Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá mức độ mẫn cảm của sâu tơ (plutella xylostella) đối với một ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ mẫn cảm của sâu tơ (plutella xylostella) đối với một số loại thuốc đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

.PDF
118
2
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ HOÀNG QUÝ CƯỜNG NGHIÊN CỨU ðÁNH GIÁ MỨC ðỘ MẪN CẢM CỦA SÂU TƠ (Plutella xylostella) ðỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI THUỐC ðANG ðƯỢC SỬ DỤNG TRÊN ðỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số: 60. 62. 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Viên TS. Tào Minh Tuấn HÀ NỘI, 20111 Lời cam ñoan Tôi xin cam ñoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa ñược sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñược ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hoàng Quý Cường Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. i Lời cảm ơn Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp ñỡ, ñộng viên của bạn bè và gia ñình. Với tất cả tấm lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Viên, TS. Tào Minh Tuấn người ñã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp ñỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành ñề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn Bệnh cây Khoa Nông học và Viện ñào tạo Sau ñại học-Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã có sự giúp ñỡ quý báu trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn KS. Phan Văn Trực, KS. Nguyễn Văn Bộ, KS. Phan Thị Minh Thùy và các ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện ñề tài. Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của các ñồng chí Trưởng trạm BVTV, lãnh ñạo ñịa phương và bà con nông dân nơi tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình ñến tất cả các bạn bè, người thân và gia ñình ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Vĩnh Phúc, ngày.....tháng......năm 2011 Học viên Hoàng Quý Cường Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. ii MỤC LỤC Lời cam ñoan………………………………………………………………….i Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii Mục lục………………………………………………………………………iii Danh mục bảng………………………………………………………………vi Danh mục hình và ñồ thị…………………………………………………….vii Danh mục viết tắt…………………………………………………………...viii 1. MỞ ðẦU........................................................................................... 65 1.1. ðặt vấn ñề............................................................................................ 1 1.2 Mục ñích của ñề tài ............................................................................. 2 1.2.1 Mục ñích.............................................................................................. 2 1.2.2 Yêu cầu................................................................................................ 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 3 2.1 Tình hình côn trùng kháng thuốc hiện nay ......................................... 3 2.2 Một số khái niệm về tính kháng thuốc................................................ 4 2.2.1 Khái niệm về tính kháng thuốc (Resistance) ...................................... 4 2.2.2 Các cơ chế kháng thuốc trừ sâu của côn trùng ................................... 6 2.2.3 Phương pháp ñánh giá tính kháng....................................................... 9 2.3 Các nghiên cứu về sâu tơ .................................................................... 9 2.3.1 Tên gọi................................................................................................. 9 2.3.2 Phân bố và ký chủ ............................................................................... 9 2.3.3 ðặc ñiểm hình thái và sinh học......................................................... 10 2.3.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại.................................................. 11 2.3.5 Yếu tố ảnh hưởng ñến mật số............................................................ 12 2.4 Tình hình nghiên cứu tính kháng TTS ở côn trùng và sâu tơ P.xylostella. ....................................................................................... 12 2.4.1. Trên thế giới ...................................................................................... 12 2.4.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 13 2.5 ðặc ñiểm tính kháng thuốc trừ sâu của sâu tơ .................................. 15 2.5.1. Nhóm TTS lân hữu cơ (OP).............................................................. 17 2.5.2. Nhóm TTS Pyrethroid (Pyr) tổng hợp .............................................. 19 2.5.3. Nhóm TTS ñiều hoà sinh trưởng (IGR)............................................ 20 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. iii 2.5.4. 2.5.5. 3. 3.1 3.1.1 3.1.2. 3.2. 3.3 3.3.1 3.3.2 4. 4.1. 4.1.1. Nhóm TTS Carbamat (Car)............................................................... 21 Nhóm TTS sinh học B.thuringgiensis............................................... 22 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 23 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 23 ðịa ñiểm ............................................................................................ 23 Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 23 ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu....................................... 23 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................. 25 Nội dung nghiên cứu......................................................................... 25 Phương pháp nghiên cứu................................................................... 25 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 30 Diễn biến mật ñộ sâu tơ ở các ñịa ñiểm nghiên cứu. ........................ 30 Diễn biến mật ñộ sâu tơ trên bắp cải tại xã Tiền Châu thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. ................................................................................ 31 4.1.2. Diễn biến mật ñộ sâu tơ trên bắp cải tại thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc.................................................................................. 32 4.1.3. Diễn biến mật ñộ sâu tơ trên bắp cải tại xã Vân Hội huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc............................................................................. 33 4.2. ðiều tra tình hình sử dụng TTS trên rau HTT tại 3 ñịa ñiểm nghiên cứu.35 4.2.1 Tình hình sử dụng thuốc tại các ñịa ñiểm nghiên cứu ...................... 35 4.2.2 Phương thức sử dụng TTS ................................................................ 40 4.2.3 . Tần suất phun và số lần phun TTS của nông dân trên rau HTT....... 41 4.3. MỨC ðỘ MẪN CẢM CỦA CÁC QT SÂU TƠ VỚI MỘT SỐ TTS....43 4.3.1. ðánh giá mức ñộ mẫn cảm của sâu tơ ñầu tuổi 2 ở các QT với một số TTS..43 4.4. ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA 5 LOẠI TTS THÍ NGHIỆM TẠI 3 ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU. ............................................................. 51 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................... 56 I. KẾT LUẬN ....................................................................................... 56 II. ðỀ NGHỊ........................................................................................... 57 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình kháng thuốc của sâu tơ với các nhóm TTS.....................14 Bảng 1.2. Một vài ñặc ñiểm tính kháng của sâu tơ với một số TTS................16 Bảng 1.3. Tóm tắt ñặc ñiểm tính kháng TTS của sâu tơ..................................17 Bảng 1.4: ðặc tính của 05 loại thuốc trừ sâu thí nghiệm:................................24 Bảng 4.1. Diễn biến mật ñộ sâu tơ trên bắp cải tại xã Tiền Châu thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc .......................................................................31 Bảng 4.2. Diễn biến mật ñộ sâu tơ trên bắp cải tại thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc,Vĩnh Phúc ..........................................................................32 Bảng 4.3. Diễn biến mật ñộ sâu tơ trên bắp cải tại xã Vân Hội huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc............................................................................33 Bảng 4.4: Các nhóm thuốc và hoạt chất trừ sâu ñược sử dụng trên rau tại 3 ñịa ñiểm nghiên cứu vụ ðông năm 2010 ......................................36 Bảng 4.5 Tỷ lệ % hộ nông dân sử dụng TTS dạng hỗn hợp và ñơn lẻ tại các ñịa ñiểm nghiên cứu:..................................................................40 Bảng 4.6. Tần suất phun và số lần phun TTS trong một vụ ............................42 Bảng 4.7: Mức ñộ mẫn cảm của các quần thể nghiên cứu ñối với thuốc Sherpa 25 EC....................................................................................44 Bảng 4.8: Mức ñộ mẫn cảm của các quần thể nghiên cứu ñối với thuốc Match 050 ND..................................................................................45 Bảng 4.9 : Mức ñộ mẫn cảm của các quần thể nghiên cứu ñối với thuốc Delfin 32 WG...................................................................................47 Bảng 5.0 : Mức ñộ mẫn cảm của các quần thể nghiên cứu ñối với thuốc Pegasus 500 SC ................................................................................48 Bảng 5.1 : Mức ñộ mẫn cảm của các quần thể nghiên cứu ñối với thuốc Ammate 150 SC ...............................................................................50 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. v Bảng 5.12a Ảnh hưởng của 5 loại thuốc trừ sâu ñến mật ñộ ở quần thể sâu tơ cải bắp tại xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................................52 Bảng 5.12b Hiệu lực phòng trừ sâu tơ hại bắp cải của 5 loại thuốc trừ sâu thử nghiệm tại xã Tiền Châu thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.......52 Bảng 5.13a Ảnh hưởng của 5 loại thuốc trừ sâu ñến mật ñộ ở quần thể sâu tơ cải bắp tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................................53 Bảng 5.13b Hiệu lực phòng trừ sâu tơ hại bắp cải của 5 loại thuốc trừ sâu thử nghiệm tại thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................................53 Bảng 5.14a Ảnh hưởng của 5 loại thuốc trừ sâu ñến mật ñộ ở quần thể sâu tơ cải bắp tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................................54 Bảng 5.14b Hiệu lực phòng trừ sâu tơ hại bắp cải của 5 loại thuốc trừ sâu tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. ......................55 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Triệu trứng gây hại của sâu tơ.......................................................... 12 Hình 3.3: Thu mẫu trên ñồng ruộng................................................................ 26 Hình 3.4 Thí nghiệm xác ñịnh mức ñộ mẫn cảm............................................ 27 Hình 3.5. Thí nghiệm các nồng ñộ thuốc khác nhau ...................................... 28 Hình 3.6. Theo dõi tỷ lệ sâu chết .................................................................... 29 Hình 4.3: Tỷ lệ % hộ nông dân sử dụng các nhóm thuốc trừ sâu trên rau tại Phúc Yên vụ ðông Xuân 2010-2011............................................. 37 Hình 4.4: Tỷ lệ % hộ nông dân sử dụng các nhóm thuốc trừ sâu trên rau tại Yên Lạc vụ ðông Xuân 2010-2011 .........................................................38 Hình 4.5: Tỷ lệ % hộ nông dân sử dụng các nhóm thuốc trừ sâu trên rau tại Tam Dương vụ ðông Xuân 2010-2011 ..................................................39 Hình 4.6: Bố trí thí nghiệm thử thuốc trên ñồng ruộng .................................. 51 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AchE Acetylcholin esterase BVTV Bảo vệ thực vật DBM Diamond back Month CF Correction factor Car Thuốc trừ sâu Carbamte EST Esterase FAO Food and agriculture organization of the United nationals GABA Gamma amio butyric axit GSTs Glutation-S - Transferases IRRI International rice research institute IRG Insect Growth Regulator LC50 Lethal concentration 50 LC95 Lethal concentration 95 LKC Liều khuyến cáo NSP Ngày sau phun NXB Nhà xuất bản nAChRs Nicotinic acetylcholine OP Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ Pyr Pyrethroid PY Phúc Yên QT Quần thể Ri Resistance index TTS Thuốc trừ sâu TTS OP Thuốc trừ sâu lân hữu cơ TTS Bt Thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis TD Tam Dương TT Thị trấn YL Yên Lạc Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. viii 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn ñề Sản xuất rau mang lại lợi ích kinh tế lớn cho nhiều vùng nông thôn ở nước ta. Việc mở rộng diện tích trồng rau cũng như thâm canh ngày càng cao ở một số vùng ñã làm cho một số loài sâu hại ngày càng phát triển mạnh, sự phát sinh của dịch hại ngày một gia tăng. Trên rau có rất nhiều loài sâu bệnh gây hại như: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, rệp, bệnh sương mai, bệnh lở cổ rễ... ðể bảo vệ cây rau, người trồng rau ñã dùng nhiều biện pháp khác nhau nhưng chủ yếu vẫn dựa vào biện pháp sử dụng thuốc hóa học là chính. ðặc biệt ở những vùng chuyên canh rau người nông dân ñã sử dụng một lượng lớn thuốc hoá học với việc dùng tràn lan, liên tục. Thực trạng việc sử dụng thuốc hóa học trên rau một cách thiếu hiểu biết ñã và ñang gây nên những tác hại khôn lường, làm phá vỡ mối cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, ñể lại dư lượng cao trong nông sản, làm tăng tính chống thuốc của các loài sâu hại, làm cho một số loài sâu hại trước ñây là sâu hại thứ yếu nay trở thành loài sâu hại chủ yếu. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau ở nước ta ñã lên tới mức ñáng báo ñộng, người dân sử dụng thuốc một cách tùy tiện, không theo sự chỉ dẫn của các loại thuốc, nhiều khi tăng nồng ñộ gấp 2-3 lần so với liều khuyến cáo, thu hoạch sản phẩm không ñảm bảo thời gian cách ly dẫn ñến tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau cao, ñặc biệt là dưa chuột, ñậu ñỗ và rau ăn lá. Thực tế ñang ñòi hỏi chúng ta cần có sự ñánh giá ñúng ñắn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở vùng trồng rau và có những nghiên cứu kịp thời giúp người trồng rau sử dụng ñúng thuốc, ñúng ñối tượng và ñúng lúc, ñúng thời ñiểm. Các tài liệu cho thấy sâu tơ Plutella xylostella từ lâu ñời ñã trở thành sâu hại chính trên nhiều loại rau họ thập tự..., trên thế giới cũng như Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 1 vậy, ñặc tính của sâu tơ ăn ở bên dưới mặt lá, có tốc ñộ sinh sản cao làm thiệt hại ñáng kể ñến năng suất và phẩm chất rau. Biện pháp phòng trừ sâu tơ hại rau ñược sử dụng chủ yếu hiện nay là phun thuốc hóa học. Ở nước ta, việc nghiên cứu tính mẫn cảm của sâu tơ hại rau và ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học ñến sự phát sinh và phát triển của chúng còn ít. ðể có cơ sở ñề xuất, chọn lựa một số loại thuốc phòng trừ sâu tơ hại rau một cách hữu hiệu, ñáp ứng phần nào yêu cầu của thực tế sản xuất, chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ñánh giá sự mẫn cảm của sâu tơ (Plutella xylostella) với một số loại thuốc ñang ñược sử dụng trên ñịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. 1.2 Mục ñích của ñề tài 1.2.1 Mục ñích ðề tài nhằm ñánh giá mức ñộ mẫn cảm của sâu tơ với một số loại thuốc trừ sâu của sâu tơ Plutella xylostella gây hại trên bắp cải ở ba quần thể nghiên cứu trên ñịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ ñó tạo cơ sở khoa học cho việc ñề xuất biện pháp phòng trừ sâu tơ ñạt hiệu quả kinh tế và an toàn cho môi trường. 1.2.2 Yêu cầu 1. ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu tơ gây hại trên bắp cải ở ba quần thể nghiên cứu. 2. ðiều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên rau của các hộ nông dân tại ba ñịa ñiểm nghiên cứu. 3. ðánh giá mức ñộ mẫn cảm của sâu tơ với 5 loại thuốc trừ sâu thuộc các nhóm hoạt chất khác nhau với sâu tơ tuổi 2 tại 3 quần thể xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên; thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc; xã Vân Hội, huyện Tam Dương vào tháng 01, 03/2010. 4. ðánh giá hiệu lực 05 loại thuốc trừ sâu trên ñối với sâu tơ ở 3 quần thể nghiên cứu. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình côn trùng kháng thuốc hiện nay Côn trùng kháng thuốc là kết quả của việc sử dụng liên tục các loại hóa chất ñể phòng trừ. Nói cách khác, tính kháng thuốc của côn trùng chỉ xảy ra khi chúng tiếp xúc nhiều lần với thuốc bảo vệ thực vật [1]. ðây là hiện tượng phổ biến không chỉ ở côn trùng, mà còn ở nhiều loài sinh vật khác [2]. Hiện tượng kháng thuốc ñầu tiên ñược quan sát lần ñầu từ năm 1887; ñược mô tả lần ñầu năm 1914 qua hiện tượng rệp sáp Quadraspidiotus pezniciosus Comst kháng lưu huỳnh vôi [24]. Từ ñó, trong khoảng thời gian từ 1914 ñến 1946, ñã có 11 trường hợp ñược phát hiện là côn trùng ñã kháng các thuốc trừ sâu vô cơ. Hiện tượng kháng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) của dịch hại ñược phát hiện ở hầu hết quần thể sinh vật. Nhưng do côn trùng và nhện ñẻ nhiều và nhanh, vòng ñời ngắn, nhiều thế hệ ñược sinh ra trong vụ/năm, nên tính kháng thuốc ñược hình thành mạnh nhất và ñược nghiên cứu nhiều nhất [25]. ðến ñầu những năm 80 của thế kỷ 20, người ta ñã phát hiện 447 loài côn trùng và nhện (trong ñó có 264 loài côn trùng và nhện hại nông nghiệp); trên 100 loài nấm và vi khuẩn; khoảng 50 loài cỏ dại ñã hình thành tính kháng [10]. Các loài côn trùng ñã phát triển tính kháng với tất cả các nhóm thuốc trừ sâu hữu cơ: ðầu tiên là các thuốc clo, lân hữu cơ và cacbamat, thì nay các nhóm thuốc mới diệt trừ côn trùng trực tiếp như pyrethroid, formamidin, neonicotenic v.v...[3], các chất triệt sản, các chất ñiều hoà sinh trưởng côn trùng Insect Growth Regulator (IGR) cũng ñã hình thành tính kháng. Nhiều loài côn trùng và nhện, không những kháng một loại thuốc hay các thuốc trong cùng một nhóm hoá học, mà còn kháng cả nhiều thuốc thuộc các nhóm khác nhau cả về cơ chế và phương thức tác ñộng. Có ít nhất 17 loài phát triển tính kháng với tất cả các nhóm thuốc trừ sâu chủ yếu [22]. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 3 Ở Việt Nam, loài sâu tơ Plutella xylostella ñã hình thành tính kháng nhiều loại thuốc trên phạm vi cả nước và trở thành loài dịch hại nguy hiểm nhất cho nghề trồng rau họ hoa thập tự ở nước ta [16]. Tính kháng thuốc của sâu hại gây trở ngại cho việc dùng thuốc BVTV và gây tâm lý nghi ngờ hiệu quả của các loại thuốc dùng. Các thuốc trừ dịch hại mới ra ñời ñã không kịp thay thế cho các thuốc ñã bị kháng hoặc hiệu lực giảm sút. Các nghiên cứu tính kháng thuốc về sâu tơ bắt ñầu ñược chú ý vào khoảng những năm 1970 bởi vì phạm vi và tác hại của chúng ngày càng nghiêm trọng. Biện pháp hữu hiệu nhất trong quản lý sâu tơ là sử dụng thuốc hóa học cũng dần trở nên kém hiệu quả. Nguyên do loài sâu tơ có khả năng sinh sản nhanh và phát triển mạnh, vòng ñời ngắn, trong một năm có nhiều lứa và ñặc biệt chịu áp lực chọn lọc thuốc hóa học rất cao do ñó chúng có khả năng hình thành tính kháng rất nhanh chóng. Mặc dù sử dụng số lượng lớn và tần suất phun cao các loại thuốc BVTV nhưng hiện nay việc khống chế số lượng sâu tơ không ñạt ñược hiệu quả như mong muốn. Ngoài các yếu tố về chất lượng, kỹ thuật sử dụng thuốc thì những nghi ngờ lớn nhất hiện nay tập trung vào lý do sâu tơ ñã hình thành khả năng kháng lại các loại thuốc hóa học. ðiều này ngày càng trở nên hiện hữu và chính xác khi ngày càng có nhiều quốc gia trồng rau trên thế giới thông báo về hiện tượng kháng thuốc (resistance) của sâu tơ. 2.2 Một số khái niệm về tính kháng thuốc 2.2.1 Khái niệm về tính kháng thuốc (Resistance) Hiện nay có rất nhiều ñịnh nghĩa về kháng thuốc. ðịnh nghĩa của WHO (1976): Kháng thuốc là sự suy giảm tính mẫn cảm của một quần thể ñộng thực vật với một loại thuốc BVTV, sau một thời gian dài (trong quá trình sản xuất, bảo quản), quần thể này liên tục tiếp xúc với thuốc ñó, khiến cho loài sinh vật ấy chịu ñược lượng thuốc lớn có thể tiêu Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 4 diệt hầu hết các cá thể cùng loài chưa chống thuốc. Khả năng này của dịch hại có thể di truyền qua ñời sau, dù các cá thể ñời sau có hay không tiếp xúc với thuốc ñó [8] [20]. - Theo Roman Sawicki (1987): Tính kháng là sự thay ñổi chức năng lựa chọn trong gen dưới tác ñộng của chất ñộc, làm suy yếu khả năng phòng trừ dịch hại trên ñồng ruộng. - Theo IRAC (Insecticide Resistance Action Committee) (2000): Tính kháng thuốc trừ sâu là sự thay ñổi tính mẫn cảm kế di truyền trong quần thể dịch hại, biểu hiện bằng sự thiệt hại lặp lại, khi phòng trừ dịch hại bằng thuốc Bảo vệ thực vật theo ñúng khuyến cáo ghi trên nhãn sản phẩm [28] [29]. - Tính ña kháng: Là hiện tượng kháng có hai hoặc nhiều cơ chế kháng trong cùng một cá thể côn trùng (Multi-resistance). Cơ chế kháng này ñang phát triển rất nhanh, nó ñược tạo ra trong quá trình áp dụng liên tiếp lớp hoá chất này sau lớp hoá chất kia khi dịch hại xảy ra trên diện rộng. - Tính kháng chéo: Sự giảm sút phản ứng của một quần thể ñối với một loại thuốc trừ dịch hại do kết quả của việc dùng thuốc thường xuyên, khiến chúng trở nên chịu ñựng ñược những lượng thuốc lớn mà với lượng thuốc này có thể tiêu diệt ñược hầu hết các cá thể của một quần thể cùng loài chưa chống thuốc có thể ñược hiểu là tính kháng thuốc. Kháng hóa chất là sự chọn lọc ñặc ñiểm có tính di truyền của một quần thể côn trùng gây ra thất bại một sản phẩm hóa chất mong ñợi khi sử dụng theo qui ñịnh. Theo ñịnh nghĩa của WHO là sự phát triển khả năng sống sót của một số cá thể sau khi tiếp xúc với nồng ñộ của một hoá chất mà với nồng ñộ ñó ña số cá thể trong một quần thể bình thường của loài ñó sẽ bị chết sau khi tiếp xúc. Tính kháng thuốc trừ sâu là một hiện tượng tiến hoá (Rosell 1997) [50]. ðó là kết quả của quá trình chọn lọc gen kháng liên tiếp qua các thế hệ qua việc sử dụng thuốc trừ sâu (Nina Svae Johansen 2001) [48]. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 5 Khả năng phát triển tính kháng hoá chất phụ thuộc vào các yếu tố: sinh học, sinh thái học của côn trùng, mức ñộ trao ñổi dòng gen giữa các quần thể, thời gian tồn lưu của hoá chất, cường ñộ sử dụng gồm liều lượng và thời gian sử dụng. Hiện tượng kháng hóa chất không phải là một quá trình thích nghi sinh lý của các cá thể trong quần thể. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự sai khác tự nhiên có bản chất di truyền về mức ñộ mẫn cảm ñối với các chất ñộc giữa các cá thể trong quần thể. Khi một quần thể côn trùng chịu áp lực của một loại hóa chất sẽ xảy ra quá trình chọn lọc, những cá thể mang các gen kháng hóa chất (còn gọi là các gen tiền thích ứng) sẽ tồn tại. Việc sử dụng lặp lại một hoá chất sẽ loại bỏ các cá thể mẫn cảm và tỷ lệ các cá thể kháng sẽ tăng và cuối cùng số cá thể kháng sẽ trội lên trong quần thể. Nếu trong một quần thể tỷ lệ các cá thể mang gen kháng là 1/10.000, nếu tiếp xúc liên tục với hóa chất thì qua 15 thế hệ liên tục thì tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc sẽ tăng lên 1/30 và sau 7 thế hệ nữa (22 thế hệ) tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc trong quần thể này tăng tới 1/1. ðối với các quần thể sâu tơ thường tập trung với mật số rất lớn và ña nguồn gen do có sự di trú, cộng với áp lực chịu thuốc trong một thời gian dài và ñều ñặn. ðây là các yếu tố rất thuận lợi cho việc hình thành nên các gen kháng thuốc ñối với loài sâu tơ Plutella xylostella. 2.2.2 Các cơ chế kháng thuốc trừ sâu của côn trùng Các hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể côn trùng bằng nhiều cách và ảnh hưởng ñến sự sống sót của chúng ở mức ñộ khác nhau. Dựa vào khả năng hóa chất bị phân giải trực tiếp hay không khi tác ñộng vào cơ thể ñể chia ra các loại cơ chế: - Cơ chế kháng do chuyển hóa (metabolic mechanism): Trong cơ chế này khi phân tử hóa chất xâm nhập vào cơ thể, dưới tác dụng của các enzym khác nhau trong cơ thể côn trùng kháng thuốc nó sẽ bị phân Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 6 giải theo nhiều con ñường khác nhau như: oxy hóa, thủy phân, hydro hóa, khử clo, ankyl hóa... trở thành chất không ñộc. Có 3 nhóm enzyme ñóng vai trò chính trong cơ chế côn trùng kháng các nhóm thuốc Chlor hữu cơ, Phốt pho hữu cơ, Carbamat và Pyrethroid. + Men Esterase thường liên quan ñến cơ chế chuyển hóa trong nhóm Phốt pho hữu cơ, Carbamat, nhưng ít có tác dụng ñối với nhóm Pyrethroid. + Men Monooxygenases liên quan ñến sự chuyển hóa của nhóm Pyrethroids, hoạt hóa hoặc khử oxy trong nhóm Phốtpho hữu cơ, nhưng ít có tác dụng ñối với nhóm Carbamat. - Cơ chế kháng không do chuyển hoá: + Kháng do giảm tính thẩm thấu: Là cơ chế mà trong ñó hóa chất không bị phân hủy trực tiếp, song tính kháng hình thành là do giảm khả năng thấm. Nhiều loại hoá chất diệt côn trùng thâm nhập vào cơ thể côn trùng qua lớp biểu bì. Những thay ñổi của lớp biểu bì của côn trùng làm giảm tốc ñộ thẩm thấu của hoá chất diệt côn trùng gây nên sự kháng ñối với một số hoá chất diệt. ðơn thuần tính thấm giảm chỉ gây ra sự kháng ở mức ñộ thấp. Côn trùng có sự thay ñổi về cấu tạo của Lipoid, sáp và protein trong cutin hoặc gia tăng kết cấu tầng biểu bì. Cơ chế này hiếm khi ñược ñề cập tới, nó thường ñược coi là thứ yếu. Tuy nhiên, nếu phối hợp với các cơ chế kháng khác, nó có thể tạo nên sự kháng cao. + Kháng do biến ñổi vị trí ñích (Target - Site Resistance) Sự kháng này gây ra bởi sự biến ñổi vị trí ñích tác ñộng của hoá chất diệt côn trùng. Sự biến ñổi ñó ñã ñược quan sát thấy ở các enzym và cơ quan cảm nhận thần kinh, ñó là ñiểm ñích của một số lớp hoá chất diệt côn trùng. Có 3 hình thức kháng hoá chất diệt côn trùng bằng cách thay ñổi vị trí ñích nhạy cảm. Kháng "Kdr" (Knockdown Resistance) hay kháng liên quan ñến vai trò các kênh Na+. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 7 Kháng "Kdr" liên quan ñến các ñột biến gen tổng hợp các protein có vai trò vận chuyển natri qua màng ở một số loài côn trùng. Các hoá chất DDT và Pyrethroid làm thay ñổi ñộng học của các kênh vận chuyển natri có vai trò trong sự truyền các xung thần kinh. Sự kháng "Kdr" thường có tính lặn di truyền. + Hiện tượng trơ hoặc thay ñổi men Acetylcholinesterase (MACE: Modified acetylcholinesterase) Men Acetylcholinesterase (AchE) của côn trùng liên quan ñến việc kháng hóa chất nhóm Phốt pho hữu cơ và Carbamate. AchE thủy phân chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine trên màng synap sau của tế bào thần kinh. + Kháng do thay ñổi thụ thể (receptors) GABA (G-Amino Butyric Acid) GABA là thụ thể thuộc nhóm các thụ thể dẫn truyền thần kinh. Những thụ thể này ñược hình thành bởi 5 tiểu ñơn vị (subunits) xung quanh kênh dẫn truyền ion. Thụ thể GABA của côn trùng là ñiểm tác ñộng của nhóm thuốc Pyrethroid, Chlor hữu cơ (Cyclodiene) và chế phẩm Avermectin. Cơ chế kháng là do sự thay ñổi một nucleotit trong một bộ ba mã hoá của gen tổng hợp nên thụ thể, qua ñó làm giảm ñộ nhạy của thụ cảm thể ñối với hiệu lực ñộc của hoá chất diệt côn trùng. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các côn trùng kháng hóa chất Cyclodiene có khả năng ly giải ñộc chất Picrotoxin cũng như Phenylpyrazole và làm giảm hiệu lực của Ivermectin (Avermectin) liên quan ñến vai trò của các thụ thể GABA. + Kháng tập tính (behaviouristic resistance) ðó là sự thay ñổi của côn trùng trong tập tính né tránh ñược liều chết của hóa chất. Những thay ñổi bao gồm sự giảm xu hướng bay vào vùng sử dụng hoá chất hay tránh xa khỏi bề mặt có hoá chất. Tuy nhiên, sự kháng này cũng hiếm khi ñược ñề cập ñến và giống như hậu quả thay ñổi gây ra trực tiếp bởi sự có mặt của hoá chất diệt côn trùng hoặc do những côn trùng sống trong khu vực của quần thể côn trùng bị tiêu diệt. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 8 2.2.3 Phương pháp ñánh giá tính kháng ðể ñánh giá mức ñộ mẫn cảm thuốc của một quần thể sâu hại nào ñó người ta sử dụng chỉ số kháng thuốc Ri (Resistance index). Theo FAO chỉ số Ri ñược tính theo công thức: LC50 (LC50) của quần thể nghi là kháng thuốc Ri = --------------------------------------------------------LC50 (LC50) của dòng mẫn cảm Với Ri ≥ 10 => quần thể sâu hại ñã có tính kháng thuốc. Ri < 10 => quần thể sâu hại chưa có tính kháng thuốc. Hiện nay trong nghiên cứu việc nhân nuôi duy trì dòng côn trùng mẫn cảm gặp rất nhiều khó khăn mặc dù ñã có sự chia sẻ. Trong ñiều kiện không có dòng mẫn tác giả Tào Minh Tuấn, ðặng Hữu Lanh (2003) [17] ñưa ra phương pháp ñánh giá tính kháng thông qua liều khuyến cáo (LKC) LC95/LKC tác giả chỉ ra rằng chỉ số kháng thuốc Ri ñược tính như sau: Với Ri ≥ 50 => quần thể sâu hại bắt ñầu thể hiện tính kháng thuốc. Ri < 50 => quần thể sâu hại chưa thể hiện tính kháng thuốc. 2.3 Các nghiên cứu về sâu tơ 2.3.1 Tên gọi Sâu tơ (còn gọi là sâu dù) hại cải bắp. Sâu có tên khoa học là Plutella xylostella Curtis, còn có tên khác là Plutella maculipennis Curtis; tên tiếng Anh: Diamond back Month (DBM), thuộc họ Yponomeutidae, bộ Lepidoptera (Cánh Vảy). 2.3.2 Phân bố và ký chủ Sâu tơ ñầu tiên ñược ghi nhận là có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ; sau ñó phát triển ở hầu hết các quốc gia trồng rau cải trên thế giới cùng với sự phát triển của cây rau họ Cải (Brassicaceae) cũng như khả năng di chuyển rất xa của bướm, có thể trên cả ngàn cây số. Sâu tơ có thể sống ñược ở hầu hết các Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 9 quốc gia trồng rau cải, ôn ñới lẫn nhiệt ñới và là mối lo ngại lớn nhất cho các nhà trồng rau cải hiện nay. Sâu tơ ñược ghi nhận là phá hại trên rất nhiều loại rau cải khác nhau như cải bắp, cải bẹ xanh, cải bẹ trắng, cải ngọt, cải bông, cải rổ; nhưng trầm trọng nhất là trên cải bắp, cải bông. Ngoài ra, sâu tơ còn gây hại trên một số loại cây họ Cà như khoai tây, cà chua... 2.3.3 ðặc ñiểm hình thái và sinh học Bướm dài từ 6-10 mm. Sải cánh rộng từ 10-15 mm. Cánh trước màu nâu xám, trên có nhiều chấm nhỏ màu nâu; từ chân cánh ra ñến cạnh ngoài của cánh trước có một dãi hình răng cưa màu trắng trên bướm ñực và màu vàng trên bướm cái, dãi này gợn sóng, nhìn có cảm giác óng ánh và lấp lánh. Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất dài. Khi ñậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng ñứng phía trên thân mình, ñuôi cánh hơi nhô lên cao. Râu dầu dài từ 33,5 mm và luôn ñưa tới trước rất linh hoạt. Thời gian sống của bướm từ 4 ñến khoảng 17 ngày tùy giống cái hay ñực và tùy ñiều kiện sống. Một bướm cái có thể ñẻ ñến 200 trứng, trung bình 90 trứng và ñẻ cao ñiểm vào ñêm thứ nhất và thứ nhì. Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt, ñường kính từ 0,3-0,5 mm. Thời gian ủ trứng từ 3-8 ngày. Sâu có 4 tuổi, phát triển từ 7-15 ngày tùy ñiều kiện thức ăn và thời tiết. Mình sâu nở to chính giữa, hai ñầu nhọn, thân chia ñốt rõ ràng, mỗi ñốt có nhiều lông mọc thẳng ñứng. Sâu có ba cặp chân giả từ ñốt bụng thứ năm, lớn ñủ sức mình sâu dài từ 8-11 mm. Chi tiết ở từng giai ñoạn tuổi như sau: . Tuổi 1: thân màu trắng ñục, dài khoảng 0,8 mm. ðến cuối tuổi này cơ thể sâu dài từ 1,2-1,5 mm. Tuổi 1 phát triển từ 2-4 ngày. . Tuổi 2: mình sâu bắt ñầu chuyển sang màu hơi xanh nhưng vẫn còn ñục. Sâu dài từ 1,5-3,5 mm. Ở tuổi 2 sâu phát triển trong thời gian từ 1-3 ngày. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 10 . Tuổi 3: mình sâu màu xanh lục tươi, dài từ 3,5-5,5 mm và phát triển từ 1-3 ngày. . Tuổi 4: sâu có màu xanh lục sậm hơn, kích thước cơ thể từ 5,5-9 mm, phát triển từ 1-4 ngày. Ấu trùng tuổi 4 sau khi ñạt kích thước tối ña, bắt ñầu nhả tơ làm nhộng. ðầu tiên, sâu quay ñầu về phía sau ñuôi nhả tơ bao phủ phần ñuôi trước, dần dần tới phía trên ñầu. Sau khi nhả tơ xong sâu lột xác lần cuối cùng ñể thành nhộng. Khi mới hình thành, nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau thành màu vàng nhạt, chiều dài nhộng từ 5-7 mm, chung quanh nhộng có kén bằng tơ bao phủ. Thời gian nhộng từ 4-7 ngày. 2.3.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại Bướm thuộc loại bướm ñêm nhưng ít bị quyến rủ bởi ánh sáng ñèn. Ban ngày bướm thường ẩn ở mặt dưới lá rau cải, khi bị ñộng mới bay lên một quảng ngắn. Chiều tối bướm bay ra bắt cặp và ñẻ trứng. Bướm hoạt ñộng nhiều nhất khi trời bắt ñầu tối ñến nửa ñêm. Bướm có thể giao phối ngay sau khi vũ hóa và một ñến hai ngày sau thì ñẻ trứng. Trứng ñược ñẻ phân tán hay thành từng khóm từ 3-5 cái ở mặt dưới lá, gần gân hay chỗ lõm trên lá. Sâu tuổi 1 ñục một lổ nhỏ ở mặt dưới lá, xong chui ñầu vào ăn nhu mô lá, chỉ chừa lại biểu bì. Sâu tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá ñể lại lớp biểu bì mặt trên lá tạo thành những ñốm trong mờ. Cuối tuổi 2 trở ñi sâu gặm lủng lá. Trên một cây cải bắp bị hại nặng có thể có từ 100-300 sâu. Khi bị ñộng ñến sâu thường nhả tơ buông mình xuống ñất nên loài sâu này còn có tên gọi là "sâu dù". Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất