Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán bctc của doanh n...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán bctc của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam.

.PDF
169
195
143

Mô tả:

BỘ.GIÁO.DỤC.VÀ.ĐÀO.TẠO TRƯỜNG.ĐẠI.HỌC.KINH.TẾ.QUỐC.DÂN  NGÔ.THỊ.KIỀU TRANG NGHIÊN.CỨU.ĐÁNH.GIÁ.RỦI.RO.CÓ.SAI.SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA.DOANH.NGHIỆP.NIÊM.YẾT.TRÊN.THỊ.TRƯỜNG CHỨNG.KHOÁN.VIỆT.NAM Chuyên.ngành: Kế.toán (Kế toán.Kiểm.toán.và.phân.tích) Mã.số: 9340301 LUẬN.ÁN.TIẾN.SĨ.KINH.TẾ Người.hướng.dẫn.khoa.học: PGS.TS. NGUYỄN.THỊ.PHƯƠNG HOA HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận án Ngô Thị Kiều Trang ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo Sau Đại học, Viện Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Luận án. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, đã luôn luôn nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn cho NCS trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin được chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tác giả trong suốt quá trình hoàn thành Luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích trong việc cho ý kiến đánh giá vào bản khảo sát cũng như trong suốt quá trình thu thập dữ liệu khảo sát, phỏng vấn đối tượng. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận án Ngô Thị Kiều Trang iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH......................................................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................ 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 8 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 9 1.5 Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 9 1.6 Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 10 1.7 Kết cấu của luận án ........................................................................................ 11 Kết luận Chương 1 ........................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT ........................................................................................................................ 13 2.1 Đặc điểm báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết và yêu cầu về độ tin cậy của thông tin................................................................................................... 13 2.1.1 Đặc điểm báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết ............................ 13 2.1.2 Yêu cầu về độ tin cậy của thông tin .......................................................... 14 2.2 Sai sót và sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính ...................................... 15 2.2.1 Sai sót trong báo cáo tài chính .................................................................. 15 2.2.2. Sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính ................................................. 21 2.3 Rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính ....................................... 24 2.4 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của DNNY .................................................................................................................... 26 2.4.1. Mối quan hệ của các loại rủi ro kiểm toán................................................ 26 2.4.2 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán28 2.4.3 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .. 32 2.4.4. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ... 36 Kết luận Chương 2 ........................................................................................................... 38 Comment [TT1]: CẬP NHẬT LẠI MỤC LỤC GIÚP CHỊ iv CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........ 39 3.1. Khái quát chung về qui trình nghiên cứu ..................................................... 39 3.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 41 3.3 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 42 3.4 Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 44 3.5 Phương pháp khảo sát .................................................................................... 59 3.5.1 Xây dựng phiếu khảo sát và thang đo ....................................................... 59 3.5.2 Mẫu nghiên cứu và qui trình khảo sát ....................................................... 61 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 61 3.6.1. Thu thập số liệu từ Phiếu khảo sát ........................................................... 61 3.6.2 Phân tích thống kê mô tả .......................................................................... 62 3.6.3 Phân tích sự tin cậy thang đo .................................................................... 62 3.6.4 Phân tích khám phá nhân tố ...................................................................... 63 3.6.5 Phương pháp Phân tích hồi quy tương quan .............................................. 63 3.6.6 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm kiểm toán viên ............................... 63 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 65 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA DNNY TRÊN THỊ TRƯỜNG ...................................................... 66 CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................................................................... 66 4.1 Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ................................................................................................... 66 4.1.1 Điều kiện niêm yết của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................................................................. 66 4.1.2. Đặc điểm công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán BCTC của DNNY............................................................................................................... 68 4.1.3 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. .................................................................... 72 4.2 Kết quả khảo sát đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam. ....................................................................... 84 4.2.1 Mô tả đối tượng khảo sát .......................................................................... 84 4.2.2 Kiểm định sự tin cậy thang đo .................................................................. 85 4.3 Phân tích khám phá nhân tố EFA ................................................................. 91 4.3.1 Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................. 91 v 4.3.2 Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện ....................................... 93 4.3.3 Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn kết thúc kiểm toán ......................... 94 4.3.4 Phân tích cho biến phụ thuộc .................................................................... 94 4.4 Phân tích tương quan ..................................................................................... 95 4.5 Phân tích hồi quy ............................................................................................ 97 4.6 Đánh giá sự khác biệt giữa đặc điểm đối tượng khảo sát với đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ............................................................................................. 111 Kết luận chương 4 .......................................................................................................... 113 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DNNY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................... 114 5.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam ............................... 114 5.2. Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC trong DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. .......................... 115 5.2.1. Giải pháp trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................. 115 5.2.2. Giải pháp hoàn thiện đánh giá KSNB của DNNY .................................. 121 5.2.3. Hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. ....................................................................................................... 129 5.2.4. Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. ....................................................... 133 5.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp ......................................... 136 Kết luận chương 5 .......................................................................................................... 138 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................... 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 142 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 148 Comment [TT2]: Comment [TT3]: Comment [TT4]: vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt BCKQKD Viết đầy đủ Báo cáo kết quả kinh doanh BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BLĐ Ban lãnh đạo CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CMKT Chuẩn mực kế toán CTKT Công ty kiểm toán DNNY Doanh nghiệp niêm yết GDCK Giao dịch chứng khoán ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế KTV Kiểm toán viên SAS Chuẩn mực Kiểm toán Hoa Kỳ SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SPSS Phần mềm thống kê kinh tế SSTY Sai sót trọng yếu TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN VACPA VCSH VSA Ủy ban chứng khoán Nhà nước Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Vốn chủ sở hữu Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thang đo giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................................... 47 Bảng 3.2. Thang đo giai đoạn thực hiện kiểm toán..................................................... 53 Bảng 3.3. Thang đo giai đoạn kết thúc kiểm toán và biến phụ thuộc .......................... 57 Bảng 4.1. Điều kiện niêm yết của doanh nghiệp ........................................................ 66 Bảng 4.2. Số lượng DNNY qua các năm .................................................................... 68 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp của các công ty kiểm toán độc lập qua các năm ......... 69 Bảng 4.4. Những tiêu chí của CTKT được chấp thuận kiểm toán DNNY theo Quyết định Số 89/2007/QĐ -BTC. ...................................................................... 71 Bảng 4.5. Kiểm định tin cậy cho môi trường kiểm soát .............................................. 85 Bảng 4.6. Kiểm định tin cậy cho đánh giá rủi ro của doanh nghiệp ............................ 86 Bảng 4.7. Kiểm định tin cậy cho hoạt động kiểm soát ................................................ 86 Bảng 4.8. Kiểm định tin cậy cho hoạt động kiểm soát ................................................ 86 Bảng 4.9. Kiểm định tin cậy cho giám sát các kiểm soát MO ..................................... 87 Bảng 4.10. Kiểm định tin cậy cho hệ thống thông tin ................................................. 87 Bảng 4.11. Kiểm định tin cậy cho thương hiệu .......................................................... 87 Bảng 4.12. Kiểm định tin cậy cho đặc điểm ngành..................................................... 88 Bảng 4.13. Kiểm định tin cậy cho môi trường kinh tế ................................................ 88 Bảng 4.14. Kiểm định tin cậy cho áp lực bên thứ 3 .................................................... 88 Bảng 4.15. Kiểm định tin cậy cho HD ....................................................................... 89 Bảng 4.16. Kiểm định tin cậy cho NL ........................................................................ 89 Bảng 4.17. Kiểm định tin cậy cho KQ ....................................................................... 89 Bảng 4.18. Kiểm định tin cậy cho PR ........................................................................ 90 Bảng 4.19. Kiểm định tin cậy cho TH ........................................................................ 90 Bảng 4.20. Kiểm định tin cậy cho RSTT.................................................................... 90 Bảng 4.21. Kiểm định tin cậy cho R .......................................................................... 91 Bảng 4.22. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập ..................................................... 91 Bảng 4.23. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập giai đoạn thực hiện ...................... 93 Bảng 4.24. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập giai đoạn kết thúc kiểm toán ........ 94 Bảng 4.25. Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc ................................................. 94 Bảng 4.26. Ma trận tương quan .................................................................................. 95 Bảng 4.27. Kết quả hồi quy........................................................................................ 98 Bảng 4.28. Những tồn tại trong qui trình đánh giá rủi ro .......................................... 101 Bảng 4.29. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi theo spearman........................... 109 Bảng 4.31. Phân tích khác biệt về quy mô doanh nghiệp được kiểm toán ................ 111 Bảng 4.32. Phân tích khác biệt về lĩnh vực doanh nghiệp được kiểm toán ............... 112 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tam giác gian lận của Cressey (1953) ........................................................ 18 Hình 3.1. Đề xuất quy trình nghiên cứu ..................................................................... 39 Hình 3.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ........................................................... 43 Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................... 51 Hình 3.4. Mô hình nghiên cứu giai đoạn thực hiện..................................................... 55 Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu giai đoạn kết thúc kiểm toán ....................................... 58 Hình 4.1. Mức độ tác động của các nhân tố.............................................................. 105 Hình 4.2. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histgram ............................................. 106 Hình 4.3. Quy tắc kiểm định d của Durbin - Watson ................................................ 108 Hình 5.1. Qui trình đánh giá RR có SSTY ............................................................... 116 Hình 5.2. Qui trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ............................................ 117 Hình 5.3: Mô hình tổ chức của doanh nghiệp theo cơ cấu chức năng ....................... 123 Hình 5.4: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sản xuất theo cơ cấu chức năng............ 124 Hình 5.5: Mô hình tổ chức của doanh nghiệp theo cơ cấu sản phẩm ........................ 125 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kiểm toán là một vấn đề được cả xã hội quan tâm và đặt niềm tin, do vậy yêu cầu của xã hội đối với kiểm toán ngày càng cao đòi hỏi KTV, công ty kiểm toán cần hoàn thiện cả về năng lực chuyên môn cũng như dịch vụ kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là căn cứ để bên thứ ba tìm kiếm thông tin, đưa ra quyết định đầu tư của mình. Theo qui định tại điều 37 luật kiểm toán độc lập ngày 29/3/2017 và điều 15 của nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/2/2012 hướng dẫn luật kiểm toán độc lập thì công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán là một trong những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán. Bởi đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực còn mới tại thị trường Việt Nam nên những qui định, hướng dẫn, luật, chính sách về chứng khoán còn nhiều hạn chế do vậy báo cáo kiểm toán của DNNY được coi là một trong những căn cứ quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định. Tính minh bạch, tính trung thực trong thông tin tài chính đóng vai trò quan trọng để ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội. Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu mở rộng về qui mô, lĩnh vực kinh doanh... của các doanh nghiệp ngày càng tăng, nên sự phức tạp về kế toán, kiểm toán tại các DNNY cũng nhiều hơn. Do vậy, KTV cũng khó phát hiện được gian lận trong BCTC của DNNY, ý kiến của KTV về BCTC được kiểm toán không chính xác, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng thông tin BCTC của DNNY. Trên thế giới, sự sụp đổ của tập đoàn Năng lượng Enron (năm 2001), Worldcom (năm 2002), tập đoàn Tyco International (năm 2004), Peregrine Systems, Olympus - tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản (năm 2012), tập đoàn Health South của Mỹ (năm 2003)... có nguyên nhân từ việc gian lận BCTC, tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng kiểm toán công ty kiểm toán không phát hiện được những SSTY từ những gian lận BCTC nên đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC thiếu chính xác, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngưởi sử dụng BCTC và uy tín của công ty kiểm toán. Hãng kiểm toán Arthur Anderson khi thực hiện hợp đồng kiểm toán tại tập đoàn Năng lượng Enron không đánh giá đúng về mức sai lệch 51 triệu USD được cho là không trọng yếu (trong tổng lợi nhuận 105 triệu USD), khi vụ việc gian lận của tập đoàn Năng lượng Enron bị phát hiện và phá sản thì hãng kiểm toán Arthur Anderson cũng bị phá sản do mất uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng và những đối tượng quan tâm. Ở Việt Nam, DNNY gian lận trong lập BCTC: công ty Dược viễn Đông hay CTCK SME, công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết...tuy nhiên khi kiểm toán BCTC, KTV không phát hiện ra sai sót trọng yếu từ 2 gian lận trong lập BCTC nên đưa ra kết luận kiểm toán về BCTC không chính xác. Nguyên nhân KTV đánh giá thiếu chính xác rủi ro có SSTY trong quá trình kiểm toán BCTC do: trong quá trình kiểm toán, KTV thường gặp khó khăn trong việc áp dụng những thủ tục kiểm toán để phát hiện RR có SSTY trong kiểm toán BCTC (Dikmen, 2010; Porter & Cameron, 1987; Coderre, 1999), sự thiếu trung thực từ nhà quản lý khi đưa ra thông báo về BCTC với mục đích duy trì giá cổ phiếu, danh tiếng của doanh nghiệp (Jensen & Meckly, 1976), bên cạnh đó, công ty kiểm toán chưa chú trọng đến đánh giá RRKS, RRTT, đánh giá KSNB của DNNY chủ yếu dựa trên kinh nghiệm ý kiến chủ quan của KTV, áp lực về thời gian hoàn thành công việc của KTV.. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200- mục đích của kiểm toán BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng BCTC, thông qua việc KTV đưa ra ý kiến về BCTC có được lập trên các khía cạnh trọng yếu phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không [VSA 200]. Mặt khác, công ty kiểm toán muốn tồn tại và phát triển còn chịu nhiều áp lực về doanh thu, thời gian, sự cạnh tranh vì vậy, chất lượng và thời gian cuộc kiểm toán có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn của khách hàng đối với công ty kiểm toán. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán có vai trò quan trọng không chỉ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà còn trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc kiểm toán. Đây là phần việc quan trọng và chiếm nhiều thời gian vì vậy, việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC một cách hợp lý, khoa học cần được các công ty kiểm toán quan tâm và giám sát trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiểm toán BCTC được công bố. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào lĩnh vực đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong cả 3 giai đoạn kiểm toán: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán trong DNNY trên TTCK Việt Nam. Do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài cho Luận án tiến sĩ của mình là:" Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam". 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Trên thế giới và Việt Nam có nhiều nghiên cứu về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì chưa có nghiên cứu chính thức nào về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của các DNNY trên TT CK Việt Nam. 3 Trên thế giới Nghiên cứu của Norman & cộng sự chỉ ra ảnh hưởng đặc điểm của ban KSNB đến sự tin cậy của BCTC, sai sót trong BCTC (Norman & cộng sự, 2011). Nguy cơ xảy ra sai sót trọng yếu có thể từ nguyên nhân RRTT và RRKS. Về tính chất, sai sót trọng yếu có thể do sai sót hay gian lận. Nghiên cứu về gian lận trong BCTC đầu tiên phải kể đến là công trình của Rommey & cộng sự (1980), đã đưa ra 87 dấu hiệu báo động đỏ (Red Flags) để dự báo về gian lận. Tiếp đó, tác giả Albrecht & Rommey đã sử dụng những dấu hiệu dự báo để nghiên cứu về gian lận. Những nghiên cứu đã đưa ra kết luận về các dấu hiệu trên có ý nghĩa trong tiên đoán gian lận và tính chính trực của Ban giám đốc. Nghiên cứu của Loebbecke& cộng sự (1989) đã đưa ra mô hình tiên đoán về rủi ro có sai sót xảy ra do gian lận. Nghiên cứu Bell & Carcello (2000), Nieschwitz & cộng sự (2000), Wilks & Zimbleman (2004) cho thấy về mô hình của Loebbecke & cộng sự khá hữu hiệu trong việc phát hiện gian lận trong BCTC. Nghiên cứu về sai sót trọng yếu trong BCTC thường xảy ra đối với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Tiêu biểu cho lĩnh vực nghiên cứu này là tác giả Mock và Wright (1993); Kreutzfeldt và Wallace (1986); Wright và Ashton (1989); Albrecht& Zimbleman (2009); Beclard (1989); Waller (1993); Schultz, Bierstaker& O'Donnell (2010); Brazel và cộng sự (2009). Những nghiên cứu này chỉ ra tần suất xảy ra sai sót trọng yếu của các chỉ tiêu doanh thu, phải thu khách hàng và hàng tồn kho, hàng hóa cao hơn so với những chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán. Một trong những nguyên nhân của RR có SSTY trong BCTC là từ phía nhà quản lý. Việc cố ý che dấu để gây khó khăn cho việc phát hiện những sai sót trọng yếu (Jensen &Meckling, 1976) do luôn tìm biện pháp để tránh thiệt hại về tài sản cá nhân và uy tín của nhà quản lý (Kothari Shu& Wysucki, 2009) hay sai sót trọng yếu được phát hiện khi DN bị phá sản (Ettridge & cộng sự, 2010; Palmrose, Richardson và Scholz, 2004; Anderson & Yohn, 2002; Kinney & McDaniel, 1989; Srinivasan, 2005). Phương thức quản lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra SSTY (Behn và Riley, 1999; Lundholm &McVay, 2008; Riley, Preason &Trompeter, 2003). Trong kết quả nghiên cứu của Qian Song (2011), trình bày ứng dụng hệ thống DSS để phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua việc nhận diện các rủi ro có sai sót trọng yếu căn cứ vào thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị khách hàng trình bày trên các báo cáo. Nghiên cứu của Marsha Kay Bradford Keune (2010) đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và tập trung vào biểu hiện gian lận của các tài khoản doanh thu, 4 tài khoản phải thu và tài khoản hàng tồn kho. So với những nghiên cứu trước chỉ nghiên cứu về một tài khoản có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu xuất phát từ gian lận, nghiên cứu này đã mở rộng ra nhiều tài khoản có khả năng có gian lận. Nghiên cứu về dự báo gian lận báo cáo tài chính là các nghiên cứu sử dụng mô hình dồn tích có điều chỉnh như nghiên cứu của DeAngelo (1986), tiếp đó là nghiên cứu của Friedlan (1994), Healy (1985), Jones (1991) ngày càng hoàn thiện mô hình. Các nghiên cứu sử dụng mô hình có điều chỉnh dựa trên các tiêu chuẩn và quy định về mức trích trước, mô hình dồn tích có điều chỉnh là công cụ nhằm phát hiện khả năng gian lận trong báo cáo tài chính nếu thấy có sự chênh lệch bất thường giữa số được báo cáo và số dự kiến. Nghiên cứu của DeAngelo (1986), Friedlan (1994) và Jones (1991) đã tập trung nghiên cứu vào việc nhà quản lý điều chỉnh doanh thu thông qua điều chỉnh các biến kế toán dồn tích. Nghiên cứu của Beneish (1999) là nghiên đầu tiên về vấn đề xây dựng mô hình dự đoán khả năng gian lận báo cáo tài chính (gọi là tỷ số M-Score) nhằm mục đích giúp KTV, các nhà đầu tư đánh giá có hay không khả năng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Mô hình Beneish về việc phát hiện các công ty có khả năng gian lận báo cáo tài chính có xác suất dự đoán đúng đến 76%. Mô hình Beneish đã giúp sinh viên trường đại học Cornell phát hiện gian lận của công ty Enron trước một năm thời điểm công ty này phá sản trong khi kiểm toán không phát hiện ra. Áp dụng mô hình Beneish trong phát hiện sai sót có trọng yếu được chia thành hai nhóm: +) Nhóm 1: Là nhóm các biến giúp nhận diện sai sót trọng yếu +) Nhóm 2: Là nhóm phản ánh động cơ xuất hiện sai sót trọng yếu. Mô hình Beneish áp dụng vào phát hiện sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính được mô tả như sau: Mi = β * Xi + ε Trong đó: Mi: Có sai sót trọng yếu hay không β: Hệ số đo lường mức độ biến động của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. ε: Sai số ước lượng Xi được thể hiện qua 8 biến độc lập (biến giải thích): 5 DSRI: Chỉ số phải thu khách hàng so với doanh thu GMI: Chỉ số tỷ lệ lãi gộp AQI: Chỉ số chất lượng tài sản SGI: Chỉ số tăng trưởng doanh thu bán hàng DEPI: Chỉ số tỷ lệ khấu hao SGAI: Chỉ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp LVGI: Chỉ số đòn bẩy tài chính TATA: Chỉ số biến dồn tích accruals so với tổng tài sản Dựa trên nghiên cứu của Beneish về sử dụng mô hình M-sore tác giả Burcu Dikmen và Guray Kucukkocaoglu (2005) đã phát triển một mô hình nhằm phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu BCTC được công bố của 126 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mô hình của Burcu Dikmen và Guray Kucukkocaoglu đã phát hiện thêm hai biến là chỉ số hàng tồn kho (DINV) và chỉ số chi phí tài chính (FEI) so với mô hình gốc. Độ chính xác so sánh với kết quả được công bố bởi Ủy ban Chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ (Capital Markets Board of Turkey) và mô hình của Burcu Dikmen và Guray Kucukkocaoglu dự báo đúng 81% công ty bị điều chỉnh thu nhập và 65% công ty không bị điều chỉnh. Nghiên cứu của Marinakis (2011) dựa trên mô hình nghiên cứu của Beneish và có phát hiện thêm 3 biến nghiên cứu bao gồm: EFTAXI – Chỉ số tỷ lệ thuế suất hiệu quả, DIRAI – chỉ số đãi ngộ cho các giám đốc trên tổng tài sản, AUDI – Chỉ số thù lao kiểm toán đối với tổng tài sản. Mô hình nghiên cứu của Marinakis có độ chính xác các công ty có hành vi gian lận báo cáo tài chính cao hơn mô hình nghiên cứu của Beneish là 10%. Mô hình nghiên cứu F- sore của Dechow và các cộng sự (2011) nghiên cứu đối với 2190 công ty niêm yết trong giai đoạn 1982-2005. Mô hình nghiên cứu F-score với 3 mô hình: Mô hình 1: Sử dụng các biến số thu thập từ báo cáo tài chính, bao gồm biến kế toán dồn tích (rsst), sự thay đổi khoản phải thu khách hàng (∆recv), thay đổi hàng tồn kho (∆inv), tài sản ngắn hạn (softassets), sự thay đổi tiền trong doanh thu (∆cs), sự thay đổi tỷ suất sinh lợi tài sản (∆roa) và biến giả issue bằng 1 nếu năm đó công ty phát hành cổ phiếu bằng 0 nếu không phát hành (issue): 6 F-score 1= - 7,893 + 0,790sst + 2,158∆recv + 1,19∆inv + 1,970softassets +0,171∆cs ± 0,932∆roa + 1,029 issue Mô hình 2: Sử dụng các biến từ mô hình 1 đồng thời thêm các biến phi tài chính và ngoài bảng cân đối là ∆emp sự thay đổi số lượng nhân viên và biến giả leasedum bằng 1 khi có cho thuê hoạt động, bằng 0 khi không cho thuê hoạt động: F-score 2= - 8,252 + 0,665sst + 2,457∆recv + 1,393∆inv + 2,011softassets + 0,159∆cs – 1,029∆roa + 0,983issue – 0,150∆emp + ,419leasedum Mô hình 3: Gồm các biến ở mô hình 2 và thêm các biến đo lường thị trường: tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo thị trường trong hiện tại rett và độ trễ của chính biến này rett-1 F-score 3= - 7,966 + 0,909sst + 1,731∆recv + 1,447∆inv + 2,265softassets + 0,160∆cs – 1,455∆roa + 0,653issue – 0,121∆emp + 0,345leasedum + 0,082 rett + 0,098 rett-1 Với mô hình F-score, Dechow và các cộng sự (2009) đã đưa ra kết luận F – score lớn hơn 1 đồng nghĩa với khả năng cao các công ty có gian lận báo cáo tài chính và điều chỉnh doanh thu. Sau khi thực hiện kiểm toán, các kết luận của mô hình Fscore 1 dự báo đúng 65,9%, F- sore 2 là 65,78% và 63,36% đối với F– score3. Sau khi hệ thống những nghiên cứu về rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC thì tác giả có một số kết luận như sau: Những sai sót trọng yếu trên BCĐKT khi thực hiện kiểm toán thường tập trung vào các chỉ tiêu như: Doanh thu, hàng tồn kho, phải thu khách hàng... mà nguyên nhân là do đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến những chỉ tiêu này so với các chỉ tiêu khác trên BCĐKT. Khi thực hiện kiểm toán và tiến hành thu thập Bằng chứng kiểm toán để đánh giá những rủi ro có sai sót trọng yếu, KTV gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục kiểm toán, khó khăn khi đánh giá sai sót có phải là sai sót trọng yếu hay không (W.Robert Knechel (2006), hay việc áp dụng thiếu linh hoạt kỹ thuật kiểm toán của KTV cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (Oentland, 1993). Bên cạnh đó, KTV vi phạm nguyên tắc độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán khi KTV vừa tiến hành đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua đánh giá về rủi ro kinh doanh, mặt khác KTV lại trở thành nhà tư vấn của chính khách thể kiểm toán (Zeff, 2003). Điều này gây ra khó khăn cho KTV khi khách hàng kiểm toán cho rằng KTV đang làm tăng giá trị lợi nhuận cho đơn vị và gây trở ngại cho KTV khi 7 hình thành ý kiến về BCTC được thực hiện kiểm toán. Tiếp nữa là khó khăn về mở rộng phạm vi kiểm toán khi cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán (Humphrey và cộng sự, 2004; Power, 2003) do KTV cần tiếp cận với nhiều đối tượng của đơn vị được kiểm toán ngoài kế toán như: phòng ban, phân xưởng sản xuất... mà những vấn đề này đòi hỏi kinh nghiệm của KTV nên chính điều này trở thành áp lực cho KTV và gây ra khó khăn cho phát hiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam. Sai sót trọng yếu được bàn luận nhiều nhưng chủ yếu chỉ ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đoàn Thanh Nga (2011), Nguyễn Thị Mỹ (2012), Bùi Thị Thủy (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán thông qua kiểm toán BCTC, qua khảo sát thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán chưa được các KTV quan tâm nên còn nhiều sai phạm trong ý kiến kiểm toán của KTV. Phan Thanh Hải (2013) nghiên cứu chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn mới về mô hình tổ chức hoạt động kiểm toán độc lập, bao gồm 2 yếu tố là cấu trúc và cơ chế vận hành xét trên góc độ vi mô và vĩ mô đến ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của kiểm toán. Về mặt cấu trúc: mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có mức độ khác nhau. Ảnh hưởng nhiều nhất là quy mô của doanh nghiệp kiểm toán, quản trị bên trong doanh nghiệp kiểm toán, năng lực chất lượng của nhà quản lý nhân viên và kiểm toán viên. Về cơ chế vận hành: là cơ sở của đối tượng sử dụng, của khách thể kiểm toán, bên thứ ba sử dụng kết quả của cuộc kiểm toán. Nghiên cứu đề xuất giải pháp đánh giá chất lượng kiểm toán dựa theo quan điểm phát hiện và báo cáo những SSTY trong BCTC. Nghiên cứu về rủi ro có sai sót trọng yếu của tác giả Mạn Đình (2010) đề xuất giải pháp về vấn đề nâng cao chất lượng kiểm toán đối với DNNY là kiểm soát bên trong và kiểm soát bên ngoài, bên cạnh kiểm soát do bản thân doanh nghiệp kiểm toán thì còn có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014) đánh giá sai sót trọng yếu căn cứ theo VSA 240 và áp dụng tam giác gian lận trong việc phát hiện, đưa ra những dự báo về sai sót trọng yếu từ gian lận trong các DNNY tại Việt Nam. Ngô Thị Thu Hà (2007), Lý Trần Kim Ngân (2011), Nguyễn Thị Hương Giang (2013), Lê Nguyễn Thế Cường (2013) nghiên cứu về đánh giá rủi ro có gian lận và thiết kế về thủ tục kiểm toán BCTC, đã đưa ra một số bước cơ bản của đánh 8 giá rủi ro có gian lận và phản ứng của KTV đối với rủi ro có gian lận, và đánh giá về chương trình kiểm toán mẫu trong việc phát hiện gian lận. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ về đánh giá rủi ro có gian lận cũng như cách xử lý của KTV thay đổi chương trình kiểm toán. Mô hình Beneish áp dụng tại Việt Nam được nhóm Nguyễn Công Phượng và Nguyễn Trần Nguyên Trân (2004) tiến hành thực hiện nghiên cứu với 30 công ty có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính năm 2012 do kiểm toán phát hiện và công bố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình dự đoán đúng với xác suất 53,33% khả năng phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính của công ty. Do đó, mô hình của Beneish có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho các kiểm toán viên để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Tóm lại, những nghiên cứu về rủi ro có sai sót trọng yếu được thể hiện trên các khía cạnh: Nghiên cứu đưa ra giải pháp hạn chế sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính bằng cách áp dụng các mô hình đánh giá sai sót trọng yếu. Sai sót trọng yếu được các tác giả đánh giá thông qua áp dụng chuẩn mực kiểm toán VSA 240 và tam giác gian lận, hay đánh giá về rủi ro trong HTKSNB. Thực trạng các công ty kiểm toán độc lập chưa quan tâm đến đánh giá sai sót trọng yếu, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán, tuy nhiên các nghiên cứu chưa trình bày những nhận diện có thể ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Mặt khác, những nghiên cứu chủ yếu đánh giá sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch mà chưa chú trọng đánh giá sai sót trọng yếu trong cả quá trình kiểm toán. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn kiểm toán: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn kiểm toán. Xác định chiều hướng tác động (thuận chiều/ngược chiều) của các nhân tố làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có SSTY trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. 9 Phân tích về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY. Đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn kiểm toán: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán như thế nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn kiểm toán? Câu hỏi 3: Chiều hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán như thế nào? Câu hỏi 4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trong 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán? Câu hỏi 5: Giải pháp nào giúp công ty kiểm toán kiểm soát tốt các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam? 1.5 Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Nội dung nghiên cứu: Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính trong 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Xác định phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá RR có SSTY trong kiểm 10 toán BCTC của DNNY. Thiết lập mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của DNNY. Đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về đánh giá RR có SSTY trong kiểm toán BCTC trong các DNNY trên TTCK Việt Nam. Về mặt thực tế, thực trạng đánh giá RR có SSTY trong kiểm toán BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam. Khuyến nghị giải pháp đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam. b. Đối tượng nghiên cứu: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đánh giá RR có SSTY trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam trong 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán của KTV. c. Phạm vi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập được ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định được thực hiện kiểm toán các công ty niêm yết như: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt, Công ty Kiểm toán VaCo, Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt... 1.6 Những đóng góp mới của luận án Luận án hướng đến những đóng góp chính sau: Một là, Cụ thể hóa lý luận cơ bản về rủi ro có sai sót trọng yếu và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC ở cả 3 giai đoạn của kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK, làm phong phú hơn lý luận về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Hai là, Điều tra, phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam. Từ đó, Luận án rút ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế. Ba là, Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất giải pháp cụ thể về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam. 11 1.7 Kết cấu của luận án Luận án gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam. Chương 5: Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan