Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tạ...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng sacombank chi nhánh quảng trị

.PDF
127
535
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÏA LUÁÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂAÛI HOÜC NGHIÃN CÆÏU CAÏC NHÁN TÄÚ AÍNH HÆÅÍNG ÂÃÚN YÏ ÂËNH SÆÍ DUÛNG DËCH VUÛ NGÁN HAÌNG ÂIÃÛN TÆÍ CUÍA NGÁN HAÌNG TMCP SACOMBANK CHI NHAÏNH QUAÍNG TRË Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Ngọc Ánh TS Nguyễn Đăng Hào Lớp: K44A Thương Mại Niên khóa: 2010-2014 HUẾ, 5/ 2014 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Lời Cảm Ơn Để hoàn thành được chuyên đề này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học vừa qua. Trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập cũng như thu thập những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo T.S Nguyễn Đăng Hào đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 7 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 7 1.1.Tổng quan về ngân hàng điện tử .............................................................................. 7 1.1.1.Khái niệm .............................................................................................................. 7 1.1.2.Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử .............................................................. 8 1.1.3.Lợi ích của ngân hàng điện tử ............................................................................... 9 1.1.3.1.Ngân hàng ........................................................................................................... 9 1.1.3.2.Khách hàng ......................................................................................................... 9 1.1.3.3.Nền kinh tế........................................................................................................ 10 1.1.4.Hạn chế của ngân hàng điện tử ............................................................................ 10 1.1.5.Xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử..................................................... 11 1.1.5.1.Cơ sở pháp lý về ngân hàng điện tử tại Việt Nam............................................ 11 1.1.5.2.Ngân hàng điện tử tại Việt Nam ....................................................................... 12 1.2.Các kết quả nghiên cứu về ngân hàng điện tử ........................................................ 13 1.2.1.Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ......................... 13 1.2.2.Lý thuyết hành vi dự kiến (The theory of planed behavior – TPB) .................... 14 1.2.3.Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM, Davis, 1989)........................................... 14 1.3.Một số nghiên cứu về ngân hàng điện tử ............................................................... 15 1.3.1.Các nghiên cứu về ngân hàng điện tử trên thế giới ............................................. 15 1.3.2.Các nghiên cứu về ngân hàng điện tử ở Việt Nam .............................................. 16 1.3.2.1.Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ IB nghiên cứu tại thị trưởng Việt Nam .............................................................................. 16 Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào 1.3.2.2.Mô hình chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu E-BANKING ở Việt Nam (Tạp chí khoa học công nghệ Đà Nẵng, 2008) ............................................................. 17 1.4.Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.................................... 19 1.4.1.Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 19 1.4.2.Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 20 1.4.3.Xây dựng thang đo .............................................................................................. 20 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ ................................................................................................................ 23 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 23 2.1.2. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị ..................................................... 25 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 26 2.1.2.2. Tình hình lao động của Sacombank chi nhánh Quảng Trị .............................. 29 2.1.2.3. Hoạt động phát triển kinh doanh ..................................................................... 30 2.1.2.3.1. Lợi nhuận ...................................................................................................... 30 2.1.2.3.2. Hoạt động huy động vốn .............................................................................. 31 2.1.2.3.3. Hoạt động cho vay ........................................................................................ 32 2.1.2.4. Hoạt động xây dựng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank33 2.1.2.4.1. Hoạt động xây dựng và phát triển dịch vụ i-Sacombank ............................. 33 2.1.2.4.2.Các dịch vụ i-Sacombank .............................................................................. 34 2.1.4.2.3.Tình hình sử dụng các dịch vụ E-sacombank tại chi nhánh .......................... 36 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị ........................................................................ 36 2.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 36 2.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ( Cronbach’s alpha) ....................................... 44 2.2.2.1. Kiểm định Crobach’s Alpha đối với yếu tố “Rủi ro cảm nhận” ..................... 45 2.2.2.2. Kiếm định Crobach’s Alpha đối với yếu tố “Sự tự chủ”................................. 45 2.2.2.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “ Sự thuận tiện” ........................ 46 2.2.2.4. Kiểm định Crobach’s Alpha đối với yếu tố “Dễ sử dụng cảm nhận” ............. 47 Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào 2.2.2.5. Kiểm định Crobach’s Alpha đối với yếu tố “ Ích lợi cảm nhận” .................... 47 2.2.2.6. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “ Dự định sử dụng” .................. 48 2.2.2.7. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Thái độ cảm nhận” ................. 48 2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................... 49 2.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis ) ................. 51 2.2.4.1. Kiểm định mức độ phù hợp và tính đơn nguyên ............................................. 51 2.2.4.2. Kiểm tra giá trị hội tụ và độ tin cậy thang đo .................................................. 53 2.2.5. Đánh giá sự phù hợp của mô hình bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM....... 56 2.2.6. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử60 2.2.7. Kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu ...................................................... 60 2.2.7.1. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố sự thuận tiện .................................... 61 2.2.7.2. Đánh giá của khách hàng về yếu tố dễ sử dụng .............................................. 62 2.2.7.3. Đánh giá của khách hàng về ích lợi cảm nhận ................................................ 63 2.2.7.4. Đánh giá của khách hàng về thái độ cảm nhận ............................................... 63 2.2.8. Kiểm định đánh giá sự tác động của giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp thu nhập, mức độ sử dụng, thời gian sử dụng đối với các nhân tố hình thành …67 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ ......................... 66 3.1. Định hướng phát triển nhằm năng cao ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị ................... 66 3.1.1. Định hướng chung .............................................................................................. 66 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Sacombank chi nhánh Quảng Trị ................................................................................................................................. 67 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị ................................................................................. 67 PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 69 1.Kết luận...................................................................................................................... 69 2.Kiến nghị ................................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69 Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 TMCP Thương mại cổ phần 3 KH Khách hàng 4 AMOS Analysis Of Moment Structures 5 E-BANKING Electronic Banking 6 POS Điểm thanh toán tự động 7 ATM Máy rút tiền tự động 8 TMĐT Thương mại điện tử 9 TRA Theory of Reasoned Action 10 TPB The theory of planed behavior 11 KHCN Khách hàng cá nhân 12 NH Ngân hàng 13 NHĐT Ngân hàng điện tử 14 NHNN Ngân hàng nhà nước 15 EFA Exploratory factor analysis 16 CFA Confirmatory factor analysis 17 CNTT Công nghệ thông tin 18 SEM Structural equation modeling 19 IB Internet Banking 20 TAM Technology acceptance model 21 TMCP Thương mại cổ phần 22 VN Việt Nam Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh v Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thang đo các thành phần trong mô hình......................................................... 22 Bảng 2 : Quy mô và cơ cấu lao động của NH Sacombank Chi nhánh Quảng Trị ....... 29 Bảng 3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm ................................................ 30 Bảng 4: Quy mô huy động vốn và cho vay của chi nhánh qua 3 năm ......................... 32 Bảng 5 : Tình hình triển khai dịch vụ E-banking tại NHTMCP Sacombank chi nháng Quảng Trị ...................................................................................................................... 36 Bảng 6: Mẫu điều tra theo giới tính .............................................................................. 36 Bảng 7: Mẫu điều tra theo độ tuổi ................................................................................ 39 Bảng 8: Mẫu điều tra theo công việc hiện tại ............................................................... 40 Bảng 9: Mẫu điều tra theo thu nhập ............................................................................. 41 Bảng 10: Mẫu điều tra theo thời gian sử dụng ............................................................. 42 Bảng 11: Mẫu điều tra theo thời gian giao dịch ........................................................... 43 Bảng 12: Số khách hàng sử dụng các dịch vụ e-banking ............................................. 44 Bảng 13: Kiểm định Crobach’s Alpha đối với yếu tố “Rủi ro cảm nhận” ................... 45 Bảng 14: Kiểm định Crobach’s Alpha đối với yếu tố “Sự tự chủ” .............................. 45 Bảng 15: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “ Sự thuận tiện” ........ 46 Bảng 16: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Dễ sử dụng” ............ 47 Bảng 17: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “ích lợi cảm nhận” .... 47 Bảng 18: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Dự định sử dụng” ................ 48 Bảng 19: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với yếu tố”Thái độ cảm nhận”................ 48 Bảng 20: Kết quả phân tích KMO và Barlett’s Test .................................................... 49 Bảng 21: Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................... 50 Bảng 22: Quy tắc đánh giá mức độ phù hợp của mô hình cấu trúc ............................. 51 Bảng 23: Chỉ số đánh giá mô hình nghiên cứu ............................................................ 52 Bảng 24 : Tổng hợp hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích được ................ 54 Bảng 25: Các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa ................................................. 55 Bảng 26 : Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình trước và sau hiệu chỉnh ........ 58 Bảng 27: Các trọng số chưa chuẩn hóa ........................................................................ 58 Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 28 :Các hệ số đã chuẩn hóa ................................................................................. 59 Bảng 29: Kết quả kiểm định Bootstrap ........................................................................ 59 Bảng 30 : Hệ số Skewness và Hệ số Kurtosis của các biến nghiên cứu ...................... 61 Bảng 31: Kết quả kiểm định One-sample T-test với yếu tố “Sự thuận tiện” ............... 61 Bảng 32: Kết quả kiểm định One-sample T-test với yếu tố “dễ sử dụng” ................... 62 Bảng 33: Kết quả kiểm định One sample T-test với yếu tố “ích lợi cảm nhận” .......... 63 Bảng 34 : Kết quả kiểm định One sample T-test với yếu tố “thái độ cảm nhận” ........ 63 Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mô hình TRA .................................................................................................. 13 Hình 2: Mô hình TPB ................................................................................................... 14 Hình 3: Mô hình TAM ................................................................................................. 14 Hình 4: Mô hình nghiên cứu IB ................................................................................... 17 Hình 5 : Mô hình nghiên cứu ngân hàng điện tử ở Việt Nam ...................................... 18 Hình 6 : Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 20 Hình 7: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị................... 27 Hình 8 : Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính ................................................................. 37 Hình 9 : Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi.................................................................... 39 Hình 10: Cơ cấu mẫu điều tra theo công việc hiện tại ................................................. 40 Hình 11: Cơ cấu mẫu điều tra theo thu nhập. ............................................................... 41 Hình 12: Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ....... 42 Hình 13: Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian giao dịch ................................................ 43 Hình 14: Kết quả phân tích CFA .................................................................................. 53 Hình 15: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 5 ........................... 57 Hình 16 : Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng điện tử ..... 60 Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kĩ thuật trên tất cả mọi lĩnh vực. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng vào các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đang ngày càng trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Một trong những lợi thế cạnh tranh đang được các ngân hàng đầu tư và phát triển hiện nay chính là dịch vụ ngân hàng điện tử. Dịch vụ ngân hàng điện tử được bắt đầu cung cấp tại Việt Nam từ những năm 1997. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển, cơ sở hạ tầng cũng như số lượng người sử dụng đã gia tăng nhanh chóng. Song song với việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các phương thức, phương tiện thanh toán mới hiện đại, ứng dụng công nghệ cao đã tạo cơ sở cho các dịch vụ ngân hàng điện tử có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và tiếp cận đến người sử dụng. Tuy nhiên, mức độ người sử dụng các dịch vụ NHĐT vẫn còn rất thấp, khách hàng vẫn thiếu lòng tin với việc sử dụng các dịch vụ điện tử, và các dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn chưa được khai thác hết, và các tiện ích vẫn chưa thỏa mãn được hết nhu cầu khách hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử đóng góp một vai trò rất lớn trong việc nâng cao và mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử đến với khách hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị” làm đề tài thực tập khóa luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung ● Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử. Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 1 Khóa luận tốt nghiệp ● GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị. ● Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng. ● Nghiên cứu tạo tiền đề giúp dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị phát triển tốt hơn, nâng cao khả năng thu hút khách hàng và ngày càng hoạt động hiệu quả. Mục tiêu cụ thể 2.1.2. ● Khảo sát mô hình lý thuyết có liên quan đến việc giải thích thái độ chấp nhận và trong việc phân tích dự định sử dụng dịch vụ e-banking (mô hình chấp nhận công nghệ thông tin TAM mở rộng) ● Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ e-banking và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng của khách hàng ● Xem xét sự khác nhau trong nhận thức và cảm nhận về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ e-banking của các nhóm khách hàng ● Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn thành phố Đông Hà. Câu hỏi nghiên cứu 2.2. ● Tình hình sử dụng dịch vụ e-banking của khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị ra sao? ● Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ e-banking của khách ● Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến ý định sử dụng dịch vụ e-banking hàng ? của khách hàng như thế nào? ● Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu 3.1. ● Khách thể: Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ e-banking của ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị. Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 2 Khóa luận tốt nghiệp ● GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Đối tượng: các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ e-banking của ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị. Phạm vi nghiên cứu 3.2. ● Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại sở giao dịch ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị- 43 Trần Hưng Đạo. ● Về thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 gồm: đánh giá hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tình hình lao động. Các dữ liệu sơ các được thu thập trong vòng 3 tháng (từ 1/2/2014 đến tháng 1/5/2014). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về sự hài lòng của khách hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử, các mô hình nghiên cứu bằng các phương pháp: - Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin: Thông tin được thu thập, tổng hợp từ các giáo trình, sách báo nghiệp vụ trên Internet, các tài liệu liên quan đến Internet Banking tại đơn vị thực tập cũng như Internet, và các khoá luận có liên quan trên thư viện, ... - Phương pháp chuyên gia: Sau khi rút được mô hình thì tiến hành tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý của Ngân hàng,quản lý các chi nhánh và sở giao dịch, những người có kinh nghiệm và làm việc trong lĩnh vực này. - Tiếp theo, sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các khách hàng cá nhân đã và đang tiến hành giao dịch tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị. Từ đó xây dựng các chỉ tiêu làm căn cứ xây dựng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. 4.2. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm xác định mức độ hài lòng của khách hàng dựa trên các chỉ tiêu về dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị. Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và các giá trị của thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp. Cách thức tiến hành: sử dụng hai nguồn dữ liệu chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu nhằm đánh giá sự hài lòng cũng như mối tương quan giữa sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. 4.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, nghiên cứu thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như: ¯ Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước (như …) ¯ Các đề tài khoa học có liên quan (như đề tài của,…) ¯ Giáo trình tham khảo ¯ Các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học,…. ¯ Các số liệu thu thập được từ các phòng, ban ngân hàng. 4.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi với số lượng người tham gia nhiều nhằm đảm bảo sự đại diện của tổng thể. Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng cho tổng thể khách hàng đã từng giao dịch tại ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị. 4.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu * Kích thước mẫu - Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, ta áp dụng công thức Cochran(1977) n= z 2 p (1 − p ) e2 Với n là cỡ mẫu cần chọn, Z=1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, tương ứng với độ tin cậy 95%, e mức độ sai lệch trong chọn mẫu Do tính chất p + q =1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p =q = 0,5 nên p.q = 0,25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là 9%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ là: Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào 1,96 2 * 0,5 * 0,5 n =118 (điều tra 120) 0,09 2 * Chọn mẫu Do đề tài không thể tiếp cận với danh sách khách hàng đến giao dịch nên thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. - Bước 1: Xác định địa điểm điều tra và ước lượng tổng thể Nghiên cứu được tiến hành điều tra tại nơi thực tập là chi nhánh ngân hàng Sacombank Quảng Trị 43 – Trần Hưng Đạo. Thông qua các nhân viên làm việc tại quầy giao dịch xác định khách hàng bình quân đến giao dịch tại địa điểm mỗi ngày. - Bước 2: Xác định bước nhảy K; thời gian và địa điểm điều tra Thời gian điều tra (từ ngày 25/3 đến ngày 11/4), ta xác định tổng lượng khách hàng trong 2 tuần khi đó : K = tổng lượng KH 2 tuần/số mẫu điều tra = 980/120 = 8.2 (chọn k=8) Đứng tại quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng Sacombank Quảng Trị, chọn khách hàng theo số thứ tự K. Cứ 8 khách hàng vào giao dịch thì ta sẽ chọn ra một khách hàng để phỏng vấn. Nếu khách hàng không đồng ý phỏng vấn thì ta sẽ chọn ngay khách hàng tiếp theo để thu thập dữ liệu. - Bước 3: Tiến hành điều tra Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bảng hỏi được tiến hành với 2 giai đoạn là điều tra thử và điều tra chính thức. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và điều tra thông qua bảng hỏi nhằm thu thập thông tin có mức độ tin cậy cao. 4.4. Phương pháp xử lý số liệu Các bảng hỏi đã được trả lời sau khi thu về được kiểm tra, rà soát lại các câu trả lời xem có hợp lý không, và các bảng không hợp lệ nên đã bị loại. - Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý dữ liệu, các bước như sau: + Mã hóa dữ liệu. + Nhập dữ liệu: kỹ thuật một người nhập hai lần riêng biệt Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào + Làm sạch dữ liệu: sử dụng bảng tần số. + Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu + Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Anpha với tiêu chuẩn:  Cronbach’s Anpha ≥ 0.6: chấp nhận được với những nghiên cứu được xem là mới.  Cronbach’s Anpha: từ 0.7 đến 0.8: thang đo sử dụng được.  Cronbach’s Anpha > 0.8: thang đo tốt. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát > 0.3 được xem là biến thích hợp cho nghiên cứu.  Phân tích nhân tố nhằm xem xét xem liệu các biến dùng đánh giá ý định sử dụng có độ kết dính cao hay không và chúng có thể gom lại thành một số ít nhân tố để xem xét không. Trong nghiên cứu này sau khi phân tích EFA, kết quả sẽ được sử dụng tiếp tục cho phân tích nhân tố khẳng định CFA và SEM nên ta sử dụng phương pháp trích Maximum Likelihood với phép xoay Direct Oblimin. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố 1 |Factor Loading| lớn nhất của mỗi hệ thang đo > 0.5, tổng phương sai trích > 50% (Gerbing & Anderson,1988), hệ số KMO > 0.5, và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê.  Tiếp theo sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis) để kiểm tra mô hình đo lường có đạt yêu cầu không, các thang đo có đạt yêu cầu của một thang đo tốt hay không. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, ta sử dụng các chỉ số Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis TLI, chỉ số RMSEA. Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value < 0.05. Nếu một mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI > 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df < 2 hoặc có thể < 3(Carmines & McIver, 1981); RMSEA < 0.08 (Steiger, 1990)được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường. Ngoài ra khi phân tích CFA nên thực hiện các đánh giá khác như đánh giá độ tin cậy thang đo, tính đơn nguyên, đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo. Sau đó sử sụng mô hình cấu trúc SEM để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng NHĐT của khách hàng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về ngân hàng điện tử 1.1.1. Khái niệm Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-banking) là các dịch vụ ngân hàng mà các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. E-banking là một công cụ tiện ích cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ mới lẫn truyền thống của ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử và các kênh truyền thông tương tác khác, bao gồm: truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mà không cần đến ngân hàng. Chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại di động có kết nối internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn. Các giai đoạn phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ● Giai đoạn 1: Quảng cáo trên Internet (Brochue-ware) là giai đoạn đơn giản nhất của ngân hàng điện tử. Trên website ta chỉ có thể xem những thông tin về ngân hàng, các sản phẩm của ngân hàng, các chỉ dẫn và liên lạc. còn mọi giao dịch của ngân hàng vẫn nằm trong hệ thống phân phối truyền thống (các chi nhánh của ngân hàng). ● Giai đoạn2: thương mại điện tử (E-commerce) đây là hình thức mà ngân hàng đã bắt đầu sử dụng Internet như một kênh phân phối mới bên cạnh kênh phân phối truyền thống. Nó là một dịch vụ gia tăng, tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng cũng như khách hàng như xem thông tin về tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán… ● Giai đoạn 3: quản lý điện tử (E-business) trong giai đoạn này, các xử lý cơ bản của ngân hàng ở cả phía khách hàng và phía người quản lý đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối hợp và chia sẻ dữ liệu giữa hội Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào sở chính của ngân hàng với các chi nhánh, phòng giao dịch thông qua Internet, mạng không dây wireless… giúp cho việc xử ký yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn và chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ ra đời đã làm tăng sự liên kết chia sẻ thông tin giữa ngân hàng, đối tác và cơ quan quản lý. Một vào ngân hàng tiên tiến trên thế giới đã xây dựng được mô hình này và hướng tới xây dựng một ngân hàng điện tử hoàn chỉnh. ● Giai đoạn 4: dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Ngân hàng điển tử sẽ tận dụng được sức mạnh của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho các đối tượng khách hàng riêng biệt. 1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử - Thanh toán qua POS: là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng cung cấp cho các chủ thẻ để thực hiện chi tiêu và mua bán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán, mua bán hàng hóa dịch vụ một cách dễ dàng không cần phải mang theo tiền mặt cũng như hạn chế được các khó khăn của việc tiêu dùng tiền mặt mang lại. - Dịch vụ cung cấp qua ATM: là sử dụng thẻ thanh toán cho các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại. Loại thẻ này được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ. - Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-banking): là kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng. - Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking): là hệ thống trả lời tự động 24/24, khách hàng nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định trước để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết, khách hàng sử dụng Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào rất nhiều dịch vụ như: hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân hàng, cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ, báo có, cung cấp thông tin ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng…thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính. - Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile-banking): là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thọa di động. về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được mã hóa, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý cả ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…). - Internet Banking: cũng là một trong những kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính được kết nối internet, bạn sẽ được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên với tính bảo mật không cao bằng dịch vụ ngân hàng tại nhà hoặc POS, internet-banking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn. 1.1.3. Lợi ích của ngân hàng điện tử 1.1.3.1. Ngân hàng Các giao dịch được tự động hóa, thông qua các dịch vụ mới, những kênh phân phối mới, ngân hàng có thể mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển thị phần, giảm chi phí, thu hút thêm nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của khách hàng, tăng thêm lợi nhuận…bên cạnh đó, ứng dụng và phát triển những công nghệ ngân hàng hiện đại cũng giúp cho ngân hàng luôn tự đổi mới, hòa nhập và phát triển không chỉ ở thị trường trong nước mà còn hướng tới thị trường nước ngoài. 1.1.3.2. Khách hàng Ưu điểm lớn nhất của dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng chính là sự tiện nghi và luôn sẵn sàng của dịch vụ ngân hàng. Khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng điện tử mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng điện tử với công nghệ hiện đại đã tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra khách hàng được ngân hàng phục vụ tận nơi với những thông tin nhanh chóng được cập nhật kịp thời và chính xác. Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.3.3. Nền kinh tế Dịch vụ ngân hàng điện tử là một dịch vụ thanh toán của ngân hàng, dịch vụ này giúp cho quá trình thanh toán trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, khiến cho quá trình lưu thông của tiền tệ, vốn trong nền kinh tế thuận tiện hơn, vốn sẽ đến những nơi cần đến một cách tốt hơn, tức là tăng hiệu quả của quá trình sử dụng vốn. qua đó đáp ứng được các nhu cầu về vốn trong nên kinh tế một cách hiệu quả đối với các thành viên. Thanh toán điện tử biến nền kinh tế từ nền kinh tế tiền mặt, nền kinh tế thủ công thành nền kinh tế chuyển khoản, nền kinh tế hiện đại Các dự án đầu tư thay vì phải chào mời trên các phương tiện truyền thống như giấy mời, quảng cáo, có thể chuyển trực tiếp trên mạng internet, qua các hòm mail… với số lượng lớn hơn và chi phí thấp hơn. Từ đó có thể đặt cọc dự án đầu tư qua các tài khoản ngân hàng, tranh phải tốn thời gian và chi phí đi lại. Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, tạo hiệu quả cho quá trình thương mại. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng tiền hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.4. Hạn chế của ngân hàng điện tử - Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử còn chưa thỏa mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn như gửi tiền mặt vào tài khoản, đăng ký sử dụng dịch vụ …còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, hoặc các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như là dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính… - Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỷ thuật hoặc thiết bị đầu cuối không đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa cao. Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng hoạt động tương đối độc lập, chưa có sự phối hợp liên thông cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của dịch vụ mới này. - Giao dịch điện tử còn phụ thuộc vào nhiều chứng từ lưu trữ truyền thống, chưa thể điện tử hóa hết mọi chứng từ giao dịch. Ngoài ra, việc sử dụng chữ ký điện Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan