Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, đánh giá và quản lý rủi ro trong công nghệ sản xuất pháo hoa tại việ...

Tài liệu Nghiên cứu, đánh giá và quản lý rủi ro trong công nghệ sản xuất pháo hoa tại việt nam

.PDF
78
1
140

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghiên cứu, đánh giá và quản lý rủi ro trong công nghệ sản xuất pháo hoa tại Việt Nam TRIỆU ANH DŨNG Ngành Quản lý công nghiệp Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đặng Bình Thành Viện: Kỹ thuật Hóa học HÀ NỘI, 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghiên cứu, đánh giá và quản lý rủi ro trong công nghệ sản xuất pháo hoa tại Việt Nam TRIỆU ANH DŨNG Ngành Quản lý công nghiệp Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đặng Bình Thành Chữ ký của GVHD Viện: Kỹ thuật Hóa học HÀ NỘI, 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Triệu Anh Dũng Đề tài luận văn: Nghiên cứu, đánh giá và quản lý rủi ro trong công nghệ sản xuất pháo hoa tại Việt Nam. Chuyên ngành: Quản lý công nghiệp Mã số SV: 20202422M Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 21/10/2022 với các nội dung sau: - Bổ sung 01 Chương về Phương pháp luận về nhận dạng rủi ro, đánh giá rủi ro (Chương 1). - Bổ sung nội dung chi tiết phần “Hậu quả” của các mối nguy hiểm rủi ro trong sản xuất tại Chương 4 của luận văn. - Bổ sung số lượng một số trang bị chữa cháy tại Chương 6 của luận văn. - Sửa lại các lỗi chính tả trong luận văn. - Bổ sung trích dẫn tài liệu tham khảo và nguồn dữ liệu trong luận văn. Ngày Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Đặng Bình Thành CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS. TS. Vũ Đình Tiến tháng 10 năm 2022 Tác giả luận văn Triệu Anh Dũng LỜI CẢM ƠN Những kết quả thành công của luận văn theo hướng chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho lực lượng lao động trong các ngành nghề ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa; ngoài sự nỗ lực của bản thân, là nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu. Trong thời gian được đào tạo, tôi xin hết sức biết ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư và Tiến sĩ đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi; đặc biệt các cán bộ Viện Kỹ thuật Hoá học, Viện Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo đã hết lòng giúp đỡ và tạo các điều kiện để tôi có thể triển khai các mục tiêu của đề tài trong thời gian sớm nhất. Tôi bày tỏ lòng biết ơn TS.Nguyễn Đặng Bình Thành đã động viên và trực tiếp hướng dẫn cho tôi cụ thể các bước thực hiện luận văn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi được tốt nhất. Luận văn này không thể thành công nếu không được sự ủng hộ tích cực và nhiệt tình của Ban Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hoá chất 21 đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát, triển khai và thực hiện. Vì vậy, tôi rất cảm ơn và coi đây là thành quả chung đã đạt được. Các số liệu và tư liệu trong luận văn tôi đã thu thập từ rất nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Tôi xin cảm ơn các tác giả, các cơ quan đã cho tôi cơ hội được trích dẫn trong luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình và bạn bè thân thiết đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Tôi mong rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần vào công cuộc nâng cao sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh lao động nói chung; đặc biệt là ngành sản xuất pháo hoa nói riêng. Trân trọng./. Tác giả Triệu Anh Dũng MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG…… ........................................................................................................ 7 1.1. Khái niệm chung về đánh giá rủi ro ...................................................... 7 1.1.1. Mục đích của đánh giá rủi ro ........................................................ 7 1.1.2. Thuật ngữ ...................................................................................... 7 1.1.3. Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro ...................................... 8 1.1.4. Thời điểm thực hiện đánh giá rủi ro ............................................. 8 1.1.5. Những điều cần lưu ý khi đánh giá rủi ro ..................................... 8 1.2. Các bước đánh giá rủi ro ............................................................... 9 1.3. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm………. .................................................................................................... 11 1.3.1. Khái niệm chung ......................................................................... 11 1.3.2. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm cơ học ................................................................................. 12 1.3.3. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm điện ..................................................................................... 12 1.3.4. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nổ ........................................................................................ 12 1.3.5. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nhiệt .................................................................................... 13 1.3.6. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm hóa chất............................................................................... 14 CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÁO HOA ................................ 16 2.1. Khái niệm về pháo hoa ................................................................. 16 2.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháo hoa trên thế giới và tại Việt Nam…. .................................................................................................... 17 2.2.1. Trên thế giới ................................................................................ 17 2.2.2. Tại Việt Nam .............................................................................. 19 2.3. Danh mục các chủng loại pháo hoa và pháo hoa nổ .................. 21 2.4. Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của các sản phẩm pháo hoa nổ ......................................................................................... 24 2.4.1. Pháo hoa nổ tầm cao ................................................................... 24 2.4.2. Pháo hoa nổ tầm thấp ................................................................. 26 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÁO HOA TẠI NHÀ MÁY Z121 ............................................................................................ 28 3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Hoá chất 21 . 28 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .......................... 28 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Một thành viên Hoá chất 21… .................................................................................................. 30 1 3.1.3. Công nghệ chủ yếu đang áp dụng tại doanh nghiệp................... 31 3.1.4. Chính sách chất lượng ................................................................ 31 3.1.5. Cơ cấu tổ chức ............................................................................ 31 3.2. Tổng quan về dây chuyền sản xuất pháo hoa ............................ 32 3.2.1. Quy mô và công suất dây chuyền ............................................... 32 3.2.2. Quy trình sản xuất pháo hoa nổ.................................................. 33 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÁO HOA NỔ ..................................................... 41 4.1. Tình hình vệ sinh lao động tại Dây chuyền sản xuất pháo hoa ......... 41 4.1.1. Vi khí hậu ................................................................................... 42 4.1.2. Tiếng ồn ...................................................................................... 42 4.1.3. Ánh sáng ..................................................................................... 43 4.2. Tình hình cơ sở vật chất và các trang thiết bị tại Phân xưởng sản xuất………… .................................................................................................. 43 4.3. Tình hình tai nạn lao động tại Dây chuyền sản xuất pháo hoa 44 4.4. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn tại Dây chuyền sản xuất pháo hoa nổ .................................................................................................... 45 4.4.1. Mục đích ..................................................................................... 45 4.4.2. Phạm vi công việc ...................................................................... 45 4.4.3. Xác định mối nguy hiểm ............................................................ 45 4.4.4. Đánh giá rủi ro............................................................................ 49 4.5. Đánh giá chung ............................................................................. 52 CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO, ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÁO HOA NỔ………. ...................................................................................................... 53 5.1. Kiểm soát mối nguy về an ninh trật tự ............................................. 53 5.2. Kiểm soát mối nguy phát sinh trong quá trình sản xuất .................. 53 5.3. Kiểm soát mối nguy do thiên tai ..................................................... 57 CHƯƠNG 6. GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG MẤT AN TOÀN CÓ THỂ XẢY RA, BIỆN PHÁP ỨNG CỨU VÀ PHƯƠNG ÁN CHUNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ CHÁY ............................................................................ 58 6.1. Giả định các tình huống mất an toàn có thể xảy ra và biện pháp ứng cứu. .................................................................................................... 58 6.1.1.Tình huống 1 ................................................................................. 58 6.1.2.Tình huống 2 ................................................................................. 62 6.1.3.Tình huống 3 ................................................................................. 65 6.1.4. .. Một số hình ảnh về diễn tập phòng chống cháy nổ tại Dây chuyền sản xuất pháo hoa Nhà máy Z121 ............................................................ 70 6.2. Phương án chung khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ ....................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 74 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Danh mục các chủng loại pháo hoa nổ tầm cao .......................................... 21 Bảng 2.2. Danh mục các chủng loại pháo hoa nổ tầm thấp........................................ 22 Bảng 2.3. Danh mục các chủng loại pháo hoa ............................................................... 23 Bảng 2.4. Chỉ tiêu kỹ thuật của quả pháo hoa nổ tầm cao [2] ................................... 25 Bảng 3.1. Thành phần, tỷ lệ một số loại thuốc tạo màu pháo hoa [2] ..................... 34 Bảng 3.2. Thành phần, tỷ lệ một số loại thuốc mồi cháy, nhồi cháy pháo hoa [2] ..................................................................................................................................................... 34 Bảng 4.1. Thống kê kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2021 .................. 41 Bảng 4.2. Các mối nguy hiểm rủi ro trong sản xuất ..................................................... 46 Bảng 4.3. Đánh giá mức độ rủi ro ..................................................................................... 49 3 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Hình ảnh pháo hoa trên bầu trời đêm và trong sân khấu .......................... 16 Hình 2.2. Phân biệt giữa pháo hoa nổ và pháo hoa (Nguồn: QPVN) ...................... 16 Hình 2. 3. Người dân Trung Quốc thời phong kiến xem đốt pháo hoa ................... 18 Hình 2.4. Pháo hoa trên sông Thames-Anh năm 1749 (Nguồn: Internet) .............. 19 Hình 2.5. Pháo hoa của Công ty TNHH Một thành viên Hoá chất 21 tại Lễ khai mạc SEAGAMES 31............................................................................................................. 21 Hình 2. 6 Một số chủng loại pháo hoa nổ tầm cao (từ trái sang phải): Hoa cúc, Mẫu hình, Liễu rủ (Nguồn: Nhà máy Z121) ............................................................................ 22 Hình 2.7. Một số chủng loại pháo hoa nổ tầm thấp (từ trái sang phải): Giàn đuôi hổ, giàn hoa cúc kép, Giàn lá cọ ........................................................................................ 23 Hình 2. 8. Một số chủng loại pháo hoa (từ trái sang phải): Ống phun nước bạc, Cánh hoa xoay, Cây hoa lửa................................................................................................ 24 Hình 2.9. Cấu tạo quả pháo hoa nổ tầm cao ................................................................... 24 Hình 2.10. Nguyên lý hoạt động của quả pháo hoa nổ tầm cao [3] ......................... 25 Hình 2. 11. Cấu tạo giàn pháo hoa nổ tầm thấp [2] ...................................................... 26 Hình 3.1. Biểu tượng Công ty TNHH Một thành viên Hoá chất 21 ........................ 28 Hình 3.2. Trụ sử chính Công ty TNHH Một thành viên Hoá chất 21...................... 30 Hình 3.3. Cổng vào Dây chuyền sản xuất pháo hoa tại Nhà máy Z121.................. 32 Hình 3.4. Khu nhà điều hành và sản xuất pháo hoa (Nguồn: Nhà máy Z121) ...... 32 Hình 3. 5. Công nhân thực hiện thao tác cân và trộn thuốc pháo hoa trên máy .... 33 Hình 3.6. Công nhân đang thao tác vê viên màu trên máy ......................................... 35 Hình 3. 7. Hình vẽ viên màu pháo hoa [2] ...................................................................... 35 Hình 3.8. Hình vẽ ngòi cháy chậm [2] ............................................................................. 36 Hình 3.9. Công đoạn lắp quả pháo hoa nổ ...................................................................... 38 Hình 3.10. Công đoạn bồi quả pháo hoa nổ .................................................................... 39 Hình 3.11. Công đoạn bảo quản quả pháo hoa nổ......................................................... 40 Hình 4.1 Sạt lở ụ đất của nhà sản xuất do ảnh hưởng bởi mưa kéo dài .................. 49 Hình 5.1. Kiểm tra, kiểm định thiết bị bắn pháo hoa định kỳ .................................... 53 Hình 5.2. Hệ thống chữa cháy tự động tại mỗi nhà sản xuất pháo hoa ................... 54 Hình 5.3. Các cột chống sét được lắp đặt tại mỗi nhà sản xuất ................................. 57 Hình 6. 1. Giả định cháy máy chế tạo viên màu và lửa cháy lan vào sản phẩm ... 58 4 Hình 6.2. Công nhân đánh kẻng báo cháy ...................................................................... 59 Hình 6.3. Các trang bị chữa cháy thông dụng ................................................................ 60 Hình 6. 4. Giả định vị trí đám cháy tại kho chứa tạm viên màu pháo hoa (vị trí mũi tên) ............................................................................................................................................. 63 Hình 6.5. Giả định vị trí đám cháy bên ngoài ụ chắn phòng nổ nhà kho................ 65 Hình 6. 6 Phổ biến quy chế và hướng dẫn trước khi diễn tập.................................... 70 Hình 6. 7. Cứu hoả nhà sản xuất viên màu pháo hoa bị cháy (giả định) ................ 70 Hình 6.8. Cấp cứu người bị thương trong vụ cháy ....................................................... 71 Hình 6.9. Dập tắt các đám cháy nhỏ ................................................................................. 71 Hình 6.10. Các thành viên tham gia diễn tập của Nhà máy Z121 ............................ 71 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Một thành viên Hoá chất 21 ..............31 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất pháo hoa nổ [2] ..........................................33 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ công nghệ công đoạn trộn thuốc pháo hoa ................................34 Sơ đồ 3.4. Sơ đồ công nghệ công đoạn chế tạo viên màu .....................................36 Sơ đồ 3.5 Hình vẽ ngòi cháy chậm [2] .................................................................37 Sơ đồ 3.6. Sơ đồ công nghệ công đoạn chế tạo chất nhồi cháy ............................37 Sơ đồ 3.7. Sơ đồ công nghệ công đoạn lắp quả pháo hoa nổ ................................38 Sơ đồ 3.8. Sơ đồ công nghệ công đoạn bồi quả pháo hoa nổ ...............................39 Sơ đồ 3.9. Sơ đồ công nghệ công đoạn bảo quản pháo hoa nổ ............................40 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm chung về đánh giá rủi ro 1.1.1. Mục đích của đánh giá rủi ro Mục đích của việc đánh giá rủi ro là cung cấp các số liệu kỹ thuật để xây dựng một hệ thống đánh giá rủi ro nhằm kiểm soát mức độ nguy hiểm có thể chấp nhận, từ đó phòng ngừa các thảm hoạ công nghiệp. 1.1.2. Thuật ngữ - Biến cố: Một sự kiện không mong muốn làm cho một rủi ro có thể, hoặc đã trở thành một tai nạn gây thiệt hại về vật chất và/hoặc con người như chấn thương, bệnh tật, và thiệt hại về tài sản. Sự kiện này bao gồm cả những tình huống gần như là tai nạn nhưng không gây mất mát về người hoặc vật chất. - Tai nạn: Hình thành do không thể xóa bỏ hoàn toàn một mối nguy hiểm và tạo ra một nguy cơ có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đây là một sự việc, sự kiện bất ngờ, có thể gây ra tử vong, chấn thương, bệnh tật, hoặc các thiệt hại về tài chính khác. Mối nguy hiểm: Tác nhân gây hại/nguy hiểm tiềm tàng, có thể là một hoặc một tổ hợp các nhân tố (yếu tố), gây ra các thương tổn cho con người, thiệt hại về vật chất, hoặc hư hại môi trường. Cần có một tác nhân kích thích để trở thành một vụ tai nạn. Các tác nhân này bao gồm các sự cố về máy móc, điều kiện hệ thống hoặc tác nhân con người, và do các nguyên nhân về vật lý, hoá học, sinh học, tâm lý và hành vi. - Xác định mối nguy hiểm: Việc xác định các tác nhân vật lý và hoá học nguy hiểm tiềm tàng trong một hệ thống gây ra các tổn thương cho con người, các thiệt hại về môi trường hoặc tài sản. - Nguy cơ: Tình trạng lâm vào một mối nguy hiểm. Rủi ro: Xét sự trầm trọng hoặc mức độ nguy hiểm. Khi một mối nguy hiểm xuất hiện trong một tình huống nguy hiểm, khả năng (xác suất) mối nguy hiểm đó trở thành mộbiến cố kết hợp với mức độ nghiêm trọng của hậu quả của nó (mức độ thiệt hại) được gọi là một rủi ro. Đánh giá Rủi ro: Là phương thức đánh giá nguy cơ một cách khoa học và hệ thống, cho phép đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của một mối nguy hiểm trở thành một vụ tai nạn (tức là, xác suất xảy ra và mức độ thiệt hại). Khi một rủi ro vượt quá mức có thể chấp nhận, các phương pháp giảm rủi ro sẽ được tính toán và mức rủi ro sẽ được giảm xuống ở mức có thể chấp nhận. - Rủi ro có thể chấp nhận: Là một rủi ro nằm dưới mức có thể chấp nhận như quy định từ trước theo các yêu cầu về an toàn của luật pháp và hệ thống. 7 An toàn: Mặc dù thuật ngữ này có thể được hiểu là “không còn mối nguy hiểm” nhưng trên thực tế, đây là điều không thể thực hiện được trong một hệ thống xây dựng và trên công trường. Do vậy, thuật ngữ "An toàn" được định nghĩa một cách thực tế là việc quản lý rủi ro tiềm tàng của một mối nguy hiểm ở mức có thể chấp nhận. 1.1.3. Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro nhằm: - Phòng ngừa tai nạn và tổn hại sức khoẻ. - Dự đoán được các tai nạn và thảm hoạ tiềm tàng. - Quản lý an toàn lao động một cách hiệu quả. - Xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động tại nơi sản xuất. 1.1.4. Thời điểm thực hiện đánh giá rủi ro - Trước khi bắt đầu một công việc mới. - Khi cần thay đổi hoạt động xây dựng. - Khi sử dụng phương thức xây dựng hoặc vật liệu mới. - Khi đánh giá định kỳ mức độ rủi ro của một loại hình công việc trước đó. - Khi xảy ra tai nạn hoặc thảm hoạ nghiêm trọng. 1.1.5. Những điều cần lưu ý khi đánh giá rủi ro Để tính toán mọi rủi ro tại nơi sản xuất, cần thiết lập trước một danh sách mục tiêu đánh giá, và mọi điều kiện không an toàn, các hoạt động và việc thực hiện quản lý của mỗi mục tiêu đều phải được đánh giá. Việc đánh giá do những người giám sát thực hiện có thể không đầy đủ. Do đó, nhóm đánh giá phải bao gồm cả người lao động tiếp xúc trực tiếp với các nguy hiểm tại các vị trí sản xuất. Quy trình xác định mối nguy hiểm có thể được thực hiện thông qua một phiên thảo luận lấy ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, để đưa ra những kinh nghiệm thực tế về một tình huống gần như là tai nạn hoặc một tình huống nguy hiểm, đặc biệt là từ một người lao động tiếp xúc trực tiếp với nguy cơ này thì cần có một báo cáo về một tình huống gần như là tai nạn thực sự. Xác xuất (khả năng xảy ra) và cường độ (mức độ nghiêm trọng của tai nạn hoặc mức độ thiệt hại) cũng như mức rủi ro có thể chấp nhận phải được nhóm đánh giá rủi ro quyết định trước phù hợp với quy mô sản xuất và loại hình công việc được thực hiện. Tất cả các dữ liệu liên quan đến nguy cơ của quá trình tổ chức phải được cung cấp cho những người đánh giá. Nếu không thu thập đủ dữ liệu cho việc đánh giá thì cần phải có sự tư vấn của chuyên gia. Các phương pháp giảm rủi ro phải được tính toán trên cơ sở đảm bảo tiêu 8 chuẩn hợp lý thấp nhất có thể sau khi đã tính đến hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. 1.2. Các bước đánh giá rủi ro Chia công việc thành từng bước tiến hành. Phải chia nhỏ công việc sẽ tiến hành thành những bước thực hiện nhỏ hơn, theo trình tự trước sau. Các bước chia không nên quá chi tiết mà bỏ qua những bước chính, những bước cần thiết hoặc các hành động phát sinh.Các bước tiến hành thực sự rành rọt và liên quan cụ thể trực tiếp tới từng diễn biến cũng như mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra khi tiến hành công việc. Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro + Mối nguy: Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ, máy móc..vv chúng đều là những mối nguy hiểm. + Phân loại mối nguy: Để tiện phân tích, người ta chia mối nguy thành ba loại - mối nguy vật chất, mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần. · Mối nguy vật chất: Tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát. Tình trạng đường giao thông ở Việt Nam ta là ví dụ sống động về mối nguy vật chất. Một số nơi đèn đường không đủ sáng, có ổ gà, việc phân luồng phân tuyến cho xe chạy không hợp lý là những mối nguy làm cho tai nạn xảy ra thường xuyên hơn. · Mối nguy đạo đức: Sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăng khả năng xảy ra mất mát Ví dụ có người mua bảo hiểm cho căn nhà của mình rồi gây hỏa hoạn để lấy tiền bồi thường, hay một người biết mình bị ung thư nhưng vẫn khai là sức khỏe của mình tốt để mua bảo hiểm và được bồi thường. · Mối nguy tinh thần: Sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì người này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm. Ví dụ, một người cứ nghĩ mình đã có bảo hiểm nên cứ phóng xe ào ào giữa phố đông người mặc dù thỉnh thoảng trong người có hơi men. + Mức độ nguy hiểm: Nếu so sánh giữa một chiếc xe máy chạy trên đường với vận tốc 50km một giờ và một chiếc ô tô cùng vận tốc thì rõ ràng chiếc ô tô gây ra một mức độ nguy hiểm cao hơn chiếc xe máy. Hoặc so sánh cùng một chiếc ô tô ở 2 vận tốc khác nhau thì ta thấy chiếc xe nào chạy nhanh hơn sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn. Mặt khác nếu một chiếc xe chở nhiều người gây ra tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ cao hơn so với chiếc xe đó gây tai nạn khi chỉ chở ít người. Mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn 9 nào đó. + Tần suất nguy hiểm: Khi tôi đi qua một đoạn đường vắng thì chắc chắn tôi sẽ an toàn hơn đi qua một đoạn đường đầy xe lưu thông. Lượng xe càng nhiều thì khả năng va chạm của tôi càng cao. Cũng như thế nếu như tôi làm việc gì đó nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, khả năng gặp nguy hiểm sẽ tăng lên. Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó. + Rủi ro: Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra. Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra.Với khái niệm về rủi ro này, nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1, thì không có rủi ro. Nói đến rủi ro không thể bỏ qua khái niệm về xác suất hay là khả năng xảy ra mất mát. Xác suất khách quan - còn gọi là xác suất tiên nghiệm được xác định bằng phương pháp diễn dịch. Ví dụ như đồng tiền sấp hay ngửa thì xác suất của nó là 50%. Ngoài xác suất khách quan, có thể kể thêm xác suất chủ quan là ước tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát. Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng khả năng xảy ra mất mát. Nếu như hỏa hoạn được xem là hiểm họa thì dầu lửa trong khu vực hỏa hoạn được xem là mối nguy. Những câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro: Một quy tắc rất chung là xác định các thông tin: Ai? Làm gì ? Ở đâu ? Khi nào? và Làm như thế nào ? - Có thực sự cần thiết tiến hành công việc này hay không? - Công việc này đã từng được thực hiện hay chưa? - Có cách nào khác thực hiện công việc này hay không? - Ai tham gia làm việc này? - Có yêu cầu đặc biệt gì về thể chất, điều kiện sức khỏe cho người tiến hành công việc không? - Dụng cụ và thiết bị nào sẽ liên quan tới quá trình thực hiện? - Khi nào bắt đầu công việc, và khi nào kết thúc công việc? - Điều kiện thời gian và thời tiết có ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện hay không? - Có công việc nào cùng thực hiện tại địa điểm đó? - Yêu cầu kỹ thuật nào cho công việc này? - Các cách liên lạc cũng như trao đổi thông tin? 10 - Điều gì sẽ xảy ra nếu thay đổi tiến trình công việc? - Những mối nguy hiểm nào đang hiện hữu tại khu vực sẽ tiến hành công việc? - Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra khi công việc đang tiến hành? - Những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào có thể xuất hiện khi bị tác động bởi những hành vi có thể liên quan? - Mức độ tác động của các mối nguy hiểm tới công việc, người thực hiện công việc và môi trường làm việc? - Làm thế nào để cách ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện? - Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người thực hiện cũng như môi trường làm việc? - Trách nhiệm thực thi thuộc về ai? - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu kỹ thuật. 1.3. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm 1.3.1. Khái niệm chung An toàn và tai nạn lao động là hai mặt đối lập của quá trình sản xuất, chúng luôn luôn song song tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau, khi tai nạn lao động cao thì mức độ an toàn của sản xuất là thấp và ngược lại. Chính vì vậy đánh giá rủi ro chính là để quản lý an toàn cho một đối tượng trong sản xuất (máy móc thiết bị và quá trình công nghệ), có thể hoặc là thông qua đánh giá, kiểm soát tình hình TNLĐ xảy ra ở đối tượng, hoặc đánh giá, kiểm soát mức độ an toàn của đối tượng. Tuy nhiên việc đánh giá, kiểm soát tình hình TNLĐ xảy ra ở đối tượng thường có hạn chế lớn là những số liệu đánh giá chỉ thuần túy mang tính thống kê, không xét tới quá trình tích lũy tiềm tàng dẫn tới các tai nạn và đặc biệt khó khăntrong việc lượng hóa các nguyên nhân gây ra tai nạn.Từ những phân tích trên, cũng như dựa trên quan điểm hiện nay về an toàn, một phương pháp khác để đánh giá an toàn sản xuất phù hợp hơn đã được nghiên cứu đưa ra và đó là phương pháp “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm”. Trước hết cơ sở phương pháp luận của phương pháp “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” là dựa trên việc giám sát an toàn của đối tượng, thông qua đánh giá trực tiếp chỉ thị an toàn với nguyên tắc: Nguy cơ sự cố TNLĐ tối thiểu - An toàn sản xuất tối đa và như vậy là hoàn toàn phù hợp với quan điểm về an toàn hiện nay. Hơn nữa đây còn là một xu thế chung và khá phổ biến nhằm phát hiện sớm các trạng thái nguy hiểm gây TNLĐ và đặc biệt thực sự có ý nghĩa tích cực trong việc góp phần ngăn ngừa TNLĐ trong sản xuất ở nước ta hiện nay khi mà nền sản xuất ở nước ta còn ở trình độ thấp, máy móc thiết bị cũ mới đan xen. 11 1.3.2. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm cơ học Nơi có yếu tố nguy hiểm cơ học: - Các bộ phận, cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu...). Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy li tâm, trục máy tiện, máy khoan, trục cán ép...). - Các bộ phận chuyển động tịnh tiến (búa máy, máy đột dập, đầu máy bào, máy xọc, máy phay...). Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc các mảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt, lưỡi cưa v.v...). - Vật rơi từ trên cao, gãy sập đổ các kết cấu công trình. Trơn, trượt, ngã v.v... Nguy cơ nguy hiểm: - Gây chấn thương do cắt, cuốn kẹp, va đập ở các cơ cấu truyền động. - Gây chấn thương do văng bắn các mảnh dụng cụ hoặc vật liệu gia công. - Gây chấn thương do trơn trượt ngã, hoặc do sập đổ kết cấu. 1.3.3. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm điện Nơi có yếu tố nguy hiểm điện: Tiếp xúc với các bộ phận kim loại của máy móc, thiết bị đã bị rò điện chạm vỏ. Tiếp xúc va chạm vào các vật mang điện như: dây trần, mối nối dây điện, cầu dao, cầu chì, các bộ phận dẫn điện của thiết bị để hở v.v... Do điện áp bước, người đi vào vùng có dòng điện loang tản trong đất như khi dây điện đứt một đầu rơi chạm đất, dây cáp điện ngầm bị hở v.v... - Do phóng điện hồ quang khi người và dụng cụ máy móc làm việc ở gần nguồn cao áp. Nguy cơ nguy hiểm: - Điện giật gây tổn thương cơ thể, thậm chí chết người. - Chập điện gây cháy nổ tổn thất lớn về người và tài sản. - Bỏng do phóng điện hồ quang. - Sét đánh trục tiếp, sét đánh lan truyền gây tổn thất cho công trình và thiết bị. 1.3.4. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nổ Nơi có yếu tố nguy hiểm nổ: - Các cơ sở sản xuất, cung ứng và sử dụng các thiết bị áp lực như nồi hơi, nồi hấp, nồi chưng cất; bình chai khí nén; máy nén khí. Các hệ thống ống 12 dẫn môi chất có áp suất cao như ống dẫn hơi, khí đốt... - Các đơn vị sản xuất và sử dụng các loại vật liệu nổ công nghiệp: thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy v.v... - Ngành công nghiệp xăng dầu, khí đốt (kho tàng, cửa hàng, phương tiện vận tải vận chuyển...). Nguy cơ nguy hiểm: - Nguy cơ nổ: do xu thế cân bằng áp suất của các thiết bị chịu áp lực kèm theo sự giải phóng năng lượng lớn, khi điều kiện độ bền của thiết bị không đảm bảo đã dẫn đến hiện tượng nổ. Hiện tượng nổ TBAL có thể đơn thuần là nổ vật lý nhưng cũng có khi là sự kết hợp giữa hai hiện tượng nổ xảy ra liên tiếp đó là nổ hoá học và nổ vật lý (công sinh ra tăng hàng chục lần). - Nguy cơ bỏng: do những nguyên nhân khác nhau như xì hở môi chất, nổ vỡ thiết bị, tiếp xúc với các bộ phận có nhiệt độ cao không được bọc hoặc hư hỏng cách nhiệt, hoặc do vi phạm chế độ vận hành, vi phạm quy trình xử lý sự cố v.v... đều có thể dẫn tới hiện tượng bỏng (nóng hoặc lạnh). Cả hai nguy cơ nổ và bỏng không chỉ dẫn tới những sự cố, tai nạn trầm trọng đối với con người, mà còn có thể gây ra những tổn thất to lớn về của cải, vật chất (máy móc, thiết bị; công trình xây dựng và môi trường...). 1.3.5. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nhiệt Nơi có yếu tố nguy hiểm nhiệt: Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, hoặc thấp như thi công xây dựng cầu, đường; làm việc trong các buồng kho đông lạnh bảo quản và chế biến thực phẩm. Các khu vực sản xuất gia nhiệt ở các lò công nghiệp như lò nung, lò nhiệt luyện, lò nấu kim loại... Hệ thống đường ống dẫn hơi khí nóng hoặc lạnh; hoá chất cháy ở điều kiện tự nhiên, các bộ phận sinh hơi và chứa hơi, các buồng đốt (than, dầu, ga...). - Các công đoạn và nguyên công trong công nghệ hàn điện, hàn hơi, hàn plasma, rèn nóng, đúc kim loại nấu chảy v.v... Nguy cơ nguy hiểm: Xì hở, rò rỉ các môi chất truyền thể hơi, khí, lỏng gây bỏng nóng hoặc lạnh đối với cơ thể. - Văng bắn ngọn lửa, tia lửa vật nung nóng hoặc nấu chảy... gây cháy đối với môi trường xung quanh và gây bỏng cho con người. - Sốc nhiệt đối với cơ thể gây choáng hoặc ngất. 13 1.3.6. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm hóa chất Các con đường hóa chất xâm nhập vào con người: hóa chất chỉ có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Có ba con đường chính hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể con người: - Hóa chất xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường hô hấp: là con đường khí,hơi, bụi hóa chất bị phổi hấp thu. - Hóa chất xâm nhập vào cơ thể khi con người tiếp xúc hóa chất qua da và mắt: Khi hóa chất dạng rắn – lỏng – khí tiếp xúc cơ thể qua da hoặc mắt, hóa chất có thể làm tổn thương da tại nơi tiếp xúc hoặc hấp thu qua da thấm vào máu gây nguy hiểm cho cơ thể. - Hóa chất xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường tiêu hóa: điều này có thể xảy ra khi hóa chất bị đổ vào thức ăn, đồ uống, hoặc hóa chất bị dính vào râu, tay hay thuốc lá. Cũng có thể xảy ra trường hợp hóa chất xâm nhập qua đường tiêu hóa khi hít phải các bụi hóa chất vào họng và nuốt nó. Khi hóa chất đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, một số hóa chất sẽ ngấm vào máu rồi đi khắp cơ thể ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như gan, thận … hoặc hệ thần kinh. Các dạng hóa chất xâm nhập vào cơ thể: trong quá trình lao động, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất dạng chất rắn, lỏng, bụi, hơi, khí, sợi, khói và sương. Đối với những hóa chất dạng rắn và lỏng, người lao động có thể nhận biết được. Nhưng đối với các hóa chất dạng bụi và sương người lao động chỉ phát hiện được khi chúng có kích thước hạt lớn, nồng độ cao. Các hóa chất dạng hơi và khí, người lao động thường không nhận biết được, trừ một số loại có mùi. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro khi tiếp xúc hóa chất: Mức độ độc của hóa chất: hóa chất càng độc, càng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề về sức khỏe, ngay cả với một lượng nhỏ. Tổ chức GHS đã phân loại mức độ độc của hóa chất thành 5 cấp độ. Khối lượng của hóa chất tiếp xúc: hóa chất xâm nhập vào cơ thể khối lượng càng lớn, mức độ nguy hiểm càng cao. Thời gian tiếp xúc hóa chất: thời gian tiếp xúc dai, mức độ nguy hiểm càng lớn. Thời gian tiếp xúc phải được xem xét cả thời gian tiếp xúc hàng ngày và thời gian thời gian lặp lại hàng tháng, hàng năm. Phản ứng hoặc tương tác với các hóa chất khác: một số hóa chất có thể kết hợp với nhau tạo thành một chất khác nguy hiểm hơn so với chất gốc ban đầu. Hoặc một số hóa chất xâm nhập vào cơ thể có thể kết hợp với một số thói quen 14 của người lao động (ví dụ hút thuốc) mà làm tăng mức độ nguy hiểm. Cá nhân người lao động (sức khỏe hiện tại, tuổi, giới tính, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú): do khả năng chịu đựng của người già và trẻ em hoặc phụ nữ mang thai thường yếu hơn so với người trưởng thành, nên mức độ nguy hiểm của hóa chất đối với đối tượng này thường cao hơn. Trên đây là những dữ liệu cơ bản cho việc đánh giá rủi ro tiếp xúc hóa chất. Nhưng trên thực tế, các dữ liệu này không phải có sẵn hoặc dễ dàng thu thập được.Trong thực tiễn xây dựng các ma trận xác định rủi ro liên quan đến tính mạng con người, một cách định tính, có thể được xác định dựa trên mức độ độc hại của hóa chất, khối lượng hóa chất người lao động tiếp xúc, đặc tính hóa lý như dạng rắn, lỏng hay khí, khả năng bay hơi… và cường độ tiếp xúc. Nguy cơ nguy hiểm: Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất - Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (viết tắt GHS) là hệ thống toàn cầu được xây đựng và thừa nhận bởi Liên Hợp Quốc.Hệ thống này được xây dựng để thay thế cho các hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất khác nhau giữa các quốc gia nhằm mục đích thống nhất phù hợp trên phạm vi toàn cầu. Việc phân loại sự nguy hiểm hóa chất theo tính độc, khả năng phản ứng cũng như tính chất vật lý của hóa chất theo GHS được phổ biến trên toàn cầu. Các dữ liệu về hóa chất được rất nhiều nước sử dụng trong quá trình đánh giá rủi ro liên quan đến hóa chất. 15 CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÁO HOA 2.1. Khái niệm về pháo hoa Trên thế giới, Pháo hoa được định nghĩa là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của ánh sáng đa dạng, hình khối phong phú, sinh động nhằm quy tụ cộng đồng trong những sinh hoạt văn hóa có tính tập thể, như: khai mạc, bế mạc, ngày lễ tết, giao thừa, lễ hội, chào mừng quốc khánh,… Hình 2.1. Hình ảnh pháo hoa trên bầu trời đêm và trong sân khấu (Nguồn: Internet) Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng pháo. Trong đó định nghĩa: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo hoa nổ, pháo hoa. Hình 2.2. Phân biệt giữa pháo hoa nổ và pháo hoa (Nguồn: QPVN) 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan