Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử sán lá ruột nhỏ trên người ở một số tỉn...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử sán lá ruột nhỏ trên người ở một số tỉnh và hiệu quả điều trị tại cộng đồng, năm 2010-2013.pdf

.PDF
188
284
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG   ĐỖ TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN TỬ SÁN LÁ RUỘT NHỎ TRÊN NGƯỜI Ở MỘT SỐ TỈNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CỘNG ĐỒNG, NĂM 2010-2013 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hà Nội, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG ĐỖ TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN TỬ SÁN LÁ RUỘT NHỎ TRÊN NGƯỜI Ở MỘT SỐ TỈNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CỘNG ĐỒNG, NĂM 2010-2013 Chuyên ngành: Ký sinh trùng-Côn trùng Y học Mã số: 62 72 01 16 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Giáo viên hướng dẫn khoa học GS.TS. Nguyễn Văn Đề PGS.TS. Lê Thanh Hoà Hà Nội, 2014 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Đề và PGS.TS. Lê Thanh Hoà, những thầy giáo thực sự tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian truyền đạt kiến thức, trao đổi, định hướng, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Viện trưởng, TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng; Ban Lãnh đạo Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương và các cán bộ, các đồng nghiệp của các khoa, phòng của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn BS. Nguyễn Thị Hợp, CN. Nguyễn Thu Hiền, các bạn đồng nghiệp của Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Khuê và các cán bộ Phòng Miễn dịch, Viện Công nghệ sinh học đã giúp đỡ tôi khi thực hiện các công việc thu mẫu, thí nghiệm nghiên cứu hình thái học, sinh học phân tử cho nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS. Jitra Waikagul, TS. Urusa Thenkham đã tài trợ và giúp đỡ tôi tiến hành các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Ký sinh trùng, khoa Y học nhiệt đới, trường Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tài trợ một phần kinh phí để thực hiện thẩm định sinh học phân tử, của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.06-2012.05 “Nghiên cứu xác định loài và đặc điểm phân tử ký sinh trùng gây bệnh động vật lây sang người thuộc họ Heterophyidae và Echinostomatidae tại Việt Nam” do PGS.TS Lê Thanh Hòa chủ nhiệm. Xin chân thành cảm ơn Dự án “Ký sinh trùng có nguồn gốc Thuỷ sản tại Việt Nam - FIBOZOPA” do chính phủ Đan Mạch tài ii trợ đã hỗ trợ một phần kinh phí trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị sán lá nhỏ tại cộng đồng. Xin chân thành cảm ơn Hội đồng đào tạo sau đại học, TS. Cao Bá Lợi, Phó trưởng Phòng Khoa học đào tạo, phụ trách đào tạo sau đại học và các cán bộ của Phòng Khoa học đào tạo, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, học tập và bảo vệ luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các lãnh đạo, các cán bộ y tế của Trung tâm Phòng Chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng/Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh và các cán bộ y tế của các điểm nghiên cứu đã tạo điều kiện, hợp tác và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu mẫu tại thực địa. Tôi xin cảm ơn những người bạn thân và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tới toàn thể gia đình, vợ và các con tôi đã luôn luôn khuyến khích động viên, giúp đỡ cũng như chia sẻ những khó khăn và truyền nhiệt huyết giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Tác giả Đỗ Trung Dũng iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Đỗ Trung Dũng iv MỤC LỤC Mục Nội dung Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan iii Mục lục iv Danh mục các chữ viết tắt ix Danh mục các bảng x Danh mục các hình xiii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số đặc điểm chung của sán lá 3 1.1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá 3 1.1.2. Phân loại 5 1.1.3. Đặc điểm phân loại hình thái học về sán lá ruột nhỏ trưởng 6 thành 1.1.4. Đặc điểm của trứng sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae và họ 10 Echinostomatidae 1.1.5. Đặc điểm ấu trùng sán lá họ ruột nhỏ họ Heterophyidae và 11 họ Echinostomatidae. 1.1.6. Đặc điểm chu kỳ phát triển (vòng đời). 12 1.1.7. Một số nghiên cứu về một số loài sán lá ruột nhỏ họ 16 Heterophyidae và Echinostomatidae trên thế giới. 1.1.8. Tình hình nghiên cứu một số loài sán lá ruột nhỏ họ 20 Heterophyidae và Echinostomatidae ở động vật và người ở Việt Nam. 1.2. Tổn thương giải phẫu bệnh, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và phòng chống sán lá ruột nhỏ 23 v 1.2.1. Tổn thương giải phẫu bệnh. 23 1.2.2. Triệu chứng lâm sàng 25 1.2.3. Chẩn đoán 26 1.2.4. Điều trị 28 1.2.5. Phòng bệnh 29 1.3. Một số kỹ thuật sinh học phân tử và ứng dụng trong nghiên 29 cứu về ký sinh trùng 1.3.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu giải mã hệ gen ty thể 30 loài sán lá ruột nhỏ và các chỉ thị phân tử của hệ gen ti thể thường gặp. 1.3.2. Đặc điểm sinh học phân tử hệ gen nhân và chỉ thị phân tử ở 31 hệ gen nhân tế bào. 1.3.3. Phương pháp nhân gen bằng kỹ thuật Polymerase chain 33 reaction (PCR). 1.3.4. Một số ứng dụng phương pháp sinh học phân tử trong 34 nghiên cứu định loại, di truyền quần thể và phả hệ về ký sinh trùng. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 40 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 40 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. 40 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu 43 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 44 2.2.3. Quy trình thu thập mẫu sán lá trưởng thành 47 2.2.4. Nội dung nghiên cứu đặc điểm hình thái sán lá ruột nhỏ 48 trưởng thành vi 2.2.5. Nội dung ghiên cứu về đặc điểm sinh học phân tử của một 50 số loài sán lá nhỏ 2.2.6 Nội dung nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị sán lá nhỏ 57 trên người tại cộng đồng. 2.3. Y đức trong nghiên cứu 59 2.4. Phương pháp xử lý số liệu 59 2.4.1. Xử lý số liều về hình thái học 59 2.4.2. Xử lý số liệu về sinh học phân tử 60 2.4.3 Phân tích số liệu nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị sán 63 lá nhỏ tại cộng đồng CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64 3.1. Kết quả điều tra xác định đối tượng nghiên cứu tại các tỉnh 64 3.1.1. Kết quả điều tra cắt ngang đánh giá tình hình nhiễm giun 64 sán tại các tỉnh 3.1.2. Kết quả thu thập mẫu sán lá ruột nhỏ trưởng thành tại các 65 tỉnh 3.1.3. Đặc điểm hình thái học một số loài sán lá ruột thu được 68 trong nghiên cứu 3.2. Kết quả thẩm định phân tử của các loài sán lá nhỏ thu được 77 3.2.1 Thu nhận chuỗi gen ty thể cox1 77 3.2.2. Thu nhận chuỗi gen nhân 28S 78 3.2.3. Kết quả thẩm định loài sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae và 82 Echinostomatidae sử dụng chỉ thị gen ty thể cox1 3.2.4. Kết quả thẩm định loài sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae và 88 Echinostomatidae sử dụng chỉ thị gen nhân 28S ribosome 3.2.5 Nghiên cứu về gen cox1 của Haplorchis taichui tại 3 tỉnh 87 Hà Giang, Thanh Hoá và Quảng Trị 3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị sán lá nhỏ tại cộng đồng. 97 vii CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 106 4.1. Đặc điểm hình thái học của một số loài sán lá thu được 106 4.1.1. Đặc điểm hình thái của H. taichui 106 4.1.2. Đặc điểm hình thái của H. pumilio 108 4.1.3. Đặc điểm hình thái của S. falcatus 109 4.1.4. Đặc điểm hình thái của C. formosanus 110 4.1.5. Đặc điểm hình thái của Echinochasmus japonicus 111 4.2. Thẩm định loài sán lá ruột nhỏ trưởng thành họ 113 Heterophyidae và Echinostomatidae bằng phương pháp sinh học phân tử. 4.2.1. So sánh trình tự nucleotide của chuỗi gen cox1 thu nhận với 115 chuỗi gen tương ứng của các loài sán lá ruột nhỏ khác. 4.2.2. Mối quan hệ phả hệ về loài giữa các chủng sán lá ruột nhỏ 117 của Việt Nam và thế giới dựa trên trình tự gen cox1. 4.2.3. So sánh trình tự nucleotide của gen 28S các chủng nghiên 119 cứu với chuỗi gen tương ứng của các loài sán lá khác 4.2.4. Mối quan hệ phả hệ của các chủng sán lá nghiên cứu dựa 120 trên một phần trình tự gen 28S 4.2.5. Đặc điểm sinh học phân tử của 3 quần thể sán lá ruột nhỏ H. 122 taichui tại Hà Giang, Thanh Hoá và Quảng Trị 4.3. Hiệu quả điều trị sán lá nhỏ tại cộng đồng 126 4.3.1. Nhiễm phối hợp sán lá ruột nhỏ và sán lá gan nhỏ trên người 126 tại Việt Nam 4.3.2. Chẩn đoán nhiễm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ 129 4.3.3. Hiệu quả điều trị sán lá nhỏ tại cộng đồng sử dụng liều 131 Praziquantel 50mg/kg chia 2 lần KẾT LUẬN 136 KIẾN NGHỊ 138 viii Những đóng góp mới của luận án 139 Danh sách các bài báo khoa học liên quan đến luận án đã công bố 140 Những hạn chế của luận án 141 Tài liệu tham khảo 142 Phụ lục 163 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ADN Acid Deoxyribonucleic bp Cặp bazơ (Base pair) CI Khoảng tin cậy (Confidence Interval). COI, cox1 Gen ti thể Cytochrome C oxidase I CS cộng sự EPG Số trứng trong một gram phân (Egg per gram) et al và những người khác ETS External Transcribed Spacer ITS Internal Transcribed Spacer kb Kilobase MDA Phát thuốc điều trị tại cộng đồng (Mass Drug Administration). Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương NIMPE (National Institute of Malariology, Parasitology and Entomology) OR PCR RAPD RFLP Tỉ xuất chênh (Odds ratio) Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction). Đa hình các đoạn nhân bản ngẫu nhiên (Random Amplified Polymorphic ADN). Đa hình các đoạn phân cắt giới hạn (Restriction Fragment Length Polymorphism spp. Species WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 1.1. Nội dung Một số đặc điểm phân loại các giống sán lá ruột nhỏ Trang 6 thuộc họ Heterophyidae 2.1. Trình tự mồi sử dụng trong nghiên cứu gen cox1 và 28S 51 2.2. Thành phần của phản ứng PCR cho nghiên cứu gen cox1 51 và 28S 2.3. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR cho gen cox1 52 2.4. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR cho gen nhân 28S 52 2.5. Thành phần của phản ứng PCR nghiên cứu gen cox1 cho 56 H. taichui 2.6. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR cho gen cox1 cho H. 56 taichui 2.7. Danh sách các chủng sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae 61 và Echinostomatidae thu nhận từ Ngân hàng gen cung cấp chuỗi gen tham chiếu cox1 (gen ty thể) và 28S ribosome (gen nhân) trong nghiên cứu thẩm định loài và phân tích phả hệ các mẫu của Việt Nam. 3.1 Kết quả nhiễm sán lá nhỏ dựa trên xét nghiệm Kato-Katz 65 tại các tỉnh tiến hành nghiên cứu 3.2. Kết quả thu mẫu sán trưởng thành từ các bệnh nhân sau 66 khi điều trị bằng thuốc Praziquantel 25mg/kg cân nặng 3.3. Số lượng sán trưởng thành đã được nhuộm để thẩm định 67 các đặc điểm hình thái tại các tỉnh 3.4. Một số đặc điểm hình thái chung của sán lá ruột nhỏ H. taichui 69 xi 3.5. Một số đặc điểm hình thái chung của sán lá ruột nhỏ H. 71 pumilio 3.6. Một số đặc điểm hình thái chung của sán lá ruột nhỏ S. 73 falcatus 3.7. Một số đặc điểm hình thái chung của sán lá ruột nhỏ C. 74 formosanus 3.8. Một số chỉ số hình thái học của Echinochasmus 76 japonicus 3.9. Danh sách các chủng sán lá ruột nhỏ thu thập tại Việt 81 Nam đã được thẩm định loài sử dụng chỉ thị gen cox1 (gen ty thể) của 29 chủng và 28S ribosome (gen nhân) của 27 chủng bằng phương pháp sinh học phân tử 3.10. Sự sai khác về thành phần và trình tự các đoạn 84 oligonucleotide trong một đoạn gen cox1 (350 bp) giữa các chủng so sánh 3.11. Số lượng các chủng H. taichui của các tỉnh Hà Giang, 93 Thanh Hoá và Quảng Trị nghiên cứu sử dụng gen cox1. 3.12. Kết quả xét nghiệm Kato-Katz đánh giá tình hình nhiễm 100 sán lá nhỏ trước điều trị tại 2 xã thuộc tỉnh Nam Định. 3.13. Tỉ lệ nhiễm sán lá trước điều trị, sau điều trị 2 tuần, 4 101 tháng, 7 tháng và 15 tháng theo giới tính tại xã Nghĩa Hồng 3.14. Tỉ lệ nhiễm sán lá trước điều trị, sau điều trị 2 tuần, 4 102 tháng, 7 tháng và 15 tuần theo giới tính tại xã Hải Hoà 3.15 Tỉ lệ nhiễm sán lá trước điều trị, sau điều trị 2 tuần, 4 103 tháng, 7 tháng và 15 tháng theo giới tính chung cả 2 xã 3.16. Hiệu quả của Praziquantel 50mg/kg cân nặng điều trị sán lá nhỏ trên người tại cộng đồng 103 xii 3.17. Tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ theo nhóm tuổi ở các thời điểm xét 105 nghiệm khác nhau 3.18. Số trứng trung bình/gram phân và tỉ lệ sạch trứng sau điều trị trong nghiên cứu 105 xiii DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Nội dung Trang 1.1. Đặc điểm hình thể chung của sán lá trưởng thành. 3 1.2. Hình ảnh sán lá ruột heterophyid trưởng thành 7 1.3. Một số loài sán trưởng thành thuộc họ Echinostomatidae 9 1.4. Chu kỳ của sán lá ruột nhỏ 12 2.1. Bản đồ tỉnh Nam Định và các điểm nghiên cứu can thiệp 42 2.2. Sơ đồ nghiên cứu hình thái học và sinh học phân tử 43 2.3. Sơ đồ thời gian nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị 44 sán lá tại cộng đồng 3.1. Bản đồ các tỉnh thu mẫu sán lá ruột nhỏ 64 3.2. Hình ảnh Haplorchis taichui trưởng thành ký sinh ở 68 người nhuộm Semichon’s acetocarmine và gai ở giác bụng sinh dục 3.3. Hình ảnh Haplorchis pumilio trưởng thành ký sinh ở 70 người nhuộm Semichon’s acetocarmine và gai ở giác bụng sinh dục 3.4. Hình ảnh S. falcatus trưởng thành ký sinh ở người 72 nhuộm Semichon’s acetocarmine và giác bụng sinh dục 3.5. Hình ảnh C. formosanus trưởng thành ký sinh ở người 73 nhuộm Semichon’s acetocarmine và vòng gai giác miệng. 3.6. Hình ảnh E. japonicus trưởng thành ký sinh ở người 75 nhuộm Semichon’s acetocarmine và vòng gai quanh giác miệng. 3.7. Kiểm tra sản phẩm PCR gen cox1 sán lá ruột nhỏ của 78 xiv Việt Nam (29 mẫu) trên thạch agarose 1%. 3.8. Hình ảnh điện di kiểm tra kết quả 27 sản phẩm PCR gen 79 28S ribosome trên thạch agarose 1%. 3.9. Cây phả hệ xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng 87 sán lá ruột nhỏ dựa trên trình tự nucleotide (350 bp) của gen cox1 3.10. Cây phả hệ xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng 92 sán lá ruột nhỏ dựa trên trình tự gen 28S 3.11. Cây phả hệ biểu hiện mối quan hệ của 3 quần thể H. 95 taichui xây dựng bởi phương pháp kết nối lân cận (Neighbor-joining method). 3.12. Mạng lưới kiểu đơn (Haplotype) của 3 quần thể H. 96 taichui tại Việt Nam thể hiện mối liên quan tới nguồn gốc về địa lý 3.13. Sơ đồ qúa trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị 99 sán lá nhỏ tại cộng đồng 3.14 Tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ trước và sau khi điều trị 2 tuần, 4 tháng, 7 tháng và 15 tháng. 104   1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng hơn nửa tỷ người có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng truyền qua thức ăn [160], [161]. Theo một tính toán khác, khoảng 40 đến 50 triệu người nhiễm các loài sán lá ruột truyền qua thức ăn [67] bao gồm ít nhất 18 triệu người nhiễm các loại sán lá truyền qua cá [46]. Bảy mươi loài sán lá ruột hiện nay đã được tìm thấy ở rất nhiều nước trên thế giới, chúng được phân bố thuộc nhiều họ trong đó các họ Heterophyidae, Echinostomatidae, là hai họ có nhiều loài sán ký sinh trên người đã được công bố [50], [67], [164]. Cho đến nay vấn đề bệnh lý do sán lá ruột gây nên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã tìm ra được những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe khi nhiễm phải các loài này. Một số loài thuộc họ Heterophyidae như Stellantchasmus falcatus, Haplorchis spp., Procerovum spp. khi ký sinh trên người có thể có hiện tượng ký sinh lạc chỗ, trứng và con trưởng thành từ niêm mạc ruột non xâm nhập theo đường tuần hoàn đến van tim, não, tủy sống, với những trường hợp này có thể dẫn đến tử vong [27]. Trứng của một số loại này còn được tìm thấy ở dạng kết thành nang ở não bệnh nhân có triệu chứng về thần kinh [57], [166]. Bệnh do sán lá ruột đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng, một số loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio, Haplorchis taichui và Haplorchis yokogawai là những loài thường gặp ở các nước như Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia và chúng đã được coi như là một bệnh truyền từ động vật sang người [33], [46], [105], [154], [161]. Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề nhiễm phối hợp sán lá gan nhỏ và nhiều loài sán lá ruột nhỏ trên người ở nhiều điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ trước đây tại Lào, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc… [46], [137], [154], [161] điều này cũng gây ra nhiều ý kiến về việc chẩn đoán, điều   2 trị và phòng chống bệnh sán lá nhỏ và WHO đã đưa ra khuyến cáo tiến hành điều trị hàng loạt tại cộng đồng cho đối tượng có nguy cơ nhiễm sán lá nhỏ cao [157], [158]. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về ấu trùng sán lá ruột trên vật chủ trung gian như ốc, cá và một số phát hiện về sán lá ruột nhỏ ký sinh trên động vật như chó, mèo, chim, gà đã được thông báo [6], [14], [106], [108], [149]. Một số loài sán lá ruột ký sinh trên người cũng đã được khảo sát dịch tễ học, vấn đề nhiễm phối hợp sán lá gan nhỏ và nhiều loài sán lá ruột nhỏ trên người ở nhiều điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ trước đây tại như tại Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ…đã được đề cập [2], [5], [15], [118] và vấn đề này liên quan rất nhiều đến chiến lược điều trị và phòng chống bệnh sán lá nhỏ tại cộng đồng. Bên cạnh đó các dữ liệu về đặc điểm hình thái học và sinh học phân tử của sán lá ruột nhỏ trưởng thành tại Việt Nam còn thiếu hoặc chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn việc phân tích hình thái học, phân tích đặc điểm phân tử một số gen ty thể và gen nhân của sán lá ruột nhỏ ký sinh trên người tại các vùng khác nhau sẽ đóng góp cho nguồn dữ liệu trong nghiên cứu cơ bản về phân loại và phân bố các loài sán lá ruột nhỏ ở Việt Nam và trên thế giới, và đề xuất biện pháp điều trị sán lá nhỏ tại cộng đồng là rất cần thiết góp phần không nhỏ vào nghiên cứu phòng chống các ký sinh trùng gây bệnh ở người tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử sán lá ruột nhỏ trên người ở một số tỉnh và hiệu quả điều trị tại cộng đồng, năm 2010-2013” với mục tiêu: 1. Xác định thành phần loài, mô tả đặc điểm hình thái sán lá ruột nhỏ trên người tại một số tỉnh của Việt Nam. 2. Thẩm định loài sán lá ruột nhỏ bằng phương pháp sinh học phân tử. 3. Đánh giá hiệu quả điều trị sán lá nhỏ ở người bằng praziqantel liều 50mg/kg tại cộng đồng.     3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm chung của sán lá 1.1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá Hình thể chung của sán lá được trình bày ở hình 1 theo tác giả Ichiro Miyazaki [79]. Cơ thể sán lá dẹt, có dạng hình lá, lỗ sinh dục mở ở mặt bụng. Hình dạng sán lá có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí ký sinh của ký sinh trùng trên vật chủ. Sán lá sống trong mạch máu và ống dẫn của các tuyến thường có hình dài, sán lá ký sinh ở trong mô của các nội quan được bao bọc trong nang thường có dạng hình cầu, cơ thể sán hình lá chủ yếu gặp ở hệ tiêu hóa.   Hình 1.1. Đặc điểm hình thể chung của sán lá trưởng thành (Ichiro, 1991) Màu sắc của sán lá thường là màu trắng đục, màu hồng hoặc màu nâu. Kích thước của cơ thể sán rất biến đổi, chủ yếu phụ thuộc vào nơi ký sinh của cơ thể vật chủ.   4 Cơ quan vận động: giác miệng (1) nằm ở mút trước cơ thể, giác bụng (2) nằm ở mặt bụng ở phần trước cơ thể. Ở sán lá ký sinh trong ống tiêu hóa giác bám thường phát triển. Ngược lại sán lá ký sinh ở các cơ quan kín, các giác bám kém phát triển, đôi khi tiêu giảm. Các giác bám, móc, gai và vảy giúp sán có thể di chuyển hoặc bám chắc vào vị trí ký sinh. Kích thước, vị trí của các giác, hình dạng và mức độ phát triển của các móc gai còn có giá trị trong định loại các loài sán lá. Ngoài cùng cơ thể sán phủ lớp biểu bì (cutin) thường có gai vảy. Gai cutin thường dài và dày ở nửa trước cơ thể. Ở một số loài xung quanh giác miệng có móc kitin lớn. Dưới lớp tiểu bì là lớp hạ bì gồm lớp cơ vòng và cơ dọc tạo thành túi bao bì cơ. Bên trong là nội quan, giữa các nội quan chứa đầy nhu mô. Ở sán lá không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Nội quan gồm có hệ tiêu hóa, bài tiết, thần kinh và hệ sinh dục. Cơ quan tiêu hóa: bắt đầu từ lỗ miệng, nằm ở đáy giác miệng, tiếp đến hầu (3), thực quản (4) và hai nhánh ruột tịt (5) kéo dài về phía sau cơ thể, ở một số loài hai bên hai nhánh ruột có nhiều mấu bên, mấu phía ngoài nhánh ruột phân nhánh hình cành cây (ví dụ Fasciola gigantica). Cặn thức ăn được thải ra ngoài qua lỗ miệng. Sán lá không có hậu môn vì dinh dưỡng của sán chủ yếu là hình thức thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua bề mặt của sán. Do vậy, trên thân sán có rất nhiều tuyến dinh dưỡng. Cơ quan bài tiết (màu vàng): cấu tạo theo kiểu nguyên đơn thận gồm 2 ống (7) chạy dọc cơ thể và nối với nhau tạo thành túi (ống) bài tiết chính (8) mở ra ở lỗ bài tiết (9) ở mút sau cơ thể, mỗi ống bài tiết có nhiều nhánh bé (6), tận cùng có tế bào ngọn lửa thực hiện chức năng bài tiết. Các tế bào ngọn lửa thường được sắp xếp đối xứng. Vị trí và số lượng của tế bào ngọn lửa được sắp xếp như công thức, công thức tế bào ngọn lửa được sử dụng để phân biệt loài trong giai đoạn ấu trùng. Kích thước và hình dạng của túi bài tiết cũng hiệu quả trong định loại các loài sán.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất