Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các loài lưỡng cư trong họ cóc bùn Megopryidae ở Tây Nghệ An...

Tài liệu Nghiên cứu các loài lưỡng cư trong họ cóc bùn Megopryidae ở Tây Nghệ An

.PDF
84
267
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ==================== HOÀNG QUỐC DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ TRONG HỌ CÓC BÙN MEGOPRYIDAE Ở TÂY NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Nghệ An, 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ==================== HOÀNG QUỐC DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ TRONG HỌ CÓC BÙN MEGOPRYIDAE Ở TÂY NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT MÃ SỐ: 60.42.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hướng dẫn khoa học: TS. Ông Vĩnh An Nghệ An, 2014 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, các thầy cô giáo, các cán bộ kỹ thuật viên tổ bộ môn Động vật – Sinh lý, Khoa Sinh học Trường Đại học Vinh, UBND xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, xã Châu Cường huyện Quỳ Hợp, ban quản lí KBTTN Pù Huống, người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu và những người thân trong gia đình. Nhân dịp này tác giả bày tỏ lòng cám ơn với những sự giúp đỡ đó. Tác giả xin đặc biệt nói lời cám ơn với lòng kính trọng sâu sắc TS. Ông Vĩnh An, đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn, NCS. Đậu Quang Vinh giúp đỡ trong những lần đi thực địa cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn. TS. Hoàng Ngọc Thảo giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện luận văn. Tác giả luôn trân trọng và vô cùng biết ơn những sự giúp đỡ quý báu trên. Vinh, tháng 10 năm 2014 Hoàng Quốc Dũng 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT cs. Cộng sự. BTB Bắc Trung Bộ. ĐDSH Đa dạng sinh học. ENBS Ếch nhái bò sát. KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên. NXB Nhà xuất bản. pp. Trang (ký hiệu tắt bằng tiếng Anh). Tr. Trang. TTH Thừa Thiên Huế. VQG Vườn Quốc gia. KVNC Khu vực nghiên cứu TS. Tiến sĩ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ số khí hậu tại khu vực nghiên cứu ............................................. 13 Bảng 1.2: Số liệu dân số các huyện Tây Nghệ An .................................................. 14 Bảng 3.1: Thành phần các loài lưỡng trong họ Megophryidae................................... 19 Bảng 3.2. Khóa định loại các loài trong họ Megophryidae ..................................... 19 Bảng 3.3: Chỉ tiêu hình thái và tỉ lệ của loài Leptolalax eos ................................... 21 Bảng 3.4: Chỉ tiêu hình thái và tỉ lệ của loài Leptolalax ventripunctatus ................ 24 Bảng 3.5: Chỉ tiêu hình thái và tỉ lệ của loài Leptobrachium chapaense ................ 26 Bảng 3.6: Chỉ tiêu hình thái và tỉ lệ của loài Xenophrys major ............................... 29 Bảng 3.7: Chỉ tiêu hình thái và tỉ lệ của loài Xenophrys palpebralespinosa ........... 31 Bảng 3.8: Chỉ tiêu hình thái và tỉ lệ của loài Xenophrys cf. parva .......................... 33 Bảng 3.9: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Leptolalax eos ........................................... 36 Bảng 3.10: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Leptolalax ventripunctatus ...................... 37 Bảng 3.11: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Leptobrachium chapaense ....................... 39 Bảng 3.12: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Xenophrys major ..................................... 41 Bảng 3.13: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Xenophrys palpebralespinosa ................. 42 Bảng 3.14: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Leptobrachium chapaense ....................... 45 Bảng 3.15: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Ophryophryne pachyproctus ................... 46 Bảng 3.16: Số liệu chỉ tiêu so sánh loài Xenophrys major ..................................... 47 Bảng 3.17: Phân bố của các loài trong họ Megophryidae ....................................... 49 5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ Nghệ An .................................................................................... 15 Hình 2.2. Sơ đồ đo lưỡng cư không đuôi ............................................................... 18 Hình 3.1: Leptolalax eos ........................................................................................ 23 Hình 3.2: Leptolalax ventripunctatus ..................................................................... 25 Hình 3.3: Leptobrachium chapaense ..................................................................... 27 Hình 3.4: Ophryophryne pachyproctus .................................................................. 28 Hình 3.5: Xenophrys major.................................................................................... 30 Hình 3.6: Xenophrys palpebralespinosa ................................................................ 33 Hình 3.7: Xenophrys cf. parva ............................................................................... 35 Hình 3.8: Biểu đồ so sánh loài Leptolalax eos ....................................................... 37 Hình 3.9: Biểu đồ so sánh loài Leptolalax ventripunctatus .................................... 38 Hình 3.10: Biểu đồ so sánh loài Leptobrachium chapaense ................................... 40 Hình 3.11: Biểu đồ so sánh loài Xenophrys major ................................................. 42 Hình 3.12: Biểu đồ so sánh loài Xenophrys palpebralespinosa .............................. 43 Hình 3.13: Biểu đồ so sánh loài Leptobrachium chapaense KVNC và Đông Bắc Việt Nam ............................................................................................................... 45 Hình 3.14: Biểu đồ so sánh loài Ophryophryne pachyproctus KVNC và Đông Bắc Việt Nam ............................................................................................................... 46 Hình 3.15: Biểu đồ so sánh loài Xenophrys major ở KVNC và Đông Bắc Việt Nam .............................................................................................................................. 48 6 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3 1.1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Khu Bắc Trung Bộ ............................ 3 1.1.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Nghệ An ........................................... 7 1.1.3. Lược sử nghiên họ Cóc bùn Megophryidae ở Việt Nam và khu vực Tây Nghệ An ........................................................................................................................... 8 1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên xã hội khu vực nghiên cứu ................................. 12 1.2.1. Đặc điểm địa hình ........................................................................................ 12 1.2.2. Đặc điểm thuỷ văn ....................................................................................... 12 1.2.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 13 1.2.4. Dân cư và sự phân bố dân cư ....................................................................... 13 CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 15 2.1. Địa điểm và thời gian...................................................................................... 15 2.1.1. Thời gian ..................................................................................................... 15 2.1.2. Địa điểm ...................................................................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 16 2.2.1. Nghiên cứu thực địa ..................................................................................... 16 2.2.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu ........................................................... 16 2.2.3. Dụng cụ, hóa chất ........................................................................................ 16 2.2.4. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ............................................................. 17 3.1. Thành phần loại lưỡng cư trong họ Megophryidea ở Tây Nghệ An ................. 19 3.2. Đặc điểm hình thái phân loại các loài LCBS tại KVNC .................................. 19 3.2.1. Khóa định loại ............................................................................................. 19 3.2.2. Đặc điểm hình thái phân loại các loài trong họ Meophryidae ....................... 21 3.3. Đặc điểm biến dị hình thái một số loài ở KVNC. ............................................... 36 7 3.3.1. Leptolalax eos Ohler, Wollenberg, Grosjean, Hendrix, Vences, Ziegler & Dubois, 2011. ........................................................................................................ 36 3.3.2. Leptolalax ventripunctatus Fei, Ye and Li, 1991 .......................................... 37 3.3.3. Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) .................................................. 39 3.3.4. Xenophrys major (Boulenger, 1908) ............................................................ 41 3.3.5. Xenophrys palpebralespinosa (Bourret, 1937) ............................................. 42 3.4. Đặc điểm biến dị hình thái một số loài ở KVNC so với mẫu ở Đông Bắc Việt Nam ...................................................................................................................... 44 3.4.1. Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) ................................................... 44 3.4.2. Ophryophryne pachyproctus Kou, 1985...................................................... 46 3.4.3 Xenophrys major (Boulenger, 1908) ............................................................ 47 3.5. Phân bố của các loài trong họ Megophryidae .................................................. 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 61 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay số lượng các loài lưỡng cư đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng và sự tuyệt chủng cục bộ hàng loạt, đã được ghi nhận từ những năm 1980 từ các địa điểm trên thế giới. Những suy giảm này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự đa dạng sinh học toàn cầu. Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng cao về số lượng các loài lưỡng cư. Cho đến nay, ở nước ta hiện biết 180 loài lưỡng cư, trong đó có rất nhiều loài đặc hữu cho Việt Nam và phát hiện nhiều loài mới (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, ... 2009) [41], trong đó có rất nhiều loài đang đứng trước nguy cơ đe dọa do mất dần môi trường sống. Tây Nghệ An là vùng có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học Quốc Gia và Quốc Tế. Với vị trí địa lý đặc biệt và sự đa dạng về địa hình, khí hậu và thủy văn, khu hệ động vật Tây Nghệ An, một mặt mang tính đặc hữu cao, mặt khác mang tính giao thoa của nhiều yếu tố địa động vật: yếu tố cận nhiệt đới (Nam Trung Hoa), yếu tố nhiệt đới (Indo - Malaysia), yếu tố ôn đới (Hymalaya),... Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lưỡng cư – bò sát tại khu vực này: Hoàng Xuân Quang, 1993[20, 21], Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung, 2005 [28]; Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Ông Vĩnh An, Nguyễn Thị Lương, 2012 [44] và những người khác. Việc nghiên cứu các lưỡng cư trong họ Cóc bùn (Megophryidae) góp phần bổ sung các dấu hiệu hình thái, môi trường sinh sống, phát triển nhằm cung cấp dẫn liệu hoàn chỉnh về các loài này. Nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về các loài lưỡng cư trong khu vực, dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: "Nghiên cứu các loài lưỡng cư trong họ Cóc bùn Megophryidae ở Tây Nghệ An". 2 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài trong họ Megophryidae ở khu vực Tây Nghệ An, góp phần bổ sung tư liệu cho nghiên cứu về lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng các biện pháp bảo tồn loài lưỡng cư này ở Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu. - Nghiên cứu xác định thành phần loài của họ Megophryidae tại Tây Nghệ An. - Mô tả đặc điểm hình thái phân loại các loài. - Phân tích đặc điểm biến dị quần thể một số loài thuộc họ Megophryidae ở KVNC. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Khu Bắc Trung Bộ. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đủ các dạng địa hình (đồng bằng, trung du và miền núi) với các sinh cảnh đa dạng và phức tạp nên rất phù hợp cho sự phát triển của động vật nói chung, ENBS nói riêng. Năm 1996, số loài ENBS ở nước ta đã biết 340 loài gồm 82 loài ếch nhái, 258 loài bò sát (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1996 [36]). Đến năm 2005, nâng số loài lên 458 loài (162 loài ếch nhái, 296 loài bò sát) [39]. Năm 2009, số loài tăng lên 545 loài (176 loài ếch nhái, 369 loài bò sát) [41]. Trong thời gian 1988 đến 2009 đã công bố 106 loài mới, nhiều nhất vào năm 2006 – 2009 đã công bố 41 loài với 10 tác giả Việt Nam đứng đầu. Song song với sự lớn mạnh về nghiên cứu ENBS trong cả nước, ở Bắc Trung Bộ (BTB) đã được các nhà khoa học chú ý và thực hiện nhiều cuộc khảo sát. Các tác giả tiêu biểu cho vùng này là tác giả Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Kim Tiến,… ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước tại khu vực này. Khu vực BTB bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế (TTH), có tọa độ địa lý từ 16012’/20040’ N, 104025’/108010’ E. Địa hình, khí hậu BTB đặc biệt vì có dãy Pù Hoạt nối tiếp với khối núi Tây Bắc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và dãy Trường Sơn theo hướng gần như song song với bờ biển, với dãy Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) và dãy núi Bạch Mã – Hải Vân chạy theo hướng ra biển. Địa hình bị chia cắt mạnh đã tạo nên tiểu vùng vi khí hậu cũng như sự phân hóa cảnh quan và ổ sinh thái đa dạng. Điều này đã làm cho hệ động vật ở đây phong phú và đặc biệt, trong đó có nhóm ENBS. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ENBS ở khu vực này (Bourret 1942, 1943 [53,54]; Đào Văn Tiến, 1960; Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 4 1981;…). Năm 1992 - 1994, tác giả Hoàng Xuân Quang đã thống kê 33 loài rắn, bổ sung cho danh lục loài rắn ở BTB 10 loài, được thực hiện năm 1985 – 1987 ở các tỉnh BTB từ Thanh Hóa đến TTH. So với một số vùng ở nước ta, nhóm rắn BTB khá phong phú về thành phần loài chiếm khoảng 57,3% tổng số rắn miền Bắc; 67,1% tổng số rắn ở miền Nam [19,20,21,22,23]. Tiếp đó tác giả nghiên cứu tại 3 điểm Hương Sơn, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và Vinh (Nghệ An) mô tả đặc điểm sinh thái họ Cóc nhà Bufo melanostictus Schineider, 1799). Cùng năm tác giả bổ sung 4 loài Oligodon tamdaoensis, O. longicauda, O. chinensis, O. taeniatus. Cho đến thời điểm này ở BTB biết 6 loài (gồm cả 2 loài O. cylutus & O. cinereus). Năm 1992, nghiên cứu thống kê 34 loài ếch nhái và 94 loài bò sát [19]. Cùng năm điều tra sơ bộ ENBS tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) thu được 37 loài bò sát và 20 loài ếch nhái (Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang, 1992 [19]). Tại khu vực Bến En (Thanh Hóa) tác giả Trần Kiên & Hoàng Xuân Quang thống kê ở Bắc Bộ - Thanh Nghệ Tĩnh có 12 loài ếch nhái và 27 loài bò sát, không có loài đặc hữu so với khu vực BTB có 32 loài ếch nhái và 73 loài bò sát với 13 loài đặc hữu của Việt Nam. Năm 1993, Hoàng Xuân Quang ghi nhận 128 loài ENBS có ở khu vực BTB [20,21,22]. Năm 1994, Hoàng Xuân Quang [23] nghiên cứu về đặc điểm phân bố theo sinh cảnh thích nghi của các loài ENBS kết quả cho thấy các loài tập trung nhiều ở sinh cảnh rừng núi đất là 66 loài (51,38%), khu dân cư 38 loài (29,67%), sông suối – ven bờ 30 loài (23,42%), đồng ruộng 27 loài, 2 sinh cảnh nghèo là cát biển và núi đá có 6 loài. Năm 1995, Ngô Đắc Chứng [8] nghiên cứu LCBS ở VQG Bạch Mã ghi nhận 49 loài ENBS thuộc 3 bộ, 15 họ. Năm 1997, Hoàng Xuân Quang, Lê Nguyên Ngật [24] thống kê 16 loài (5 loài ếch nhái, 11 loài bò sát) đã bổ sung 5 loài ếch nhái và 11 loài bò sát, trong đó có loài Nhông xám (Calotes mystaceus) được ghi nhận ở xã Hói Mit, Lộc Hảo nâng tổng loài ENBS hiện biết tại khu vực Nam Đông – Bạch Mã – Hải Vân lên 64 loài (23 loài ếch nhái, 41 loài bò sát). Năm 2000, thống kê 85 loài (54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái) đã bổ sung cho 5 danh lục ENBS VQG Bến En (Thanh Hóa) 9 loài (Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang [38]). Năm 2006, Zieger T. & cs., [66] công bố kết quả nghiên cứu ENBS ở VQG Phong Nha - Kẽ Bàng gồm 140 loài. Trong đó đã bổ sung thêm dẫn liệu cho 19 loài mới được ghi nhận ở đây. Đến năm 2008, có 5 loài lưỡng cư được bổ sung cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Henderix R. & cs., [56]). Năm 2007, ghi nhận ở khu vực nghiên cứu huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có 92 loài, gồm 41 loài ếch nhái thuộc loài 6 họ, 1 bộ & 51 loài bò sát thuộc 8 họ, 2 bộ (Hồ Thu Cúc & cs., 2007 [5,6]). Cùng thời gian này tác giả Đoàn Văn Kiên & Hồ Thu Cúc [11] bước đầu nghiên cứu thành phần ENBS ở khu vực Lệ Thủy & Quảng Ninh (Quảng Trị) ghi nhận có 75 loài ENBS (24 loài ếch nhái, 28 loài bò sát, 11 loài rùa). Ở xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) tác giả Nguyễn Kim Tiến [48] đã thống kê được 29 loài bò sát, 18 loài ếch nhái, trước đó Lê Nguyệt Ánh (2007) điều tra ở núi Bồ Um, xã Cẩm Lương được 20 loài bò sát. Còn ở VQG Bạch Mã ghi nhận 93 loài thuộc 19 họ, 3 bộ (Hoàng Xuân Quang & cs., 2007 [30,31]). Kết quả nghiên cứu điều tra từ năm 1996 – 2007 đã bổ sung cho VQG Bạch Mã 3 họ thằn lằn (họ Thằn lằn rắn Anguidae, họ Rùa đầu to Platysternidae & họ Rùa núi Testudinidae), 15 loài ếch nhái và 30 loài bò sát, trong đó có 16 loài (3 loài ếch nhái, 13 loài bò sát) bổ sung cho khu hệ ENBS ở BTB (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường [41]) Năm 2008, Hoàng Xuân Quang & cs.[33], ghi nhận ở khu vực BTB có 226 loài, gồm 88 loài ếch nhái, 138 loài bò sát, trong đó có 22 loài ếch nhái và 15 loài bò sát đặc hữu của Việt Nam. Năm 2009, Nguyễn Kim Tiến [49] nghiên cứu thành phần loài LCBS ở một số VQG & KBTTN tỉnh Thanh Hóa thống kê 121 loài (49 loài ếch nhái, 72 loài bò sát), nếu so sánh thành phần ENBS với BTB thì chiếm 71,17%. Lê Thi Quý & cs., mô tả các đặc điểm hình thái nòng nọc của các loài Leptobrachium chapaensis ở VQG Bạch Mã. Các công trình năm 2009 – 2011, cũng đã tập trung nghiên cứu cứu mô tả hình thái phân loại, đặc điểm sinh học sinh thái, sinh sản và dinh dưỡng của các loài 6 ENBS, tiêu biểu: mô tả 2 loài Mabuya longicaudata & M.multifasciata ở TTH (Ngô Đắc Chứng & cs., 2009. Đặc điểm sinh sản của ếch gai sần (Paa veruscopinosa Bourret, 1937) ở vùng A Lưới, TTH (Ngô Đắc Chứng & cs., 2009). Một số đặc điểm hình thái của quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii reevesii (Gray, 1831) mẫu thu thập ở nhiều điểm từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có khoảng cách địa lý càng xa thì sự sai khác thể hiện càng rõ (Ngô Đắc Chứng & cs., 2009). Năm 2011, Nguyễn Văn Lanh nghiên cứu đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của rắn lục xanh Viridovipera stejnegeri Schimdt, 1925 ở vùng Tây Nam (TTH). Công trình nghiên cứu mô tả về đặc điểm hình thái các gia đoạn phát triển các loài nòng nọc Limnonectes poilani (Bourret, 1942) ở VQG Bạch Mã của tác giả Lê Thị Quý & cs., 2009. Một số công trình nghiên cứu mô tả loài mới ở khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm gần đây: Năm 2007: Mô tả loài mới thuộc giống Lygosoma, mẫu thu ở VQG Phong Nha, Kẻ Bàng (Quảng Bình) (Zieger T. & cs., [66]). David et al. [55] mô tả loài rắn thuộc giống Amphiesma dựa trên mẫu chuẩn thu ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) và các mẫu ở Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai. Năm 2008: Mô tả loài rắn mới thuộc giống Fimbrios ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Zieger T & cs., 2008[68]). Rösler & cs., [62] mô tả loài thạch sùng mới Cytodactylus pseudoquachivigatus trên mẫu chuẩn thu ở khu vực A Lưới (Thừa Thiên Huế). Loài mới Philautus quyeti ở Quảng Bình (Nguyen Quang Truong, 2008). Năm 2009: Jodi R. & cs., [58] mô tả loài mới Leptolalax và các thông tin về loài Leptolalax tuberosus ở Quảng Bình. Năm 2010: Zieger & cs., [69] mô tả loài Cytodactylus roesleri ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và xây dựng khóa định loại cho các loài trong giống Cytodactylus hiện biết ở Việt Nam. 7 1.1.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Nghệ An. Nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở Nghệ An đã được tiến hành những năm 1982 – 1993, tác giả Hoàng Xuân Quang đã điều tra, thu mẫu và xác định thành phần loài LCBS ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thống kê 128 loài thuộc 42 giống, 24 họ, 4 bộ [20]. Năm 1994 – 1995, FIPI đã tiến hành nghiên cứu khảo sát đa dạng sinh học KBTTN Pù Huống thống kê được 35 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư thuộc 3 bộ, 18 họ. Năm 2003 – 2004, Bộ môn Động vật và Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn (Trường Đại học Vinh) triển khai đợt nghiên cứu đánh giá nhanh đa dạng sinh học KBTTN Pù Huống, thu thập dẫn liệu về ĐDSH các nhóm động vật trong đó có LCBS có 20 loài bò sát và 19 loài lưỡng cư, 13 loài rùa [27]. Năm 2005, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung điều tra sơ bộ các loài LCBS ở khu bảo tồn thiên Pù Huống tỉnh Nghệ An, thống kê 87 loài, trong đó 25 loài lưỡng cư, 62 loài bò sát thuộc 21 họ, 3 bộ [28]. Cùng năm, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc thống kê ở Nghệ An có 87 loài (37 loài lưỡng cư và 50 loài bò sát) [39]. Năm 2006, Hoàng Xuân Quang & cs. đã nghiên cứu các loài thuộc giống Takydromus Daudin, 1802 ở Bắc Trung Bộ trong đó Nghệ An có 3 loài. Loài tắc kè chân vịt Gekko palmatus lần đầu tiên phát hiện phân bố về phía nam Việt Nam và Bắc Trung Bộ tại Bản Khì, Xã Châu Cường, Quỳ Hợp. Năm 2007, Nguyễn Văn Sáng thống kê thống kê khu hệ rắn vùng Bắc Trung Bộ có 36 loài, trong đó Nghệ An có 28 loài. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo mô tả đặc điểm hình thái 6 loài trong giống Trimersurus Lacápède, 1804 (họ rắn lục – Viperidae) ở Bắc Trung Bộ trong đó Nghệ An có 4 loài. Năm 2008, kết quả nghiên cứu đề tài đánh giá đa dạng cá, lưỡng cư, bò sát ở khu vực Tây Bắc Nghệ An của Hoàng Xuân Quang và cs.[34] xác định được 96 loài (25 loài lưỡng cư, 71 loài bò sát) thuộc 21 họ, 3 bộ. Bên cạnh đó tác giả cũng đã phân tích sự phân bố của các loài LCBS theo sinh cảnh, đánh giá hiện trạng các loài cũng như tình trạng săn bắt, buôn bán các loài LCBS trong vùng. Năm 2009, Đậu Quang Vinh & Hoàng Ngọc Thảo [52] nghiên cứu điều tra ENBS ở 8 huyện Quỳ Hợp đã xác định có 74 loài thuộc 21 họ, 3 bộ. Ông Vĩnh An & cs., công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến hoạt động giao phối của rắn ráo (Ptyas mucosa, Linnaeus, 1788) trong điều kiện nuôi nhốt ở Nghệ An. Năm 2011, tác giả Ông Vĩnh An & cs., nghiên cứu trên đối tượng con non của Rắn ráo trâu Ptyas mucosa cho thấy thành phần thức ăn của con non chủ yếu là lưỡng cư có kích thước nhỏ. Ở xã Na Ngoi, Kỳ Sơn là một vùng được để ý gần đây, ở đây có mặt của loài ếch mẫu sơn Hylarana maosonensis Bourret, 1943 là loài đặc hữu của Việt Nam đã được bổ sung vào thành phần loài LCBS ở Nghệ An, Nguyễn Thị Lương & cs., 2011. 1.1.3. Lược sử nghiên họ Cóc bùn Megophryidae ở Việt Nam và khu vực Tây Nghệ An. Ở Việt Nam, các nghiên cứu điều tra cơ bản lưỡng cư cũng đã tiến hành từ lâu. Trong đó có 3 mốc được xem là các đợt tu chỉnh khá đầy đủ và có tính hệ thống là năm 1996, 2005 và 20009 của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường[39]. Các đợt tu chỉnh này đã thống kê số lượng các loài lưỡng cư và bò sát của Việt Nam ở mỗi giai đoạn khác nhau và sự phân bố địa lý của các loài ở Việt Nam và trê thế giới. Sau này công tác điều tra cơ bản đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn và các địa phương khác nhau của Việt Nam hiện vẫn được thực hiện. Năm 2004, Ngô Đắc Chứng, Hoàng Xuân Quang, Phạm Văn Hòa [9] nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát các tỉnh phía tây miền đông Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh), có 120 loài, 24 họ, 5 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 2 loài là: Leptobrachium pullum (Smith, 1921); Xenophrys longipes (Boulenger, 1886). Lê Nguyên Ngật, Hoàng Văn Ngọc[16] nghiên cứu về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, trong đó có 18 loài lưỡng cư thuộc 12 giống, 6 họ, 2 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 1 loài là: Xenophrys longipes (Boulenger, 1886). 9 Năm 2006, Trần Thanh Tùng, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng[51] nghiên cứu thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang, trong đó có 41 loài ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 5 loài là: Brachytarsophrys feae (Boulenger, 1887); Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893); Xenophrys major (Boulenger, 1908); Ophryophryne microstoma Boulenger, 1903. Năm 2007, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nikolai Orlov[5] nghiên cứu thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) khu vực huyện Hướng Hóa - Quảng Trị, đã ghi nhận ở khu vực huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị có 92 loài gồm 41 loài Ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 5 loài là: Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893); Leptolalax tuberosus Inger, Orlov and Darevsky, 1999; Ophryophryne hansi Ohler, 2003; Ophryophryne pachyproctus Kou, 1985; Xenophrys major (Boulenger, 1908). Các tác giả Đoàn Văn Kiên, Hồ Thu Cúc [12] nghiên cứu thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) tại khu vực Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đã ghi nhận được 75 loài thuộc 56 giống, 19 họ, 4 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 1 loài là: Xenophrys major (Boulenger, 1908). Các tác giả Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc, Đoàn Văn Kiên [40] điều tra bước đầu về thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn, trong đó có 74 loài thuộc 16 họ, 4 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 4 loài là: Brachytarsophrys feae (Boulenger, 1887); Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1839; Ophryophryne microstoma Boulenger, 1903. Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Ngọc Sang[46] điều tra ếch nhái và bò sát tại vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận, có 74 loài thuộc 50 giống, 20 họ và 3 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 1 loài là: Xenophrys longipes (Boulenger, 1886). Năm 2008, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser John, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng [32] điều tra nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở khu vực bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, có 2 loài là: Leptobrachium 10 chapaense (Bourret, 1937), Xenophrys major (Boulenger, 1908). Năm 2009, Ngô Thái Lan, Đỗ Thế Hải [14] khảo sát nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát ở xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, có 58 loài ếch nhái và bò sát thuộc 38 giống, 17 họ, 3 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 3 loài là: Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Xenophrys major (Boulenger, 1908); Ophryophryne pachyproctus Kou, 1985. Tác giả Nguyễn Thiên Tạo [42] khảo sát thành phần loài bò sát, ếch nhái của khu vực rừng núi Pia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, có 29 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 3 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 5 loài là: Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893); Leptolalax cf. sungi Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 1998; Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Ophryophryne microstoma Boulenger, 1903; Xenophrys major (Boulenger, 1908). Nguyễn Kim Tiến [49] nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa, có 49 loài ếch nhái thuộc 20 giống, 7 họ, 1 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 5 loài là: Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893); Ophryophryne hansi Ohler, 2003; Xenophrys major (Boulenger, 1908); Xenophrys minor (Stejneger, 1926). Các tác giả Đậu Quang Vinh, Hoàng Ngọc Thảo [52] cũng điều tra sơ bộ các loài ếch nhái và bò sát ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Năm 2011, Nguyễn Kim Tiến, Nguyễn Thị Dung, Hoàng Thị Ngân, Trương Như Thọ [50] điều tra nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư, bò sát khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa, có 32 loài lưỡng cư thuộc 7 ho, 1 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 4 loài là: Leptobrachium banae Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 1988; Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Brachytarsophrys feae (Boulenger, 1887); Xenophrys major (Boulenger, 1908). Các tác giả Lê Nguyên Ngật, Lê Thị Ly, Hoàng Văn Ngọc [16] khảo sát điều tra lưỡng cư bò sát ở vùng Tây Bắc Việt Nam, có 157 loài lưỡng cư bò sát thuộc 94 giống, 25 họ, 5 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 4 loài là: Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Leptolalax bourreti Dubois, 1983; Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893); Xenophrys major (Boulenger, 1908). 11 Năm 2012, Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Bá, Cáp Kim Cương điều tra bước đầu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở tỉnh Quảng Trị, có 38 loài lưỡng cư thuộc 1 bộ, 7 họ, 20 giống. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 3 loài là: Xenophrys major (Boulenger, 1908); Xenophrys palpebralespinosa (Bourret, 1937); Ophryophryne microstoma Boulenger, 1903. Lê Thị Thanh, Đinh Thị Phương Anh [43] bước đầu khảo sát nghiên cứu về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, có 29 loài lưỡng cư thuộc 7 họ, 2 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 3 loài là: Leptobrachium xanthospilum Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 1998; Ophryophryne gerti Ohler, 2003; Ophryophryne hansi Ohler, 2003. Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Nguyễn Thị Lương [45] nghiên cứu khảo sát vùng phân bố mới của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ, có 35 loài ghi nhận bổ sung phân bố cho khu vực trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 3 loài là: Brachytarsophrys intermedia (Smith, 1921); Xenophrys palpebralespinosa (Bourret, 1937); Xenophrys parva (Bourret, 1893). Các tác giả Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Ông Vĩnh An, Nguyễn Thị Lương [44] điều tra nghiên cứu đa dạng thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, có 144 loài ếch nhái bò sát thuộc 24 họ, 5 bộ, bổ sung cho Nghệ An 18 loài, khu vực Bắc Trung Bộ 9 loài. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 6 loài là: Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937); Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893); Xenophrys major (Boulenger, 1908); Xenophrys palpebralespinosa (Bourret, 1937); Xenophrys parva (Bourret, 1893); Ophryophryne pachyproctus Kou, 1985. Năm 2013, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Nguyễn Thiên Tạo [7] khảo sát đa dạng về thành phần loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) của vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai ghi nhận có 44 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ. Trong đó họ Cóc bùn Megophryidae có 8 loài là: Brachytarsophrys intermedia (Smith, 1921); Leptobrachium banae Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 1988; Leptobrachium pullum (Smith, 1921); Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009; Leptolalax tuberosus Inger, Orlov and Darevsky, 1999; Ophryophryne hansi Ohler, 2003; Ophryophryne gerti Ohler, 2003; 12 Xenophrys major (Boulenger, 1908). 1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên xã hội khu vực nghiên cứu. 1.2.1. Đặc điểm địa hình. Khu vực Tây Nghệ An có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc bao gồm các đỉnh núi cao, vùng đồi núi thấp và một phần núi đá vôi. Các đỉnh núi cao trong vùng thuộc phía Bắc dãy Trường Sơn, là một dải núi trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam của cánh cung Pù Hoạt với các sống núi bị chia cắt phức tạp. Trong vùng có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m như Pù Lon (1.447m) Pù Mát (2357m) nằm ở phần cuối phía Tây Bắc của dãy núi, đỉnh Pù Huống (1.200m) và nhiều đỉnh cao từ 1.311 - 1.148m. Dải núi chính Pù Lon - Pù Huống Pù mát cũng chính là dải núi phân cách các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Trong vùng cũng thường gặp một số dãy núi đá vôi nằm rải rác thuộc các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ... là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi cao với các vùng đồi có độ cao 200 - 300m. Khu vực đồi núi thấp kéo dài từ các huyện miền núi Anh Sơn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn... xuống các huyện đồng bằng với độ cao trên dưới 200m. 1.2.2. Đặc điểm thuỷ văn. Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi ở đây phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam phù hợp với độ dốc và sự chia cắt địa hình. Sông suối ngắn và dốc. Địa hình chia cắt mạnh và sâu trong khu vực đã tạo nên nhiều dòng suối dốc và hiểm trở. Mạng suối dày đặc này chính là đầu nguồn của sông Cả và sông Hiếu. Sông suối trong vùng chủ yếu thuộc hệ thống sông Cả; sông Hiếu là phù lưu lớn nhất của sông Cả, bắt nguồn từ vùng núi Pù Hoạt ở biên giới Việt - Lào, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó đổi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ khu vực Quỳ Châu và nhập vào sông Cả ở phần nam của tỉnh Nghệ An tạo nên lưu vực chính sông Cả. Diện tích lưu vực sông Hiếu khoảng 5.340km2, chiếm gần 20% diện tích lưu vực của hệ thống sông Cả, độ rộng bình quân lưu vực khoảng 32,5 km, độ cao bình quân lưu vực 300m. Mạng lưới sông suối phát triển không đều do điều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan