Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp và khả năng sử ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi ở hà nội và phụ cận

.PDF
185
260
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CAO VĂN CHÍ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC HAI LOÀI RUỒI ĂN RỆP Dideopsis aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG TRONG PHÒNG CHỐNG RỆP MUỘI HẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CAO VĂN CHÍ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC HAI LOÀI RUỒI ĂN RỆP Dideopsis aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG TRONG PHÒNG CHỐNG RỆP MUỘI HẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ: 62.62.01.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Cao Văn Chí i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học và Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi ủy, Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo các xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong thời gian qua. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp người thân trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận án Cao Văn Chí ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình x MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Những đóng góp mới của đề tài 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6 1.2.1. Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng 6 1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của ruồi ăn rệp 10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ruồi ăn rệp 12 1.2.4. Vai trò của ruồi ăn rệp và khẳ năng sử dụng chúng 13 1.3. 16 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.3.1. Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng 16 1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của ruồi ăn rệp 20 1.3.3. Vai trò của ruồi ăn rệp và khả năng sử dụng chúng 22 1.4. 24 Những vấn đề đã được và chưa được đề cập đến iii CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Địa điểm nghiên cứu 26 2.2. Thời gian nghiên cứu 27 2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 27 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu 27 2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu 28 2.4. Nội dung nghiên cứu 28 2.5. Phương pháp nghiên cứu 28 2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập xác định thành phần thiên địch của rệp muội hại cây ăn quả có múi ở vùng Hà Nội và phụ cận 28 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) 31 2.5.3. Phương pháp nghiên cứu sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi 35 2.5.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 44 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45 3.1. Thành phần thiên địch của rệp muội hại cây ăn quả có múi ở vùng Hà Nội và phụ cận 45 3.1.1. Thành phần và mức độ hại của các loài rệp muội 45 3.1.2. Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi rệp muội hại cây ăn quả có múi 3.2. 53 Đặc điểm hình thái và sinh vật học của ruồi ăn rệp cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius và ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus 59 3.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của loài ruồi ăn rệp cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius 59 iv 3.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus 3.3. 67 Đặc điểm sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D.aegrota, S. ribesii) và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi 75 3.3.1. Đặc điểm sinh thái học của loài ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota 75 3.3.2. Khả năng sử dụng ruồi ăn rệp trong phòng chống rệp muội hai cây ăn quả có múi 110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121 1. Kết luận 121 2. Kiến nghị 122 Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án 123 Tài liệu tham khảo 124 Phụ lục 134 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải CAQ Cây ăn quả BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật cs. Cộng sự ĐTG Độ thưởng gặp et al. Và những người khác IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KD Kinh doanh KTCB Kiến thiết cơ bản MĐPB Mức độ phổ biến pp. Trang QCVN Quy chuẩn Việt Nam RAR Ruồi ăn rệp r Hệ số tương quan SPB Sự phân bố Stt Số thứ tự TLPB Tỷ lệ phân bố tr. Trang VTSL Vị trí số lượng vi DANH MỤC BẢNG STT 3.1. Tên bảng Trang Thành phần và mức độ phổ biến của rệp muội (Homoptera: Aphididae) hại cây ăn quả có múi tại vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2010 - 2012) 3.2. 46 Mức độ hại của rệp muội xanh A. spiraecola trên lá non của cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 3.3. Mức độ hại của rệp muội xanh A. spiraecola trên lộc non của cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012 3.4. 51 Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi trên cây ăn quả có múi tại vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2010 - 2012) 3.5. 49 54 Sự bắt gặp ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên một số cây trồng tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 - 2012 56 3.6. Kích thước các pha phát dục của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota 59 3.7. Thời gian phát dục của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota 63 3.8. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota 64 3.9. Tỷ lệ trứng nở của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota 65 3.10. Tỷ lệ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota hóa nhộng 66 3.11. Kích thước các pha phát dục của RAR vằn vàng S. ribesii 68 3.12. Thời gian phát dục của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii 71 3.13. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii 72 3.14. Tỷ lệ trứng nở của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii 73 3.15. Tỷ lệ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii hóa nhộng 74 3.16. Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 vii 78 3.17. Sự phân bố của ấu trùng RAR cánh nâu D. aegrota trên cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 3.18. Mật độ trứng của 2 loài ruồi ăn rệp ngoài tự nhiên tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 3.19. 79 Mật độ trứng của 2 loài ruồi ăn rệp muội ngoài tự nhiên tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012 3.20. 82 Tỷ lệ nhộng của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) bị ong ký sinh, năm 2011 3.21. 78 103 Ảnh hưởng của 3 loại thuốc trừ sâu đến ấu trùng của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) ở trong phòng thí nghiệm tại Chương Mỹ, năm 2012 3.22. 105 Ảnh hưởng của 3 loại thuốc trừ sâu đến ấu trùng của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) ở ngoài đồng tại Chương Mỹ, năm 2012 3.23. 106 Ảnh hưởng của số lần phun Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC đến ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên vườn cây cam tại Chương Mỹ, năm 2012 3.24. 107 Ảnh hưởng của số lần phun Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC đến ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii trên cây cam tại Chương Mỹ, năm 2012 3.25. 109 Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola bị ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota tiêu thụ trong các pha phát dục 3.26. Sức ăn rệp muội nâu đen T. aurantii bị ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota tiêu thụ trong các pha phát dục 3.27. 112 112 Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola bị ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii tiêu thụ trong các pha phát dục viii 114 3.28. Sức ăn rệp muội nâu đen T. aurantii bị ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii tiêu thụ trong các pha phát dục 3.29. Hiệu quả khống chế rệp muội của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây cam tại Chương Mỹ, năm 2011 3.30. 115 116 Hiệu quả khống chế rệp muội của ấu trùng ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii trên cây cam tại Chương Mỹ, năm 2011 ix 117 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Rệp muội xanh A. spiraecola gây hại trên lộc non 46 3.2. Rệp muội nâu đen T. aurantii gây hại trên lộc non 46 3.3. Thành phần ruồi ăn rệp 55 3.4. Vị trí số lượng ấu trùng của các loài ruồi ăn rệp tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2010 - 2012 3.5. 57 Vị trí số lượng ấu trùng của các loài ruồi ăn rệp tại Cao Phong (Hòa Bình), năm 2010 - 2012 3.6. 57 Vị trí số lượng ấu trùng của các loài ruồi ăn rệp tại Văn Giang (Hưng Yên), năm 2010 - 2012 57 3.7. Ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota 60 3.8. Ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii 67 3.9. Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ, năm 2011 – 2012 3.10. Sự phân bố của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ, năm 2011 - 2012 3.11. 76 Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có múi tại Văn Giang, năm 2011 – 2012 3.14. 76 Sự phân bố của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây ăn quả có múi tại Cao Phong, năm 2011 – 2012 3.13. 76 Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có múi tại Cao Phong, năm 2011 - 2012 3.12. 76 77 Sự phân bố của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây ăn quả có múi tại Văn Giang, năm 2011 – 2012 x 77 3.15. Tương quan giữa mật độ trứng của ruồi ăn rệp và mật độ rệp muội ngoài tự nhiên tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 3.16. Tương quan giữa mật độ trứng của ruồi ăn rệp và mật độ rệp muội ngoài tự nhiên tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012 3.17. 84 Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 và 5 năm 2012 3.19. 83 Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 năm 2011 3.18. 81 85 Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota và rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 3.20. 87 Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 3.21. 88 Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota và rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012 3.22. 90 Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012 3.23. 91 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mật độ ấu trùng của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 - 2012 3.24. 95 Ảnh hưởng của ẩm độ đến mật độ ấu trùng của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 - 2012 96 xi 3.25. Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp trong các vườn cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ, Cao Phong và Văn Giang, tháng 4 đến tháng 6, năm 2011 3.26. 98 Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp trong các vườn cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ, Cao Phong và Văn Giang, tháng 4 đến tháng 6, năm 2012 3.27. 99 Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp trên vườn cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 đến tháng 6, năm 2011 3.28. 101 Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp trên vườn cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 đến tháng 6, 3.29. năm 2012 102 Mật độ của rệp muội qua các thời kỳ phát triển của cây đậu đen 111 xii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây ăn quả (CAQ) có múi là nhóm cây có hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm quả được coi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất khoáng đặc biệt là vitamin A, vitamin C rất cần thiết cho cơ thể con người. Ở miền Bắc nước ta CAQ có múi được trồng phổ biến ở các vùng Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hưng Yên, Hoà Bình, Hà Nội... Ở vùng Hà Nội hiện nay các giống cam, chanh, quýt, bưởi được trồng phổ biến và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sản phẩm quả của CAQ có múi chiếm phần lớn thị trường hoa quả Việt Nam, sản phẩm quả mà nước ta sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường trong nước mà phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Do tình hình sâu bệnh hại trên CAQ có múi ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều vườn CAQ có múi đã phải chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác do chu kỳ kinh tế ngắn, năng suất giảm, chất lượng kém...(Cao Văn Chí và Vũ Mạnh Hải, 2010). Rệp muội là nhóm sâu hại rất phổ biến và gây hại trên nhiều loại cây trồng. Chúng có vòng đời ngắn, khả năng sinh sản cao (Nguyễn Văn Cảm, 1983), (Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996, 2002), (Lê Văn Ninh và Nguyễn Thị Kim Oanh, 2007). Những năm gần đây sự gây hại của rệp muội họ Aphididae trên CAQ có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) tại vùng Hà Nội và phụ cận có chiều hướng gia tăng. Trong đó loài rệp muội xanh Aphis spiraecola Patch và loài rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe là 2 loài gây hại rất phổ biến với mật độ cao; Chúng thường gây nên hiện tượng lá vàng úa, phủ kín muội đen, làm giảm khả năng quang hợp, năng suất cũng như chất lượng quả (Quách Thị Ngọ, 2000b), (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2002), (Cao Văn Chí và cs., 2009). 1 Tuy nhiên có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển quần thể của rệp muội. Một trong những yếu tố đó là thiên địch của chúng, nhất là nhóm ruồi ăn rệp (RAR). Ruồi ăn rệp (RAR) thuộc họ Syrphidae đã được nghiên cứu, ứng dụng để phòng trừ rệp muội hại trên nhiều loại cây trồng ở nhiều nước trên thế giới (Van Veen, 2004). Họ Syrphidae là họ lớn nhất của bộ Hai cánh, chúng được sử dụng trong phòng trừ sinh học (Speight, 1986), (Sommaggio, 1999), (Castella and Speight, 2001). Loài ruồi ăn rệp thuôc họ Syrphidae chiếm 53,04% tổng số các loài ăn rệp trong quần thể rệp muội ở vùng Mosul, Irắc (Manhmoud, 1983). Tại vùng Himachal Pradesh, Ấn Độ côn trùng ăn thịt chủ yếu là ấu trùng của RAR, chúng có thể làm giảm 20% quần thể rệp muội (Krishan and Orn, 1990). Ấu trùng loài ruồi Episyrphus balteatus (De Geer) ăn hơn 100 loài rệp muội trên thế giới (Sadeghi and Gilbert, 2000b), (Verheggen and Haubruge, 2010). Ở Việt Nam trên ruộng cải bắp, thuốc lá ít phun thuốc trừ sâu, ấu trùng của RAR có khả năng hạn chế mật độ rệp muội từ 20,1 - 89,3% (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2005). Ruồi ăn rệp (Diptera: Syrphidae) nói chung, RAR cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius và RAR vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus nói riêng thuộc nhóm côn trùng bắt mồi phổ biến trên rệp muội hại cây trồng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng rệp muội hại cây trồng (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2005), (Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng, 2006, 2007a, 2007b), (Hà Quang Hùng và Bùi Minh Hồng 2008), (Bùi Minh Hồng, 2009). Biện pháp phòng trừ rệp muội trên CAQ có múi mà nông dân thường sử dụng là phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc BVTV đã làm ảnh hưởng lượng lớn thiên địch trên vườn CAQ có múi. Một trong những giải pháp cần quan tâm trong phòng trừ sâu hại trên CAQ có múi là áp dụng quy trình quản lý tổng hợp IPM, chú trọng tới việc bảo vệ và khích lệ nhóm thiên địch bản địa (Nguyễn Thị Thu Cúc và cs., 2006). Trong tự nhiên, các loài RAR thuộc họ Syrphidae có vai trò quan trọng trong việc khống chế số lượng rệp muội, đạt hiệu quả tới 70 - 100% (Mutin, 2005), (Oleg Nicetic và cs., 2008), (Cao Văn Chí 2 và Vũ Mạnh Hải, 2010). Từ năm 2010 đến 2012 tại Chương Mỹ (Hà Nội), Cao Phong (Hòa Bình) và Văn Giang (Hưng Yên), 2 loài RAR (Dideopsis aegrota Fabricius, Syrphus ribesii Linnaeus) xuất hiện thường xuyên với mật độ cao trên quần thể rệp muội hại CAQ có múi. Để có thể đánh giá được vai trò của 2 loài RAR trên trong việc khống chế mật độ quần thể rệp muội, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp Dideopsis aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của 2 loài RAR (D. aegrota và S. ribesii) ăn rệp muội hại CAQ có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), các kết quả này là những tư liệu khoa học mới để sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài đã đề xuất sử dụng 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) trong phòng chống rệp muội hại CAQ có múi một cách có hiệu quả, góp phần sản xuất CAQ có múi an toàn, bền vững cho vùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3.1. Mục đích Xác định thành phần RAR (Diptera: Syrphidae) ăn rệp muội hại CAQ có múi và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii), từ đó xác định khả năng sử dụng chúng trong việc khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi ở Hà Nội và phụ cận. 3 3.2. Yêu cầu - Xác định được thành phần rệp muội và thiên địch của chúng trên CAQ có múi ở Hà Nội và phụ cận. - Xác định đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của RAR cánh nâu D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii. - Đánh giá vai trò của RAR cánh nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii và khả năng sử dụng chúng trong việc khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota, ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp muội hại CAQ có múi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và một số yếu tố ảnh hưởng đến RAR cánh nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii. Khả năng sử dụng RAR trong khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi. 5. Những đóng góp mới của đề tài Đã phát hiện 5 loài ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận, trong đó có 2 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng nghiên cứu là Dideopsis aegrota Fabricius và Melangyna sp., 2 loài RAR cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius và ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus là các loài phổ biến, có vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng rệp muội trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận. Bổ sung những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của ruồi ăn rệp cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Ở Việt Nam, tác hại của những loài rệp muội ngày càng to lớn và nhanh chóng vì rệp muội sinh sản đơn tính đẻ con tuỳ khả năng, sức sinh sản không lớn nhưng với vòng đời ngắn nên chúng có khả năng tích lũy số lượng lớn, mật độ tăng nhanh và sức gây hại cao. Chúng hút chất dinh dưỡng của cây, làm cho lá non, ngọn non, lộc non biến dạng, hoa, quả non bị rụng, phẩm chất năng suất giảm. Một số loài còn là môi giới truyền bệnh virus cho một số cây trồng (Nguyễn Viết Tùng, 1992). Nhiều công trình nghiên cứu về rệp muội đã đề cập tới các đặc điểm sinh học, đặc tính gây hại của từng loài, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức tăng quần thể vv..., làm cơ sở cho các biện pháp phòng chống đối với chúng (Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996, 2002), (Quách Thị Ngọ, 2000a), (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2002). Trong hệ sinh thái đồng ruộng, mối quan hệ giữa cây trồng, sâu hại và thiên địch luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Việc nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng rất nhiều loài thiên địch trong vườn CAQ có múi. Điều tra xác định những loài thiên địch của dịch hại cây trồng đồng thời nhân nuôi thiên địch có triển vọng sử dụng trong biện pháp sinh học đã trở thành tâm điểm của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Hà Quang Hùng, 1998). Nhiều loài thiên địch đã được nghiên cứu nhân nuôi trở thành sản phẩm thương mại như tác nhân sinh học có ý nghĩa áp dụng phòng chống dịch hại có hiệu quả (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2004). Ở Hà Lan, hiện nay loài RAR Episyrphus balteatus (Deg.) đã được nhân nuôi để tiêu diệt loài rệp vừng và nhiều loài rệp muội hại cây trồng (Koppert, 2013). 5 Ở Việt Nam biện pháp sinh học trên CAQ có múi chưa được áp dụng một cách rộng rãi, đặc biệt vấn đề bảo vệ nhóm thiên địch chưa được quan tâm nhiều. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina trong các vườn CAQ có múi là một tập quán rất lâu đời nên nhiều nông dân có kinh nghiệm tốt trong việc nuôi, phát triển kiến vàng và sử dụng kiến vàng như một tác nhân phòng trừ sinh học trong quy trình IPM trên cam, quýt, chanh, bưởi (Nguyễn Hữu Huân và cs., 2006). Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhiều tác giả đã nhận định rằng để phòng trừ rệp muội hại cây trồng nói chung, CAQ có múi nói riêng thì cần bảo vệ và khích lệ các loài thiên địch của dịch hại cây trồng, đồng thời nhân nuôi những loài thiên địch có triển vọng sử dụng trong biện pháp sinh học như một tâm điểm của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tuy vậy, cũng còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại nói chung và rệp hại nói riêng trên CAQ có múi, nhằm giảm bớt những tổn thất cho sản xuất, đảm bảo một nền nông nghiệp sạch và bền vững. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.2.1. Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng 1.2.1.1. Thành phần rệp muội Rệp muội nằm trong tổng họ rệp muội (Aphidoidea) thuộc bộ cánh đều (Homoptera), là nhóm côn trùng chích hút nhựa cây, tổng họ rệp muội đã xuất hiện từ 280 triệu năm trước đây thuộc Kỷ Cacbon, hình thức sinh sản thông qua trứng không được thụ tinh của rệp muội xuất hiện vào cuối Kỷ Cacbon và đầu Kỷ Pecmi, hình thức sinh sản đơn tính chu kỳ được hình thành vào cuối Kỷ Pecmi và được coi là kết quả của sự biến đổi thời tiết trong kỷ này (Shaposhnikov, 1977). Trong tổng họ rệp muội (Aphidoidea), họ rệp muội (Aphididae) là họ lớn 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất