Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và sinh sản loài mực ống loligo....

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và sinh sản loài mực ống loligo.

.PDF
95
118
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG THỊ MINH THU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN LOÀI MỰC ỐNG Loligo (Photololigo) chinensis Gray, 1849 và Loligo (Photololigo) duvaucelii Orbigny, 1848 TẠI VÙNG BIỂN VEN ĐẢO CÔ TÔ, QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG THỊ MINH THU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN LOÀI MỰC ỐNG Loligo (Photololigo) chinensis Gray, 1849 và Loligo (Photololigo) duvaucelii Orbigny, 1848 TẠI VÙNG BIỂN VEN ĐẢO CÔ TÔ, QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60620301 Quyết định giao đề tài: 800/QĐ-ĐHNT ngày 28/6/2013 Quyết định thành lập HĐ: 800/QĐ-ĐHNT ngày 28/6/2013 Ngày bảo vệ: 28/11/2016 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Bát Chủ tịch Hội đồng: Khoa sau đại học: Khánh Hòa, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và sinh sản loài mực ống Loligo (Photololigo) chinensis Gray, 1849 và Loligo (Photololigo) duvaucelii Orbigny, 1848 tại vùng biển ven đảo Cô Tô, Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nha Trang, ngày 10 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Thị Minh Thu iii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng, ban Trường Đại học Nha Trang, Phòng Nghiên cứu Bảo tồn biển, Viện nghiên cứu Hải sản, UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành luận văn. Đặc biệt, sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Khắc Bát đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm nhiệm vụ Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Mực ống Cô Tô và Ban Lãnh đạo Viện nghiên cứu Hải sản đã cho phép tôi sử dụng mẫu vật, số liệu để thực hiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn cán bộ nghiên cứu: ThS. Nguyễn Văn Hiếu, ThS. Trần Văn Hướng, CN. Nguyễn Hữu Thiện đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và mẫu vật. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 10 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Thị Minh Thu iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................iv MỤC LỤC ...........................................................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...........................................................vii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..................................................................................................x MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa .....3 1.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố ..............................................................................3 1.1.2. Đặc điểm hình thái .................................................................................................4 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................................6 1.1.4. Đặc điểm sinh sản ..................................................................................................8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................................9 1.3. Khái quát vị trí địa lý và đặc điểm môi trường khu vực nghiên cứu .................11 1.3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu đảo Cô Tô ........................................................11 1.3.2. Điều kiện môi trường vùng biển ven đảo Cô Tô .................................................12 1.3.3. Một số đặc điểm và kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển Cô Tô ....................................................................................................................12 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................14 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................14 2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................16 2.3. Nguồn số liệu sử dụng .............................................................................................16 v 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................16 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, mẫu vật ................................................................16 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................17 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................23 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng.............................................23 3.1.1. Kết quả xác định tuổi bằng đá tai.........................................................................23 3.1.1.1. Tuổi tối đa mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa ........................................23 3.1.1.2. Phân bố nhóm tuổi ............................................................................................24 3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng ...........................................................................................25 3.1.3. Tương quan chiều dài màng áo và khối lượng mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa...........................................................................................................................30 3.2. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................................32 3.2.1. Kích thước thành thục sinh sản ............................................................................32 3.2.2. Sức sinh sản của mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa..................................40 3.2.3. Mùa vụ sinh sản ...................................................................................................40 3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi mực ống............................................41 3.3.1. Về mùa vụ khai thác.............................................................................................41 3.3.2.Về kích cỡ khai thác..............................................................................................42 3.3.3. Đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách.........................................................42 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................43 4.1. Kết luận ....................................................................................................................43 4.2. Khuyến nghị.............................................................................................................44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................45 A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt ...................................................................................45 B. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài .......................................................................45 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ctv: Cộng tác viên ĐVCĐ: Động vật chân đầu ĐDSH: Đa dạng sinh học ĐVPD: Động vật phù du FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc GPS: Hệ thống định vị toàn cầu KXĐ: Không xác định L: Chiều dài MLT: Chiều dài màng áo N: Số mẫu nghiên cứu TH: Trung Hoa TVPD: Thực vật phù du UBND: Ủy ban nhân dân W: Khối lượng vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1. 1: Tương quan tăng trưởng chiều dài và khối lượng mực ống Ấn Độ....................7 Bảng 1. 2: Tương quan tăng trưởng chiều dài và khối lượng mực ống Trung Hoa.............8 Bảng 3. 1: Phân bố giới tính của 2 loài mực ống ...............................................................29 Bảng 3. 2: Tỷ lệ giới tính mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa theo tháng.................32 Bảng 3. 3: Tỷ lệ giới tính mực ống Ấn Độ theo nhóm kích thước (%)..............................33 Bảng 3. 4: Tỷ lệ giới tính mực ống Trung Hoa theo nhóm kích thước (%).......................34 Bảng 3. 5: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển buồng trứng mực ống Ấn Độ (%) .....................35 Bảng 3. 6: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển buồng tinh mực ống Ấn Độ (%)........................35 Bảng 3. 7: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển buồng trứng mực ống Trung Hoa (%)...............36 Bảng 3. 8: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển buồng tinh mực ống Trung Hoa (%) .................37 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. 1: Mực ống Ấn Độ (A) và Mực ống Trung Hoa (B) ...............................................5 Hình 2. 1: Sơ đồ trạm vị thu mẫu mực ống tại Cô Tô, Quảng Ninh ..................................14 Hình 2. 2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu........................................................................15 Hình 2. 3: Hình thái các cơ quan bên ngoài của hai loài mực thu tại Cô Tô .....................17 Hình 2. 4: Các chỉ tiêu hình thái và cách đo mực ống........................................................18 Hình 2. 5: Sơ đồ vị trí của đá tai mực ống..........................................................................18 Hình 2. 6: Dụng cụ chuyên dụng bảo quản đá tai mực ......................................................19 Hình 2. 7. Đá tai được gắn trên lam kính ...........................................................................20 Hình 2. 8: Hình thái đá tai mực và hướng dẫn cách mài để tính tuổi mực.........................20 Hình 3. 1: Vân/ vòng của đá tai mực ống Ấn Độ (a) và mực ống Trung Hoa (b) .............23 Hình 3. 2: Tương quan chiều dài màng áo và tuổi của hai loài mực ống...........................24 Hình 3. 3: Phân bố nhóm tuổi ngày tuổi của hai loài mực ống ..........................................25 Hình 3. 4: Phân bố tần suất chiều dài mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa................25 Hình 3. 5: Sinh trưởng mực ống Ấn Độ (a) và mực ống Trung Hoa (b) theo các tháng trong năm............................................................................................................................26 Hình 3. 6: Phân bố tần suất chiều dài của mực ống Ấn Độ theo mùa................................27 Hình 3.7: Phân bố tần suất chiều dài của mực ống Trung Hoa theo mùa ..........................28 Hình 3. 8: Tỷ lệ phần trăm theo nhóm kích thước của loài mực ống Ấn Độ .....................29 Hình 3. 9: Tỷ lệ phần trăm theo nhóm kích thước của loài mực ống Trung Hoa ..............30 Hình 3. 10: Tương quan chiều dài màng áo và khối lượng của mực ống Ấn Độ (a) và mực ống Trung Hoa (b) ......................................................................................................30 Hình 3. 11: Tương quan chiều dài màng áo và khối lượng mực ống Ấn Độ đực (a) và cái (b) ..................................................................................................................................31 Hình 3. 12: Tương quan chiều dài và khối lượng mực ống Trung Hoa đực (a) và cái (b) 31 Hình 3. 13: Kích thước thành thục lần đầu.........................................................................38 Hình 3. 14: Hệ số thành thục 2 loài mực ống .....................................................................39 Hình 3. 15: Sức sinh sản tuyệt đối mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa ....................40 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Động vật chân đầu (ĐVCĐ) thuộc ngành động vật thân mềm, gồm 4 nhóm: mực ống, mực nang, bạch tuộc và ốc Anh vũ [22]. Trong thành phần sản lượng khai thác hải sản hàng năm của thế giới, ĐVCĐ chiếm tỷ trọng cao, đứng thứ ba sau cá và tôm biển. Theo FAO [19], sản lượng khai thác ĐVCĐ của Việt Nam liên tục tăng từ 23.000 tấn đến 130.000 tấn, đứng thứ 8 trong 10 nước có sản lượng khai thác ĐVCĐ cao nhất trên thế giới. Năm 2006-2007, tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm ĐVCĐ khô và đông lạnh từ 75.000 tấn đến 810.000 tấn với giá trị ngoại tệ thu được từ 265 đến 301 triệu đô la Mỹ [1]. Luận văn “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và sinh sản loài mực ống Loligo (Photololigo) chinensis Gray, 1849 và Loligo (Photololigo) duvaucelii Orbigny, 1848 ở vùng biển ven đảo Cô Tô, Quảng Ninh” là một bộ phận thuộc Hợp đồng “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Mực ống Cô Tô” do TS. Nguyễn Khắc Bát làm chủ nhiệm. Mục tiêu của luận văn là xác định một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của mực ống Trung Hoa (PhotoPhotololigo chinensis) và mực ống Ấn Độ (Photoligo duvaucelii) phục vụ quản lý bền vững nguồn lợi và góp phần xây dựng thương hiệu mực ống Cô Tô. Kết quả phân tích tuổi bằng đá tai mực đã xác định được tuổi tối đa của mực ống Ấn Độ là 150 ngày tuổi, tương ứng với cá thể có kích thước màng áo là 190 mm. Tuổi tối đa của mực ống Trung Hoa là 203 ngày tuổi, tương ứng với cá thể có kích thước màng áo là 265,5 mm. Chiều dài nhóm cá thể có màng áo chiếm ưu thế của mực ống Ấn Độ tập trung ở nhóm có kích thước từ 80 đến 120 mm (chiếm tỷ lệ 67,55%). Chiều dài nhóm cá thể có màng áo chiếm ưu thế của mực ống Trung Hoa tập trung ở nhóm có kích thước từ 110 mm đến 200 mm (chiếm tỷ lệ 81,65%). Tỷ lệ phân bố giới tính theo tháng: giới tính cái/đực là 1:1 cao nhất đối với mực ống Ấn Độ vào tháng 4, 5, 10; tỷ lệ này đối với mực ống Trung Hoa ở các tháng 1, 2, 7, 9. Kích thước thành thục lần đầu của mực ống Ấn Độ cái là 9,37 mm, mực đực là 8,02 mm; mực ống Trung Hoa cái là 12,09 mm, mực đực 11,05 mm. Mùa vụ sinh sản của hai loài mực ống này diễn ra quanh năm. Từ khóa: Mực ống, đá tai, tuổi, sinh trưởng, Cô Tô. x MỞ ĐẦU Động vật chân đầu (ĐVCĐ) thuộc ngành động vật thân mềm, bao gồm 4 nhóm: mực ống, mực nang, bạch tuộc và ốc Anh vũ [22]. Trong thành phần sản lượng khai thác hải sản hàng năm của thế giới, ĐVCĐ chiếm tỷ trọng cao đứng thứ ba sau cá và tôm biển. Theo FAO [19], sản lượng khai thác ĐVCĐ của Việt Nam liên tục tăng từ 23.000 tấn đến 130.000 tấn, đứng thứ 8 trong 10 nước có sản lượng khai thác ĐVCĐ cao nhất trên thế giới. Mặt khác, thịt các loài ĐVCĐ thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao là thực phẩm ưa thích của người dân trên toàn thế giới [4]. Ở Việt Nam, ĐVCĐ đã trở thành đối tượng khai thác quan trọng trong nghề khai thác biển nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Năm 2006-2007, tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm ĐVCĐ khô và đông lạnh từ 75.000 tấn đến 810.000 tấn với giá trị ngoại tệ thu được từ 265 đến 301 triệu đô la Mỹ [1]. Mặc dù có vị trí và vai trò quan trọng song những nghiên cứu về đối tượng này ở nước ta còn rất hạn chế. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về ĐVCĐ khu vực Vịnh Bắc Bộ có thể kế đến như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dục, Hylleberg và Kilburn [6]. Nhìn chung, những nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào việc xác định thành phần loài, mô tả hình thái, đánh giá trữ lượng mà chưa đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học của từng loài. Đặc biệt, năm 2006 tác giả Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm mực nang (Sepia pharaonis). Tuy không thuộc nhóm mực ống nhưng cũng là tài liệu tham khảo quan trọng. Những năm gần đây, công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, nguồn lợi ĐVCĐ của Nguyễn Khắc Bát [12, 13] đã bổ sung thêm cơ sở dữ liệu sinh học của họ mực ống (Loliginidae) ở Vịnh Bắc Bộ. Vịnh Bắc Bộ có nguồn lợi động vật chân đầu (Cephalopod) phong phú, trong số đó: mực nang vân hổ (Sepia pharaonis), mực thẻ (Loligo edulis), mực đất hay mực ống Trung Hoa (PhotoPhotololigo chinensis), mực ống Ấn Độ (Photololigo devaucilii), mực lá (Sepioteuthis lessoniana),… là những loài có giá trị thương mại quan trọng và là đối tượng cho sản lượng khai thác cao của cộng đồng ngư dân ven biển. Vùng biển ven đảo Cô Tô nằm ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ là vùng biển nổi tiếng với các loài mực ống có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về sinh học sinh sản, vòng đời, sinh học sinh trưởng của những đối tượng này còn nhiều hạn chế. Để có những dẫn liệu đầy đủ về nguồn lợi mực ống nhằm quản lý, khai thác 1 hợp lý nguồn lợi mực ống cũng như cung cấp thông tin xây dựng chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu mực ống Cô Tô, cần có những nghiên cứu toàn diện về sinh học nguồn lợi. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và sinh sản loài mực ống Loligo (Photololigo) chinensis Gray, 1849 và Loligo (Photololigo) duvaucelii Orbigny, 1848 ở vùng biển ven đảo Cô Tô, Quảng Ninh” với mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu của luận văn Xác định một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của mực ống Trung Hoa (Photololigo chinensis) và mực ống Ấn Độ (Photololigo duvaucelii) phục vụ quản lý bền vững nguồn lợi và góp phần xây dựng thương hiệu mực ống Cô Tô. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của mực ống Trung Hoa (Photololigo chinensis) và mực ống Ấn Độ (Photololigo duvaucelii) khai thác ở vùng biển ven đảo Cô Tô. + Xác định tuổi bằng cấu trúc hiển vi đá tai; + Xác định tốc độ sinh trưởng của mực ống; + Tương quan chiều dài và khối lượng. - Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của mực ống Trung Hoa (Photololigo chinensis) và mực ống Ấn Độ (Photololigo duvaucelii) khai thác ở vùng biển ven đảo Cô Tô. + Xác định tuổi và kích thước thành thục sinh sản; + Xác định sức sinh sản tuyệt đối, tương đối; + Xác định mùa vụ sinh sản chính. Ý nghĩa khoa học của luận văn  Ý nghĩa khoa học: - Cập nhật, bổ sung cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học, sinh sản của hai loài mực ống (Photololigo chinensis, Photololigo duvaucelii) ở vùng biển ven đảo Cô Tô.  Ý nghĩa thực tiễn: - Giúp cho các nhà quản lý, cộng đồng ngư dân có những hiểu biết hơn về đặc điểm sinh học và nguồn lợi hai loài mực ống tại vùng biển Cô Tô. - Cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phục vụ quản lý bền vững nguồn lợi và góp phần xây dựng thương hiệu mực ống Cô Tô. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới mực ống Ấn Độ và mực ống Trung Hoa 1.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố 1.1.1.1. Mực ống Ấn Độ Mực ống Ấn Độ (Photololigo duvaucelii) là loài có sản lượng cao và quan trọng đối với nghề cá của một số quốc gia. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở vùng biển Ấn Độ Dương, chúng phân bố từ quần đảo Andaman (Thái Lan) và Vịnh Bengal đến phía tây Ả Rập và Đông châu Phi (Somalia, Seychelles, Mozambique, Madagascar) và Đông Nam châu Phi. Ở phía tây Thái Bình Dương, chúng phân bố từ biển Nam Trung Hoa và Singapore (vùng biển Indonesia) tới phía bắc đảo Formosa [21]. Lớp: Chân đầu Bộ: Mười chân Họ: Mực Giống: Loligo Loài: Photololigo duvaucelii (Gray, 1849) Tên thường dùng Uroteuthis (Photololigo) duvaucelii (d'Orbigny, 1835) Tên đồng danh: Loligo indica Pfeffer 1884; Goodrich 1896; Massy 1916; Loligo galatheae Hoyle; Loligo oshimai Sasaki 1929; Loligo sumatrensis Brock 1887. Tên tiếng Anh: Indian Squid. Tên tiếng Việt: mực ống Ấn Độ. Mực Ấn Độ tập trung ở độ sâu 30-170 m, cũng có thể bắt gặp ở độ sâu dưới 220 m. Tại Indonesia và đông châu Phi, chúng phân bố ở độ sâu lên đến 170 m, trung bình ở độ sâu 80 m [16]. Ở các vùng biển Ấn Độ, Vịnh Thái Lan và biển Andaman của Thái Lan, mực ống Ấn Độ là loài phong phú nhất trong họ mực [44]. Dữ liệu về sản lượng loài mực ống Ấn Độ còn hạn chế ở biển Hoàng Hải và biển Đông [14]. 1.1.1.2. Mực ống Trung Hoa Mực ống Trung Hoa (Photololigo chinensis Gray, 1849) phân bố từ vùng trung triều tới vùng có độ sâu 170 m tại vùng tây Thái Bình Dương, phía nam và tây Biển Đông đến vùng biển Nhật Bản, Vịnh Thái Lan và Bắc Australia, giới hạn phía Bắc đến Đài Loan [40]. Ở Hồng Kông, mực ống Trung Hoa phổ biến ở độ sâu từ 30-120 m. 3 Mực ống Trung Hoa (Photololigo chinensis) đã được Gray (1849) lần đầu tiên mô tả, đặt tên và xác định vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Lớp: Chân đầu Bộ: Mười chân Họ: Mực Giống: Loligo Loài: Photololigo chinensis (Gray, 1849) Tên thường dùng: Uroteuthis (Photololigo) chinensis (d'Orbigny, 1835). Tên đồng vật: Loligo formosana Sasaki, 1929; Photololigo chinensis Gray, 1849. Tên tiếng Anh: Mitre Squid, Co mmon Chinese Squid. Tên tiếng Việt: mực ống Trung Hoa, mực ống Đài Loan, mực đất. 1.1.2. Đặc điểm hình thái 1.1.2.1. Đặc điểm hình thái mực ống Ấn Độ Mực ống Ấn Độ có lớp màng áo hình trụ thon dài, mảnh, nửa phía sau thon nhỏ hoặc hơi nhọn về phía cuối. Chiều dài thân gấp 4 lần chiều rộng. Chiều dài màng áo của mực đực dao động từ 61 đến 150 mm và mực cái từ 78 m đến 146 mm. Các thùy phía trước mặt lưng tròn, mặt bụng và mép bụng dưới phễu có các thùy bên tù. Sắc tố nâu đậm phân bố ở màng áo, đầu, các xúc tay và vây. Phần giữa màng áo, sắc tố tập trung thành các đốm tím sẫm. Vây dạng hình thoi, rộng và ngắn, mép trước hơi lồi, mảnh và ngắn hơn mép sau. Chiều dài vây chiếm khoảng 1/2 chiều dài màng áo. Đầu rộng với 2 mắt lớn, đỉnh khứu giác nằm ở phía sau mắt và một lỗ nhỏ ở gốc xúc tay thứ 3. Chiều dài các đôi xúc tay không chênh lệch lớn, công thức xúc tay thường là 3.4.2.1, đôi xúc tay 1 và 3 hơi dẹp, các đôi xúc tay còn lại hơi vuông. Giác hút được bao quanh với màng cơ bảo vệ, phát triển nhất ở xúc tay thứ 3. Kích thước giác hút thay đổi theo từng xúc tay, giác hút xúc tay 3 lớn nhất và xúc tay 4 là nhỏ nhất, giác hút xúc tay 2 và xúc tay 3 có khích thước tương đồng. Đối với mực cái, răng của vòng sừng giác hút giống nhau, tương đồng về kích thước; vòng sừng 4 giác hút ở xúc tay 2 và 3 có từ 5 - 7 răng rộng, cùn, hình chữ nhật, chiều cao và chiều rộng tương đồng. Đối với mực đực, vòng sừng giác hút ở xúc tay 2 và 3 có từ 5 – 13 răng thấp, vuông hoặc tròn, cụt nằm ở 2/3 chi vi vòng, 1/3 chu vi vòng còn lại nhẵn. Xúc tay xúc giác dài với 4 hàng đĩa hút. 1/3 xúc tay sinh dục biến đổi thành 2 hàng gai thịt lớn, hàng ven bụng có dạng lược rộng hơn và hướng ra ngoài. Vòng sừng ở đĩa hút lớn có kích thước to nhỏ khác nhau sắp xếp không theo thứ tự. Xung quanh vòng sừng đĩa hút ở xúc tay xúc giác có 14 – 17 răng nhọn và ngắn. 1.1.2.2. Đặc điểm hình thái mực ống Trung Hoa. Mực ống Trung Hoa có cơ thể lớn, ống thân hình quả đạn, chiều ngang thân không đổi đến gốc vây sau đó thu nhỏ dần đến cuối thân, chiều dài thân gấp 4 - 6 lần chiều rộng. Sắc tố nâu đỏ phân bố dày đặc tập trung ở mặt lưng màng áo, mặt bụng và vây phân bố ít hơn và nhạt hơn. Màng áo thon dài, mảnh, nửa phía sau thon hình búp măng hoặc hơi nhọn về phía cuối. Ở giữa mặt lưng có các thùy riêng biệt, phần mép bụng rộng hơn. A B Hình 1. 1: Mực ống Ấn Độ (A) và Mực ống Trung Hoa (B) [13] 5 Vây dạng hình thoi, dài, mép trước thẳng, ngắn hơn mép sau với các thùy tròn, viền phía sau thẳng. Chiều dài vây chiếm hơn một nửa chiều dài thân, dần trở nên cân xứng hơn khi trưởng thành và chiếm 2/3 chiều dài màng áo. Đầu rộng, tương đồng với chiều dài màng áo, mắt lồi lên, chiếm hầu hết phần bên của đầu. Đỉnh khứu giác nằm ở hai bên ống phễu, hốc mắt nằm ở giữa mắt và gốc xúc tay 3. Xúc tay dài trung bình, công thức xúc tay là 3.4.2.1 hoặc 3.2.4.1. Xúc tay 1 có thể cuộn lại với màng rộng suốt toàn bộ chiều dài. Mặt cắt của xúc tay 2 và 4 hình vuông với màng hẹp. Xúc tay 3 có thể co rút với màng rộng. Xúc tay xúc giác dài, mảnh bằng 60% chiều dài thân với 4 hàng đĩa hút. Kích thước giác hút thay đổi theo từng xúc tay xúc giác, giác hút lớn nhất ở xúc tay 3 và giảm dần ở xúc tay 2, xúc tay 1 đến xúc tay 4. Một phần ba phần ngọn của xúc tay sinh dục gồm 25 – 30 giác hút biển đổi thành các gai thịt (tay thứ 4 bên trái). Vòng sừng của xúc tay xúc giác lớn với 20 - 30 răng nhọn hình nón riêng biệt, xếp xen kẽ 6 - 12 chiếc lớn với 1 - 4 chiếc nhỏ hơn. 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng 1.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng mực ống Ấn Độ. Theo tài liệu của FAO thì mực ống Ấn Độ có chiều dài màng áo tối đa là 500 mm với khối lượng 1.000 g ở mực đực và chiều dài màng áo tối đa là 310 mm ở mực cái, khối lượng 800 g [21]. Theo Chotiyaputta nghiên cứu mực ống tại Vịnh Thái Lan cho thấy vòng đời của mực ống Ấn Độ là 12 tháng với kích thước tối đa đạt 320 mm [18]. Năm 1998, Supongpan nghiên cứu đặc điểm sinh học của mực ống Ấn Độ tại vùng biển phía tây của Vịnh Thái Lan cho thấy, mực ống Ấn Độ phân bố ở độ sâu 10 – 50 m nước, xuất hiện nhiều từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 7 đến tháng 9 trong năm. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhĩ thạch để xác định tuổi và tốc độ sinh trưởng của mực. Kết quả đã chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng của mực Ấn Độ khác nhau giữa các cá thể và khác nhau giữa mực đực, mực cái. Phương trình sinh trưởng tương ứng cho mực đực và mực cái như sau: MLT = 1.56e * (1,64.t. 0,180) , MLT = 1.56 e * (1.35.t.0,209) [46]. Tác giả Madhu đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi và kích cỡ thương phẩm của mực ống Ấn Độ tại Vịnh Suez. Theo đó, chiều dài và khối lượng cơ thể của con đực và 6 con cái có sự sai khác. Chiều dài mực đực dao động từ 45 mm đến 238 mm (trung bình: 117,0± 36 mm); khối lượng từ 6,0 g đến 143,3 g (trung bình 39,8 ± 22,3 g). Mực cái có chiều dài dao động từ 43 mm đến 162 mm (trung bình 115 ± 22 mm), khối lượng dao động từ 5,5 đến 93,5 g; (trung bình 45,9 ± 18,1 g). Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy mực đực có tốc độ tăng trưởng lớn hơn mực cái. Các cá thể đực chiếm ưu thế trong tất cả nhóm kích thước, trừ nhóm có kích thước từ 160 mm đến 200 mm [31]. Bảng 1. 1: Tương quan tăng trưởng chiều dài và khối lượng mực ống Ấn Độ Tác giả Vị trí Rao [38] Ấn Độ Meiyappan và ctv [32] Mohamed và Rao [35] Đông Ấn Độ Tây Ấn Độ Giới tính Đực a b r2 0,0020 2,149 0,94 Cái 0,0010 2,309 0,95 Đực 0.007 2.377 0.96 Cái 0.0004 2.520 0.96 0,0025 2,105 0,92 Đực, cái Thomas và Veraval Đực 0,1090 2,635 0,89 Kizhakudan [48] (Ấn Độ) Cái 0,3147 2,186 0,90 Đực 0,0080 1,790 0,95 Cái 0,0330 1,672 0,93 Đực 0,291 1,958 0,95 Cái 0,116 2,416 0,96 0,3395 2,0909 0,95 Petsut và Kulabtong [37] Thái Lan Madhu và ctv [31] Vịnh Suez Tha mmarat [49] Thái Lan Đực, cái Ghi chú: a, b là hệ số trong phương trình hồi quy: W=a.Lb 1.1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng mực ống Trung Hoa. Ở Đài Loan, mực ống Trung Hoa có kích cỡ chiều dài trung bình là 350 mm. Woss và Williamson [53] đã ghi nhận mực đực và cái lớn nhất ở Hồng Kông có kích thước tương ứng là 490 mm (1,0 kg) và 310 mm (0,8 kg), trong khi kích thước tối đa ngoài khơi bờ biển phía đông của Malaysia được ghi nhận bởi Ashirin và Ibrahim là 410 mm [11]. 7 Kết quả nghiên cứu của Li [27] khi nghiên cứu tăng trưởng của mực tại Đài Loan cho thấy: mực ống Trung Hoa từ 63 đến 151 ngày tuổi có kích thước chiều dài dao động từ 46 tới 441 mm. Bảng 1. 2: Tương quan tăng trưởng chiều dài và khối lượng mực ống Trung Hoa. Tác giả Vị trí Yan Yunrong Biển Nam và ctv [50] Trung Hoa Thammarat [49] Petsut và Kulabtong [37] Thái Lan Giới tính a b r2 Đực 0,00152 2,18 0,94 Cái 0,000719 2,24 0,96 Đực, cái 0,00117 2,23 0,95 Đực, cái 0,3395 2,0909 0,95 Đực 0,006 1,82 0,87 Cái 0,0008 2,29 0,94 Thái Lan 1.1.4. Đặc điểm sinh sản 1.1.4.1. Đặc điểm sinh sản mực ống Ấn Độ Kích thước trưởng thành của mực ống Ấn Độ thay đổi giữa các vùng nước trong cùng vùng biển của Ấn Độ. Mực đực trưởng thành khi đạt kích thước 70-124 mm [38] hoặc kích thước từ 50-150 mm ở vùng biển Waltair và kích thước từ 50-130 mm ở vùng biển Madras [43]. Kích thước trưởng thành với mực cái là 90-130 mm [25]. Kích thước mực trưởng thành nhỏ nhất được tìm thấy ở Vịnh Thái Lan là 80 mm đối với mực đực và 70 mm đối với mực cái; vùng biển ngoài khơi phía đông của Ấn Độ kích thước mực trưởng thành là 50 mm cho cả mực đực và cái [15]. Dữ liệu nghiên cứu ở vùng biển phía tây nam của Ấn Độ chỉ ra rằng mực đực thành thục khi kích thước đạt 70-170 mm (50% trưởng thành ở độ dài màng áo 97 mm) và mực cái thành thục kích thước đạt 70-130 mm (50% trưởng thành ở độ dài màng áo 84 mm). Mực đực và mực cái thành thục khi đạt kích thước tương ứng là 170 mm và 130 mm, các cá thể đực cái thường di chuyển tới vùng nước sâu để đẻ trứng [21]. Theo nghiên cứu của Thammarat [49], tỷ lệ giới tính của mực đực và cái là 1 : 0,71 (p <0,05). Kích thước khi trưởng thành của mực đực và cái tương ứng là 13,15 cm và 10,74 cm. Còn theo Zhang, mực đực có tuổi trưởng thành từ 58-99 ngày tuổi, mực cái tuổi trưởng thành 56-94 ngày [52]. Tỷ lệ giới tính không khác nhau ở hầu hết các các tháng, ngoại trừ các tháng 7,10 và 11 [42]. 8 Mực ống Ấn Độ sinh sản quanh năm, mùa vụ sinh sản tập trung tùy theo khu vực [47]. Ở Ấn Độ, mùa vụ sinh sản dọc theo bờ biển phía tây sau các tháng mưa [34], còn ở phía tây Nam và Đông Bắc, Vịnh Thái Lan mực không đẻ khi có gió mùa [48]. Tác giả Mohamed cũng cho rằng mực ống Ấn Độ sinh sản quanh năm dọc theo hai bờ biển của Ấn Độ, tuy nhiên từ tháng 5 đến tháng 8 vẫn bắt gặp các cá thể có buồng trứng rỗng và đỉnh sinh sản sau các tháng mưa [33]. 1.1.4.2. Đặc điểm sinh sản mực ống Trung Hoa Mực Trung Hoa đẻ trứng trên đáy mềm (cát, bùn cát, cát bùn) trong Vịnh Thái Lan ở độ sâu 30-50 m. Mực đực trưởng thành có kích thước nhỏ nhất từ 105 mm và mực cái trưởng thành có kích thước nhỏ nhất từ 100 mm [16]. Theo Thammarat, khi nghiên cứu đặc điểm sinh sản của mực tại Thái Lan, mực ống Trung Hoa sinh sản quanh năm, mùa vụ sinh sản chính từ tháng 5 đến tháng 12. Bãi đẻ chính là đảo Phayam, phía nam của hòn đảo Yaoyai, phía Đông của đảo Phiphi, phía Nam của hòn đảo Lantayai và đảo Tarutao [49]. Dựa trên mẫu vật mực ống Trung Hoa thu thập ở Vịnh Bắc Bộ, tác giả Yunrong chỉ ra rằng, tỷ lệ giới tính giữa mực đực và cái là 1:1,01 [50]. Không ghi nhận có sự thay đổi tỷ lệ giới tính, không có giai đoạn VI của tuyến sinh dục trưởng thành và giai đoạn I chiếm ưu thế quanh năm. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở vùng biển Việt Nam, công tác điều tra nghiên cứu về ĐVCĐ nói chung và mực ống nói riêng được thực hiện chưa nhiều. Năm 1928, Robson lần đầu tiên công bố danh mục về 4 loài mực ống họ Loliginidae và 1 loài mực nang họ mực nang ở vùng biển Việt Nam [39]. Đến năm 1935, Serène công bố danh mục 3 loài mực ống và 3 loài mực nang [41]. Nguyễn Xuân Dục dựa trên kết quả thu mẫu trong các mẻ lưới kéo ở vịnh Bắc Bộ (1961-1962) đã xác định danh mục 5 loài mực ống và 8 loài mực nang ở vùng biển vịnh Bắc Bộ [6]. Nguyễn Xuân Dục và ctv (1983) dựa trên mẫu vật thu thập trong các mẻ lưới kéo tàu biển Đông điều tra nguồn lợi vùng biển Thuận Hải - Minh Hải (1978-1979) đã công bố danh mục 7 loài mực nang và 3 loài chưa được định tên [7]. Trên cơ sở mẫu này, Tạ Minh Đường (1962) đã định loại và mô tả 9 loài mực ống và 1 loài chưa được 9 định tên [8]. Nguyễn Chính đã xác định 3 loài mực có giá trị xuất khẩu lớn từ vùng biển Phú Yên đến Bình Thuận là Sepia tigris Sasaki, S. hecules Pibry và Loligo formosama Sasaki [2]. Tác giả Bùi Đình Chung thực hiện các nghiên cứu đầu tiên về nguồn lợi động vật thân mềm nói chung và về mực ống Trung Hoa nói riêng ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Mực ống chiếm sản lượng trung bình là 4,14 % tổng sản lượng khai thác và mực ống Trung Hoa đóng vai trò quan trọng trong thành phần sản lượng khai thác. Chúng được khai thác hầu như quanh năm, ở độ sâu 30 m tại hầu hết các khu vực trong vịnh Bắc Bộ. Năng suất mực ống cao nhất từ tháng 8 đến tháng 10 trong năm [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dục ghi nhận ở vùng biển phía đông vịnh Thái Lan có 10 loài có giá trị kinh tế cao bao gồm: Sepioteuthis lessoniana Lesson, 1830 (Mực lá), Photololigo chinensis Gray, 1849 (Mực ống Trung Hoa), Loligo duvauceli Dórbigny, 1839 (Mực ống Ấn Độ), Loligo singhalensis Ortmann, 1891 (Mực ống thân dài), Symplectoteuthis oualaniensis Lesson (Mực ống vây ngang), Loligo edulis Hoyle, 1885 (Mực thẻ), Sepia latimanus Quoy và Gaimard, 1832 (Mực lửa), Sepia pharaonis Ehrenbeg, 1931 (Mực nang hổ), Sepia aculeata Dórbigny, 1848 (Mực nang kim) và Sepia lycidas Gray, 1849 (Mực nang mắt cáo) [4]. Năm 2009, Nguyễn Khắc Bát nghiên cứu một số đặc điểm sinh học nghề cá của mực ống họ mực đã nhận định, mực đực tăng trưởng chiều dài nhanh hơn mực cái và tốc độ tăng trưởng của mùa nước ấm nhanh hơn mùa nước lạnh [13]. Nhận xét chung: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về mực ở vùng biển Việt Nam cho thấy, thời kỳ những năm 1990 trở về trước, những công trình nghiên cứu tiêu biểu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, mô tả hình thái, việc tìm hiểu đặc điểm sinh học cũng như đặc điểm nguồn lợi và khả năng sử dụng nguồn lợi còn nhiều hạn chế. Từ năm 2000 trở lại đây, nghiên cứu về đặc điểm phân bố của các loài mực cũng chỉ dựa trên các chương trình điều tra tổng thể lớn trong đó có đánh giá về thành phần loài và phân bố của đối tượng mực ống. Mực ống là đối tượng có giá trị kinh tế cao nhưng nghiên cứu chuyên sâu về chúng đặc biệt là hai loài (Photololigo chinensis và Photololigo duvaucelii) ở vùng biển Cô Tô là rất ít. Việc nghiên cứu chỉ mang tính sơ lược về đặc điểm hình thái, phân bố, năng suất khai thác, sản lượng và giá trị sử dụng. Những nghiên cứu chuyên sâu về giải phẫu, sinh học sinh sản, sinh trưởng, vòng đời, … của 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan