữa các khu vực phía Tây và Tây Nam với các vùng trũng khác ở phía Đông. Sự đa dạng của khí hậu cho phép bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, thuận lợi cho sự đa dạng hoá sinh học. Song sự đa dạng và với hai mùa rõ rệt cũng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là giữa mùa vụ và nhu cầu lao động thu hoạch theo thời vụ. Nạn cháy rừng và cây công nghiệp về mùa khô nghiêm trọng. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan