Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và ...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu

.PDF
137
1
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU  THÁI THỊ THÙY DƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THẮNG NHÌ, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 10-2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU  THÁI THỊ THÙY DƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THẮNG NHÌ, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 834.01.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VÂN ANH Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 10-2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu với chủ đề: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu” là do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Vân Anh. Các thông tin, nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố bởi tác giả nào. Tất cả các tài liệu tham khảo mà tác giả đã sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn, ghi rõ nguồn gốc cụ thể, đầy đủ và theo đúng quy định. Học viên thực hiện Luận văn Thái Thị Thùy Dương ii LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu” được hoàn thành trên cơ sở nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Vân Anh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng nghiệp cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Viện Đào tạo Sau Đại Học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu và Quý Thầy Cô đã hết lòng chia sẻ, truyền đạt cho tác giả những kiến thức bổ ích, thiết thực cùng những kinh nghiệm quý báu. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Nguyễn Vân Anh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn cụ thể cho tác giả; thường xuyên quan tâm, khích lệ tác giả; đề xuất nhiều ý kiến giúp tác giả giải quyết những vướng mắc trong suốt quá trình định hướng, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm kích đến các cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, công nhân viên và người lao động đang công tác tại Trường Tiểu học Thắng Nhì đã nhiệt tình hợp tác, chia sẻ, cung cấp các tài liệu cần thiết; và trả lời, hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát giúp tác giả thu thập số liệu, dữ liệu phục vụ cho các nội dung trong luận văn. Và cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, luôn là chỗ dựa vững chắc và là nguồn động viên to lớn nhất đối với tác giả trên chặng đường nâng cao kiến thức. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của Quý Thầy Cô để tác giả có thể hoàn thiện nghiên cứu của mình. Họ và tên của Tác giả Luận văn Thái Thị Thùy Dương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ......................................................................... ix TÓM TẮT ...................................................................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5 1.6.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 5 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 6 1.7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 6 iv CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 8 2.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................... 8 2.1.1. Giáo dục tiểu học .................................................................................................. 8 2.1.2. Khái niệm viên chức ............................................................................................. 9 2.1.3. Khái niệm người lao động ................................................................................... 11 2.1.4. Động lực .............................................................................................................. 12 2.1.5. Động lực làm việc ............................................................................................... 12 2.2. Đặc điểm lao động của viên chức và người lao động ........................................ 14 2.2.1. Đặc điểm lao động của giáo viên tiểu học .......................................................... 14 2.2.2. Đặc điểm lao động của nhân viên trường học..................................................... 16 2.3. Vai trò của động lực làm việc .............................................................................. 17 2.3.1. Đối với đội ngũ thầy, cô giáo .............................................................................. 17 2.3.2. Đối với nhân viên trường học ............................................................................. 18 2.3.3. Đối với học sinh .................................................................................................. 18 2.3.4. Đối với nhà trường .............................................................................................. 18 2.3.5. Đối với xã hội, phụ huynh ................................................................................... 19 2.4. Các học thuyết liên quan đến động lực làm việc ............................................... 20 2.4.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow ......................................................................... 20 2.4.2. Học thuyết hai yếu tố của F.Hezberg .................................................................. 22 2.4.3. Học thuyết thúc đẩy theo kỳ vọng Vroom .......................................................... 24 2.4.4. Học thuyết công bằng của J.Stacy.Adams .......................................................... 26 2.4.5. Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner ............................................... 27 v 2.5. Tổng quan các vấn đề liên quan ......................................................................... 29 2.5.1. Tổng quan về Trường Tiểu học Thắng Nhì .................................................... 29 2.5.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ............................................................... 33 2.5.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 34 2.5.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 35 2.5.3. Đánh giá tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 40 2.6. Giả thuyết và Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 40 2.6.1. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 42 2.6.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 52 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 54 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 54 3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 54 3.2.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 54 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................... 59 3.2.3. Mẫu nghiên cứu................................................................................................... 60 3.2.4. Phân tích dữ liệu.................................................................................................. 61 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 67 4.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu ............................................................................ 67 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha ............................................................ 71 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................... 74 4.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson .................................................................. 77 4.5. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................... 78 vi 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................. 82 CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................ 85 5.1. Hàm ý quản trị ..................................................................................................... 85 5.2. Kết luận ................................................................................................................. 97 5.3. Hạn chế và Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 101 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa 1 BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 CNV Công nhân viên 3 ĐLLV Động lực làm việc 4 GV Giáo viên 5 GTTB Giá trị trung bình 5 NLĐ Người lao động 6 TT Thông tư 7 VC Viên chức 8 UBND Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hai nhóm yếu tố trong học thuyết của Herzberg ........................................ 23 Bảng 2.2. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm 2018- 2019 ............... 30 Bảng 2.3. Tổng hợp một số mô hình nghiên cứu cùng các nhân tố ảnh hưởng ............ 40 Bảng 3.1. Mã hóa và diễn đạt thang đo ....................................................................... 57 Bảng 3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ................................................. 63 Bảng 4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................. 67 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố .............................. 72 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập ....................................... 74 Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc ................................... 76 Bảng 4.5. Kiểm định tương quan ................................................................................ 77 Bảng 4.6. Phân tích mô hình ....................................................................................... 78 Bảng 4.7. ANOVA ...................................................................................................... 79 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy của mô hình ...................................................................... 79 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................. 82 ix DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow .......................................................................... 22 Hình 2.2. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom ............................................................. 25 Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Tiểu học Thắng Nhì ..................................... 32 Hình 2.4. Mô hình động lực làm việc theo quan điểm của Teresa Kemunto Nyakundi (2012) ......................................................................................................... 34 Hình 2.5. Mô hình động lực làm việc theo quan điểm của Paul Bennell và Kwame Akyeampong (2007) .................................................................................................... 35 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2019) ................................... 36 Hình 2.7. Mô hình động lực làm việc của Nguyễn Hoàng Anh Thư (2016) .............. 37 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Xuân Mai (2015) .................................. 38 Hình 2.9. Mô hình động lực làm việc của Nguyễn Anh Đức (2019) .......................... 39 Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 52 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 54 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của VC và NLĐ ................................. 68 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu độ tuổi của VC và NLĐ ................................... 68 Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ học vấn của VC và NLĐ .................... 69 Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu vị trí công tác của VC và NLĐ ........................ 70 Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thâm niên công tác của VC và NLĐ ................ 71 x TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu là hướng đến việc xác định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu. Phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng đã được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính: tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước liên quan, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với giảng viên hướng dẫn và các chuyên viên nhà trường. Từ đó, tác giả điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo chuẩn bị cho công tác khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy với số lượng mẫu khảo sát tổng thể là 130 mẫu trên tổng số 132 viên chức và người lao động đang làm việc tại Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu từ 130 phiếu khảo sát sẽ được tiến hành xử lý thông qua phần mềm SPSS 20.0. Kết quả phân tích hồi quy đa biến xác định động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì chịu tác động của 04 nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) Cơ chế chính sách (β = 0.281); (2) Nhân tố bên trong (β = 0.228); (3) Nhân tố bên ngoài (β = 0.189); (4) Nhân tố nội tại bản thân (β = 0.169). Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho Ban giám hiệu của Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu có những chính sách phù hợp, thiết thực nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức và người lao động. Từ những chính sách đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo của xi nhà trường; và góp phần hoàn thiện chính sách, duy trì nguồn nhân lực cho nhà trường. Do hạn chế về thời gian, năng lực nghiên cứu cũng như tổng số giáo viên, nhân viên của Trường Tiểu học Thắng Nhì nên luận văn chỉ được thực hiện với số lượng mẫu khá ít. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ mới khái quát được 4 nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể triển khai là tiến hành đo lường trên phạm vi lớn hơn, có thể trên toàn bộ các trường tiểu học công lập của thành phố Vũng Tàu. Ngoài ra, bổ sung thêm một số nhân tố khác mà chưa được đề cập đến trong luận văn này nhằm cải thiện và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đề cao là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững lâu dài. Giáo dục là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí; hình thành nên nhân cách con người; đào tạo nên những người lao động đủ đức, đủ tài, có tay nghề, năng động và sáng tạo. Mỗi người đều phải trải qua nhiều cấp học khác nhau. Mỗi cấp học đều đóng một vai trò và tầm quan trọng riêng, có khối lượng chương trình và trình độ đào tạo khác nhau nhưng bổ trợ lẫn nhau trong hệ thống giáo dục. Và giáo dục tiểu học là một bước đệm quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản tối thiểu cho mỗi người. Đội ngũ giáo viên tiểu học, nhân viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục tiểu học; là nhân tố then chốt quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bên cạnh chất lượng giáo dục thì quy mô đội ngũ giáo viên và nhân viên cũng là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm. Tuy nhiên, quy mô về giáo viên, nhân viên trong hệ thống giáo dục tiểu học công lập của nước ta trong những năm qua đã có nhiều dao động. Theo số liệu thống kê Giáo dục tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017 - 2018, các trường tiểu học công lập đã đào tạo 7.956.838 học sinh. Đến năm 2018 - 2019, số lượng học sinh lại không ngừng gia tăng nhanh chóng 8.402.000 học sinh. Cùng với sự gia tăng về số lượng học sinh thì số lượng đội ngũ giáo viên có xu hướng giảm từ 390.783 giáo viên năm 2017 - 2018 xuống 384.377 giáo viên năm 2018 – 2019 và 370.147 giáo viên năm 2019 - 2020. Cũng có sự sụt giảm về số lượng nhân viên trong 3 năm 2017 - 2020, từ 76.089 người năm 2017 – 2018 xuống còn 67.011 người từ 2018 2020. Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng của số lượng học sinh đòi hỏi đội 2 ngũ nhà giáo, nhân viên cần phải tăng cường về số lượng đồng thời nâng cao về chất lượng. Từ số liệu thống kê trên có thể thấy rằng số lượng giáo viên, nhân viên nghỉ việc, bỏ nghề, thuyên chuyển công tác đang có chiều hướng gia tăng. Cơ cấu giáo viên, nhân viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học kéo theo nỗi lo thiếu trầm trọng cán bộ viên chức và người lao động của ngành giáo dục, cung không đủ cầu. Việc tuyển dụng viên chức, người lao động của nhiều trường tiểu học cũng gặp khó khăn. Trường Tiểu học Thắng Nhì cũng đang đối mặt với những thách thức về nguồn nhân lực. Cụ thể, các nhà giáo, nhân viên biên chế về hưu cùng một lúc; một số đã nghỉ hưu quay lại ký hợp đồng lao động tiếp tục công tác; các giáo viên, nhân viên hợp đồng công tác được một thời gian lại xin nghỉ việc; và các viên chức gắn bó lâu năm với nhà trường xin chuyển công tác sang trường khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một trong số đó là do dấu hiệu của việc không còn động lực phấn đấu; sự không hài lòng và bất mãn trong công việc (khối lượng công việc ngày càng nhiều; chương trình đào tạo ngày càng nặng; áp lực lớn; thu nhập thấp và không ổn định; khó có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp). Công tác tạo động lực giảng dạy và lao động cho các nhà giáo, nhân viên của nhà trường còn tồn tại một số vấn đề, đó là thiếu sự quan tâm của lãnh đạo đến vấn đề tạo động lực làm việc cũng như thiếu nguồn kinh phí để thực hiện nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; và điều kiện thưởng còn hạn chế, mức thưởng chưa mang tính khích lệ cao. Do đó, cần tìm hiểu với đặc thù là trường tiểu học công lập thì những nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên, nhân viên và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này là mạnh hay yếu. Trên cơ sở đó, đề ra các hàm ý quản trị phù hợp, thiết thực nhằm giúp trường tiểu học Thắng Nhì có một công cụ tham khảo đáng tin cậy trong việc tăng cường động lực làm việc cho đội ngũ viên chức và người lao động của nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên 3 chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu” làm chủ đề cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết nghiên cứu về động lực làm việc; và giải pháp để nâng cao, hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động với nhiều ngành nghề, doanh nghiệp, trường đại học khác nhau; trên các đối tượng khảo sát khác nhau. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về động lực làm việc cho đối tượng là giáo viên, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập cấp tiểu học cũng như chưa có sự phân tích nào tại đơn vị tác giả nghiên cứu. Đây là khoảng trống để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đưa ra các hàm ý quản trị nhằm duy trì, tăng cường động lực lao động cho đội ngũ nhà giáo, công nhân viên tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra ở trên, đề tài cần xác định được những mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. Thứ hai, phân tích, đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. Thứ ba, căn cứ vào kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực lao động cho đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Có những nhân tố nào tác động đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì? Câu hỏi 3: Mức độ tác động của từng nhân tố tới động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì như thế nào? Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào phù hợp để tăng động lực lao động cho nhà giáo, công nhân viên; từ đó giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả công việc tại Trường Tiểu học Thắng Nhì? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. Đối tượng khảo sát: Đội ngũ nhà giáo, công nhân viên đang công tác tại Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: + Thời gian tiến hành nghiên cứu: Đề tài được tác giả thực hiện từ tháng 05 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Các nội dung liên quan đến động lực của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng nhì. Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tại Trường Tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiện đề tài của mình. Phương pháp định tính là dựa trên các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Trường Tiểu học Thắng Nhì bao gồm các thông tin về tình hình đội ngũ lao động, báo cáo thường niên, báo cáo ba công khai, website của nhà trường, các kết quả hoạt động mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua và từ các tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo, luận văn có liên quan đến động lực làm việc được đăng trên sách báo, tạp chí khoa học, internet và từ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đối tượng viên chức và người lao động để hình thành giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất, sau đó tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên viên. Phương pháp định lượng là lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của giáo viên, công nhân viên; qua nguồn dữ liệu sơ cấp là điều tra trực tiếp thông qua khảo sát, phỏng vấn để thu thập số liệu. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn có những giá trị đóng góp cả về mặt khoa học và thực tiễn. 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ viên chức và người lao động làm việc trong môi trường sư phạm tiểu học công lập cũng như về động lực làm việc; và vai trò, đặc điểm tác động ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động. Xác định được các nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực giảng dạy và lao động của giáo viên tiểu học, công nhân viên. Lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. 6 Đưa ra các hàm ý quản trị để tăng động lực làm việc cho nhà giáo, nhân viên nhằm khơi dậy khát khao cống hiến hết mình vì sự nghiệp trồng người, vì những mầm non tương lai của đất nước. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho công tác nhân sự của Trường Tiểu học Thắng Nhì. Đề tài giúp ban giám hiệu nhà trường có thêm dữ liệu về việc xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách tạo động lực cho giáo viên, nhân viên; và duy trì nguồn nhân lực cho nhà trường; qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động sư phạm; nâng cao vị thế, thương hiệu của nhà trường; tạo sự gắn kết, củng cố niềm tin từ phía các bậc phụ huynh, học sinh; và thu hút sự quan tâm của cộng đồng, xã hội. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu: Trình bày tổng quan về nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, kết cấu đề tài. Chương 1 sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về các cơ sở lý thuyết liên quan trong chương tiếp theo. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu; lược khảo các học thuyết và các mô hình đã nghiên cứu trước đây của các tác giả khác trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, giới thiệu sơ lược đặc điểm về trường Tiểu học Thắng Nhì để làm cơ sở phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất của mình; và diễn giải các giả thuyết nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu là bước sơ bộ để thực hiện quy trình và phương pháp nghiên cứu nhằm đảm bảo giả thuyết, mô hình, thang đo có độ tin cậy và kết quả được rõ ràng, khách quan. 7 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: Trình bày tổng quan về quy trình nghiên cứu đối với vấn đề cần nghiên cứu. Bên cạnh đó, mô tả chi tiết các phương pháp nghiên cứu, thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi và mã hóa thang đo để phục vụ cho việc xử lý số liệu. Đây chính là cơ sở để giải thích kết quả nghiên cứu thực hiện theo thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Trình bày, diễn giải các kết quả phân tích số liệu đã thu được từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến. Sau đó, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả phân tích trên để thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận: Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4 để đề xuất các hàm ý quản trị chung và cụ thể của từng nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ viên chức và người lao động trong trường. Kết luận các vấn đề đã nêu; đánh giá quá trình nghiên cứu. Cuối cùng là đưa ra những hạn chế trong nghiên cứu để có hướng tốt hơn cho những nghiên cứu tiếp theo. Tóm tắt chương 1 Nội dung của chương một có vai trò giới thiệu sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài; và trình bày mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp có ý nghĩa của đề tài này. Bố cục của bài nghiên cứu được thiết kế năm chương của một nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nội dung của chương một sẽ là định hướng cho các chương nghiên cứu tiếp theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất