Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệ...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh tuyên quang

.PDF
99
10
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là thành quả học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình công tác của tôi, đặc biệt là thời gian hơn 2 năm tôi đƣợc nghiên cứu học tập tại Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (2016-2017). Số liệu nghiên cứu là trung thực, không sao chép, không trùng với công trình khoa học nào đã công bố./. Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Phƣơng Thảo i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang ”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện sau Đại học, Viện Kinh tế của Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thảo ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii M C C ...................................................................................................................... iii DANH M C BẢNG .......................................................................................................vi DANH M C TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5 6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ Ý UẬN VỀ CHO VAY TÍN D NG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................... 8 1.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại ................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 8 1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .................................................. 8 1.2. Tín dụng ngân hàng thƣơng mại ....................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .................................................................. 11 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ............................................................. 12 1.2.3. Quan điểm về mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM ................................................................................................................. 13 1.2.4. Phân loại tín dụng ngân hàng .................................................................... 13 1.3. Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp .................................................. 15 1.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 15 1.3.2. Các hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp..................................... 16 1.3.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp .............. 18 iii 1.3.4. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ............................... 21 1.3.5. Sự cần thiết phải mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ..... 23 1.4. Nhu cầu tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp ................................................................................................... 24 1.4.1. Khái niệm nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp ..................... 24 1.4.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng ................. 25 1.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 29 1.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 29 1.5.2. Thang đo nghiên cứu................................................................................. 30 Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN D NG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH TUYÊN QUANG ................................... 33 2.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................ 33 2.1.1. Đặc điểm các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang ...................... 33 2.1.2. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ................................ 34 2.1.3. Tình hình tiếp cận vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................................. 35 2.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................... 36 2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha ............ 38 2.4. Phân tích nhân tố EFA ...................................................................................... 41 2.5. Phân tích hồi quy .............................................................................................. 44 2.5.2. Phƣơng trình hồi quy ............................................................................... 50 2.6. Đánh giá của Doanh nghiệp về các dịch vụ tín dụng mà Ngân hàng cung cấp51 2.6.1. Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp với nhân tố “Sản phẩm tín dụng của Ngân hàng”.......................................................................................................... 51 2.6.2. Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp với nhân tố “ ãi suất cho vay tại Ngân hàng” ........................................................................................................... 52 iv 2.6.3. Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp với nhân tố “Chính sách đảm bảo tiền vay của Ngân hàng” ............................................................................................ 54 2.6.4. Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp với nhân tố “Quy trình tín dụng tại Ngân hàng” ........................................................................................................... 55 2.6.5. Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp với nhân tố “Nhân viên Ngân hàng” . 56 2.7. Thảo luận kết quả ............................................................................................. 58 Tóm tắt chƣơng 2 ........................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN UẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................... 62 3.1. Hàm ý quản lý đối với Ngân hàng .................................................................... 62 3.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 69 3.3. Hƣớng phát triển tiếp theo của đề tài ............................................................... 72 3.4. Một số khuyến nghị .......................................................................................... 73 3.4.1. Đối với nhà nƣớc....................................................................................... 73 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................................... 74 3.4.3. Đối với tỉnh Tuyên Quang ........................................................................ 75 Tóm tắt chƣơng 3 ........................................................................................................... 77 KẾT UẬN .................................................................................................................... 78 PH L C ....................................................................................................................... 81 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thang đo nghiên cứu ........................................................................... 30 Bảng 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................... 37 Bảng 2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo............................................................. 38 Bảng 2.3. Tóm tắt biến sau đánh giá độ tin cậy thang đo .................................... 40 Bảng 2.4. Phân tích EFA biến độc lập ................................................................. 41 Bảng 2.5. Phân tích EFA biến phụ thuộc ............................................................. 43 Bảng 2.6. Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến ..................................................... 46 Bảng 2.7. Bảng kết quả hồi quy kiểm định mô hình............................................ 49 Bảng 2.8. Kiểm định sự phù hợp của mô hình tổng thể ...................................... 50 Bảng 2.9. Bảng kết quả kiểm định mô hình ......................................................... 51 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của Doanh nghiệp đối với nhân tố ........................ 51 “Sản phẩm tín dụng của Ngân hàng” ................................................................... 51 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của Doanh nghiệp đối với nhân tố ........................ 53 “ ãi suất cho vay tại Ngân hàng” ........................................................................ 53 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của Doanh nghiệp đối với nhân tố ........................ 54 “Chính sách đảm bảo tiền vay của Ngân hàng” ................................................... 54 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá của Doanh nghiệp đối với nhân tố ........................ 55 “Quy trình tín dụng tại Ngân hàng” ..................................................................... 55 Bảng 2.14. Kết quả đánh giá của Doanh nghiệp đối với nhân tố ........................ 56 “Nhân viên Ngân hàng” ....................................................................................... 56 Bảng 2.15. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ..................................... 57 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.................................................................. 29 Hình 2.1. Đồ thị phân tán ................................................................................... 47 Hình 2.2. Biểu đồ tần số với phần dƣ chuẩn hóa ............................................... 48 Hình 2.3. Mô hình hồi quy sau khi kiểm định ................................................... 61 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp KH: Khách hàng KHDN: Khách hàng doanh nghiệp NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NCTD: Nhu cầu tín dụng TSĐB: Tài sản đảm bảo TCTD: Tổ chức tín dụng DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ KTTN: Kinh tế tƣ nhân NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc Predictors: Dự đoán Dependent Variable: Biến phụ thuộc viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trƣờng, tín dụng ngân hàng luôn là lĩnh vực hoạt động phong phú và là một trong những kênh phân phối, sử dụng vốn có hiệu quả nhất bởi nó giúp cho nguồn vốn luôn vận động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thiết thực của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Hiện nay, phần lớn ngân hàng thƣơng mại xác định bộ phận doanh nghiệp là khách hàng mục tiêu vì khách hàng doanh nghiệp là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng và lƣợng vốn vay phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tƣ tài sản cố định thƣờng là những khoản vay lớn và chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn vay theo đối tƣợng khách hàng tại ngân hàng. Hơn nữa, tại Việt Nam, số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khá lớn, theo hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam 30/3/2016, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chiếm khoảng 98%, trong đó doanh nghiệp vừa chiếm 2.2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29.6%, và siêu nhỏ chiếm 68.2%. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp còn thấp, 30% khách hàng doanh nghiệp vay thiếu vốn trầm trọng. Nhƣ vậy đồng nghĩa tiềm năng từ khách hàng doanh nghiệp khá lớn tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Tỉnh Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lƣu vực sông ô, sông Gâm chảy qua tỉnh theo hƣớng Bắc-Nam và nhập vào sông ô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân ong, đƣợc che chắn bởi các dãy núi cao và xen kẽ nhiều đồi núi thấp, cách Hà Nội về phía Bắc khoảng 165 km. Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ƣu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành cả nƣớc. Là khu vực có nhiều tiềm năng và thuận lợi trong hoạt động kinh tế, với điều 1 kiện thổ nhƣỡng đất đai màu mỡ, phong phú, thích hợp với phát triển cây nông nghiệp nhƣ lúa, sắn, ngô..cá cây công nghiệp nhƣ chè, đậu tƣơng…cây ăn quả nhƣ cam, quýt, nhãn, vải, chanh…, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và và các ngành công nghiệp (có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan), các ngành dịch vụ và các loại hình kinh tế khác. Với lợi thể trên, tại Tuyên Quang có thể đầu tƣ phát triển chuyên sâu theo từng ngành kinh tế cho các doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành nên cần nguồn vốn khá lớn. Tuy nhiên theo báo cáo của hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang cuối năm 2016, thì có hơn 95% doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nhƣng chỉ có khoảng 72% khách hàng doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay, và trong đó có 30% doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng. Mặt khác, các sản phẩm cho vay của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp ở đây về thời hạn vay, lãi suất vay. Theo báo cáo của cục thống kê tỉnh Tuyên Quang thì tăng trƣởng tín dụng tại tỉnh năm 2016 chỉ đạt mức 7.12%, giảm 15.24% so với năm 2015, điều này có thể thấy các ngân hàng tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn chƣa khai thác tốt nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp tại đây. Vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là các ngân hàng phải nắm bắt đƣợc nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp từ đó có Sản phẩm tín dụng phù hợp. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua đề tài này, tác giả hi vọng sẽ góp phần giải quyết nguồn vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đồng thời giúp cho các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh khai thác triệt để nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tốc độ tăng trƣởng tín dụng cho hệ thống ngân hàng tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 iên quan đến nghiên cứu nhu cầu tín dụng của khách hàng, một số nghiên cứu đã thực hiện làm cơ sở cho đề tài của tác giả điển hình: Nghiên cứu của Võ Thị Thúy Hiền (2010), Nghiên cứu nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với cầu tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng bao gồm quy mô doanh nghiệp, quy mô ngân hàng, lãi suất ngân hàng, nhân viên ngân hàng. Từ đó, tác giả đƣa ra giải pháp hữu hiệu nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng Bài viết của Nguyễn Đình Tự (2010), Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân. Nghiên cứu đƣa ra nhận định, hiện tƣợng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô lớn rất ít. ƣợng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30%. Nội dung bài viết đề cập vấn đề DNVVN đang gặp khó khăn và bị phân biệt đối xử trong việc tìm kiếm các nguồn vốn chính thức. Do đó, các DNVVN thƣờng trông cậy vào các nguồn vốn chính thức nhƣ vay của gia đình, bạn bè, khách hàng hơn là vay từ các ngân hàng, các tổ chức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.Vì khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức nên họ chỉ có thể vay đƣợc khoản tiền ít và thời hạn vay cũng ngắn. nhỏ rất khó đáp ứng đƣợc. Tâm lý các ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ Nghiên cứu của Nguyễn Cao Phƣơng Vân (2010), những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Tam Hiệp. Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố quy mô ngân hàng, địa bàn vị trí, hình thức vay vốn, lãi suất vay vốn, quy trình thủ tục, thời gian giải quyết, đội ngũ nhân viên ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Tam Hiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Hồng Khanh (2015), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ tại Agribank- chi nhánh huyện Khánh VĩnhKhánh Hòa. Luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy enter chỉ ra 3 các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ tại Agribank- chi nhánh huyện Khánh Vĩnh- Khánh Hòa gồm: Quy mô ngân hàng, lãi suất ngân hàng, quy trình thủ tục, kinh tế nông hộ, chi phí sản xuất, trình độ nông dân, số vụ canh tác. Nghiên cứu của Trần Quang Đại (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Luận văn thạc sĩ, Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố thuộc về doanh nghiệp (quy mô hoạt động doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp) và yêu tố thuộc phía ngân hàng (lãi suất ngân hàng, uy tín ngân hàng, thủ tục vay vốn) có ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhìn chung, các nghiên cứu đều đƣa ra những nhận định khác nhau về nhu cầu tín dụng của các đối tƣợng khách hàng, trong đó có khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chƣa có nghiên cứu nào về nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, vì vậy những nghiên cứu trên làm tài liệu nghiên cứu bổ ích cho tác giả trong nghiên cứu này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Cụ thể: - Phân tích và đánh giá thực trạng nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của từng tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Đƣa ra gợi ý một số giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khai thác tốt nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại Tuyên Quang 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến 2018. - Phạm vi khảo sát: + Về không gian khảo sát: Địa bàn tỉnh Tuyên Quang + Về thời gian khảo sát: Từ tháng 07/2017 đến tháng 08/2017 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Thiết kế nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng, cụ thể nhƣ sau:  Nghiên cứu định tính Từ cơ sở lý thuyết đƣợc trình bày trong chƣơng 1, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ, sau đó tiến hàng khảo sát khách hàng chuyên sâu (phỏng vấn), những khách hàng là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên đã từng vay vốn tại ngân hàng nhằm xác định các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo ikert 5 bậc khoảng (từ mức độ 1: hoàn toàn không đồng ý đến mức độ 5: hoàn toàn đồng ý) để lƣợng hóa. Việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dựa trên mục tiêu nghiên cứu, từ đó phỏng vấn khách hàng doanh nghiệp để có những cái nhìn khái quát, thiết kế bảng khảo sát, điều chỉnh cho phù hợp, sau đó phỏng vấn chuyên gia là những ngƣời am hiểu dịch vụ, thị trƣờng tín dụng để điều chỉnh bảng câu hỏi cuối cùng khảo sát.  Nghiên cứu định lƣợng Thực hiện khảo sát định lƣợng nhằm lấy ý kiến và đánh giá của khách hàng doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu định lƣợng bằng cách phát 5 300 bảng khảo sát cho khách hàng doanh nghiệp bất kỳ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Bảng khảo sát đƣợc gửi trực tiếp tại quầy hoặc qua đƣờng bƣu điện đến 300 khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, sau khi loại đi các bảng không phù hợp (lý do đánh không đủ mục, hoặc chọn nhiều giá trị), tác giả đã sử dụng 204 bảng khảo sát hợp lệ để phân tích. Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ tiến hành xử lý trên phần mềm SPSS. 5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Phân tích và tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau thông qua báo cáo tình hình kinh doanh tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, các báo cáo của Tổng cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, báo cáo của NHNN và một số bộ ngành nhằm phân tích sâu về nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu đƣợc phân tích và đánh giá bằng chƣơng trình Excel, SPSS Đối tƣợng khảo sát là các khách hàng doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang. Kích thƣớc mẫu phụ thuộc vào phƣơng pháp ƣớc lƣợng đƣợc sử dụng, số tham số và phân phối chuẩn của câu trả lời. 5.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu Dữ liệu khảo sát sau khi thu thập sẽ tiến hành lọc phiếu khảo sát, mã hóa dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu trên phần mềm SPSS, quy trình xử lý đƣợc tiền hành theo các bƣớc nhƣ sau:  Bước 1: Phân tích đặc điểm của mẫu khảo sát. Mô tả mẫu khảo sát bao gồm thông tin của khách hàng đƣợc khảo sát gồm các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, thu nhập, công việc theo tỷ lệ phần trăm.  Bước 2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’ Alpha.  Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA. Bước 4: Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 6  Kiểm chứng các giả định của mô hình hồi quy  Kiểm định độ phù hợp và ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm những nội dung chính sau Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng của khách hàng Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Chƣơng 3: Kết luận và kiến nghị 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm Một trong những khái niệm đầy đủ và cụ thể về ngân hàng đƣợc nêu tại Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12/12/1997, “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó, một TCTD đƣợc định nghĩa “là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này theo các qui định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Ngoài ra, Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có nêu: “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Từ những định nghĩa trên về ngân hàng, có thể rút ra đƣợc ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng trên. 1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại  Hoạt động huy động vốn: 8 Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dƣới hình thức huy động sau đó cho vay, đầu tƣ và thực hiện các nghiệp vụ khác. Hoạt động huy động vốn bao gồm các hoạt động cơ bản sau:  Hoạt động tạo vốn tự có: Về cơ bản, vốn chủ sở hữu của một ngân hàng gồm nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ hoặc nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có thể gia tăng vốn của chủ theo nhiều phƣơng thức khác nhau: tăng từ nguồn lợi nhuận ròng, phát hành thêm cổ phần, góp thêm vốn…  Hoạt động tạo vốn tiền gửi: Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trƣờng tài chính – ngân hàng, để gia tăng nguồn tiền gửi cả về số lƣợng và chất lƣợng buộc ngân hàng phải đƣa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau.  Nguồn đi vay và nghiệp vụ nợ : Trong một số trƣờng hợp cấp bách, ngân hàng thƣờng phải đi vay từ ngân hàng nhà nƣớc (NHNN). Đây là khoản vay để giải quyết nhu cầu chi trả trong khi ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay dự trữ thanh toán. Bên cạnh đó, các NHTM còn có thể vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trƣờng tiền tệ để bổ sung hoặc thay thế nguồn vay từ NHNN.  Nguồn huy động vốn khác: Ngoài các nguồn vốn đã nêu trên, các NHTM còn có một số nguồn vốn khác nhƣ nguồn uỷ thác gồm uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tƣ, uỷ thác giải ngân và thu hộ…theo đó NHTM nhận vốn ngƣời uỷ thác sau đó chuyển vốn cho ngƣời dân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Ngoài nguồn uỷ thác, ngân hàng còn có các nguồn trong thanh toán, nguồn phải trả Nhà nƣớc, các bộ nhân viên…  Hoạt động sử dụng vốn: 9 Hoạt động sử dụng vốn hay còn gọi là nghiệp vụ Tài sản Có, là hoạt động đem lại phần lớn thu nhập, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn bao gồm một số hoạt động cơ bản sau:  Hoạt động ngân quỹ: Ngân quỹ của một ngân hàng bao gồm tiên mặt tại quỹ và tiền gửi của ngân hàng tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Ngoài tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, các tổ chức tín dụng khác, một số loại chứng khoán có tính thanh khoản cao nhƣ Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc…cũng đƣợc coi là một khoản mục của ngân quỹ.  Hoạt động tín dụng: Tín dụng là hoạt động đặc trƣng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, phổ biến nhất mà ngân hàng nào cũng phải đối mặt. Thông thƣờng, các NHTM có tỷ trọng tín dụng ngắn hạn cao hơn so với tín dụng trung-dài hạn thì rủi ro tín dụng càng thấp do rủi ro tỷ lệ thuận với thời hạn của khoản tín dụng. Nhìn chung, tỉ lệ giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung-dài hạn phụ thuộc vào kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lí thanh khoản, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro của ngân hàng.  Hoạt động đầu tư: Có thể nói hoạt động đầu tƣ đã và đang đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập quan trọng thứ hai sau hoạt động tín dụng. Đối tƣợng đầu tƣ của ngân hàng có thể là các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao hoặc là các chứng khoán có kì hạn dài để hƣởng lợi tức cao hơn. Các ngân hàng thực hiện hoạt động này nhằm mục tiêu đa dạng lợi tức, lợi ích về thuế, mặt khác hỗ trợ cho việc đảm bảo an toàn thanh khoản.  Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Hoạt động thanh toán và ngân quỹ là hoạt động rất quan trọng và đánh dấu tính đặc thù của NHTM, nhờ vào hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đƣợc thực hiện một cách thông suốt và thuận lợi hơn, mặt khác còn góp 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan