Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tr̀nh đập dâng – áp dụngc...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tr̀nh đập dâng – áp dụngcho đập dâng bồng sơn, tỉnh bình định

.PDF
104
3
85

Mô tả:

ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................2 CHƯƠNG 1: ..............................................................................................................3 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ..............................................................................................................................3 1.1. Vai trò của các công trình thủy lợi đối với phát triển kinh tế xã hội ....................3 1.2. Tổng quan về hiệu quả kinh tế xã hội của các công trình thủy lợi mang lại trên địa bàn tỉnh Bình Định và định hướng phát triển ..................................................8 1.3. Khái quát về công trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định ..........................19 1.4. Kết luận ..........................................................................................................28 CHƯƠNG 2: ............................................................................................................29 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI/ CỤM CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ........................29 2.1. Các nội dung và phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội ....29 2.1.1. Phân tích kinh tế - xã hội ..........................................................................29 2.1.2. Phân tích có tính đến các yếu tố rủi ro ....................................................29 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong phân tích đánh giá ................................29 2.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) ......................................................................30 2.2.2. Suất thu lợi (IRR) ....................................................................................30 2.2.3. Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)................................................................32 2.3. Quy trình các bước thực hiện đánh giá...........................................................32 2.3.1. Nhận dạng vấn đề ....................................................................................32 2.3.2. Xác định các phương án ..........................................................................33 iii 2.3.4. Lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền lợi ích, chi phí ..............................35 2.3.5. Chiết khấu lợi ích, chi phí và các chỉ tiêu đánh giá .................................36 2.3.6. Phân tích rủi ro của dự án ........................................................................36 2.4. Kết luận ..........................................................................................................39 CHƯƠNG 3: ............................................................................................................40 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG BỒNG SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ..............................................................40 3.1. Các thông số cơ bản của công trình ...............................................................40 3.2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí liên quan của công trình ............................53 3.3. Phân tích kinh tế xã hội ..................................................................................60 3.3.1. Nội dung phân tích...................................................................................60 3.3.2. Kết quả phân tích .....................................................................................60 3.4. Phân tích rủi ro ...............................................................................................63 3.4.1. Phân tích độ nhạy.....................................................................................63 3.4.2. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ............................................................64 3.5. Kết luận ..........................................................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69 1. Kết luận .............................................................................................................69 2. Kiến nghị ...........................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................72 iv TÓM TẮT LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG – ÁP DỤNG CHO ĐẬP DÂNG BỒNG SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Học viên: Trần Đặng Hoàng Tuấn Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số: DDK 60580202 Khóa: 33 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt - Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình Đập dâng là một vấn đề hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng công trình Thủy Lợi ở nước ta hiện nay. Trong luận văn thạc sỹ này, tác giả ứng dụng phần mềm Monte Carlo để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định thông qua lợi ích và chi phí của công trình. Kết quả nhận thấy phần mềm Monte Carlo cho phép xác định được độ tin cậy, độ rủi ro của công trình để từ đó tiến hành đầu tư xây dựng công trình. Từ khóa: Đập dâng; kinh tế - xã hội; Bồng Sơn; lợi ích; chi phí, dự án đầu tư. Abstract - Research on the socio-economic impacts of the dam project is very necessary. Particularly, in the field of irrigation construction in our country today. In this master thesis, the author applied Monte Carlo software to analyze and assess the socio-economic effects of Bong Son dam, Binh Dinh province, through the benefits and costs of the project. The results show that Monte Carlo software allows to determine the reliability and risk of the works to build investment projects.. Key words: Spillways; socio-economic; Bồng Sơn; benefit; deformation; cost; investment projects. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLDA Quản lý dự án TKKT Thiết kế kỹ thuật EIRR Suất sinh lợi nội tại kinh tế NPV Giá trị hiện tại ròng OM Chi phí vận hành và bảo dưỡng B/C Tỷ số Lợi ích và Chi phí vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng hiệu Trang 1–1 Phân phối các đặc trưng nhiệt độ không khí 22 1–2 Phân phối các đặc trưng độ ẩm tương đối 22 1–3 Phân phối số giờ nắng trong năm 22 1–4 Vận tốc gió trung bình các tháng trong năm 22 1–5 Vận tốc gió thiết kế theo 8 hướng chính 22 1–6 Phân phối lượng bốc hơi trong năm 23 1–7 1–8 Lượng mưa khu tưới Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang(SL trạm Hoài Nhơn) 23 24 1–9 Bảng tổng hợp kết quả thu phóng mưa khu tưới Các đặc trưng dòng chảy sông Lại Giang 1 – 10 lưu vực 1300Km2 24 1 – 11 Các đặc trưng dòng chảy đến tuyến đập 25 1 – 12 Bảng kết quả tính toán dòng chảy năm thiết kế 25 1 – 13 Bảng phân phối dòng chảy năm thiết kế 25 1 – 14 Bảng phân phối dòng chảy năm thiết kế đập dâng (591.6km2) 25 1 – 15 Bảng kết quả tính toán dòng chảy mùa kiệt thiết kế (tháng 1- 8) 26 1 – 16 Kết quả tính toán Qmax theo công thức Xocolopski 26 1 – 17 26 1 – 18 Kết quả tính toán Qmax theo công thức Socolovsky Kết quả chọn lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến đập 1 – 19 Tổng lượng lũ thi ết kế đến tuyến đập 27 1 – 20 Kết quả tính toán Qmax trong mùa cạn tại đập ngăn mặn 27 43 3-2 Bảng thông số chính của công trình Bảng tổng dự toán công trình Đập dâng Bồng Sơn 3-3 Bảng thống kê diện tích chiếm đất của công trình 49 3-1 3-4 3-5 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng dự án Bảng tính thu nhập lãi ròng 1ha lúa đông xuân trước và sau dự án 24 27 47 54 55 3-6 Bảng tính thu nhập lãi ròng 1ha lúa hè thu trước và sau dự án 56 3-7 Bảng tính thu nhập lãi ròng 1ha lúa mùa trước và sau dự án 56 3-8 Bảng tính thu nhập lãi ròng 1ha nuôi tôm trước và sau dự án 57 vii 3-9 Bảng phân bổ nguồn vốn đầu tư (triệu đồng) 59 3 - 10 Bảng tổng hợp hiệu ích trước khi có dự án (106 đ) 61 3 - 11 Bảng tổng hợp hiệu ích sau khi có dự án 61 3 - 12 Kết quả phân kinh tế 62 3 - 13 Tăng giảm biên độ các biến rủi ro 63 3 - 14 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án 64 3 -15 Xác định các biến rủi ro 65 3 - 16 Kết quả phân tích mô phỏng 67 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu NPV.......................................................66 Hình 3.2. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu IRR ........................................................66 Hình 3.3. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu B/C .......................................................67 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lại Giang là sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp lưu của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn tại vùng giáp ranh giữa hai huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, từ đó chảy qua các xã của huyện Hoài Nhơn theo hướng chính Đông Tây và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ. Từ điểm hợp lưu ra đến cửa biển An Dũ chiều dài sông Lại Giang khoảng 18km. Hệ thống sông Lại Giang ngắn, dòng sông quanh co uốn khúc, lưu vực sông có địa hình dốc...Vì vậy lũ của hệ thống sông Lại Giang với thời gian tập trung nước nhanh. Mỗi khi lũ về với mực nước cao gây ngập lụt rộng khắp trên toàn vùng hạ du. Khi lũ về cũng mang theo khối lượng lớn bùn cát gây hiện tượng xói, bồi biến hình lòng sông và sạt lở mái bờ sông suốt dọc theo hai bên bờ sông An Lão, Kim Sơn và Lại Giang. Do chịu ảnh hưởng của chế độ khí tượng, thủy văn vùng ven biển miền Trung, dòng chảy trên Sông Lại Giang chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô là thời kỳ khô hạn trong năm, dòng chảy trên sông nhỏ, ảnh hưởng tới việ c cấp nước cho nông nghiệp và dân sinh. Mùa lũ hàng năm, tập trung đến 80% lượng dòng chảy trong năm. Mùa mưa lũ tập trung nhanh, lũ lớn, kết hợp triều cường gây ngập lụt cho các xã nằm ở hai bên sông. Hạ du lưu vực sông Lại Giang là khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc của tỉnh Bình Định có thị trấn Bồng Sơn nằm bên bờ tả sông Lại Giang. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, khu vực phía Nam huyện Hoài Nhơn hiện nay bao gồm : thị trấn Bống Sơn và các xã nằm 2 bên bờ sông gồm : Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Hương, Hoài Hải đến sau năm 2015 được nâng cấp phát triển lên thành đô thị loại 4 - Thị xã Bồng Sơn. Bức xúc lớn nhất của Thị trấn Bồng Sơn và các xã nằm 2 bên sông hiện nay là vào mùa kiệt nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp bị thiếu trầm trọng, vùng hạ lưu sông bị xâm nhập mặn, về mùa mưa bị úng ngập, làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và hoạt động kinh tế. Vì thế việc xây dựng Đập Dâng Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định với mục tiêu là ngăn mặn giữ ngọt, tạo nguồn cấp nước tưới cho 900 ha lúa, cấp nước ngọt cho 155 ha nuôi trồng thuỷ sản ở hạ lưu, tạo diện tích mặt nước và nguồn cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Bồng Sơn và vùng lân cận, kết hợp cải tạo môi trường sinh thái, đảm b ảo cảnh quan khu vực là phù hợp và cấp thiết. Do đó, Đề tài luận văn “ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh 2 tế, xã hội của công trình Đập dâng – Áp dụng cho Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định” là hết sức cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu - Mô tả, đánh giá, phân tích các yếu tố rủi ro có tác động lớn đến hiệu quả kinh tế xã hội của công trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. - Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với công trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của Đập Dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định . Nội dung đề tài dựa trên số liệu Tổng mức đầu tư và các phương án kỹ thuật thi công. Thu thập các tài liệu, số liệu: số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, quy hoạch, sách, báo, tạp chí, interne t…có liên quan đến hoạt động đầu tư dự án xây dựng để phân tích chi phí lợi ích của dự án. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp các nguồn thông tin dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử dụng trong đề tài. Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cô hướng dẫn và tư vấn ý kiến của các thầy cô. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Đề tài sử d ụng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo để phân tích rủi ro, đó cũng là cách tiếp cận mới cần được xem xét đối với chủ đầu tư khi phân tích hiệu quả kinh tế xã hội dự án. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đối với xã hội: Thấy rõ lợi ích kinh tế xã hội của Dự án đem lại cho địa phương, từ đó tạo được sự ủng hộ của nhiều phía giúp dự án đi vào đầu tư và khai thác đạt hiệu quả nhất + Đối với đơn vị quản lý dự án: Nhận thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của dự án, từ đó có kinh nghiệm đầu tư và quản lý các dự án đập dâng nói riêng và các dự án thủy lợi nói chung được tốt hơn. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Vai trò của các công trình thủy lợi đối với phát triển kinh tế xã hội Nằm ở vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có lượng mưa và dòng chảy khá phong phú. Lượng mưa bình quân hằng năm của cả nước đạt gần 2000 mm. Việt Nam có mật độ sông ngòi cao, có 2360 sông với chiều dài từ 10 km trở lên và hầu hết sông ngòi đều chảy ra biển Đông. Tổng lượng dòng chảy bình quân vào khoảng 830 tỷ m3/năm, trong đó có 62% là từ lãnh thổ bên ngoài. Phân bố mưa và dòng chảy trong năm không đều, 75% lượng mưa và dòng chảy tập trung vào 3 - 4 tháng mùa mưa. Mùa mưa lại trùng với mùa bão nên Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai về nước, đặc biệt là lũ lụt. Là quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước, dân số đông. Tổng diện tích đất nông nghiệp luôn được khai phá mở mang th êm nhưng đến năm 2015 mới chỉ đạt 27,3 triệu ha trong khi dân số là 93 triệu người, mức bình quân đầu người chỉ đạt 0,29ha. Nếu tính riêng diện tích trồng lúa cả nước có 7,7 triệu ha thì bình quân một nông dân ở nhiều vùng chỉ có 800-900m2/người. Để đảm bảo lương thực cho đất nước có số dân đông trong điều kiện thiên tai ác liệt; từ xa xưa, tổ tiên người Việt đã phải sớm xây dựng các công trình khai thác, điều tiết nguồn nước, dẫn nước, sử dụng nước từ nhỏ, thô sơ, tạm bợ, thời vụ cho đến các công trình có quy mô lớn. Từ sau năm 1954 khi miền Bắc được giải phóng; Đảng, Nhà nước ta đã khôi phục nhanh chóng các hệ thống thủy lợi bị chiến tranh tàn phá, đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi từ nhỏ đến lớn như hồ Cấm Sơn, Núi Cốc, hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, các hệ thống trạm bơm ở Bắc Hà Nam, Nam Định, Thái Bình… Năm 1975, sau khi nước nhà thống nhất với sự tăng cường của lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật miền Bắc, công việc quy hoạch và xây dựng các hệ thống thủy lợi đã nhanh chóng được triển k hai mạnh mẽ ở miền Trung và miền Nam, tạo ra bước đột phát về phát triển thủy lợi trong phạm vi cả nước. Ở Đồng bằng sông Cửu Long do có chủ trương kỹ thuật và bước đi thích hợp để cải tạo các vùng bị ngập lũ, chua phèn và xâm nhập mặn bằng các hệ thống kê nh 4 trục, kênh ngang, cống, đập, bờ bao…. Nên đã tạo ra khả năng để chuyển vụ lúa mùa nổi năng suất thấp sang 2 vụ lúa đông xuân, hè thu có năng suất cao trên một vùng rộng lớn ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu…. Ở miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên ngoài phát triển các hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ đã xây dựng nhiều công trình hồ đập lớn như Dầu Tiếng, Kẻ Gỗ, Phú Ninh, Thạch Nham Đá Bàn, Sông Quao, Yaun, Krông Buk… Ở miền Bắc tiếp tục nâng cấp và làm mới các công trình tưới, tiêu úng v à nâng cấp hệ thống đê điều. Thành quả chung của công tác thủy lợi đã đưa lại cho đất nước là rất to lớn và đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và phòng chống thiên tai có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, và cải tạo môi trường. Dưới đây là một số kết quả cụ thể: 1.1.1 Cấp nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp Năm 1945 không kể ở đồng bằng sông Cửu Long, cả nước có 13 hệ thống thủy nông tập trung ở các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn cũ, Duyên hải miền Trung, đập Thác Huống trên sông Cầu, đập Bái Thượng trên sông Chu, đập Đô Lương trên sông Cả, đập Đồng Cam trên sông Ba… Đến nay, với sự đầu tư rất lớn của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trên phạm vi toàn quốc, đã xây dựng được 904 hệ thống thủy lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên, trong đó có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha). Đã xây dựng được 6.831 hồ các loại, với tổng dung tích trữ khoảng 50 tỷ m3, trong đó có 150 hồ thủy điện với tổng dung tích trữ khoảng 39,6 tỷ m3, 6.681 hồ thủy lợi với tổng dung tích 10,28 tỷ m3. Các hồ chứa đ ã và đang phục vụ cho phát điện, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho các ngành kinh tế, bảo đảm tưới cho 800.000 ha đất canh tác. Có 10.076 đập dâng các loại; 13.347 trạm bơm các loại, tổng công suất lắp máy phục vụ tưới là 250 MW, phục vụ tiêu là 300MW, trên 5.500 cống tưới, tiêu lớn (trong đó có trên 4.000 cống dưới đê). Có 6.151 km đê sông, 2.488 km đê biển, 25.869 km bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở Đồng bằng sông Cửu Long; 254.815 km kênh mương các loại, đã kiên cố được 51.856 km. Với các hệ thống thủy lợi hiện có, tổng năng lực tưới của các hệ thống bảo đảm cho khoảng 90% diện tích đất canh tác. Tổng diện tích đất trồng lúa được tưới, 5 tạo nguồn nước tưới đạt 7 triệu ha, trong đó vụ Đông Xuân 2,99 triệu ha, Hè Thu 2,05 triệu ha; vụ Mùa 2,02 triệu ha. Tỷ lệ d iện tích được tưới tự chảy chiếm 61%, còn lại được tưới bằng bơm dầu, bơm điện và các hình thức khác. Hàng năm, các hệ thống thủy lợi còn phục vụ tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp. Tạo nguồn cho 1,3 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạ o chua phèn 1,6 triệu ha. Tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp. 1.1.2. Về công tác đê điều - phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và gần một trong 5 trung tâm bão lớn nhất của thế giới, hằng năm Việt Nam phải chịu hàng chục cơn bão lớn, thông thường bão đều kèm theo mưa lớn gây nên những thiệt hại lớn về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp. Ở miền Bắc và khu Bốn cũ để chống bão lụt, ngăn nước biển dâng từ xa xưa ông cha ta đã đắp đê, làm kè nhưng mức đảm bảo không cao. Chỉ riêng năm 1945 hệ thống đê sông Hồng đã có 79 đoạn bị vỡ, đê khu 4 cũ cũng luôn trong tình trạng không an toàn. Từ 1956 đến nay, hệ thống đê sông luôn được củng cố. Cùng với các giải pháp điều tiết hồ chứa khi có mùa lũ và chỉ đạo phòng chống lụt bão kịp thời, đã góp phần bảo vệ dân cư, mùa màng, hạn chế được nhiều thiệt hại bởi thiên tai. Ở đồng bằng sông Cửu Long nơi thường xuyên bị ngập từ 1,2 - 1,6 triệu ha về mùa lũ và có đến 700 nghìn ha bị mặn xâm nhập. Từ sau năm 1975 đã đắp hệ thống bờ bao ngăn lũ sớm, hạn chế xâm nhập mặn và nhiều công trình thoát lũ, hệ thống đê biển cũng từng bước được xây dựng ở nhiều địa phương, nhờ vậy đã bảo vệ được hầu hết diện tích gieo trồng lúa hè th u ở vùng lũ và lúa đông xuân ở vùng trũng không bị lũ sớm đe dọa và nước biển xâm nhập. 1.1.3. Cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản Các hệ thống thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm liên tục được phân bổ rộng khắp trên mọi vùng của đất nước đã góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư xung quanh công trình, nhiều hồ còn cấp nước sinh hoạt cho các điểm công nghiệp và đô thị như hồ Song Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), Hòa Sơn (Khánh Hòa), cụm hồ Thủy Yên - Thủy Cam (Thừa Thiên Huế), Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Hà Tĩnh), Bản Mòng (Sơn La), Ia Keo - Nà Cáy (Lạng Sơn). Nổi bật nhất là đã xây dựng được các công trình cấp nư ớc cho 30 vạn đồng bào vùng cao đặc biệt là những vùng núi đá vôi như Trà Lĩnh, Hà Quảng, Lục Khu (Cao 6 Bằng) Yên Ninh, Quảng Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)… nhiều huyện vùng cao ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Thuỷ lợi cũng cấp nước cho nuôi trồng thủy sả n, hàng vạn ha mặt nước của các ao hồ nuôi thủy sản đều dựa chủ yếu vào nguồn nước ngọt từ các hệ thống thủy lợi; đối với các vùng ven biển, phần lớn các công trình thủy lợi đều ít nhiều đóng góp vào việc tạo ra môi trường nước lợ, nước mặn để nuôi tôm và một số loài thủy sản quý hiếm, tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong nước và xuất khẩu. 1.1.4. Đóng góp vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Nhiều vùng nông thôn Việ t Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa do ruộng đất ít, tập quán canh tác còn lạc hậu, dân số tăng nhanh, vì vậy cuộc sống gặp nhiều khó khăn, có nơi còn quá nghèo; các công trình thủy lợi nhỏ được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã giúp cho nông dân có nước để canh tác, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng rất khó khăn. Nhiều công trình đã tạo ra nguồn nước để trồng trọt và định canh, định cư để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ rừng, hạn chế được việc đốt nương rẫy. Những công trình kênh mương ở đồ ng bằng sông Cửu Long thực sự là điểm tựa để làm nhà tránh lũ, phân bổ lại dân cư và tiến sâu vào khai phá những vùng đất còn hoang hóa. 1.1.5. Tác động của thủy lợi đối với môi trường Trong những năm qua, thủy lợi đã góp phần quan trọng vào mở mang tài nguyên đất và cải tạo môi trường đất. Điều này có thể thấy rất rõ khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của các đồng bằng đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, đã cho thấy thủy lợi đã có những đóng góp quan trọng để mở mang tài nguyên đất đai và cải tạo môi trường đất: Từ một cánh đồng phù sa lớn còn hoang sơ cách đây hơn 200 năm, sau khi nhà Nguyễn cho đào các kênh Rạch Rá - Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế… đã có 520.000 ha đất hoang được khai phá, đưa vào trồng trọt, sau đó đưa tàu cuốc vào đào kênh thì diện tích đất đã được tăng lên nhanh chóng và đạt đến 1.170.000 ha (1890); 1.530.000 ha (1910), 1.930.000 ha (1920), 2.200.000 ha (1935)… Các kênh khi mở ra đã là các điểm tựa làm nhà chống lũ, phân bổ lại dân cư để tiến sâu vào khai phá những vùng đất mới cò n hoang hóa, tạo ra mạng lưới giao thông thủy thuận tiện cho phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu đời sống xã hội ở nông thôn với các đô thị trong vùng. 7 Với đặc điểm địa hình trũng thấp, chế độ lũ, triều phức tạp ở đồng bằng sông Cửu Long đã làm cho 1,6 triệu ha bị chua phèn, trên 80 vạn ha bị nhiễm mặn nhưng với các giải pháp làm kênh dẫn nước ngọt từ sông Tiền, sông Hậu vào để ém phèn rồi lại xổ phèn qua hệ thống kênh cống, đập đã cải tạo dần được vùng đất phèn rộng lớn ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyê n… và với nhiều con đập và cống lớn nhỏ được xây dựng ở các cửa sông để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập và rửa mặn trên đồng ruộng đã cải tạo dần được hàng trăm ngàn ha đất bị nhiễm mặn, chua phèn. Thủy lợi đã và đang cải tạo những vùng đất “chiêm khê mùa thối ” chấm dứt được cảnh “sống ngâm da, chết ngâm xương” và các bệnh đau mắt hột ở các vùng chiêm trũng, tiêu thoát nước thải bẩn, nước gây ngập úng khi mưa và triều dâng cho nhiều đô thị. 1.1.6. Các hồ chứa nước thuỷ lợi đã tạo điều kiện cho phát triển du lịc h, nghỉ ngơi Trong những năm qua, nhiều hồ chứa nước không chỉ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong vùng mà còn tạo nên những vùng sinh thái có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, biến những vùng đất hoang sơ thành những khu du lịch, nghỉ ngơi, góp phần phân bố lại dân cư, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động. Các công trình như vậy hầu như có ở rất nhiều địa phương, trong đó phải kể đến các vùng nổi tiếng như các hồ Thác Bà, Hoà Bình, Dầu Tiếng, Đồng Mô, Suối Hai, Núi Cốc, Cấm Sơn, Đại Lải và nhiều nơi khác.. 1.1.7. Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước và phát triển thủy điện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã làm nhiều công việc để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên nước như quản lý l ưu vực sông, quản lý rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để bảo vệ và phát triển nguồn nước, chống làm nhiễm bẩn và cạn kiệt nguồn nước, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước thông qua việc xây dựng Luật Tài nguyên nước và nhiều văn bản dưới luật. Các nhà khoa học Thuỷ lợi cũng đã nghiên cứu và phối hợp với nhiều ngành, nhiều tỉnh để lập quy hoạch lưu vực sông, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, phát triển thuỷ điện kết hợp với thủy lợi và sử dụng nguồn nước để cải tạo đất, chống xâm nhập mặn và cải tạo môi trường sinh thái, tạo ra nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước trong những năm qua. [1] 8 1.2. Tổng quan về hiệu quả kinh tế xã hội của các công trình thủy lợi mang lại trên địa bàn tỉnh Bình Định và định hướng phát triển 1.2.1. Hiện trạng Sau khi tỉnh nhà được giải phóng năm 1975, cơ sở hạ tầng thủy lợi mà ngành thủy lợi tiếp quản chỉ có hồ Thủ Thiện (Bình Nghi, Tây Sơn) tưới 40 ha, các đập dâng Bình Thạnh, Bảy Yển, Tháp Mão, Thạch Đề, Thuận Hạt, Lão Tâm trên sông Kôn với năng lực tưới khoảng 4.000 ha - 4.500 ha. Từ năm 1975 đến nay, qua gần 40 năm phát triển thủy lợi của Bình Định, được sự hỗ trợ của Trung ương, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Bình Định đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển k inh tế - xã hội nói chung đạt được thành quả to lớn và được tóm tắt như sau: 1.2.1.1. Về cấp nước phục vụ sản xuất Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới được 479 công trình các loại. Trong đó có 162 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích chứa là 598 triệu m 3 nước; 183 đập dâng; 134 trạm bơm và 2.944 km kênh mương các loại (kiên cố hóa được 908 km, chiếm 31% tổng chiều dài kênh toàn tỉnh). Trong những năm hạn hán nhân dân còn đầu tư xây dựng hàng ngàn giếng khoan để chống hạn. Kết quả phục vụ cấp nước cho sản xuất các ngành như sau: - Cấp nước cho trồng trọt: Đảm bảo tưới ổn định cho 112.000 ha ÷ 117.000 ha, bằng 77 - 82% diện tích gieo trồng cây hàng năm (trừ diện tích mì), trong đó trên 90% diện tích gieo trồng lúa hàng năm được tưới chắc. - Cấp nước cho chăn nuôi: Phần lớn các khu chăn nuôi tập trung (Nhơn Tân) và chăn nuôi trang trại, gia trại có công trình thủy lợi đi qua được sử dụng nguồn nước từ các hệ thống thủy lợi; còn lại chăn nuôi hộ gia đình chủ yếu sử dụng nguồn nước nước ngầm, hoặc hệ thống nước sinh hoạt nông thôn. - Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đã được cấp nước ngọt phục vụ sản xuất như vùng nuôi tôm Công Lương (Hoài Mỹ, Hoài Nhơn), Mỹ Chánh (Phù Mỹ), Cát Hải (Phù Cát), khu Đông huyện Tuy Phước. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản được cấp nước ngọt là 321 ha /2.243 ha, chiếm 14% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. - Cấp nước cho công nghiệp: Các khu công nghiệp do tỉnh quản lý và các cụm công nghiệp lớn đã đượ c cung cấp nước sạch. KCN Phú Tài, Long Mỹ được cấp 8.000 m3/ngày đêm, KCN Nhơn Hội 12.000 m3/ngày đêm, KCN Nhơn Hòa 2.000 m3/ngày đêm, CCN Cát Nhơn 750 m3/ngày đêm, CCN Canh Vinh 1.000 m3/ngày đêm... 9 1.2.1.2. Về cấp nước sinh hoạt Đến nay, trên địa bàn tỉ nh đã đầu tư xây dựng được 137 công trình cấp nước tập trung, với tổng công suất thiết kế là 99.220 m 3/ngày đêm, bao gồm: Nhà máy cấp nước sinh hoạt cho thành phố Quy Nhơn, 12 công trình cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư thị trấn, thị tứ và 124 công tr ình cấp nước sinh hoạt nông thôn và hàng ngàn giếng khoan, giếng đào đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho khoảng 1.390.000 người, đạt tỷ lệ 93% dân số toàn tỉnh. Riêng cấp nước sinh hoạt nông thôn khoảng 1.041.400 người, chiếm 89% dân số nông th ôn, trong đó có 39% dân số ở nông thôn được cấp nước sinh hoạt bằng các công trình cấp nước tập trung. Nội thành Quy Nhơn có 349.000 người sử dụng nước sạch, chiếm 96% dân số. 1.2.1.3. Tiêu úng, thoát lũ và phòng chống xâm nhập mặn Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 828 km đê sông, đê biển, trong đó đã kiên cố 219 km. Cơ bản giải quyết được lũ sớm, lũ muộn, lũ tiểu mãn và hạn chế thiệt hại do lũ chính vụ gây ra. Nhiều vùng úng ngập trọng điểm đã được cải thiện rõ rệt như vùng sông La Tinh thuộc huyện Phù Mỹ, Phù Cát; sông Kôn - Hà Thanh thuộc thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát, TP. Quy Nhơn, v.v... Các chương trình, dự án phòng chống lũ và xâm nhập mặn đã được triển khai với các biện pháp công trình và phi công trình đã mang lại hiệu quả tích cực, n hất là vùng khu Đông Tuy Phước, An Nhơn, Đông Nam Phù Cát,... góp phần nâng cao năng lực ứng phó và nhận thức của cộng đồng dân cư trong phòng chống lũ, xâm nhập mặn. 1.2.2. Hướng quy hoạch và phát triển 1.2.2.1. Quan điểm quy hoạch - Quy hoạch thủy lợi phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành, các lĩnh vực của tỉnh đến năm 2020; phù hợp với Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam, Quy hoạch thủy lợi khu vực Miền Trung giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 205 0; phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi. - Xây dựng phương án quy hoạch phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của Bình Định, nhằm khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên (nguồn nước, đất đai...), phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thời gian đến. 10 - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ một số công trình hiện có c ho phù hợp với khả năng nguồn nước và điều kiện cụ thể ở từng địa bàn để tăng hiệu quả phục vụ. Ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi cho các vùng sản xuất tập trung của tỉnh, những vùng khó khăn, bức xúc do thiếu nguồn nước, do úng ngập thường xuyên; từng bước nâng cao khả năng phòng chống lũ và xâm nhập mặn gây ra. - Coi trọng đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình hiện có, nhất là đảm bảo an toàn cho các hồ chứa, từng bước kiên cố hóa hệ thống kênh mương các loại; đồng thời đầu tư xây dựng mới các công trìn h theo trình tự ưu tiên. - Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước (trung ương và địa phương), các nguồn vốn hợp pháp khác, đồng thời huy động sự đóng góp của người dân để đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi của tỉnh. 1.2.2.2. Mục tiêu a. Mục tiêu chung Phát triển thủy lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; từng bước hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi về cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức đảm bảo cho cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nâng mức đảm bảo an toàn về lũ, bão gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh ở từng giai đoạn; đồng thời góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. b. Mục tiêu cụ thể - Cấp nước tưới: Đến năm 2020 tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới bằng công trình thủy lợi kiên cố chiếm 88%, trong đó tưới cho lúa chiếm 98%; định hướng đến năm 2030 tỷ lệ tương ứng 97% và 100% (diện tích quy hoạch gieo trồng lúa đến năm 2030 là 90.000 ha). Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương các loại toàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 50%; định hướng đến năm 2030 đạt 100%. - Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản được cung cấp nguồn nước ngọt chiếm 60%; định hướng đến năm 2030 chiếm khoảng 95%. - Cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và du lịch, dịch vụ: + Đến năm 2020 tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 99% dân số toàn tỉnh, trong đó ở nông thôn đạt 97%, thành thị 100%; tỷ 11 lệ dân cư ở nông thôn được cấp nước từ các công trình tập trung khoảng 43%, thành thị 75%. Định hướng đến năm 2030 tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% dân số toàn tỉnh; tỷ lệ dân cư ở nông thôn được cấp nước từ các công trình tập trung khoảng 50%, thành thị 90%. + Đảm bảo đ ủ nguồn nước cho các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ... theo nhu cầu và kế hoạch phát triển của mỗi ngành theo từng giai đoạn. - Tiêu úng, phòng chống lũ và ngăn mặn: + Về tiêu úng: Hiện nay giải quyết được 30% diện tích úng cục bộ của các khu vực sản xuất lúa; đến năm 2020 giải quyết được 60% diện tích và đến năm 2030 giải quyết cơ bản hết diện tích úng cục bộ, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp. + Về phòng chống lũ, phòng chống xâm nhập mặn: Đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển và các công trình phòng chống lũ, chống xâm nhập mặn phù hợp cho từng thời kỳ với khả năng nguồn vốn đầu tư để hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra và chống xâm nhập mặn đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp vùng ven cửa sông theo các tiêu chuẩn hiện hành. Đến năm 2020 kiên cố được 50% hệ thống đê kè sông, 40% hệ thống đê biển; định hướng đến năm 2030 đạt 90% đê kè sông và đê biển được kiên cố. 1.2.2.3. Phương án quy hoạch Toàn tỉnh Bình Định được chia thành 3 vùng, với 11 tiểu vùng gồm: - Vùng lưu vực sông Lại Giang với 04 tiểu vùng: Bắc Lại Giang, Nam Lại Giang, An Lão, Kim Sơn. - Vùng đầm Trà Ổ. - Vùng Nam Bình Định với 06 tiểu vùng : Vĩnh Thạnh, Bắc sông La Tinh, Nam sông La Tinh - Bắc sông Kôn, Nam sông Kôn, Tân An - Đập Đá và Lưu vực sông Hà Thanh. 1. Vùng lưu vực sông Lại Giang: a) Cấp nước cho nông nghiệp: Vùng lưu vực sông Lại Giang bao gồm toàn bộ đất đai của huyện An Lão, Hoài Ân và Hoài Nhơn. Toàn vùng có 185.864 ha đất tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 33.175 ha, trong đó đất trồ ng cây hàng năm 22.935 ha (đất lúa 11.270 ha và cây hàng năm khác 11.665 ha); diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 10.120 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản là 120 ha. 12 Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực là từ sông An Lão, Kim Sơn, hệ thống đập và kênh Lại Giang và một số sông, suối nhỏ phía Tây Bắc huyện. Do nguồn nước hạn chế nên vẫn thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, nhất là huyện Hoài Ân và các xã cuối nguồn kênh Lại Giang. Phương án toàn vùng có 212 công trình thủy lợi các loại gồm 62 hồ chứa với tổng dung tích 176 triệu m 3 nước, 82 đập dâng, 68 trạm bơm với tổng năng lực tưới 18.362 ha canh tác (đã có công trình tưới 15.348 ha và chưa có công trình tưới 3.014 ha); cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 120 ha; đảm bảo đủ nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ du lịch trong vùng. Trong đó: - Đã được đầu tư xây dựng 180 công trình thủy lợi lớn nhỏ các loại, gồm 46 hồ chứa với tổng dung tích 70 triệu m 3 nước, 69 đập dâng và 65 trạm bơm. Đồng thời đã đầu tư xây dựng được 862 km kênh mương, trong đó đã kiên cố hóa 198 km, đạt 23% tổng chiều dài kênh. Tổng năng lực tưới 15.348 ha canh tác và tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ du lịch. - Quy hoạch mới 32 công trình các loại, gồm 16 hồ chứa với tổng dung tích của các hồ là 106 triệu m 3 nước, 13 đập dâng và 3 trạm bơm. Tổng năng lực tưới của các công trình mới là 3.014 ha canh tác và tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ du lịch. Cụ thể: + Chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công xây dựng hồ Đồng Mít với dung tích 89,8 triệu m 3 làm nhiệm vụ cấp nước tại chỗ tưới cho 132 ha đất canh tác xã An Dũng, bổ sung nguồn nước vào mùa khô cho hệ thống tưới đập Lại Giang, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bổ sung cho khu vực đầm Trà Ổ (Bắc huyện Phù Mỹ) khoảng 12 triệu m 3 nước/năm; góp phần cải tạo môi trường trong lưu vực và vùng hạ du. + Triển khai xây dựng các công trình: Hồ Nước Đổ tưới 150 ha (An Lão); Châu Sơn 80 ha, Vạn Trung 70 ha, Hóc Chùa (Cẩm Đức) 100 ha, Gia Đức 50 ha, Ân Hòa 1 tưới 50 ha, Ân Hòa 2 tưới 50 ha, Ân Hậu 50 ha, Phú Ninh (Hóc Chẵn) 100 ha (Hoài Ân); Cây Sơn 100 ha, Phú Thạnh 2 tưới 100 ha, Phường Mới 100 ha, Cây Dứa 250 ha, Lộ Diêu 1 tưới 30 ha và Lộ Diêu 2 tưới 30 ha (Hoài Nhơn); đập dâng Bồng Sơn, trạm bơm Gò Cốc (Phụng Du)… b) Cấp nước cho thủy sản: - Vùng NTTS Tam Quan: Sử dụng nguồn nước hồ Cẩn Hậu xả xuống đập Ông Khéo và nguồn nước kênh Lại Giang. 13 - Vùng NTTS Hoài Mỹ, Hoài Hải: Sử dụng nguồn nước sông Lại Giang tại trạm bơm Đồng Soi (Hoài Mỹ). Xây dựng mới trạm bơm nước mặn trực tiếp từ biển và hệ thống đường ống đưa nước mặn đến các ao nuôi tôm. c) Về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp: - Cấp nước sinh hoạt: Sửa chữa, nâng cấp 70 công trình cấp nước sinh hoạt hiện có đạt công suất thiết kế cấp cho 55.313 người. Xây dựng mới 01 công trình cấp nước tập trung (cấp nước cho các xã Tây Bắc huyện Hoài Nhơn); kết hợp với các công trình nhỏ lẻ, giếng khoan, giếng đào để cấp nước cho 100% dân số trong vùng. - Cấp nước cho công nghiệp, dịch vụ: Các công trình thủy l ợi đảm bảo tạo nguồn cấp đủ nước cho nhu cầu sử dụng của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trong vùng. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc huyện An Lão nhận nguồn nước từ sông An Lão, thuộc huyện Hoài Ân nhận nguồn nước từ sông Kim Sơn, thuộc huyện Hoà i Nhơn nhận nguồn nước tại đập Lại Giang và kênh Lại Giang. d) Về tiêu úng, thoát lũ: - Đầu tư mở rộng kênh tiêu kết hợp với chuyển đổi sang nuôi cá nước ngọt hoặc mô hình lúa - cá tại các khu vực úng cục bộ khu vực ven sông An Lão thuộc xã An Hòa, An Tân (huyện An Lão); khu vực Đồng Bàu, Khoa Trường, Phước Bình, Ân Thường 1, Thế Thạnh 1 và Hà Đông (huyện Hoài Ân); khu vực Bàu Súng, An Quý, dọc sông Xưởng, khu Trường Xuân (huyện Hoài Nhơn), nhằm đảm bảo tiêu thoát nước lũ sớm, lũ muộn, lũ tiểu mãn để đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống. - Đầu tư, kiên cố những đoạn đê sông thường bị lũ chính vụ tràn qua và gia cố những đoạn đê sông bị xói lở nghiêm trọng trên các trục sông chính An Lão, Kim Sơn, Lại Giang. e) Phòng chống xâm nhập mặn: Đầu tư nâng c ấp các tuyến đê ngăn mặn và đê biển Tam Quan - Chương Hòa; tuyến đê Hoài Hương - Hoài Mỹ, đê biển Hoài Hải và các tuyến đê cửa sông hạ lưu đập Ông Khéo, vv... để đảm bảo ngăn mặn bảo vệ cho sản xuất xuất nông nghiệp. Xây dựng các kênh tiêu cách ly xung quanh các vùng nuôi tôm nước mặn ở Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Mỹ, Hoài Hải. 2. Vùng Đầm Trà Ổ: Vùng lưu vực đầm Trà Ổ bao gồm thị trấn Bình Dương và 7 xã phía Bắc huyện Phù Mỹ là: Mỹ Châu, Mỹ Lộc, Mỹ Đức, Mỹ Phong, Mỹ Lợi, Mỹ An, Mỹ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan