Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bệnh do virus ca rê gây ra ở chó đến khám và điều trị tại phòng kh...

Tài liệu Nghiên cứu bệnh do virus ca rê gây ra ở chó đến khám và điều trị tại phòng khám thú y thành phố yên bái, tỉnh yên bái

.PDF
89
1
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LẠI THỊ NGUYỄN NGHIÊN CỨU BỆNH DO VIRUS CA RÊ GÂY RA Ở CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Thái Nguyên, năm 2021 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LẠI THỊ NGUYỄN NGHIÊN CỨU BỆNH DO VIRUS CA RÊ GÂY RA Ở CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI Ngành: Thú y Mã số: 8 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN Thái Nguyên, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện với sự giúp đỡ của: - PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn. - Phòng khám thú y tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện điều tra, khảo sát và tiến hành các nội dung đề tài. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Yên Bái, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ Lại Thị Nguyễn ii LỜI CẢM ƠN Trải qua một năm nỗ lực xây dựng đề cương, điều tra và thực hiện các nội dung nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Xin được trân trọng cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin được chân thành cảm ơn tới ông Đặng Minh Hải chủ Phòng khám thú y thành phố Yên Bái luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cô Khoa Chăn nuôi Thú y đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này. Yên Bái, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ Lại Thị Nguyễn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................. viii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1. Một số tư liệu về loài chó ........................................................................................3 1.1. Nguồn gốc loài chó ..............................................................................................3 1.2. Một số giống chó chính trên thế giới ...................................................................3 1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam ......................................................................3 1.3.1. Các giống chó địa phương ................................................................................3 1.3.2. Một số giống chó nhập ngoại ............................................................................4 2. Một số đặc điểm sinh lý của chó .............................................................................5 2.1. Thân nhiệt (0C) .....................................................................................................5 2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)............................................................................6 2.3. Tần số tim (lần/phút) ............................................................................................6 2.4. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành .............................6 3. Bệnh Ca rê ở chó .....................................................................................................7 3.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Ca rê..........................................................................7 3.1.1. Phân bố địa lý của bệnh ....................................................................................7 3.1.2. Loài vật mắc bệnh .............................................................................................8 iv 3.1.3. Lứa tuổi mắc bệnh .............................................................................................9 3.1.4. Mùa vụ nhiễm bệnh ...........................................................................................9 3.1.5. Truyền nhiễm học .............................................................................................9 3.2. Căn bệnh học ......................................................................................................10 3.2.1. Hình thái, cấu trúc virus gây bệnh Ca rê .........................................................10 3.2.2. Sức đề kháng của virus gây bệnh Ca rê ..........................................................11 3.2.3. Đặc tính nuôi cấy ............................................................................................12 3.2.4. Độc lực của virus.............................................................................................12 3.2.5. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................12 3.3. Triệu chứng bệnh tích ........................................................................................15 3.3.1. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................................15 3.3.2. Bệnh tích .........................................................................................................16 3.4. Chẩn đoán...........................................................................................................17 3.4.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học .........................................................................17 3.4.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng.........................................................................17 3.4.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm .................................................................18 3.5. Phòng và điều trị ................................................................................................19 3.5.1. Phòng bệnh ......................................................................................................19 3.5.2. Điều trị ............................................................................................................21 4. Tình hình nghiên cứu bệnh Ca rê trong và ngoài nước.........................................22 4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Ca rê trong nước ....................................................22 4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Ca rê ngoài nước ....................................................24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................28 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................28 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................28 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu..........................................................................28 v 2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu .............................................................28 2.2.2. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm......................................................................29 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh Ca rê trên chó đến khám tại phòng khám thú y thành phố Yên Bái ..................................................................................29 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh Ca rê trên chó...................................29 2.3.3. Xây dựng phác đồ hỗ trợ diều trị bệnh Ca rê trên chó ....................................29 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30 2.4.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học ....................................................................30 2.4.2. Phương pháp khám lâm sàng ..........................................................................30 2.4.3. Phương pháp lấy máu để kiểm tra các chỉ tiêu ...............................................30 2.4.4. Phương pháp xác định bệnh bằng test CDV Ag .............................................31 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Care theo giống chó .......................32 2.4.6. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Ca rê theo lứa tuổi .........................32 2.4.7. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Ca rê theo mùa ...............................32 2.4.8. Phương pháp mổ khám quan sát các tổn thương đại thể ................................33 2.4.9. Phương pháp làm tiêu bản vi thể .....................................................................33 2.4.10. Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................35 3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Ca rê trên chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y .................................................................................................35 3.1.1. Tình hình mắc bệnh ở chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y.....35 3.1.2. Kết quả chẩn đoán bệnh Ca rê trong tổng số chó mắc bệnh truyền nhiễm đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y.................................................................38 3.1.3. Tỷ lệ chó mắc và chết khi do bệnh Ca rê ........................................................40 3.1.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo giống..............................................................41 3.1.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo lứa tuổi ..........................................................44 3.1.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo mùa ................................................................46 3.1.7. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo tính biệt .........................................................48 vi 3.1.8. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê ở chó được tiêm phòng và chó chưa tiêm phòng .........49 3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở chó mắc bệnh Ca rê .............................52 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Ca rê ..............................................52 3.2.2. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc bệnh Ca rê .....................54 3.2.3. Bệnh tích đại thể..............................................................................................58 3.2.4. Bệnh tích vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Ca rê ..........................................60 3.3. Nghiên cứu phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh Ca rê ở chó ........................................62 3.3.1. Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh Ca rê theo 2 phác đồ ..........................................62 3.3.2. Biện pháp phòng bệnh .....................................................................................65 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................67 1. Kết luận .................................................................................................................67 1.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Ca rê ở chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y ......................................................................................................67 1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Ca rê ở chó ..............................67 1.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh Ca rê ở chó ...................................................68 2. Đề nghị ..................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe ................................... 7 Bảng 3.1. Tình hình mắc bệnh ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y................................................................................................. 36 Bảng 3.2. Kết quả chẩn đoán chó mắc bệnh Ca rê trong tổng số chó mắc bệnh truyền nhiễm ................................................................................... 38 Bảng 3.3. Tỷ lệ chó mắc và chết do bệnh Ca rê.............................................. 40 Bảng 3.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo giống ............................................. 42 Bảng 3.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo lứa tuổi .......................................... 44 Bảng 3.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo mùa ............................................... 47 Bảng 3.7. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo tính biệt ......................................... 48 Bảng 3.8. Tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê ở chó đã tiêm phòng và chó chưa tiêm phòng vắc xin .................................................................................. 50 Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Ca rê ............................. 52 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc bệnh Ca rê ................... 54 Bảng 3.11. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của chó mắc bệnh Ca rê ................................................................................................ 57 Bảng 3.12. Các tổn thương đại thể chủ yếu của chó mắc bệnh Ca rê............. 59 Bảng 3.13. Các tổn thương vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Ca rê .............. 61 Bảng 3.14. Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh Ca rê theo 2 phác đồ ........................ 64 viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Cấu trúc của virus Ca rê .................................................................. 11 Hình 3.1. Biểu đồ tình hình chó mắc bệnh đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y....................................................................................... 37 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê trong tổng số chó mắc bệnh truyền nhiễm ................................................................................... 39 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo loại chó.............................. 43 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo lứa tuổi .............................. 46 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo mùa ................................... 47 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Ca rê theo tính biệt ............................. 49 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh Ca rê ở chó đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng vắc xin .................................................................................. 51 Hình 3.8. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu sinh lý máu của chó khỏe và chó mắc bệnh Ca rê ................................................................................................ 55 Hình 3.9. Biểu đồ so sánh số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của chó khỏe và chó mắc bệnh Ca rê ........................................................... 57 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những vật nuôi phổ biến ở các hộ gia đình, chó là loài vật luôn gần gũi và trung thành với con người. Ở nhiều gia đình chó còn là thành viên không thể thiếu và rất được yêu quý, coi trọng. Vì vậy sức khỏe của chúng cũng được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều bệnh mà chó dễ mắc phải nhưng bệnh nguy hiểm và gây chết nhiều chó nhất phải kể đến các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh Ca rê trên chó. Ở Việt Nam, bệnh Ca rê được phát hiện từ năm 1920, là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên cả đàn chó nội và chó nhập ngoại. Bệnh xảy ra trên chó ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh do virus Ca rê (canine distemper virus) gây ra. Virus tấn công vào cơ thể chó và một số loài động vật mẫn cảm khác, gây nên rối loạn ở đường hô hấp, tiêu hóa, hệ thần kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và các rối loạn toàn thân khác (Appel và Summers, 1995). Bệnh lây lan mạnh, có triệu chứng lâm sàng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác trên chó. Do đó vấn đề cấp thiết là phải tìm ra biện pháp chẩn đoán nhanh, chính xác, để có những biện pháp phòng và trị bệnh Ca rê một cách có hiệu quả. Yên Bái là tỉnh ở miền núi Bắc của Việt Nam, những năm gần đây phong trào nuôi chó ngày càng tăng do kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên. Do phong trào nuôi chó mới phát triển nên những hiểu biết về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho chó vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm càng có cơ hội xảy ra cao. Mặt khác những nghiên cứu về bệnh Ca rê ở chó tại Yên Bái chưa có nhiều, hiểu biết của người nuôi chó còn thấp. Với mục đích nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra và bổ sung 2 vào các tài liệu nghiên cứu và đưa ra cái nhìn tổng quan về bệnh trên địa bàn tỉnh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh do virus Ca rê gây ra ở chó đến khám và điều trị tại Phòng khám thú y thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh Ca rê trên chó nuôi đến khám và điều trị tại Phòng khám thú thành phố Yên Bái. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để chẩn đoán bệnh và giúp người dân phòng bệnh hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại do bệnh gây ra. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên cứu về bệnh Ca rê ở chó. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác thú y cơ sở về bệnh Ca rê ở chó. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để áp dụng biện pháp chẩn đoán, phòng bệnh Ca rê trên chó, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Một số tư liệu về loài chó 1.1. Nguồn gốc loài chó Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học thì tổ tiên của loài chó nhà hiện nay là một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hoá với mục đích phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và là bạn với con người. Tại Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ đá mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn năm). Tập hợp những giống chó nhà được nuôi hiện nay trên thế giới có khoảng 400 giống, được gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia). Chó là loài động vật rất gần gũi với con người, chúng có thể làm được nhiều công việc khác nhau như dẫn đường cho người mù hay chó nghiệp vụ... Ngày nay chó được quan tâm, chăm sóc và đặc biệt là được chú ý hơn trong việc phòng và trị bệnh. 1.2. Một số giống chó chính trên thế giới Trên thế giới có khoảng 150 giống chó và được chia thành 7 nhóm: Chó thông minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh. 1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam 1.3.1. Các giống chó địa phương Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) các giống chó địa phương được nuôi phổ biến bao gồm: - Giống chó Vàng: Đây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, là giống chó săn được nuôi để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. 4 Chó cái sinh sản được ở độ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con. - Giống chó H'Mông: Sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg. Chó đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15 tháng. Chó cái mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con. - Giống chó Phú Quốc: Màu nâu xám, bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ "ngôi", lông vàng xám có các đường kẻ chạy dọc theo thân, tầm vóc tương tự chó Lào. Chó cao 60 - 65cm; nặng 20 25kg. Chó đực phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 6 con, trung bình 5 con. Chó Phú Quốc được xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó có đặc tính là rất trung thành với chủ. 1.3.2. Một số giống chó nhập ngoại - Giống chó Berger Đức: Berger Đức (German sheperd) còn có các tên gọi khác" Alratian, Deutsthe, Shaperhund; có nguồn gốc từ Đức, được nhập vào nước ta từ những năm 1960 do Bộ nội vụ (nay là Bộ Công An). Chó có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó nước ta, dài 110 - 112cm, cao từ 56 - 65cm đối với chó đực và từ 62 - 66cm đối với chó cái; trọng lượng từ 28 37kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm, đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Người ta thường dùng giống chó này làm chó nghiệp vụ trong lực lượng cảnh sát hình sự và bảo vệ an ninh biên giới trong bộ đội biên phòng (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006). - Giống chó Dobermann: Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), chó Dobermann có nguồn gốc từ Đức được phát hiện ra vào năm 1866 và được nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm cảnh. 5 Chó có tầm vóc trung bình cao, cao 65 - 69cm, dài 110 - 112cm, nặng 30 - 33kg. Chó có bộ lông ngắn đen sẫm gần như toàn thân; mõm, ngực, 4 chân có màu vàng sẫm. Có đầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt đen, hàm răng chắc, cắn khít; cổ to khoẻ; ngực nở, bụng thon; cơ chi chắc khoẻ, đuôi ngắn. - Giống chó Rottweiler: Giống chó Rottweiler (Rottweiler Metzgerhund), được phát hiện năm 1800, có nguồn gốc từ thành phố nhỏ Rottweiler của nước Đức. Được sử dụng chủ yếu vào việc chăn giữ gia súc và bảo vệ tài sản. Ngày nay nó được sử dụng trong trinh sát trong lực lượng cảnh sát và bộ đội biên phòng. Chó có tầm vóc lớn, cao: 68cm; nặng 42kg; lông ngắn đen toàn thân, mõm bụng và bốn chân vàng sẫm; bốn chân vững chắc, đầu to không dài, hai mắt sáng, khoảng cách 2 mắt không xa (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012). 2. Một số đặc điểm sinh lý của chó 2.1. Thân nhiệt (oC) Thân nhiệt của chó ở trạng thái sinh lý bình thường là 38 - 39oC. Khi trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ bệnh. Ngoài ra, nhiệt độ của cơ thể chó còn phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính (con cái thì thân nhiệt thường cao hơn con đực), tuổi (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), mức độ vận động (vận động nhiều thì thân nhiệt cao hơn), con vật có thai thân nhiệt cũng cao hơn bình thường. Kết quả kiểm tra thân nhiệt sẽ giúp sơ bộ chẩn đoán được nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên lượng, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tốt hay xấu. Thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không: Nếu thân nhiệt tăng 1 – 2oC là sốt nhẹ, tăng 2 – 3oC là hiện tượng sốt cao (Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch, 1997). 6 2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút, thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút sau đó lấy bình quân. Chú ý hõm hông, thành ngực, thành bụng thoi thóp, xương cánh mũi hoạt động khi con vật thở để tính tần số hô hấp. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý. Ở trạng thái sinh lý bình thường, tần số hô hấp trung bình của chó là 10 30 lần/phút. Chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút, chó trưởng thành, giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 30 lần/phút (Hồ Đình Chúc, 1993). 2.3. Tần số tim (lần/phút) Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong 1 phút (lần/phút). Khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực. Vì vậy mà ta có thể dùng ống nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Tần số tim ở chó khi trong trạng thái sinh lý bình thường: chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn 70 - 100 lần/phút (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012). 2.4. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành Máu có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như vận chuyển oxy trong quá trình hô hấp, vận chuyển chất dinh dưỡng, hấp thu từ ống tiêu hóa đến mô bào và nhận các chất cặn bã đến các cơ quan bài tiết thải ra ngoài, điều hòa thân nhiệt, điều hòa và duy trì cân bằng nội mô, điều hòa thể dịch… Trong máu còn có các loại kháng thể, các loại bạch cầu tham gia vào các chức 7 năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể. Vì vậy những xét nghiệm về máu là những nhận xét cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như giúp việc chẩn đoán bệnh (Vũ Như Quán và Chu Đức Thắng, 2010) Bảng 1.1. Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số 1 Hồng cầu 106/mm 5,5 - 8,5 2 Bạch cầu 103/mm3 6 - 18 3 Hemoglobin g/100ml 12 - 8 4 Hematocrite ml/100ml 37 - 55 5 ASAT (aspartate aminotransferase) UI/I < 20 6 ALAT (alanine aminotransferase) UI/I < 30 Đơn vị tính Trị số g/l 0,2 - 0,5 Mg/l 1-6 TT Chỉ tiêu 7 Urea 8 Bilirubine 9 Creatine g/l 10 - 20 10 Protein tổng số g/l 54 - 71 11 Albumin g/l 23 - 32 12 Globulin g/l 27 - 44 (Nguồn: Vũ Như Quán và Chu Đức Thắng, 2010) 3. Bệnh Ca rê ở chó 3.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Ca rê 3.1.1. Phân bố địa lý của bệnh Bệnh Ca rê lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, châu Mỹ, ở châu Âu và châu Á dựa trên những nghiên cứu về dịch tễ học và huyết thanh học. 8 Ở Châu Phi, sự lây nhiễm của bệnh được báo cáo giữa chó nuôi ở Nam Châu Phi và Nigeria (Ezeibe, 2005; Leisewitz và cs., 2001). Có bằng chứng về sự lây nhiễm bệnh được xuất hiện giữa các loài hoang dã ở Botswana, Zimbabwe, Nam Châu Phi, Tanzania và các phần khác ở Châu Phi (Van Vuuren và cs., 1997). Ở Châu Mỹ, bệnh Ca rê xuất hiện trên chó nuôi và chó hoang dã (Pardo và cs., 2005). Hơn 300 chó đã chết trong một trận dịch bệnh Ca rê ở Alaska (Maes và cs., 2003) và bệnh Ca rê cũng được báo cáo ở chó đã tiêm phòng vắc xin tại Mexico. Bệnh Ca rê cũng được tìm thấy ở Brazil (Headley và Graça, 2000). Bệnh cũng được phát hiện ở chó đã tiêm phòng vắc xin và chưa tiêm phòng vắc xin ở Argentina (Calderon và cs., 2007), trong khi dịch bệnh xảy ra trên gấu trúc ở Chicago vào năm 1998 (Lednicky và cs., 2004). Ở Châu Âu, bệnh Ca rê được phát hiện tại Italy (Martella và cs., 2006), Đức (Frisk và cs., 1999), Hungary (Demeter và cs., 2007) và Bắc Ireland (Harder và Osterhaus, 1997). Ở Phần Lan, đợt dịch bệnh Ca rê đã xảy ra trên đàn chó đã được tiêm phòng vắc xin. Bệnh Ca rê là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn chó nuôi khi 71% chó chưa được tiêm phòng vắc xin. Bệnh Ca rê gần đây xuất hiện tại một số trang trại chăn nuôi tại Australia. 3.1.2. Loài vật mắc bệnh Virus Ca rê gây bệnh trên tất cả các giống chó động vật hoang dã ăn thịt nhưng chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội (Appel và cs., 1994). Năm 1987, bệnh do virus Ca rê trên hải cẩu đã được tìm thấy (Phocasibirica) ở hồ Baikal Sibero) những chủng này lần lượt được đặt tên PDV1 và PDV2 (Phocine Distemper virus). Năm 2006, bệnh Ca rê trên khỉ nâu châu Âu được tìm thấy trong trại Quảng Đông Trung Quốc. Qua phân tích trình tự amino acid của virus tại thực địa cho thấy đây là chủng virus cường độc. Trong phòng thú nghiệm, virus Ca rê có thể gây bệnh cho chó con và chồn. Ngoài ra, người ta có thể dùng chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ để gây nhiễm. 9 3.1.3. Lứa tuổi mắc bệnh Theo Hồ Đình Chúc (1993), việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn chó 3 tuần tuổi do chó 3 tuần tuổi có miễn dịch thụ động thu nhận được từ mẹ. Người ta cũng đã ghi nhận virus Ca rê gây viêm não trên chó lớn tuổi. Chó từ 3 tháng tới 1 năm tuổi thường hay mắc bệnh Ca rê (Zafar và cs., 1999). 3.1.4. Mùa vụ nhiễm bệnh Bệnh xảy ra quanh năm, cả bốn mùa xuân, hè, thu và đông nhưng xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết đặc biệt là những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam, bệnh thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, từ xuân sang hè (Tô Du và Xuân Giao, 2006). 3.1.5. Truyền nhiễm học - Chất chứa virus Trong cơ thể chó mắc bệnh Ca rê, virus thường có trong máu, phủ tạng, các chất bài tiết, đặc biệt nước tiểu thường xuyên có virus. Các cơ quan tập trung nhiều virus ở chó mắc Ca rê như: não, lách, phổi, hạch, tuỷ xương (Lan và cs,. 2005a). - Đường xâm nhập và cách thức lây lan Bệnh Ca rê có tính chất lây lan rất cao khi chó khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với chó mắc bệnh, với chất bài tiết chứa virus hay thông qua thức ăn, nước uống có mầm bệnh thì dễ mắc bệnh. Đặc biệt, virus còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua da. Chó mắc bệnh bài xuất virus qua các chất bài tiết của cơ thể như phân, nước tiểu, nước mũi, các dịch tiết… và khuếch tán vào không khí trong các giọt nước nhỏ. Virus có thể tồn tại trong các dạng này 6 22 ngày ngoài môi trường. Từ đó, virus dễ dàng xâm nhập vào thức ăn, nước uống. Mặc dù virus được bài tiết ra ngoài môi trường qua hầu hết những dịch tiết của cơ thể nhưng bệnh ít lây lan qua nước tiểu. Theo Hồ Đình Chúc (1993) dịch tiết ở đường hô hấp do chó mắc bệnh ho bắn ra có thể gây bệnh 10 cho các con chó khác. Trong phòng thí nghiệm, có thể đưa virus vào cơ thể của động vật thí nghiệm theo con đường tiêm, uống, bôi vào niêm mạc mũi đều gây được bệnh. - Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết Theo Hồ Đình Chúc (1993), thời kỳ ủ bệnh Ca rê thường là 3 - 6 ngày (dài nhất là 17 - 21 ngày) và có thể kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng. Chó phát bệnh thường chết với tỷ lệ chết 50 - 80%, thậm chí lên đến 100% nếu không điều trị kịp thời. Khi chó mắc các bệnh kế phát như parvovirus, viêm gan truyền nhiễm làm cho tỷ lệ chết càng cao (Tô Du và Xuân Giao, 2006). 3.2. Căn bệnh học 3.2.1. Hình thái, cấu trúc virus gây bệnh Ca rê - Hình thái: Virus Ca rê có hình vòng tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn này có đường kính đo được 115 nm đến 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75Ao - 85Ao với bề mặt phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra, không ngưng kết hồng cầu (Kennedy và cs, 1989). - Cấu trúc: Nucleocapside chứa ARN một sợi không phân đoạn gần 1600 nuleotide mã hoá thành 6 protein cấu trúc và 1 protein không cấu trúc (C) (Diallo, 1990). N: Nucleocapsid, khối lượng phân tử 60 - 62 Kda bao quanh và phòng vệ cho hệ gen của virus, nhạy cảm với những chất phân giải Protein. P: Phosphoprotein, khối lượng phân tử 73 - 80 Kda nhạy cảm với những yếu tố phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của RNA. M: Matrix, khối lượng phân tử 34 - 39 Kda, đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của virus và nối nucleocapsid với những protein vỏ bọc. F: Fusion là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, khối lượng phân tử 59 - 62 Kda, đóng vai trò trong sự kết hợp virus với thụ thể màng tế bào, dẫn đến kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào). H: Protein ngưng kết hồng cầu (Haemagglutinin) hay yếu tố kết dính, là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất