Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành r...

Tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai.

.PDF
198
191
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- TRẦN VĂN MÙI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC CHUYỂN HÓA RỪNG SẢN XUẤT THÀNH RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN-VĂN HÓA ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- TRẦN VĂN MÙI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC CHUYỂN HÓA RỪNG SẢN XUẤT THÀNH RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN-VĂN HÓA ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 62.62.02.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HOÀN Hà Nội, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án là trung thực, không trùng lặp và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong Luận án đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, rõ ràng và minh bạch. Tác giả Trần Văn Mùi ii LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) Việt Nam năm 2015.Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ có hiệu quả của Bộ môn Lâm sinh, Khoa Lâm học; Phòng Đào tạo Sau Đại học; Cơ sở 2 của trƣờng ĐHLN và Ban Giám hiệu nhà trƣờng; cán bộ viên chức và nhân dân trong Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai…nhân dịp này tác giả xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất về những giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, NCS xin đƣợc tri ân ông Võ Văn Một, nguyên Bí thƣ tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai là ngƣời đã động viên, tạo điều kiện cho NCS có đƣợc những nỗ lực, quyết tâm hoàn thành Luận án này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn với tƣ cách là ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã dành nhiều công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận án. Xin chân thành cám ơn PGS.TS. Trần Văn Chứ, PGS.TS. Phạm Văn Điển, TS. Lê Xuân Trƣờng (ĐHLN), PGS.TS. Trần Quang Bảo (Giám đốc Cơ sở 2, ĐHLN-Trảng Bom, Đồng Nai); TS. Bùi Việt Hải, PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm (Đại học Nông Lâm thành phố HCM), PGS.TS. Phạm Thế Dũng (Viện KHLN Nam Bộ) cùng các thầy cô, các nhà khoa học, nhà quản lý đã trực tiếp giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình hoàn thành Luận án. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu… và gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình thực hiện Luận án này. Đồng Nai, tháng 11 năm 2015 Tác giả Trần Văn Mùi iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4 1.1. Trên thế giới .........................................................................................................4 1.1.1. Tổng quan về rừng đặc dụng .............................................................................4 1.1.2. Rừng có các giá trị bảo tồn cao (HCVF)...........................................................7 1.1.3. Tổng quan về chuyển hóa rừng .......................................................................10 1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................13 1.2.1. Tổng quan về rừng đặc dụng ...........................................................................13 1.2.2. Rừng có các giá trị bảo tồn cao (HCVF).........................................................17 1.2.3. Về kỹ thuật chuyển hóa rừng ..........................................................................22 1.3. Một số nhận xét và bình luận .............................................................................27 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................29 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................29 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................29 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29 2.3.1. Đánh giá hiện trạng rừng trƣớc khi chuyển hóa tại phân khu PHST ..............30 2.3.2. Xác định đối tƣợng và lựa chọn kỹ thuật chuyển hóa rừng tại phân khu PHST ....30 2.3.3. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật chuyển hóa rừng tại phân khu PHST ...........30 2.3.4. Kiểm chứng và đánh giá những giá trị bảo tồn cao tại KBT ..........................30 2.3.5. Ảnh hƣởng của một số yếu tố KT-XH tới quản lý rừng trong KBT ..............30 2.3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi rừng và quản lý rừng có hiệu quả cao trong KBT ............................................................................................30 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................30 2.4.1. Quan điểm và phƣơng pháp luận nghiên cứu .................................................30 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................31 iv CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................41 3.1. Hiện trạng rừng trƣớc khi chuyển hóa ...............................................................41 3.1.1. Diện tích và phân bố của các QXTV rừng tại phân khu PHST ......................41 3.1.2. Đặc trƣng lâm học của trạng thái rừng trung bình tại phân khu PHST ..........42 3.2. Đặc điểm cơ bản về điều kiện địa hình và thổ nhƣỡng ......................................47 3.2.1. Về điều kiện địa hình ......................................................................................47 3.2.2. Về điều kiện thổ nhƣỡng .................................................................................47 3.3. Xác định đối tƣợng và kỹ thuật chuyển hóa ......................................................48 3.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định đối tƣợng chuyển hóa tại KBT ......48 3.3.2. Nguyên tắc và tiêu chuẩn xác định đối tƣợng rừng cần chuyển hóa ..............49 3.3.3. Xác định đối tƣợng rừng cần chuyển hóa trong phân khu PHST ...................50 3.3.4. Lựa chọn kỹ thuật tác động trong chuyển hóa rừng........................................52 3.4. Tác động hiệu quả của kỹ thuật chuyển hóa rừng ..............................................53 3.4.1. Tác động của kỹ thuật chuyển hoá rừng tới cấu trúc tầng cây cao .................53 3.4.2. Tác động của chuyển hoá rừng tới lớp cây tầng dƣới tán ...............................70 3.5. Nhận diện và kiểm chứng những giá trị bảo tồn cao trong KBT .......................83 3.5.1. Kết quả nhận diện những giá trị bảo tồn cao trong KBT ................................83 3.5.2. Kết quả kiểm chứng và đánh giá những giá trị bảo tồn cao trong KBT .........86 3.5.3. Đánh giá các mối đe dọa tới những giá trị bảo tồn cao và đề xuất giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa tới HCVF tại KBT..........................................................95 3.6. Ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế-xã hội tới kết quả chuyển hoá rừng.............99 3.6.1. Thực trạng tác động của ngƣời dân tới tài nguyên rừng trong KBT ..............99 3.6.2. Những yếu tố thúc đẩy cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp .......102 3.6.3. Những yếu tố cản trở cộng đồng tham gia quản lý tài rừng. ........................106 3.6.4. Tác động của cộng đồng đến tài nguyên rừng sau chuyển hoá.....................110 3.7. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phục hồi rừng và quản lý rừng có hiệu quả tại phân khu phục hồi sinh thái. ...................................................................................112 3.7.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh. ....................................................112 3.7.2. Nhóm các giải pháp về thúc đẩy và quản lý các giá trị bảo tồn cao .............113 3.7.3. Nhóm các giải pháp về phát triển kinh tế-xã hội ..........................................114 KẾT LUẬN-TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................115 v 1. Kết luận ...............................................................................................................115 2. Một số tồn tại của Luận án ..................................................................................117 3. Kiến nghị .............................................................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Nguyên nghĩa Từ viết tắt BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt CĐ Cộng đồng D1.3 (cm) Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1,3 mét DT (m) Đƣờng kính tán lá ĐTQH Điều tra quy hoạch FSC Hội đồng quản trị rừng thế giới Hệ thống thông tin địa lý GIS 2 G/ha (m ) Tổng tiết diện ngang cây đứng Hvn (m) Chiều cao vút ngọn HST Hệ sinh thái HCV/HCVF Giá trị bảo tồn cao/Rừng có giá trị bảo tồn cao HT Hiện trƣờng IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IV% Chỉ số giá trị quan trọng của loài trong lâm phần KBT/KBTTN Khu bảo tồn/Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ M/ha (m3) Trữ lƣợng rừng trên 1ha N/ha (cây/ha) Mật độ cây rừng OTC/ODB Ô tiêu chuẩn/Ô dạng bản PHST Phục hồi sinh thái PTNT Phát triển nông thôn PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia RĐD Rừng đặc dụng RPH Rừng phòng hộ RSX Rừng sản xuất TP Trong phòng TT Trạng thái TV Tham vấn UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng các OTC điều tra theo trạng thái rừng .......................32 Bảng 2.2. Danh lục các nhu cầu cơ bản và ngƣỡng ..................................................36 Bảng 2.3. Nét văn hoá và ngƣỡng .............................................................................36 Bảng 3.1. Diện tích của các QXTV trong phân khu PHST ......................................41 Bảng 3.2. Đặc điểm tái sinh dƣới tán trạng thái rừng sau khai thác chọn ................44 Bảng 3.3. Đặc điểm tái sinh dƣới tán rừng phục hồi sau nƣơng rẫy .........................46 Bảng 3.4. Một số đặc trƣng lâm học các trạng thái rừng trƣớc khi chuyển hoá .......50 Bảng 3.5. Thẩm định một số chỉ tiêu giữa các trạng thái rừng trƣớc chuyển hoá ....51 Bảng 3.6. Nhóm loài và loài cây ƣu thế của các trạng thái trƣớc và sau chuyển hoá ......53 Bảng 3.7. Số lƣợng cây và loài ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá…...52 Bảng 3.8. Chiều cao và biến động chiều cao lâm phần của các trạng thái rừng .......57 Bảng 3.9. Mật độ số cây và biến động mật độ (N/ha) của các trạng thái rừng .........60 Bảng 3.10. Đƣờng kính (D1.3) và biến động D1.3 thân cây ở các trạng thái rừng......61 Bảng 3.11. Thay đổi trữ lƣợng lâm phần ở các trạng thái rừng sau chuyển hoá ......64 Bảng 3.12. Đƣờng kính tán và biến động đƣờng kính của các trạng thái rừng ........66 Bảng 3.13. Chiều cao dƣới cành và biến động chiều cao của các trạng thái rừng ...67 Bảng 3.14. Thay đổi phẩm chất cây gỗ trƣớc và sau chuyển hoá .............................69 Bảng 3.15. Đƣờng kính gốc cây tái sinh trƣớc và sau chuyển hoá ...........................72 Bảng 3.16. Chiều cao cây tái sinh trƣớc và sau chuyển hoá .....................................72 Bảng 3.17. Mật độ và biến động mật độ cây tái sinh ở các trạng thái rừng ..............75 Bảng 3.18. Mật độ và biến động mật độ cây tái sinh ở trạng thái rừng ...................76 Bảng 3.19. Mức độ vật rụng và biến động vật rụng ở các trạng thái rừng ...............80 Bảng 3.20. Biến động khối lƣợng thảm mục ở các trạng thái rừng ..........................81 Bảng 3.21. Khối lƣợng thảm mục tƣơi và khô (tấn/ha) ở các trạng thái rừng ..........82 Bảng 3.22. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF1 tại phân khu BVNN .........86 Bảng 3.23. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF2 tại phân khu BVNN .........87 Bảng 3.24. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF3 tại phân khu BVNN .........88 Bảng 3.25. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF4 tại phân khu BVNN .........89 viii Bảng 3.26. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF5 tại phân khu BVNN .........90 Bảng 3.27. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF6 tại phân khu BVNN .........90 Bảng 3.28. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF1 tại phân khu PHST ...........91 Bảng 3.29. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF2 tại phân khu PHST ...........91 Bảng 3.30. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF3 tại phân khu PHST ...........92 Bảng 3.31. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF4 tại phân khu PHST ...........92 Bảng 3.32. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF5 tại phân khu PHST ...........93 Bảng 3.33. Kiểm chứng và đánh giá các giá trị HCVF6 tại phân khu PHST ...........94 Bảng 3.34. Xác định các mối đe dọa đối với các HCVF và giải pháp khắc phục ....95 Bảng 3.35. Nghề nghiệp và sự tham gia của ngƣời dân trong KBT .......................100 Bảng 3.36. Thu nhập theo nghề nghiệp và sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động của KBT .........................................................................................................101 Bảng 3.37. Tỷ lệ hộ ứng với mức thu nhập của các hộ và hộ có tham gia vào LN 101 Bảng 3.38. Kết quả trắc nghiệm Chi-square (2) giữa các yếu tố với sự tham gia .101 Bảng 3.39. Tổng thu nhập và thu nhập từ các thành phần khác nhau của hộ .........103 Bảng 3.40. Thu nhập từ tài nguyên rừng so với tổng thu nhập của các hộ .............104 Bảng 3.41. Nhận thức của ngƣời dân về vai trò của khôi phục rừng của KBT ......106 Bảng 3.42. Số hộ có mức thu nhập và đầu tƣ từ sản xuất lâm nghiệp ....................107 Bảng 3.43. Số hộ khai thác gỗ, lồ ô, tre nứa và củi với định hƣớng sử dụng .........108 Bảng 3.44. Số hộ khai thác măng, cây thuốc, dầu chai với định hƣớng sử dụng ...108 Bảng 3.45. Tỷ lệ số hộ đồng ý hoặc không đồng ý với các câu hỏi về nhận thức ..109 Bảng 3.46. Số hộ có tham gia vào hoạt động khai thác gỗ, tre nứa, lồ ô và củi .....111 Bảng 3.47. Số hộ có tham gia vào khai thác lâm sản làm thực phẩm, dƣợc liệu....111 ix DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Các giá trị bảo tồn cao và ngƣỡng xác định (nguồn WWF, 2005)[88].....35 Hình 2.2. Sơ đồ khung logic về nội dung nghiên cứu ………………………….….40 Hình 3.1a. Trạng thái rừng nghèo trƣớc chuyển hóa ................................................51 Hình 3.1b. Trạng thái rừng trung bình trƣớc chuyển hóa .........................................52 Hình 3.2. Tỷ lệ tổ thành (%) của nhóm loài tầng cao ƣu thế ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá ............................................................................................54 Hình 3.3. Số lƣợng cây và loài ở các trạng thái trƣớc và sau chuyển hoá ................56 Hình 3.4. Sau xử lý bằng phát luỗng: dây leo đã bị chết và tán rừng đƣợc mở ........57 Hình 3.5. Chiều cao (m) ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá ..................58 Hình 3.6. Phân bố số cây (%) theo cấp chiều cao ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá rừng ........................................................................................................59 Hình 3.7. Mật độ (cây/ô) ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá ……..…..60 Hình 3.8. Đƣờng kính (cm) ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá .............62 Hình 3.9. Phân bố số cây (%) theo cấp đƣờng kính ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá ..........................................................................................................63 Hình 3.10. Trữ lƣợng (m3/ha) ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá .........65 Hình 3.11. Đƣờng kính tán ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá .............66 Hình 3.12. Chiều cao dƣới cành ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá .....68 Hình 3.13.Thay đổi phẩm chất cây gỗ (%) trƣớc và sau chuyển hóa .......................69 Hình 3.14. Tỷ lệ tổ thành (%) của nhóm loài cây tái sinh ƣu thế trƣớc và sau chuyển hoá 71 Hình 3.15. Chất lƣợng sinh trƣởng của cây tái sinh trƣớc và sau chuyển hoá .........73 Hình 3.16. Tỷ lệ số cây theo cấp chiều cao tái sinh ở hai đối tƣợng rừng ................74 Hình 3.17. Mật độ cây tái sinh ở các lâm phần chuyển hoá và đối chứng................75 Hình 3.18. Tỷ lệ tổ thành (%) của cây bụi thảm tƣơi ƣu thế trƣớc và sau chuyển hoá ....77 Hình 3.19. Mật độ số cây và số loài của cây bụi và thảm tƣơi ở các trạng thái .......78 Hình 3.20. Tình hình sinh trƣởng của cây bụi và thảm tƣơi ở các trạng thái ...........78 Hình 3.21. Tỷ lệ che phủ (%) của cây bụi và thảm tƣơi ở các trạng thái .................79 Hình 3.22 Mức độ vật rụng ở các trạng thái rừng trƣớc và sau chuyển hoá .............80 x Hình 3.23. Khối lƣợng thảm mục ở trạng thái rừng đối chứng và rừng qua xứ lý ...81 Hình 3.24. Tƣơng quan giữa khối lƣợng khô và khối lƣợng tƣơi của thảm mục .....82 Hình 3.25. Dây leo rụng xuống sau 2 năm cung cấp vật rơi rụng cho tầng thảm mục rừng ...........................................................................................................................82 Hình 3.26. Cây Dầu mít (Dipterocarpus artocarpifolius) ........................................87 Hình 3.27. Quần thể Bò tót và cá thể Voi trong phân khu BVNN của KBT ............88 Hình 3.28. HST rừng kín thƣờng xanh cây họ Dầu ƣu thế trên vùng đất thấp .........89 Hình 3.29. Hồ thủy điện Trị An hoạt động nhờ giá trị nuôi dƣỡng nguồn nƣớc từ rừng của KBT ............................................................................................................93 Hình 3.30. Nhà dài và lễ hội truyền thống của ngƣời Chơ ro ...................................94 Hình 3.31. Bằng xếp hạng và bia tƣởng niệm khu di tích lịch sử quốc gia Trung ƣơng (TW) cục miền Nam ........................................................................................95 Hình 3.32. Tỷ lệ hộ có thu và tỷ lệ các nguồn thu nhập của hộ gia đình ................103 Hình 3.33. Tỷ lệ các nguồn thu nhập của cộng đồng và 51 hộ có thu từ hoạt động lâm nghiệp. ..............................................................................................................104 Hình 3.34. Rừng trung bình sau 3 năm chuyển hóa ................................................113 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (dƣới đây gọi tắt là khu bảo tồn-KBT) là tên gọi theo Quyết định số 2280/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc đổi tên Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu ngày 28-102010 [34]. Tiền thân của KBT là Khu Dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu đƣợc thành lập trên cơ sở chuyển mục đích sử dụng từ rừng và đất rừng sản xuất theo Quyết định số 4679/2003/QĐ-UBT ngày 02-12-2003 của tỉnh Đồng Nai [44].. Theo Quyết định này, toàn bộ các lâm phần của ba lâm trƣờng Hiếu Liêm, Mã Đà và Vĩnh An đã đƣợc sáp nhập lại. Đến nay, qua nhiều lần đổi tên và mở rộng qui mô, diện tích KBT đang quản lý là 97.152 ha (UBND tỉnh Đồng Nai, 2011) [62]. Xét về mặt quản lý, rừng trong KBT thuộc đối tƣợng rừng đặc dụng. Tuy nhiên, kết quả đánh giá ban đầu cho thấy phần lớn diện tích được quy hoạch cho mục đích bảo tồn chưa đáp ứng được tiêu chí của rừng đặc dụng. Những giá trị bảo tồn của rừng còn hạn chế, rừng tự nhiên trong KBTchủ yếu là rừng thứ sinh nghèo. Một số loài cây gỗ ở rừng tự nhiên đã đem lại “tên tuổi” cho rừng miền Đông Nam bộ nhƣ nhƣ Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai đồng nai (Dalbergia dongnaiensis), Giáng hƣơng quả to (Pterocarpus macrocarpus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Sao đen (Hopea ordorata), Dầu rái (Dipterocarpus alatus)… chiếm số lƣợng rất ít, phân bố rải rác trong các lâm phần. Diện tích rừng trồng các loài cây ngoại lai chủ yếu là các loài và Keo tai tƣợng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Tếch (Tectona grandis)…một số loài cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày nhƣ Cao su (Hevea brasillinesis), Điều (Anacardium occidentale), Xoài (Mangifera spp)...vẫn còn hiện diện trong KBT [35,51]. Xét về mặt kỹ thuật, nhiều biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã đƣợc áp dụng tại KBT. Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu đã áp dụng là khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, tu bổ rừng, trồng bổ sung… các loài cây gỗ có giá trị dƣới tán rừng tự nhiên cũng nhƣ rừng trồng rừng mới [61]. Bên cạnh đó, về mặt xã hội, KBT cũng tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân và các tổ chức có liên quan tham gia vào quá trình quản lý và phát triển rừng đặc 2 dụng...Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp tác động chƣa đƣợc nhƣ mong đợi do những hạn chế về những hiểu biết trong việc đánh giá những giá trị bảo tồn, về luận cứ khoa học và thực tiễn của việc chuyển hóa từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng trong KBT làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật tác động cũng nhƣ sự thiếu đồng bộ trong việc đề xuất các giải pháp mang tính xã hội trong quản lý bền vững rừng tại KBT. Thực tế này đã và đang gây ra nhiều tồn tại cũng nhƣ nguy cơ đe dọa tới KBT nói chung và mức độ thành công của quá trình chuyển hóa từ rừng sản xuất thành rừng đặc dụng nói riêng. Hàng loạt câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ: quá trình chuyển hóa từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng được dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn nào? Những giá trị nào cần được bảo tồn trong các hệ sinh thái rừng của KBT? Hiệu quả của những tác động đã áp dụng từ sau khi rừng được chuyển hóa? Cần có những giải pháp kinh tế-xã hội và kỹ thuật nào cho loại rừng này; và khoảng thời gian cần thiết cho các tác động là bao lâu?... Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là một nghiên cứu nhằm góp phần trả lời cho các câu hỏi trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho kỹ thuật chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại KBT Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. 2.2. Mục tiêu cụ thể: 1) Đánh giá đƣợc hiệu quả của biện pháp kỹ thuật chuyển hóa tới những đặc trƣng cơ bản của cấu trúc rừng và tác động của một số yếu tố kinh tế-xã hội tới quá trình chuyển hóa từ rừng sản xuất thành rừng đặc dụng của KBT. 2) Kiểm chứng và đánh giá một số giá trị bảo tồn cao (HCV)1 của QXTV rừng tại KBT Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. 3) Xác định đƣợc một số cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp tổng hợp góp phần phục hồi rừng hiệu quả và bền vững tại KBT. 1 HCV: High Conservation Value(s) 3 3. Những đóng góp mới của Luận án 3.1. Về phƣơng diện lý luận - Xây dựng đƣợc cơ sở khoa học và thực tiễn của việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng bằng kỹ thuật khoanh nuôi có tác động vào cấu trúc rừng và ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế-xã hội tới chuyển hóa rừng; đồng thời kiểm chứng và đánh giá đƣợc những giá trị bảo tồn cao hiện có tại KBT. 3.2. Về phƣơng diện thực tiễn - Xác định đƣợc đặc điểm lâm học của các quần xã rừng phục hồi bằng kỹ thuật chuyển hóa thông qua việc lƣợng hóa và đánh giá những thay đổi trong cấu trúc tầng cây cao, cây bụi thảm tƣơi, cây tái sinh và vật rơi rụng dƣới tán rừng. - Bƣớc đầu kiểm chứng và đánh giá đƣợc những giá trị bảo tồn cao và bổ sung những giá trị bảo tồn mới trong KBT. - Đã đánh giá đƣợc những tác động của yếu tố kinh tế-xã hội tới quá trình chuyển hóa rừng và mối quan hệ giữa cộng đồng với quá trình đó. 4. Kết cấu của Luận án Nội dung chính của Luận án gồm 120 trang, đƣợc kết cấu nhƣ sau: Phần Mở đầu: 3 trang Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 26 trang Chƣơng 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: 11 trang Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 74 trang Phần Kết luận, tồn tại và kiến nghị: 6 trang Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Tổng quan về rừng đặc dụng2 1.1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành rừng đặc dụng (1). Khái niệm: Một cách tổng quát, rừng đặc dụng là loại rừng đƣợc bảo vệ với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh thái…Vì vậy, rừng đặc dụng thƣờng đƣợc gọi là rừng đƣợc bảo vệ (protected forest) hay khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN). Trong quá trình hoàn thiện định nghĩa về khu BTTN, đã có nhiều khái niệm khác nhau đƣợc đề xuất. Đến năm 1994, IUCN đã định nghĩa về khu BTTN (áp dụng cho tất cả các hạng) nhƣ sau: “Khu BTTN là các vùng đất và biển hoặc vùng biển được dành riêng để bảo vệ và duy trị đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm; được quản lý bằng luật pháp hoặc các phương thức hiệu quả khác”[76]. Đây là định nghĩa đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận và chính thức sử dụng trong các văn bản có liên quan trên phạm vi toàn thế giới. (2). Lịch sử hình thành: Ý tƣởng về một số khu rừng nhất định cần đƣợc bảo vệ khỏi các tác động khai thác đã có ít nhất từ 3000 năm trƣớc đây (Jepson, 2002) [77]. Các khu đƣợc bảo vệ thƣờng là những “khu rừng thiêng” để thờ thần linh hoặc các khu tự nhiên đƣợc bảo vệ làm nơi săn bắn của Hoàng gia. Cho đến nay, một số khu “rừng thiêng” đƣợc bảo vệ vẫn còn gặp ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh… trong đó có Việt Nam. 2 Để hài hòa hóa tên gọi loại rừng này ở Việt Nam, trong Luận án sử dụng thuật ngữ “rừng đặc dụng” (special used forest); trên thế giới không phân chia thành 3 loại rừng nhƣ Việt Nam. Bản chất ở đây là các khu vực rừng đƣợc bảo vệ (protected forest) với tên gọi chung là các khu bảo tồn thiên nhiên hay đơn giản chỉ là khu bảo tồn. 5 Tuy nhiên, những cố gắng đầu tiên để thiết lập những vùng đất đƣợc bảo vệ là tại Hoa Kỳ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1832, khi Tổng thống Andrew Jackson ký một sắc luật để dự trữ 4 vùng đất xung quanh khu vực ngày nay là Hot Springs, Arkansas nhằm bảo vệ các suối nƣớc nóng tự nhiên và các khu vực núi cận kề để chính quyền Hoa Kỳ sử dụng trong tƣơng lai. Tổng thống Abraham Lincoln ký sắc luật của Quốc hội Hoa Kỳ ngày 30 tháng 6 năm 1864, nhƣợng lại thung lũng Yosemite và rừng Mariposa với các cây Cự sam (hay Cù tùng khổng lồ) sau này là Vƣờn quốc gia (VQG) Yosemite cho bang California (dẫn theo Hoàng Văn Sâm, 2013) [60]. Năm 1872, VQG Yellowstone (Hoa Kỳ) đầu tiên trên thế giới đƣợc thành lập, đánh dấu bƣớc khởi đầu cho thời kỳ xây dựng hệ thống các khu BTTN hiện đại trên thế giới. [60]. Tại Australia, VQG Hoàng gia đã đƣợc thành lập ở phía Nam Sydney năm 1879. Tại Canada, VQG Banff (lúc đầu gọi là VQG núi Rocky) là VQG đầu tiên của nƣớc này đƣợc thành lập vào năm 1885. New Zealand có VQG đầu tiên vào năm1887. Tại châu Âu các VQG đầu tiên là tập hợp gồm 9 vƣờn tại Thụy Điển vào năm 1909 (theo Hornaday WT, 1914) [73]. Hiện tại, châu Âu có 370 Vƣờn quốc gia (Hunter M.L.1996) [74]. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, các VQG đã đƣợc thành lập trên khắp thế giới. VQG Vanoise trong khu vực dãy núi Alps là VQG đầu tiên của Pháp, thành lập năm 1963 sau khi diễn ra các cuộc biểu tình ngăn chặn một dự án du lịch tại đây (Jepson.P, 2002) [77]. Ở châu Á, đa dạng sinh học của các khu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới đã đƣợc thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm cao cả về diện tích và chất lƣợng của những khu rừng này đã và đang trở thành vấn đề nóng trong quản lý rừng bền vững (QLRBV). Để từng bƣớc hạn chế thực tế này, các tổ chức quốc tế đã khuyên các nƣớc châu Á cần gấp rút xây dựng các khu rừng đặc dụng để bảo tồn tính đa dạng sinh học của chúng. Kết quả, đã có khoảng 9.7 % diện tích rừng châu Á thái Bình Dƣơng đƣợc phân loại là rừng cần đƣợc bảo vệ, chỉ thấp hơn 0.3 % so với chỉ tiêu do tổ chức IUCN đặt ra (IUCN/UNEP/WWF, 1980) [75]. 6 Đến những năm 1970, hệ thống các khu BTTN đã đƣợc hình thành ở nhiều nƣớc với rất nhiều loại hình và tên gọi rất khác nhau nhƣ: vƣờn quốc gia, khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu hoang dã, khu dự trữ thiên nhiên, KBT đa dạng sinh học, rừng cấm,... Quản lý rừng đặc dụng luôn đi đôi với quản lý rừng bền vững. Năm 1993, Hội nghị Bộ trƣởng về bảo vệ rừng châu Âu diễn ra tại Helsinki đã nhấn mạnh rằng QLRBV là nuôi dƣỡng và sử dụng rừng một cách sao cho chúng vẫn có khả năng tái sinh, phát triển đƣợc giá trị kinh tế, duy trì đƣợc các chức năng sinh thái, xã hội ở phạm vi toàn cầu, quốc gia và cấp địa phƣơng mà không phá vỡ hệ sinh thái. Việc xây dựng các khu rừng đặc dụng luôn gắn liền với việc xác định ranh giới rõ ràng và cố gắng đƣa dân cƣ ra khỏi khu vực cần đƣợc bảo vệ. 1.1.1.2. Phân loại rừng đặc dụng Mặc dù, hệ thống phân hạng sơ bộ về rừng đặc dụng đã đƣợc IUCN đƣa ra từ năm 1973, nhƣng đến năm 1978, một hệ thống chính thức gồm 10 loại hình KBT thiên nhiên khác nhau mới đƣợc công bố. Hệ thống phân hạng này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới trong khoảng thời gian trên. Đến năm 1994, IUCN [76] có điều chỉnh và đƣa ra một hệ thống phân hạng mới bao gồm 6 loại hình KBT nhƣ sau: I. KBT thiên nhiên nghiêm ngặt hoặc KBT sinh vật hoang dã. Có 2 loại: Ia: KBT thiên nhiên nghiêm ngặt Ib: KBT sinh vật hoang dã. II. Vƣờn quốc gia III. Khu thắng cảnh thiên nhiên IV. KBT loài-sinh cảnh V. KBT cảnh quan đất liền và/ hoặc KBT cảnh quan biển VI. KBT tài nguyên sử dụng bền vững Số loại KBT cũng không đồng đều ở các nƣớc. Loại V đƣợc dùng rộng rãi ở châu Âu, còn ở Nam Hoa Kỳ nửa số KBT lại thuộc loại II. Ở châu Úc loại I và II chiếm đến 4% diện tích tự nhiên, nhƣng vẫn còn nhiều HST điển hình của vùng này vẫn chƣa đƣợc đƣa vào hệ thống các KBT [82]. Tuy IUCN đã phân ra 6 loại KBT 7 nhƣ trên, nhƣng không phải tất cả các nƣớc đã theo cách phân loại trên để xây dựng hệ thống KBT của nƣớc mình. Một số nƣớc có cách phân loại riêng, có thể nhiều loại hơn hay ít loại hơn. Tên gọi các KBT trên thế giới cũng rất khác nhau và đến nay đã có đến 1.388 thuật ngữ khác nhau đƣợc sử dụng để chỉ những KBT. (dẫn theo ICEM, 2003) [32]. Theo tƣ liệu của Liên hợp quốc xây dựng vào năm 1993 và đã đƣợc hội đồng các VQG và KBT thuộc IUCN công nhận vào năm 1994, thì hệ thống KBT đã có mặt ở tất cả các vùng địa lý trên thế giới. Theo tƣ liệu này, diện tích KBT ở mỗi vùng cũng khác nhau: Bắc Mỹ và châu Úc chiếm hơn 12% diện tích tự nhiên, Trung Mỹ 9%, Nam Mỹ, Nam và Đông Nam Á hơn 6%, Bắc Âu-Á 3,1%, châu Âu ít nhất chỉ có 0,9%. Trung bình của cả thế giới là 6% trong đó có khoảng 6.900 KBT hợp pháp ở 103 nƣớc, tính cả các khu bảo tồn thiên thiên khác thì thế giới có số lƣợng KBT là 30.000 chiếm 10% diện tích bề mặt hành tinh (Primack R.B, 1999 và dẫn theo Phạm Bình Quyền, 2005 [45,46]. 1.1.2. Rừng có các giá trị bảo tồn cao (HCVF)3 1.1.2.1. Quá trình hình thành khái niệm rừng có giá trị bảo tồn cao Khái niệm về rừng có giá trị bảo tồn cao đƣợc hình thành trong bối cảnh chứng chỉ rừng và lần đầu tiên đƣợc đề xuất vào năm 1999. Nguyên tắc 9 trong số các nguyên tắc và tiêu chí cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC)4 đƣợc dùng để nhận biết riêng các loại rừng có giá trị bảo tồn cao và cần đƣợc bảo vệ đặc biệt do một hoặc một số đặc trƣng có liên quan đến thuộc tính của HST, các dịch vụ môi trƣờng và các giá trị xã hội của chúng. (FSC, 2001; 2004) [70,71]. Rừng có giá trị bảo tồn cao là rừng có tầm quan trọng đặc biệt bởi rừng có giá trị cao về môi trƣờng, ĐDSH, kinh tế - xã hội và giá trị cảnh quan. Rừng có giá trị bảo tồn cao ví dụ nhƣ khu rừng ở dãy núi Alps châu Âu bảo vệ các khu định cƣ của con ngƣời; bảo vệ nơi cƣ trú của loài đƣời ƣơi bị đe dọa ở Đông Nam Á hoặc là rừng cảnh quan lớn trong vùng Siberia.(WWF, 2005; 2007) [88,89] 3 4 High Conservation Value Forest Forest Sterwardship Council 8 Theo WWF (2003, 2007) [87, 90], Canada với hơn 20 triệu ha rừng đƣợc cấp chứng chỉ FSC, nƣớc này đã trở thành nƣớc có diện tích rừng lớn nhất có chứng chỉ của FSC trên thế giới. Cho đến nay, có tới 20 báo cáo HCVF đã đƣợc viết cho sự chiếm giữ rừng trong khu vực rừng thƣơng mại của Canada bao gồm hơn 20 triệu ha đất lâm nghiệp công cộng. WWF Canada đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động liên quan đến HCVF và gần đây đã hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và các đối tác bảo tồn khác để tạo ra tài liệu hỗ trợ rừng có giá trị bảo tồn cao, khuyến khích thống nhất các ứng dụng khác nhau. FSC-Canada cũng đã hỗ trợ bằng cách tạo ra tiêu chuẩn, tiêu chí quốc gia để giải thích nguyên tắc 9 và hƣớng dẫn đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao trong bối cảnh rừng phƣơng Bắc của Canada. Với liên kết mạnh mẽ giữa FSC và áp dụng HCVF ở Canada, hầu hết các hoạt động HCVF của đất nƣớc đã tập trung vào đánh giá rừng đƣợc quản lý tại các đơn vị quản lý rừng (FMU)5 có quy mô, liên quan đến một số công ty gỗ lớn nhất của Canada. Một số quốc gia đã sử dụng các nguyên tắc HCVF theo những mục tiêu khác nhau nhƣ hƣớng dẫn lập kế hoạch quản lý cảnh quan và chính sách quy hoạch sử dụng đất (Nga, Indonexia, Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia); Sử dụng các khái niệm HCVF nhằm hƣớng dẫn đầu tƣ và thu hút chính sách trong ngành lâm nghiệp (Nhật Bản, Indonexia); Sử dụng đánh giá HCVF để đánh giá mạng lƣới bảo vệ hiện có ở khu vực (Estonia, Latvia và Lithuania)…Nhƣ vậy có thể thấy từ Canada đến Nga và từ Ghana đến Indonexia…khái niệm HCVF đã đƣợc áp dụng trong nhiều cách khác nhau rộng khắp thế giới. (Dyer S.J, 2004) [68]. Indonexia có một số rừng mƣa vùng đất thấp có giá trị ĐDSH cao bậc nhất trên thế giới, cũng là nơi có tỷ lệ phá rừng cao nhất. Các chuyên gia ƣớc tính rằng nƣớc này đã bị mất khoảng 50% diện tích rừng mƣa nhiệt đới so với trƣớc đây. Khái niệm HCVF áp dụng ở Indonexia nhƣ một phƣơng tiện giảm áp lực kinh tế để tạo ra các khu vực có rừng với sự cần thiết để giảm tỷ lệ mất rừng. Mục tiêu cấp bách của HCVF tại Indonexia là giúp chuyển đổi các khu rừng đất trống đồi núi trọc và mất ĐDSH. (Dyer S.J, 2004) [68]. 5 Forest Management Unit
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất