Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu lưới điện phân phối...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu lưới điện phân phối ninh hòa

.PDF
80
3
139

Mô tả:

TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VẬN HÀNH TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI NINH HÒA Học viên: Nguyễn Ngọc Minh – Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: 60520202 – Khóa: 2016 – 2018 – Trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN Tóm tắt – Hiện nay, để thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Điện lực. Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn đặt ra mục tiêu đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, giảm tổn thất điện năng, quản lý vận hành thuận lợi. Thị xã Ninh Hòa đang trên con đường phát triển mạnh mẽ về kinh tế, phụ tải tăng trưởng nhanh. Vì những yêu cầu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất điện năng trở nên cấp bách, tạo cơ sở để Điện lực Ninh Hòa hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, tác giả đã tính toán đánh giá các chỉ tiêu về tổn thất điện năng Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã giao cho Điện lực Ninh Hòa, từ các số liệu thực tế, phân tích và đề ra các giải pháp để giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối của Ninh Hòa. Từ khóa – Lưới điện; tổn thất điện năng. RESEARCH FOR SOLUTIONS TO OPERATE OPTIMALLY NINH HOA DISTRIBUTION ELECTRICITY GRID Abstract – At present, for the successful implementation of the tast of industrialization and modernization, it requies the development of economic sector, including the electricity sector. The Electricity of Vietnam Group always aims to ensure higher reliability of power supply, reduce power losses, and manage operation smoothly. Ninh Hoa town is on the road of economic development, fast growing capacity. Due to the urgent need to improve the quality of power and reduce the power loss, it is imperative that Ninh Hoa Power will achieve its targets and perform its functions well, the author has calculated the assessment of power losses targets Khanh Hoa Power Joint Stock Company has assigned to the power of ninh hoa, from the actual data, analysis and solutions to power losses distribution of Electric network Ninh Hoa. Key words – Electric network; power losses… MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 1 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 1 5. Tên và bố cục đề tài ....................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THỊ XÃ NINH HÒA ...................................................................................... 3 1.1. Đặc điểm chung ............................................................................................... 3 1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm, tính chất của địa phương ..................................... 3 1.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội .......................................................................... 4 1.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ......................................................... 6 1.2. Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội ......................................................... 7 1.2.1. Phương hướng mục tiêu tổng quát ........................................................... 7 1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020............................................... 7 1.3. Tổng quan hệ thống lưới điện Ninh Hòa......................................................... 8 1.3.1. Nguồn và lưới điện phân phối ................................................................. 8 1.3.2. Tình hình cấp điện cơ bản của lưới điện phân phối Ninh Hòa .............. 10 1.3.3. Phụ tải điện của khu vực Ninh Hoà ....................................................... 12 1.4. Tình hình thực hiện giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Ninh Hòa ............ 14 1.4.1. Số liệu chung.......................................................................................... 14 1.4.2. Chi tiết kết quả thực hiện giảm TTĐN 6 tháng đầu năm 2017 .............. 15 1.5. Kết luận chương 1 ......................................................................................... 17 CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ TỐI ƯU HÓA LƯỚI ĐIỆN VÀ GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH PSS/ADEPT ................................................................................................ 19 2.1. Tổn thất điện năng ......................................................................................... 19 2.1.1. Khái niệm tổn thất điện năng ................................................................. 19 2.1.2. Tổn thất phi kỹ thuật .............................................................................. 19 2.1.3. Tổn thất kỹ thuật .................................................................................... 20 2.2. Một số biện pháp giảm TTĐN đang áp dụng tại ĐLNH .............................. 20 2.2.1. Các biện pháp kinh doanh ...................................................................... 20 2.2.2. Các biện pháp kỹ thuật ........................................................................... 21 2.3. Vấn đề bù công suất phản kháng để giảm TTĐN ......................................... 21 2.3.1. Vấn đề chung của bù công suất phản kháng .......................................... 21 2.3.2. Các dạng lắp đặt bù trên lưới điện ......................................................... 22 2.4. Giới thiệu chương trình PSS/ADEPT ........................................................... 23 2.4.1. Các chức năng ứng dụng ........................................................................ 23 2.4.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT ............................................................... 23 2.4.3. Các bước thực hiện ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT ........................ 24 2.5. Kết luận chương 2 ......................................................................................... 32 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN NINH HOÀ............................................................................................................... 33 3.1. Xây dựng đồ thị phụ tải cho các xuất tuyến trung áp ................................... 33 3.2. Sử dụng chương trình PSS/Adept để tính toán lắp đặt bù tối ưu .................. 37 3.2.1. Mô phỏng lưới điện thực tế trên chương trình PSS/Adept .................... 37 3.2.2. Thiết lập các thông số phục vụ bài toàn bù kinh tế cho các xuất tuyến lưới điện phân phối Thị xã Ninh Hòa .............................................................. 38 3.3. Tính toán tối ưu tụ bù trên lưới điện phân phối: ........................................... 42 3.3.1. Trường hợp giữ nguyên dung lượng tụ bụ trên lưới: ............................. 42 3.3.2. Tính toán bổ sung bù cho lưới trung áp: ................................................ 45 3.3.3. Tính bù công suất phản kháng tối ưu trên lưới điện hạ áp .................... 46 3.4. Tính toán hiệu quả kinh tế NPV .................................................................... 50 3.5. Tính toán phương thức vận hành tối ưu cho lưới điện thị xã Ninh Hòa bằng công cụ TOPO của chương trình PSS/Adept ....................................................... 51 3.5.1. Ý nghĩa và mục đích tính toán điểm dừng tối ưu .................................. 51 3.5.2. Áp dụng tính toán điểm mở tối ưu lưới điện phân phối Ninh Hoà ........ 52 3.6. Kết luận chương 3 ......................................................................................... 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 58 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 59 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EVNCPC KHPC ĐLNH TX TTĐN QLVH DCL TBA MBA LBS RMU VT CDPĐ E24 ENT : Tổng Công ty Điện lực Miền Trung. : Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa. : Điện lực Ninh Hòa. : Thị xã. : Tổn thất điện năng. : Quản lý vận hành. : Dao cách ly. : Trạm biến áp. : Máy biến áp. : Dao cắt có tải. : Tủ hợp bộ trung thế. : Vị trí. : Cầu dao phân đoạn. : Trạm 110kV Ninh Hòa : Trạm 110kV Ninh Thủy DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Khối lượng quản lý lưới điện Điện lực Ninh Hoà 9 1.2 TTĐN chung toàn điện lực Ninh Hoà 14 1.3 TTĐN trung áp 14 1.4 Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 15 1.5 TTĐN chung điện lực Ninh Hoà 16 1.6 So sánh kết quả giảm TTĐN 6 tháng đầu năm 16 1.7 Danh sách các TBA công cộng nhóm 1 có tổn thất trên 4,5% 17 1.8 Danh sách các TBA công cộng nhóm 2 có tổn thất trên 6,5% 17 3.1 Phụ tải xuất tuyến trung áp theo ba nhóm giờ 36 3.2 Thông số hiện trạng của các xuất tuyến khu vực thị xã Ninh Hoà 37 3.3 Định nghĩa các chỉ số kinh tế trong PSS/ADEPT 39 3.4 Suất đầu tư tụ bù trung áp cố định 41 3.5 Suất đầu tư tụ bù trung áp điều chỉnh 41 3.6 Hiện trạng bù trung áp trên lưới điện Tx. Ninh Hòa 43 3.7 Kết quả lắp đặt tụ bù theo từng xuất tuyến 44 3.8 Suất đầu tư bù hạ áp cố định 46 3.9 Suất đầu tư tụ bù hạ điều chỉnh 46 3.10 Kết quả tính toán bù hạ áp sau khi chạy CAPO 48 3.11 Hiệu quả giảm TTĐN sau khi lắp đặt tụ bù hạ áp 49 3.12 Hiện trạng các vị trí liên lạc giữa các xuất tuyến 52 3.13 Vị trí liên lạc sau khi tối ưu hóa điểm mở 52 3.14 Tổn thất sau khi tối ưu hóa điểm mở 54 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 3 1.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2017 thị xã Ninh Hòa 6 2.1 Thiết lập thông số mạng lưới điện 24 2.2 Hộp thoại Network properties 25 2.3 Bảng thông số cài đặt Economics 26 2.4 Bảng cài đặt thông số General 27 2.5 Bảng cài đặt thông số tính toán dòng công suất 27 2.6 Bảng cài đặt thông số tính toán ngắn mạch 28 2.7 Bảng cài đặt thông số báo cáo 28 2.8 Bảng cài đặt thông số CAPO 29 2.9 Bảng cài đặt thông số độ tin cậy 29 2.10 Bảng cài đặt thông số TOPO 30 2.11 Bảng cài đặt thông số sóng hài 30 2.1 quả hiển thị trên cửa số Progress View. 31 2.1 Hiển thị kết quả trong bảng report 32 3.1: Đồ thị phụ tải ngày điển hình trạm E.24 34 3.2: Đồ thị phụ tải ngày điển hình trạm ENT 34 3.3: Đồ thị phụ tải ngày ĐL Ninh Hòa 35 3.4 Đồ thị phụ tải trung bình theo nhóm giờ 36 3.5 Đồ thị phụ tải tương đối 37 3.6: Hộp thoại cài đặt các chỉ số kinh tế của PSS/ADEPT 38 3.7: Cài đặt các thông số tụ bù 42 3.8: Cài đặt thông số Economics bỏ qua mua sắm tụ bù 43 3.9T số cài đặt Economics 45 3.10 Thông số Economics tụ bù hạ áp 47 3.11 đồ tóm gọn mạch vòng XT 472-E24 và 474-E24 54 3.12 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 471 - E.24 59 3.13 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 472-E.24 59 3.14 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 473-E.24 60 3.15 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 474-E.24 60 3.1 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 476-E.24 61 Số hiệu Tên bảng Trang 3.1 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 478-E.24 61 3.1 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 475-E.NT 62 3.1 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 477-E.NT 62 3.2 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 479-E.NT 63 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Để thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Điện lực. Sự phát triển của Điện lực có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia. Điện năng là năng lượng được sử dụng nhiều nhất và không thể thiếu trong các lĩnh vực sản xuất cũng như trong đời sống hằng ngày. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn đặt ra mục tiêu đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, giảm tổn thất điện năng, quản lý vận hành thuận lợi. Trong đó, giảm tổn thất điện năng (TTĐN) có ý nghĩa lớn về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngoài ra, TTĐN không chỉ là chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm mà còn là chỉ tiêu pháp lệnh, nhằm đảm bảo nguồn điện cung cấp phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân trên địa bàn. Thị xã Ninh Hòa đang trên con đường phát triển mạnh về kinh tế, phụ tải tăng trưởng nhanh, tuy nhiên lưới điện trung áp được đầu tư xây dựng từ những năm 1998 (thuộc dự án lưới điện nông thôn) với cấu trúc lưới điện và công nghệ còn nhiều hạn chế, tổn thất điện năng cao. Vì những yêu cầu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất điện năng trở nên cấp bách, tạo cơ sở để Điện lực Ninh Hòa hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu lưới điện phân phối Ninh Hòa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu, tính toán đánh giá các chỉ tiêu về tổn thất điện năng Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà (KHPC) đã giao cho điện lực Ninh Hoà. - Từ các số liệu thực tế, phân tích và đề ra các giải pháp để giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối của Ninh Hòa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lưới điện trung áp của khu vực Ninh Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng tổn thất trên lưới điện trung áp của thị xã Ninh Hòa, từ đó đề ra các giải pháp để giảm tổn thất điện năng, đem lại hiệu quả về kỹ thuật cũng như kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu sách báo, giáo trình, tạp chí, các trang web chuyên ngành điện đề cập tính tổn thất công suất, bù công suất phản kháng, tổn thất điện áp - Phương pháp thực tiễn: 2 + Tập hợp số liệu do Điện lực Ninh Hoà cung cấp (công suất phụ tải, dữ liệu MBA, sơ đồ và thông số đường dây, thiết bị đóng cắt, số lượng và dung lượng các tụ bù, xây dựng file từ điển dữ liệu thông số cấu trúc lưới điện thị xã Ninh Hoà) để tạo sơ đồ và nhập các thông số vào phần mềm PSS/ADEPT. + Xây dựng các chỉ số kinh tế lưới điện cài đặt vào chương trình PSS/ADEPT để đánh giá bù tối ưu CSPK. + Khảo sát thực tế tại lưới điện phân phối do Điện lực Ninh Hoà quản lý. + Công cụ tính toán: Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ thực hiện tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tối ưu hóa vị trị đặt tụ bù (CAPO) và tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất nhằm giảm tổn thất. 5. Tên và bố cục đề tài Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được đặt tên là: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu lưới điện phân phối Ninh Hòa” Luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Giới thiệu đặc điểm chung và hiện trạng sử dụng điện Thị xã Ninh Hòa. Chương 2: Vấn đề tối ưu hóa lưới điện và giới thiệu chương trình PSS/ADEPT Chương 3: Đề xuất phương pháp vận hành tối ưu lưới điện Ninh Hòa. 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THỊ XÃ NINH HÒA 1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm, tính chất của địa phương Thị xã Ninh Hòa là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung bộ, thuộc tỉnh Khánh Hòa nằm về phía đông vòng cung Bắc Nam của dải Trường Sơn trên tọa độ từ 12020’ – 12045’ độ Vĩ Bắc và từ 105052’ – 109020’ độ Kinh Đông. Ranh giới được xác định như sau: Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa - Phía đông giáp Biển Đông. - Phía Tây giáp huyện M’Đrắk, tỉnh Đăk Lắk. - Tây Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. - Tây Bắc giáp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. - Phía Nam giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 4 - Phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. - Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33km về phía Bắc (theo Quốc lộ 1A). Ninh Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 119.777ha, có trên 70% là núi rừng, 0,44% là động cát ven biển. Đồng bằng nơi đây là một lòng chảo hơi tròn, ba mặt bị núi bao bọc, bán kính khoảng 15km. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Vùng trung tâm đồng bằng đất đai tương đối phì nhiêu. Địa hình thị xã Ninh Hòa bị chia cắt bởi nhiều núi cao, nhiều dốc và đèo hiểm trở. Phía Tây trên Quốc lộ 26 có đèo Dốc Đất, đèo Phượng Hoàng. Phía Nam trên quốc lộ 1A có đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Phía Bắc có dốc Giồng Thanh, dốc Đá Trắng. Phía đông đồng bằng có dải núi Hòn Hèo chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, ba mặt nhô ra biển tạo thành một bán đảo lớn (146 km2) với nhiều đỉnh cao trên 700m. Bờ biển Ninh Hòa có nhiều nơi lồi lõm, có nhiều cửa sông, cửa lạch nằm sâu trong đất liền. Bờ biển có nhiều nơi bãi triều rộng thuận lợi cho nghề nuôi trồng hải sản xuất khẩu và làm muối. Ninh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khi hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên quanh năm khí hậu nơi đây tương đối ôn hòa, mùa đông không rét buốt với nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,60C, độ ẩm bình quân hằng năm là 70% - 80%. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.350mm, thời tiết mưa rải không đều, hằng năm mưa rải nhiều vào tháng 10 và tháng 11, thường gây lũ lớn nhưng ít khi có bão. Mùa khô nắng nhiều, gió Tây Nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt. Nhiệt lượng ánh sáng dồi dào với 2.842 giờ nắng trong năm, tổng nhiệt lượng bình quân trong năm 9.5000C. 1.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội Trong những năm qua, tốc độ phát triển của các ngành thuộc lĩnh vực CN-XD, TM-DV khá cao so với lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế của thị xã tiếp tục tăng trưởng khá cao, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản về các ngành kinh tế đều đạt được kế hoạch đề ra, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng. - Về lĩnh vực nông nghiệp : Trong những năm qua ngành nông nghiệp của thị xã đã có những bước phát triển đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp ước được 1.681 tỷ đồng, tăng 5,8% cùng kỳ, trong đó, giá trị ngành nông nghiệp 1.052 tỷ đồng tăng 4,1%, giá trị sản xuất ngành thủy sản 622 tỷ đồng, tăng 8,9%, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 6,9 tỷ đồng, tăng 3,3%. Sản lượng lương thực 50.468 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng thóc 48.622 tấn. 5 Về trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng tăng 24,95%, trong đó cây lương thực tăng 57,2%, cây chất bột có củ tăng 2,6%, cây lương thực tăng 4,15% và cây công nghiệp hằng năm tăng 0,1%. Về chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, dịch bệnh không có phát sinh; UBND thị xã Ninh Hòa đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, phun thuốc sát trùng ở các bãi chăn nuôi và tại các chợ, các xã, phường để kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. So với cùng kỳ năm trước, đàn bò tăng 14,8%, đàn lợn tăng 0,3% và đàn gia cầm tăng 1,5%. Về thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm 2017, thời tiết tương đối thuận lợi, một số tàu thuyền được nâng cấp với công suất lớn hơn, giá thu mua ổn định, ngư dân khai thác có lãi nên tích cực đầu tư. Sản lượng khai thác thủy sản được 9.700 tấn, tăng 8,25% so với cùng kỳ năm trước. Về lâm nghiệp: Công tác chăm sóc và tu bổ rừng trồng các năm trước được tiếp tục đẩy mạnh; triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, bố trí lực lượng kiểm tra tại các khu vực xung yếu, kịp thời dập tắt khi có tình huống cháy xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã phát hiện, lập biên bàn và xử lý 19 vụ vi phạm, giảm 16 vụ so với cùng kỳ; lâm sản tịch thu gồm 50.885m3 gỗ các loại và một số phương tiện, tang vật khác, thu nộp ngân sách 409,6 triệu đồng. - Về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới: tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn vào Chương trình MTQG về xây dựng nông thông mới, đồng thời thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn đối với các xã năm 2017. - Về lĩnh vực đầu tư – xây dựng, quản lý đô thị: Về đầu tư xây dựng: trong 6 tháng đầu năm 2017, tiếp tục tập trung thực hiện các công trình chuyển tiếp năm 2016, hoàn thiện các thủ tục để triển khai thi công các dự án: Đường Bắc – Nam (giai đoạn 2), khu tái định canh Ninh Thọ.... Đôn đốc các chủ đầu tư triển khai thi công các công trình thuộc các Chương trình Kinh tế - Xã hội trọng điểm theo kế hoạch vốn được phân bổ trong năm 2017. Về quản lý Đô thị: UBND thị xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác quản lý đô thị, nhất là quản lý quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Triển khai kế hoạch phát động phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2017. - Về lĩnh vực công nghiệp – thương mại – dịch vụ: giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Ninh Hòa tăng trưởng khá đồng đều, riêng khu vực doanh 6 nghiệp ngoài Nhà nước tăng 8%. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 9,3% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế tập thể 26,2 tỷ đồng tăng 5,6% hộ cá thể 155 tỷ đồng tăng 14,9%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 474 tỷ đồng tăng 8%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 4.340 tỷ đồng tăng 9,04%. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn thị xã được 1.282 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động du lịch được 49 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Năm 2017, kinh tế ổn định và tăng trưởng; cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ - du lịch. Cơ cấu kinh tế theo ngành của thị xã Ninh Hòa được thể hiện qua biểu đồ sau. 21% 21% 14% 65% 1 Nông - Lâm - Thủy 2 Công nghiệp - Xây dựng 3 Dịch vụ - Du lịch Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2017 thị xã Ninh Hòa 1.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Hệ thống đường giao thông: Thị xã Ninh Hoà là nơi có vị trí giao thông thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, nằm cách thành phố Nha Trang 33 km về phía Bắc, với nhiều tuyến giao thông đối ngoại quan trọng đi qua như đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A và tuyến Quốc lộ 26 - 26B. Theo hướng Đông - Tây, Quốc lộ 26 – 26B nối Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên với vùng kinh tế công nghiệp, du lịch và dịch vụ cảng biển quốc tế của vùng vịnh Vân Phong. Hệ thống giáo dục và đào tạo: Thực hiện sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về công tác Phổ cập giáo dục. Xây dựng kế hoạch đào tào bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 7 năm 2025. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập bằng các nguồn vốn được phân bổ trong năm 2017 nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Ngành y tế của thị xã trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực y tế, thực hiện tốt các chương trình phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, ngày càng được củng cố hoàn thiện. 1.2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 1.2.1 Phương hướng mục tiêu tổng quát Xây dựng thị xã Ninh Hòa trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch, là trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa. Tiếp tục thực hiện Đề án chia tách thị xã Ninh Hòa thành hai đơn vị hành chính cấp huyện và phấn đấu lên đô thị loại III vào năm 2020. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ, du lịch - Nông nghiệp. Phấn đấu phát triển kinh tế gắn với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ và cải thiện môi trường; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội, là khu vực phòng thủ của cả tỉnh Khánh Hòa. 1.2.2 Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020 * Về kinh tế : - Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân hàng năm trên 13%; - Giá trị sản xuất ngành dịch vụ, du lịch tăng bình quân hàng năm trên 14%; - Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân hàng năm trên 3%; - Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 20%; - Tổng sản lượng lương thực bình quân 105.000 tấn/năm; - Tổng đàn bò 27.700 con; Tổng đàn heo: 36.000 con; - Diện tích cây mía (đến năm 2020): 9.200 ha; - Diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân 36.000 ha/năm; - Diện tích nuôi trồng thủy sản (đến năm 2020) 2.400 ha; - Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 17.000 tấn/năm; - Tổng vốn đầu tư trên địa bàn (giai đoạn 2016 - 2020) đạt trên 27.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư của ngân sách thị xã và ngân sách xã, phường 619tỷ đồng. 8 * Về văn hóa - xã hội: - Số lao động có việc làm tăng thêm bình quân hàng năm trên 1.500 lao động; - Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 69% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%. - Giữ vững đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, phấn đấu đến năm 2020 thị xã đạt các tiêu chí về phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bình quân: 40%. - 100% xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, đạt 5 bác sĩ/ 1 vạn dân. - Tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,2‰; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 6%. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 1% đến 1,5%. - Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 94%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 80%; cơ quan văn hóa đạt 98%. * Về kết cấu hạ tầng và đô thị hóa: - Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị đạt 60%. - Phấn đấu đến năm 2020, toàn thị xã có 60% số xã đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. * Về môi trường: - Đến năm 2020 phấn đấu có 90% dân số đô thị được dùng nước sạch và 9798% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; - Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 43,5%. 1.3 TỔNG QUAN HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN NINH HÒA 1.3.1 Nguồn và lưới điện phân phối Điện lực Ninh Hoà, trực thuộc Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà, có nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện phân phối và kinh doanh điện năng theo phân cấp trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa bao gồm 27 xã, phường; khối lượng quản lý tương đối lớn. Nguồn điện cấp cho lưới điện phân phối thị xã Ninh Hòa chủ yếu lấy từ 2 nguồn là trạm 110kV E24 – Ninh Hòa (công suất 40MVA) và trạm 110kV ENT – Ninh Thủy (công suất 40MVA), ngoài ra còn có liên lạc với các TBA 110kV lân cận như E33 – Vạn Giã và E31 – Đồng Đế. Lưới điện phân phối Thị xã Ninh Hòa gồm có 13 tuyến trung áp, trong đó có 10 tuyến 22kV và 03 tuyến 35kV với tổng số khách hàng sử dụng điện là 62.941 khách hàng. Sơ đồ nguyên lý các xuất tuyến trung áp Ninh Hoà như phụ lục 1. 9 Một số thông số khối lượng quản lý lưới điện như sau: Bảng 1.1 Khối lượng quản lý lưới điện Điện lực Ninh Hoà Khu vực Trạm biến áp Dung Đường Đường lượng dây Tổng Recloser LBS dây bù trung Số dung hạ áp (máy) (máy) (MVAr) áp Trạm lượng (km) (km) (MVA) TX Ninh Hòa 544,84 776,51 42.58 9 30 663 111,331 Do đặc điểm địa hình, lưới điện phân phối khu vực Ninh Hòa chủ yếu kết cấu hình tia, nhiều xuất tuyến có bán kính cấp điện lớn (trên 20km) như: 476-E24, 478E24, 475-ENT, 479-ENT, một số xuất tuyến vận hành độc lập chưa có mạch vòng hỗ trợ: 476-E24, 479-ENT; Lưới điện trung áp phần lớn tiếp nhận từ chương trình phủ điện nông thôn, mặc dù trong thời gian qua luôn được nâng cấp cải tạo, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Hành lang lưới điện đi trong khu vực nhiều cây cối (472, 476, 478-E24), đồi núi (479-ENT, NR85 của 472-E24) nên công tác QLVH gặp nhiều khó khăn. Tiết diện dây dẫn nhỏ và số lượng nhánh rẽ đường dây trung áp 01 pha dài (NR 476-E24/95-123, NR475-ENT/142); TBA 1 pha chiếm tỷ trọng tương đối lớn (256/634 TBA), ảnh hưởng đến việc cân bằng pha lưới điện trung áp; Dây dẫn chủ yếu là dây trần (> 90%), loại AC, ACSR có nhiều tiết diện: cỡ dây 95 -120 -185m2 cho trục chính và các cỡ dây 35 -50 -70 -95mm2 cho các nhánh rẽ; một số tuyến đi ven biển sử dụng loại dây đồng trần M35, M48..; khả năng sự cố do hành lang, động vật, cách điện vv.... là rất cao; Vẫn còn một số đoạn đường dây trung áp đóng vai trò trục chính khi đóng mạch liên lạc những vẫn sử dụng dây AC-95 (từ cột 475-ENT/83-17 475ENT/68-3 477-ENT/74) dẫn đến TTĐN trên lưới do vượt quá dòng Jkt khi đóng liên lạc giữa các xuất tuyến. Còn nhiều MBA đã vận hành lâu năm đang dần được thay thế bảo dưỡng (kế hoạch số lượng MBA thay thế trong năm 2017 là 65 MBA), bên cạnh đó các MBA cho khách hàng thuê bao là máy đã vận hành lâu năm, có TTĐN không tải lớn. Tụ bù trung thế lắp cố định trên lưới, chủ yếu đóng/ mở bằng FCO (năm 2016 được đầu tư 03 vị trí đóng cắt bằng LBS); do công suất phụ tải trên từng xuất tuyến 10 dao động giữa cao điểm – thấp điểm trong ngày lớn nên việc vận hành tụ bù tối ưu là khó khăn, nhiều thời điểm xuất hiện bù dư trong giờ thấp điểm các ngày nghỉ (ngày lễ, thứ 7, chủ nhật). 1.3.2 Tình hình cấp điện cơ bản của lưới điện phân phối Ninh Hòa Tuyến 471-E24: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm MC 471-E24 đến vị trí cột 471E24/160, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 15,3km, XT được hình thành từ XT 372-F2A và được tách một phần phụ tải của XT 478-E24, cấp điện cho một số phụ tải khu vực thôn Phú Hữu, Phong Thạnh–Ninh Lộc, dây dẫn trục chính sử dụng dây AC-185mm2, ACWBCC-185mm2, Pmax 3,8MW; Kết cấu lưới: DDK 22kV hình tia, có mạch vòngliên lạc với tuyến 471E31 của Vĩnh Hải qua LBS+DCL tại trụ 471-E31-E24/229; liên lạc với tuyến 478-E24 qua DCL tại trụ 471-478-E24/159; liên lạc với tuyến 472E24 qua CDLL tại trụ 472-471-E24/113b; Tính chất phụ tải:Tuyến cấp điện chủ yếu cho tiêu dùng ánh sáng sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và cụm công nghiệp khai thác mỏ đá hòn Giốc Mơ, cụm công nghiệp Khatoco tại Phú Hữu -Ninh Ích... Tuyến 472-E24: Khối lượng quản lý:Từ đầu cáp ngầm MC 472-E24 đến vị trí cột 472E24/113B, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 6,91km , cấp điện cho các xã, phường: Ninh Hiệp (phía Nam cầu Dinh), Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Phú và một phần xã Ninh Phụng (khu vực dọc theo quốc lộ 26), dây dẫn trục chính sử dụng dây AC-185mm2, ACWBCC-185mm2, Pmax 6,2MW; Kết cấu lưới:DDK 22kV hình tia, có mạch vòng liên lạc với tuyến 474E24 qua LBS+DCL tại trụ 474-472-E24/45-18b và 472-474-E24/78-15; liên lạc với tuyến 478-E24 qua CDLL tại trụ 472-478-E24/113b; Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện cho nhiều hộ phụ tải quan trọng: HĐND, UBND Thị xã, Thị ủy Ninh Hòa, UBND phường Ninh Hiệp… Tuyến 473-E24: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm MC 473-E24 đến vị trí cột 473E24/163, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 17,1km, XT được hình thành từ XT 371-F2A, cấp điện cho xã Ninh Đông, Ninh Trung và thôn Phú BìnhNinh Phụng, dây dẫn trục chính sử dụng dây AC-185mm2, Pmax 2,5MW; Kết cấu lưới:DDK 22kV hình tia, có mạch vòng liên lạc với tuyến 471-F1 của Vạn Ninh qua LBS+DCL tại trụ 471F1-473E24/163, liên lạc với tuyến 475-ENT qua DCL tại trụ 475ENT-473E24/52-23; 11 Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện chủ yếu cho tiêu dùng ánh sáng sinh hoạt, và một số phụ tải nuôi trồng thủy sản tại xã Ninh Thọ; Tuyến 474-E24: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm MC 474-E24 đến vị trí cuối tại cột 474-E24/132, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 11,3km, cấp điện cho các xã, phường: Ninh Phụng, Ninh Hiệp (phía Bắc cầu Dinh), Ninh Đa, Ninh Ích - Ninh An; dây dẫn trục chính sử dụng dây AC-120mm2 (từ 474E24/04 474-E24/52), ACWBCC-185mm2, Pmax 4,0MW; Kết cấu lưới: DDK 22kV hình tia, có mạch vòng liên lạc với tuyến 472E24 qua LBS+DCL tại trụ 474-472E24/45-18B và 472-474E24/78-15; liên lạc với tuyến 475-ENT qua LBS+CDLL tại trụ 474E24-475ENT/132; Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện cho nhiều hộ phụ tải quan trọng: Bệnh viện Đa khoa khu vực, các cơ quan: Tòa án, VKS, công an, quân sự, nhà máy nước… Tuyến 476-E24: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm 476-E24 đến vị trí cuối tại cột 318, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 24,1km, cấp điện cho phụ tải phía tây thị xã: Ninh Phụng, Ninh Xuân, Ninh Thượng, Ninh Sim, Ninh Thân và Ninh Tây; dây dẫn trục chính sử dụng dây AC-185mm2 (từ 476-E24/01 476-E24/60), AC-95mm2; công suất Pmax 6,7MW; Kết cấu lưới: DDK 22kV hình tia, vận hành độc lập (hiện tại tuyến 476E24 chưa có mạch liên lạc với tuyến 22kV khác). Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện chủ yếu cho tiêu dùng dân cư, sản xuất nông nghiệp, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ (sản xuất gạch, vật liệu xây dựng…). Tuyến 478-E24: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm MC 478-E24 đến vị trí cột 478E24/302, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 23,5km, cấp điện cho các xã: Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Tân, Ninh Hà, Ninh Lộc và Ninh Ích; dây dẫn trục chính sử dụng dây AC-95, AWBCC-95; công suất Pmax ~ 2,5MW; Kết cấu lưới: DDK 22kV hình tia, có liên lạc với tuyến 471-E24 qua DCL tại trụ 471-478-E24/159; Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện chủ yếu cho tiêu dùng ánh sáng sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Tuyến 473-ENT: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm 473-ENT đến vị trí cuối tại cột 473-ENT/21, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 2,11km, đường dây do 12 khách hàng đầu tư xây dựng; dây dẫn trục chính sử dụng dây AAAWBCC185mm2; Hiện tại phụ tải chỉ có 01 TBA 320KVA, 22/0.4kV Công ty Nanoco. Tuyến 475-ENT: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm 475-ENT đến vị trí cuối tại cột 315, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 23,6km, cấp điện cho các xã: Ninh Thọ, Ninh An và Ninh Sơn; dây dẫn trục chính sử dụng dây AC185mm2; AC-95mm2, công suất Pmax 3,5MW; Kết cấu lưới: DDK 22kV hình tia, có liên lạc với tuyến 474-E24 qua LBS+DCL tại trụ 474E24-475ENT/132; liên lạc với tuyến 477-ENT tại trụ 475-477ENT/68-3; Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện chủ yếu cho tiêu dùng ánh sáng sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và một số phụ tải nuôi trồng thủy sản; Tuyến 477-ENT: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm 477-ENT đến vị trí cuối tại cột 125-42, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 12,2km, cấp điện cho các phường: Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Hải; dây dẫn trục chính sử dụng dây AC-185mm2; AC-95mm2, công suất Pmax 4,5MW; Kết cấu lưới: DDK 22kV hình tia, có liên lạc với tuyến 475-E24 qua LBS+DCL tại trụ 475-477ENT/68-3; Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện chủ yếu cho tiêu dùng dân cư, một số phụ tải sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản…; hộ phụ tải quan trọng: Bệnh viện đa khoa Ninh Diêm. Tuyến 479-ENT: Khối lượng quản lý: Từ đầu cáp ngầm 479-ENT đến vị trí cuối tại cột 201-114, tổng chiều dài trục chính xuất tuyến 27,41km, cấp điện cho xã: Ninh Phước, Ninh Vân; dây dẫn trục chính sử dụng dây AWBCC-95mm2, ACKII70, M48; công suất Pmax 2,5MW; Kết cấu lưới: DDK 22kV hình tia, vận hành độc lập (hiện tại tuyến 479ENT chưa có mạch liên lạc với tuyến 22kV khác). Tính chất phụ tải: Tuyến cấp điện chủ yếu cho tiêu dùng dân cư, một số phụ tải nuôi trồng thủy sản…; hộ phụ tải lớn: Kho Xăng dầu ngoại quan, Six sences Ninh Vân bay. 1.3.3 Phụ tải điện của khu vực Ninh Hoà Phụ tải điện nông thôn, miền núi Mật độ phụ tải thấp và phân bố không đều trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Bán kính hoạt động lớn, dòng điện chạy trên đường dây không cao, thời 13 gian sử dụng công suất cực đại TM rất thấp, do đó làm giảm các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của mạng điện; Phụ tải rất đa dạng, bao gồm các hộ dùng điện trong trong sinh hoạt, trong sản xuất như: trồng trọt, thủy lợi, chăn nuôi, công nghiệp nhỏ, lò gạch, chế biến thực phẩm v.v. Sự làm việc của rất nhiều thiết bị được thực hiện ở chế độ ngắn hạn với khoảng thời gian nghỉ khá dài, do đó thời gian sử dụng trong ngày rất thấp, ví dụ như quá trình chế biến thức ăn gia súc, quá trình vắt sữa v.v. Phần lớn phụ tải điện nông nghiệp tác động theo mùa vụ, ví dụ các trạm bơm, các trạm xử lý hạt giống, các máy thu hoạch (tuốt lúa, làm sạch sản phẩm v.v.). Sự chênh lệch giữa giá trị phụ tải cực đại và cực tiểu trong ngày rất lớn. Điều đó dẫn đến những khó khăn lớn cho việc ổn định điện áp. Phụ tải sinh hoạt và dịch vụ công cộng Phụ tải sinh hoạt của các hộ gia đình bao gồm các thành phần: thắp sáng chiếm trung bình khoảng 40 60% tổng lượng điện năng tiêu thụ, làm mát (20 30)%, đun nấu (10 20)% và các thành phần khác. Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu các thành phần phụ tải điện trong các hộ gia đình cũng thay đổi. Các thiết bị điện sử dụng cho mục đích giải trí ngày càng tăng, trong khi đó phụ tải chiếu sáng có xu hướng giảm dần. Phụ tải dịch vụ công cộng bao gồm các thành phần sử dụng cho các nhu cầu hoạt động của cộng đồng như: ủy ban, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà văn hóa, cửa hàng bách hóa v.v Phụ tải sản xuất Phụ tải sản xuất bao gồm các thành phần phụ tải sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phụ tải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu là máy hàn, máy gia công sắt, máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc, máy xẻ gỗ, máy nghiền đá, máy kem đá, máy bơm ...Nhu cầu phụ tải điện công nghiệp địa phương, tiểu thủ công và lâm nghiệp được xác định trên cơ sở nhu cầu hiện tại và định hướng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn. Phụ tải nông nghiệp: chủ yếu là các trạm cấp điện cho đìa tôm hoặc bơm tưới và tiêu úng. Các loại động cơ dùng ở các trạm bơm thường là loại không đồng bộ công suất đặt từ 10 75 kW Phụ tải điện chung cư và khách sạn Phụ tải của các khu chung cư và khách sạn bao gồm hai thành phần cơ bản là phụ tải sinh hoạt (bao gồm cả chiếu sáng) và phụ tải động lực. Phụ tải sinh hoạt thường chiếm tỷ phần lớn hơn so với phụ tải động lực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan