Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các cô...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở việt nam

.PDF
181
101
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- CAO THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- CAO THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ CÔNG HOA 2. PGS.TS. TRƯƠNG THỊ NAM THẮNG HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Cao Thị Vân Anh ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Viện đào tạo sau đại học, trường Đại học Kinh tế quốc dân và các đồng nghiệp tại trường Đại học Hải Phòng trong quá trình thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tập thể giáo viên hướng dẫn PGS.TS Lê Công Hoa và PGS.TS Trương Thị Nam Thắng đã tận tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả trong quá trình làm luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến một số các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo một số doanh nghiệp tham gia vào quá trình phỏng vấn trong luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người luôn sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực còn hạn chế luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của luận án trong tương lai. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Cao Thị Vân Anh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án.......................................................................4 1.3. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu .....................................................................4 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................4 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7 1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................7 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................8 1.6. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................9 1.6.1. Về mặt lý luận ................................................................................................9 1.6.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................................9 1.7. Kết cấu của luận án...........................................................................................10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY GIA ĐÌNH .......................................................................................11 2.1. Tổng quan về công ty gia đình và hội đồng quản trị trong công ty .............11 2.1.1. Khái niệm công ty gia đình và các cách tiếp cận .........................................11 2.1.2. Vai trò của công ty gia đình .........................................................................22 2.1.3. Hội đồng quản trị trong các công ty gia đình ...............................................25 2.2. Kết quả tài chính và các chỉ tiêu đo lường......................................................30 iv 2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời ...................................................30 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh giá trị thị trường ....................................................31 2.3. Tổng quan nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính ở các công ty gia đình...............................................................................32 2.3.1. Các lý thuyết nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị trong quản trị công ty ....32 2.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ..........................................................37 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................44 Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................46 CHƯƠNG 3 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................48 3.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................48 3.1.1. Quy mô của hội đồng quản trị ......................................................................48 3.1.2. Tính song trùng lãnh đạo ..............................................................................49 3.1.3. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập ...................................................51 3.1.4. Tính đa dạng trong cơ cấu hội đồng quản trị................................................52 3.1.5. Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong hội đồng quản trị ...............56 3.1.6. Tỷ lệ thành viên gia đình trong hội đồng quản trị ........................................57 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................57 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn ..................................................................57 3.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.............................................................58 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..............................................................60 3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................60 3.3.2. Giải thích các biến trong mô hình ................................................................61 3.3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu...........................................................................65 3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................68 Tóm tắt chương 3 .........................................................................................................73 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM .................................................................74 4.1. Tổng quan thị trường chứng khoán và quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam ....74 4.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam ..............................................................74 4.1.2. Đánh giá tình hình quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam ...........................76 4.1.3. Quản trị công ty gia đình ở Việt Nam ..........................................................83 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................87 v 4.3. Kết quả phân tích tương quan .........................................................................94 4.4. Kết quả xử lý mô hình hồi quy ........................................................................96 4.4.1. Hồi quy mô hình theo phương pháp OLS ....................................................96 4.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình ........................................................................97 4.4.3. Mô hình phân tích sự tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến kết quả tài chính của các công ty gia đình ..........................................................................99 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................................108 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................109 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................109 5.1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu .....................................................................109 5.1.2. Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................112 5.2. Một số khuyến nghị .........................................................................................120 5.2.1. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết sở hữu gia đình .......................120 5.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý ........................................................125 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................128 5.3.1. Hạn chế của luận án ....................................................................................128 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................128 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................132 PHỤ LỤC ...................................................................................................................141 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1. BCQTCT Báo cáo quản trị công ty 2. BCTC Báo cáo tài chính 3. BCTN Báo cáo thường niên 4. IFC Tổ chức tài chính quốc tế 5. FEM Mô hình tác động cố định 6. HĐQT Hội đồng quản trị 7. HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 8. HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh 9. KQTC Kết quả tài chính 10. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 11. OLS Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất 12. QTCT Quản trị công ty 13. ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 14. ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 15. REM Mô hình tác động tác động ngẫu nhiên 16. UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các cách tiếp cận khái niệm công ty gia đình...............................................17 Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình ..........................21 Bảng 2.3: Tỷ lệ công ty gia đình và những đóng góp cho nền kinh tế ..........................25 Bảng 3.1: Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu ............................63 Bảng 4.1: Một số văn bản pháp luật liên quan đến QTCT ở Việt Nam ........................78 Bảng 4.2: So sánh điểm trung bình giữa các lĩnh vực QTCT của Việt Nam năm 2014 - 2015 80 Bảng 4.4: Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ........................................................83 Bảng 4.3: Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................88 Bảng 4.4: So sánh KQTC của các công ty gia đình với các công ty niêm yết trên toàn thị trường ........................................................................................................89 Bảng 4.5: Cơ cấu các công ty gia đình theo lĩnh vực ngành nghề ................................90 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình hồi quy ...........................................................................95 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với mô hình Pool.........................96 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled hay mô hình FEM .................97 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình REM hay mô hình FEM ....................98 Bảng 4.10: Ước lượng mô hình FEM tác động đến TOBINQ ......................................99 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến TOBINQ ............100 Bảng 4.12: Ước lượng mô hình FEM tác động đến ROA ...........................................102 Bảng 4.13: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến ROA...................104 Bảng 4.14: Ước lượng mô hình FEM tác động đến ROE ...........................................105 Bảng 4.15: Kết quả phân tích mô hình hồi quy FEM tác động đến ROE ...................107 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án ..................................................110 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khái niệm công ty gia đình ...........................................................................14 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của luận án ...................................................................61 Hình 4.1: Số lượng công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018 .....75 Hình 4.2: Quy mô vốn hóa/GDP thực tế của TTCK Việt Nam 2000 - 2018 ................76 Hình 4.3: Phân bố điểm QTCT các công ty niêm yết Việt Nam năm 2018 ..................82 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Quản trị công ty (Corporate Governance) là một trong những vấn đề cơ bản được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đặc biệt sau những cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính hay sự sụp đổ của hàng loạt các công ty hàng đầu thế giới. Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, quản trị công ty (QTCT) có ý nghĩa không chỉ tác động đến kết quả tài chính (KQTC) của doanh nghiệp còn tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Không có một mô hình QTCT nào phù hợp đối với tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp do sự khác nhau về đặc điểm lịch sử, văn hóa, tập quán kinh doanh và thể chế của mỗi quốc gia (Boubaker, Sabri, Nguyen Bang Dang, Nguyen Duc Khuong, (2012). Ngày nay có rất nhiều nghiên cứu về QTCT nói chung, song khi các nghiên cứu này dần trở nên bão hòa, giới nghiên cứu có xu hướng chuyển sang những nghiên cứu sâu hơn nhằm hướng đến mục tiêu QTCT hiệu quả và bền vững. Một trong những khuynh hướng nghiên cứu mới về QTCT là hiệu quả quản trị ở những công ty sở hữu gia đình. Trên thế giới, công ty gia đình là loại hình doanh nghiệp tồn tại lâu đời và chiếm số lượng đông đảo nhất. Tỷ trọng công ty gia đình ở nhiều nước chiếm đến hơn 70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc cho người lao động như ở Tây Ban Nha có 75% các doanh nghiệp thuộc công ty gia đình đóng góp 65% vào GNP của quốc gia này; ở các nước Mỹ La Tinh công ty gia đình chiếm khoảng 60% tổng GNP (IFC, 2008). Các công ty gia đình bao gồm tất cả các loại hình công ty từ quy mô nhỏ, vừa cho đến các tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở nhiều nước khác nhau. Các “giant” được biết đến là tập đoàn lớn ở Mỹ, “chaebol” ở Hàn Quốc, Zaibetsu ở Nhật Bản và “grupo” ở châu Mỹ La Tinh. Theo thống kê của Fortune 500, có rất nhiều công ty gia đình thành công và lọt vào bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng thu nhập mỗi công ty. Trung bình tại các quốc gia phát triển có từ 40% - 60% công ty tồn tại dưới hình thức công ty gia đình. Ở Việt Nam, lịch sử phát triển kinh tế đã có những công ty gia đình đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Rất nhiều công ty gia đình khởi nghiệp từ những cơ sở sản xuất nhỏ nhưng đã phát triển thành những thương hiệu tập đoàn lớn như Kinh Đô, Biti’s, Tân Hiệp Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Vingroup…gắn liền 2 với các tên tuổi gia đình. Vai trò của công ty gia đình ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng với nhiều chủ trương và quyết sách quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, trong đó công ty gia đình thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Nghị quyết đại hội XII của Đảng lần đầu tiên khẳng định “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê (2017), kinh tế tư nhân đã đóng góp 42,9% tỷ trọng GDP của cả nước, tăng thêm 4% so với năm 2016 góp phần vào tăng trưởng GDP 6,81% so với năm 2016. Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế, công ty gia đình cũng đã và đang khẳng định vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước. Theo số liệu công bố của Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) tại Hội thảo "Chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình” tính đến cuối năm 2016 cả nước có 95% doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty gia đình, 100 công ty gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp khoảng 1/4 GDP của cả nước. Sự phát triển của loại hình công ty gia đình đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê của Forbes Việt Nam, 50 công ty niêm yết tốt nhất được vinh danh năm 2018 chiếm giá trị vốn hóa toàn thị trường là 70,8% với tổng lợi nhuận đạt 106.949 tỉ đồng, tăng 34% so với năm 2017 trong đó phải kể đến tên tuổi của các tập công ty cổ phần tập đoàn gia đình trong khối kinh tế tư nhân như Vingroup, Hòa Phát, Thế Giới Di Động… Trong hệ thống quản trị công ty, HĐQT là một trong những nhân tố kiểm soát nội bộ quan trọng nhất. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về cấu trúc HĐQT tập trung chủ yếu ở các công ty của Mỹ. Tuy nhiên, cấu trúc sở hữu của các công ty Mỹ là sở hữu phân tán trong khi quyền sở hữu của các công ty Đông Á lại rất tập trung trong tay của cổ đông kiểm soát hoặc các nhóm gia đình. La Porta et al. (1999) thấy rằng chỉ có 20% trong tổng số 20 công ty đại chúng hàng đầu ở Mỹ được điều khiển bởi gia đình, phần còn lại 80% có sở hữu đa dạng. Mặt khác, Claessens et al. (2000) phát hiện thấy một tỷ lệ lớn các công ty đại chúng ở các nước Đông Á là gia đình kiểm soát và có tỷ lệ sở hữu gia đình chiếm tỷ trọng cao. Trong hoạt động QTCT cổ phần cũng như công ty gia đình, HĐQT sẽ thay mặt cho cổ đông để giải quyết các vấn đề quan trọng trong công ty như chiến lược phát triển, quyết định đầu tư, đề bạt nhân sự cấp cao… nhằm đảm bảo KQTC cũng như hiệu quả hoạt động của công ty ở mức tối ưu. Tuy nhiên, một số trường hợp các thành viên HĐQT theo đuổi lợi ích của mình lại gây ra mâu thuẫn với lợi ích của các cổ đông làm giảm KQTC của công ty đặc biệt khi thành viên HĐQT nằm trong ban điều hành công ty. 3 Nghiên cứu về HĐQT trong các công ty cổ phần thường tập trung ở các đặc điểm về Quy mô HĐQT (Yermack, 1996); Thành phần và cơ cấu HĐQT (Hermalin và Weisbach, 1991; Chen và cộng sự, 2008); Tính song trùng lãnh đạo tức vị trí chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc hay giám đốc điều hành; Tính đa dạng trong HĐQT về giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tỷ lệ thành viên nước ngoài (Carter và cộng sự, 2003, Darmadi, 2011, Bonn và cộng sự, 2004); Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT (Gedajlovic và Shapiro, 1998); Thù lao của HĐQT (Palia, 2001)… Đặc biệt, mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và KQTC của các công ty là một vấn đề quan trọng trong QTCT được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu là công ty gia đình, các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các khái niệm CTGD và so sánh sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến KQTC hay kết quả hoạt động giữa hai nhóm công ty gia đình và công ty phi gia đình. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy công ty gia đình có KQTC và hiệu quả hoạt động tốt hơn các công ty phi gia đình (McConaughy, 2000; Vàerson và Reeb, 2003, Villalonga và Amit, 2006)... Trên thế giới, chủ đề công ty gia đình là một chủ đề được các nhà nghiên cứu học thuật cũng như các nhà nghiên cứu thực tiễn hết sức quan tâm hình thành những chuyên san riêng về kinh doanh gia đình như Family Business Review hay đưa ra các báo cáo đánh giá về công ty gia đình ở các quốc gia, khu vực và các nước khác nhau như ở Mỹ, châu Âu, châu Á… Tuy nhiên, ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về công ty gia đình còn hạn chế, tập trung vào các vấn đề về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu trong đó có sở hữu gia đình và kết quả hoạt động, quá trình kế nhiệm và chuyển giao giữa các thế hệ… Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến KQTC trong các công ty gia đình không chỉ giúp đưa ra một khái niệm về công ty gia đình phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, chỉ ra sự khác biệt về đặc điểm HĐQT trong các công ty gia đình và công ty phi gia đình; đồng thời nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của HĐQT đến KQTC của các công ty gia đình là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra những định hướng phát triển loại hình công ty gia đình - một trong những thành tố quan trọng phát triển kinh tế tư nhân. Từ những phân tích trên tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung vào mối tương quan giữa KQTC và những đặc điểm của HĐQT trong công ty niêm yết có yếu tố sở hữu gia đình gọi chung là các công ty gia đình. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT đến KQTC của công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị về QTCT để quản lý và phát triển loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công ty gia đình và HĐQT trong các công ty gia đình. - Xác định các đặc điểm của HĐQT, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng ảnh của các yếu tố đó đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình. - Kiểm định mối quan hệ của các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình. - Khuyến nghị một số chính sách QTCT hiệu quả đối với các công ty niêm yết sở hữu gia đình. 1.3. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu trên được trả lời cụ thể bằng cách tổng hợp thành 4 nhóm câu hỏi nghiên cứu trong luận án như sau: Câu hỏi 1: Khái niệm công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của HĐQT đến KQTC của công ty là gì? Câu hỏi 2: Những đặc điểm của HĐQT trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam là gì? Câu hỏi 3: Các đặc điểm nào của HĐQT ảnh hưởng như thế nào đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình? Câu hỏi 4: Các biện pháp QTCT đứng trên góc độ của HĐQT nhằm nâng cao KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình? 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Quy mô của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H2: Hiện tượng song trùng lãnh đạo hay sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và CEO có tác động ngược chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. 5 Giả thuyết H3: Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4: Tính đa dạng của HĐQT có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H5: Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H6: Số lượng thành viên gia đình trong HĐQT có mối quan hệ quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Riêng đối với giả thuyết H4 nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT được chia ra thành 4 giả thuyết nhỏ như sau: Giả thuyết H4a: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4b: Trình độ học vấn của thành viên HĐQT có mối tương quan cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4c: Độ tuổi trung bình của thành viên HĐQT có tác động cùng chiều đến KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. Giả thuyết H4d: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên nước ngoài trong HĐQT và KQTC của các công ty gia đình Việt Nam. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các công ty niêm yết sở hữu gia đình và đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến KQTC của công ty. Để thống nhất về thuật ngữ, theo quan điểm của IFC (2008) trong cuốn “Cẩm nang về quản trị doanh nghiệp gia đình”, các thuật ngữ “doanh nghiệp gia đình”, “doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình”, “công ty thuộc sở hữu gia đình”, “công ty do gia đình kiểm soát”, “công ty niêm yết sở hữu gia đình” sẽ được sử dụng thay thế với cùng một ý nghĩa là công ty gia đình. Luận án nghiên cứu những lý luận cơ bản về công ty gia đình, HĐQT trong các công ty gia đình và đặc biệt là các cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình phù hợp với các nghiên cứu theo định hướng thực tiễn trong bối cảnh thị trường chứng khoán và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn khái niệm công ty gia đình theo cách tiếp cận trong các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tài chính, kế thừa các nghiên cứu Vàerson và Reeb (2003), Villalonga và Amit (2006). Theo đó, công ty gia 6 đình được khái niệm căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Mối quan hệ giữa các thành viên HĐQT và những người có liên quan; (ii) Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong HĐQT và những người có liên quan. Bên cạnh đó, luận án cũng đi sâu nghiên cứu những yếu tố thuộc về đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến KQTC của công ty như Quy mô HĐQT, tính song trùng lãnh đạo, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tính đa dạng trong HĐQT về giới tính, trình độ, kinh nghiệm, sự tham gia của các thành viên nước ngoài. Đặc biệt, luận án bổ sung 2 yếu tố đặc trưng riêng có của công ty gia đình là số lượng thành viên gia đình trong HĐQT và Tỷ lệ sở hữu gia đình tức là sở hữu của thành viên gia đình trong HĐQT và những người có liên quan. Đối với KQTC của công ty, luận án sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị kế toán (ROA, ROE) và chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường (TOBIN’Q) để đo lường và đánh giá KQTC. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt không gian: Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ những năm 2000 kể từ khi Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh khai trương phiên giao dịch đầu tiên. Tháng 6/2006 Quốc hội thông qua Luật chứng khoán hoàn thiện cơ sở pháp lý và củng cố hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với các công ty niêm yết đa phần là những công ty có đầy đủ các điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định của Thông tư số 29/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Đồng thời, các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ Quy chế QTCT và Xây dựng điều lệ mẫu tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản về QTCT được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và theo các Quy tắc QTCT của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Việc nghiên cứu những đặc điểm của HĐQT đối với các công ty niêm yết có yếu tố sở hữu gia đình do các thông tin công bố của những công ty niêm yết này phải đảm bảo yếu tố minh bạch và công khai trên các BCTC, BCTN và Báo cáo QTCT. Vì vậy, các thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp đó là sự lựa chọn phù hợp khi nghiên cứu những đặc điểm của HĐQT tác động đến KQTC của công ty. - Phạm vi thời gian Giai đoạn từ 2000 - 2006 là giai đoạn mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Giai đoạn 2007 - 2008 từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thị trường giảm sút do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn thế 7 giới. Sang đến giai đoạn 2009 - 2010, với chủ trương kích cầu của chính phủ và dấu hiệu hồi phục nền kinh tế đã giúp cho TTCK Việt Nam phục hồi đạt giá trị vốn hóa ổn định là 34% GDP. Đặc biệt năm 2017 được coi là năm TTCK Việt Nam với bước phát triển nhảy vọt, đạt mức cao nhất sau gần 10 năm; mức vốn hóa thị trường đạt 3500 nghìn tỷ đồng tương đương với 74,6% GDP tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Luận án lựa chọn nghiên cứu đặc điểm của HĐQT và KQTC các công ty gia đình trong giai đoạn 2012 - 2017 vì từ trước năm 2012 trở về trước hầu hết các công ty không có báo cáo QTCT, giai đoạn sau này 2012 - 2014 báo cáo QTCT đã được lập nhưng còn rất hạn chế về thông tin công bố; chỉ cho đến giai đoạn 2014 trở đi cho đến nay các công ty mới tập trung vào việc lập và quan tâm đến chất lượng thông tin trong báo cáo QTCT. Mặt khác, từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến 2011 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế với những vấn đề về lạm phát lên đến mức 2 con số (tỷ lệ lạm phát năm 2008 là 22,3% và năm 2011 vẫn là 18,13% khiến cho nhiều công ty nhất là những công ty vừa và nhỏ, các công ty gia đình chủ yếu là công ty vừa và nhỏ rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Kể từ 2012 đến nay, kinh tế vĩ mô mới có những bước tăng trưởng và phát triển ổn định, thị trường chứng khoán có những bước phát triển tích cực và đặc biệt từ 2017 - 2018 là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt có bước phát triển nhảy vọt. Từ những cơ sở đó, phạm vi thời gian nghiên cứu luận án lựa chọn trong giai đoạn 2012 - 2017 để đảm bảo thông tin một cách đầy đủ từ các BCTC, BCTN và báo cáo QTCT tạo nên một bảng dữ liệu cân đối. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, thông tin thu thập từ các 3 loại báo: BCTC, BCTN và báo cáo QTCT. Đối với các công ty niêm yết, yêu cầu về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là một trong những nội dung quan trọng được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính. Trong đó yêu cầu “Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận”. Ngoài các báo cáo trên những dữ liệu còn thiếu luận án sử dụng bổ sung thêm các thông tin từ ở SGDCK để chiết xuất dữ liệu về giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu và giá trị vốn hóa hoặc thông tin từ trang chủ của các công ty và các Website http://vndirect.com.vn, 8 http://finance.vietstock.vn, http://cafef.vn/… Đây là những trang cung cấp các thông tin đầu ngành về tình hình tài chính đã được mua lại thông tin của các công ty niêm yết từ UBCKNN, HNX, HOSE đảm bảo các thông chính xác, hữu ích đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Về số lượng các công ty gia đình, luận án đã lọc ra được 57 công ty thỏa mãn một trong những điều kiện đưa ra trong khái niệm về công ty gia đình trong giai đoạn 2012 2017 đảm bảo tính cập nhật mới nhất về mặt số liệu. Như vậy với 57 công ty gia đình, số liệu thu thập qua 6 năm (2012 - 2017) sẽ tạo nên một bảng dữ liệu cân đối có đầy đủ thông tin với 342 quan sát. Mặc dù giá trị quan sát không nhiều song trên thực tế các công ty gia đình ở Việt Nam đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngay cả những tập đoàn gia đình lớn cũng chưa niêm yết. Mặt khác trong tổng số 728 công ty niêm yết năm 2017 có 578 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, 57 công ty gia đình trong mẫu nghiên cứu chiếm 9,87% trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng lại có tỷ lệ giá trị vốn hóa so với tổng thị trường từ 18 - 22%. Tỷ lệ này hoàn toàn tương đồng với thị trường chứng khoán Trung Quốc, nơi mà các công ty gia đình chiếm khoảng 10% tổng số các công ty trên toàn bộ thị trường (DRC/ERI-OECD, 2005). Trung Quốc là một quốc gia có nhiều tương đồng với Việt Nam về hệ thống chính trị, thể chế kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng cả trước và sau khi có kết quả nghiên cứu. Trước quá trình nghiên cứu, để xác định một khái niệm công ty gia đình một cách phù hợp với đối tượng nghiên cứu và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu tại bàn để đưa ra 6 cách tiếp cận khái niệm về công ty gia đình và lựa chọn cách tiếp cận theo định hướng thực tiễn phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến kết quả tài chính. Đồng thời để củng cố kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn trong cùng lĩnh vực để đưa ra một khái niệm phù hợp cho luận án. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu sau khi chạy mô hình và phân tích kết quả, tác giả đã so sánh với các nghiên cứu tương tự ở các nước trong khu vực để thấy được sự khác biệt giữa đặc điểm HĐQT trong các công ty gia đình ở Việt Nam với các nước có cùng đặc điểm kinh tế và giữa HĐQT trong các công ty gia đình với các công ty khác trên thị trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu một lần nữa được gửi đến các chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp để củng cố và một lần nữa khẳng định lại kết quả giúp đưa ra những khuyến nghị và bàn luận hữu ích nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. 9 1.6. Những đóng góp mới của luận án 1.6.1. Về mặt lý luận Luận án nghiên cứu những đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam có những đóng góp nhất định mặt lý luận. Thứ nhất, Luận án đã xây dựng các tiêu chí nhận diện công ty gia đình phù hợp với thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam, khi vẫn còn có rất nhiều các tranh biện khác nhau về khái niệm công ty gia đình ở các nghiên cứu trên thế giới. Ngoài ra, Luận án cũng đã đưa ra những đặc điểm giúp nhận diện sự khác biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình. Thứ hai, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị của công ty gia đình đến kết quả tài chính ở các công ty niêm yết sở hữu gia đình. Về mặt lý thuyết, Luận án đã chỉ ra để đạt được kết quả tài chính tốt, các công ty gia đình vẫn nên theo đuổi lý thuyết người đại diện trong thành phần và cơ cấu hội đồng quản trị, tương tự như các nghiên cứu trước đó đối các công ty niêm yết nói chung trên toàn bộ thị trường. Đó là: (i) Cần đảm bảo sự tách biệt giữa vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành; (ii) Đảm bảo tính đa dạng trong thành phần hội đồng quản trị.. 1.6.2. Về mặt thực tiễn Luận án không chỉ có những đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn khi triển khai nghiên cứu về tác động đặc điểm HĐQT đến KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và kết quả tài chính trong các công ty gia đình ở Việt Nam đặc biệt cho thấy những đặc điểm khác biệt của HĐQT trong các công ty gia đình: Thứ nhất, kết quả tài chính được biểu hiện qua các chỉ số ROA, ROE, TOBIN’S của các công ty gia đình cao hơn các công ty niêm yết trên thị trường đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE có giá trị trung bình cao hơn nhiều so với các công ty trên toàn bộ thị trường. Thứ hai, tỷ lệ song trùng lãnh đạo có đến 37,42% công ty có vị trí chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành, con số này cao hơn so với mức trung bình của các công ty trên toàn bộ thị trường. Thứ ba, tỷ lệ sở hữu của thành viên gia đình trong hội đồng quản trị và những người có liên quan càng cao thì kết quả tài chính càng tốt. Điều này thể hiện tính sự khác biệt so với các công ty phi gia đình, trong công ty gia đình tính tập trung về sở 10 hữu doanh nghiệp, tập trung trong ra quyết định, ảnh hưởng tích cực đến kết quả tài chính của công ty. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để luận án đưa ra những khuyến nghị và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình ở Việt Nam. Đồng thời khuyến nghị các biện pháp kiểm soát và hỗ trợ để thực thi chính sách về QTCT tốt hơn trong các công ty gia đình. 1.7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty gia đình. Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty gia đình Việt Nam. Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan