Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bệnh do đơn bào leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi tại tỉnh thái ngu...

Tài liệu Nghiên cứu bệnh do đơn bào leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi tại tỉnh thái nguyên, bắc giang và biện pháp phòng trị

.PDF
182
82
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ---------------------- DƢƠNG THỊ HỒNG DUYÊN NGHIÊN CỨU BỆNH DO ĐƠN BÀO LEUCOCYTOZOON SPP. GÂY RA Ở GÀ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y Thái Nguyên, 2016 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ---------------------- DƢƠNG THỊ HỒNG DUYÊN NGHIÊN CỨU BỆNH DO ĐƠN BÀO LEUCOCYTOZOON SPP. GÂY RA Ở GÀ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y Mã số: 62.64.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : 1. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan 2. PGS.TS. Lê Văn Năm Thái Nguyên, 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ Dƣơng Thị Hồng Duyên ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan, PGS. TS Lê Văn Năm - người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện to lớn về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ môn Bệnh động vật, Bộ môn Dược lý & Vệ sinh an toàn thực phẩm trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, tập thể cán bộ giảng dạy, học viên cao học Nguyễn Thị Phượng và sinh viên các khóa 39, 40, 41, 42 Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang; các Trạm Thú y và Phòng Nông nghiệp; các cán bộ, nhân dân địa phương của các huyện Phú Bình, Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, (tỉnh Thái Nguyên); huyện Yên Thế, Tân Yên, Sơn Động, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 NGHIÊN CỨU SINH Dƣơng Thị Hồng Duyên iii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... vi Danh mục bảng ........................................................................................................ vii Danh mục hình .......................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài .....................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................3 4. Những đóng góp mới của đề tài...........................................................................3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4 1.1. Đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà và các ký chủ khác ...............................4 1.1.1. Vị trí của đơn bào Leucocytozoon trong hệ thống phân loại nguyên bào .......... 4 1.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Leucocytozoon spp. ký sinh ở gà ............................. 5 1.1.3. Vòng đời của đơn bào Leucocytozoon ở gà ........................................................... 6 1.2. Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà .................................................................12 1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do Leucocytozoonosis gây ra......................................... 12 1.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà và các loài vật chủ khác... 13 1.2.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà .. 27 1.2.4. Chẩn đoán bệnh do Leucocytozoon gây ra ở gia cầm ......................................... 32 1.2.5. Phòng và trị Leucocytozoonosis cho gà và các gia cầm khác ............................ 34 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................41 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................41 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 41 iv 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 41 2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 44 2.2. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................44 2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................45 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại Thái Nguyên và Bắc Giang 45 2.3.2. Nghiên cứu bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại Thái Nguyên và Bắc Giang ... 46 2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh ............................................................. 46 2.4. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu ...............................................47 2.4.1. Phương pháp xác định thực trạng áp dụng các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng cho gà ở các địa phương nghiên cứu ..................................................................... 47 2.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà .................. 47 2.4.3. Bố trí thu thập mẫu dĩn và phương pháp nghiên cứu đặc điểm hoạt động của dĩn - ký chủ trung gian truyền Leucocytozoon tại Thái Nguyên và Bắc Giang................. 52 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà ........... 53 2.4.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà............. 57 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................61 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................62 3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang ..............................................................................................................62 3.1.1. Thực trạng công tác phòng bệnh ký sinh trùng cho gà ở các địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang ...................................................................................... 62 3.1.2. Tình hình nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.. 65 3.1.3. Nghiên cứu đặc điểm hoạt động của các loài dĩn hút máu truyền bệnh Leucocytozoon cho gà ....................................................................................................... 83 3.2. Nghiên cứu bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại Thái Nguyên và Bắc Giang ..........90 3.2.1. Xác định loài đơn bào Leucocytozoon gây bệnh cho gà tại Thái Nguyên và Bắc Giang..... 90 3.2.2. Triệu chứng của gà mắc bệnh đơn bào Leucocytozoon ...................................... 92 3.2.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh Leucocytozoon so với gà khỏe ............................................................................................................................... 93 v 3.2.4. Tổn thương đại thể do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà............................. 100 3.2.5. Tổn thương vi thể do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà............................... 101 3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà ...104 3.3.1. Biện pháp điều trị bệnh ........................................................................................ 104 3.3.2. Thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trị tổng hợp bệnh Leucocytozoon cho gà…………………………………………....………………………………………..110 3.4. Đề xuất biện pháp phòng bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà ...................114 3.4.1. Đề xuất biện pháp phòng bệnh ............................................................................ 114 3.4.2. Khuyến cáo áp dụng các biện pháp phòng bệnh đơn bào Leucocytozoon...... 116 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................117 1. Kết luận ............................................................................................................117 2. Đề nghị .............................................................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT C. : Culicoides cs. : Cộng sự ĐC : Đối chứng g : gam h : giờ KCTG : Ký chủ trung gian L. : Leucocytozoon n : Dung lượng mẫu ADN : Axit Desoxiribo Nucleic Nxb : Nhà xuất bản P : Độ tin cậy PCR : Polymerase Chain Reaction S. : Simulium spp. : species pluralis VSTY : Vệ sinh thú y tr. : Trang TT : Thể trọng vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng cho gà ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang ....................................................................................... 62 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại các địa phương ........................................................................................................... 65 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn Leucocytozoon ở gà theo địa hình ............. 71 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo mùa ............................ 73 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tuổi ............................. 75 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi .............................................................................................................. 77 Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y ........................................................................................................ 79 Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo mật độ chăn thả gà ........... 81 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tính biệt ............................................. 83 Bảng 3.10. Thành phần loài và tần suất xuất hiện các loài dĩn hút máu ở các địa phương nghiên cứu ............................................................................................ 84 Bảng 3.11. Tỷ lệ cá thể dĩn hút máu có đơn bào Leucocytozoon trong cơ thể .......... 86 Bảng 3.12. Cường độ hoạt động của dĩn theo các tháng trong năm ............................ 88 Bảng 3.13. Cường độ hoạt động của dĩn theo giờ trong ngày ...................................... 89 Bảng 3.14. Các loài đơn bào Leucocytozoon gây bệnh cho gà tại Thái Nguyên và Bắc Giang ............................................................................................................ 90 Bảng 3.15. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đơn bào Leucocytozoon ..92 Bảng 3.16. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bệnh so với gà khỏe (Đợt xét nghiệm 1) ............................................................................................. 94 Bảng 3.17. So sánh công thức bạch cầu của gà bị bệnh và gà khỏe (Đợt xét nghiệm 1) ............................................................................................. 98 Bảng 3.18. Tổn thương đại thể của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon .................. 100 Bảng 3.19. Tỷ lệ cơ quan nội tạng và cơ có đơn bào Leucocytozoon ký sinh ......... 102 viii Bảng 3.20. Tỷ lệ tiêu bản có tổn thương vi thể .............................................................. 103 Bảng 3.21. Tổn thương vi thể ở các cơ quan nội tạng gà do Leucocytozoon gây ra .... 104 Bảng 3.22. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon trên gà thí nghiệm (Đợt 1) ................................................................................................................ 105 Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon trên gà thí nghiệm..................................................................................................... 106 Bảng 3.24. Thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà trên thực địa ..... 107 Bảng 3.25. Hiệu lực của 2 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà trên diện rộng ngoài thực địa .......................................................................................... 108 Bảng 3.26. Độ an toàn của các phác đồ điều trị bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà trên thực địa ....................................................................................................... 109 Bảng 3.27. Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà sau 1 tháng thí nghiệm ..... 110 Bảng 3.28. Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà sau 2 tháng thí nghiệm ..... 111 Bảng 3.29. Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà sau 3 tháng thí nghiệm ..... 112 Bảng 3.30. Khối lượng gà ở các thời điểm thí nghiệm ................................................ 113 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ vòng đời đơn bào Leucocytozoon ở gà ........................................... 11 Hình 1.2. Dĩn Culicoides spp. .................................................................................. 23 Hình 1.3. Dĩn Simulium spp. ..................................................................................... 23 Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của dĩn ......................................................................... 24 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ các hộ áp dụng biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng cho gà ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang .................................. 64 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại tỉnh Thái Nguyên .......... 66 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại tỉnh Bắc Giang ...... 67 Hình 3.4. Biểu đồ cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở các địa phương nghiên cứu ................................................................................................ 69 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo địa hình .............. 72 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo mùa vụ ............... 73 Hình 3.7. Đồ thị tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tuổi ..................................... 76 Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo tình trạng VSTY......... 79 Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon theo mật độ chăn thả gà ............. 82 Hình 3.10. Biểu đồ về sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà khỏe và gà bị bệnh Leucocytozoon ........................................................................ 96 Hình 3.11. Biểu đồ sự thay đổi công thức bạch cầu của gà khỏe so với gà bị bệnh Leucocytozoon ................................................................................... 99 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có hơn 47% dân số làm nông nghiệp với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi; trong đó, chăn nuôi đã và đang trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm đang chiếm một vị trí quan trọng và luôn được quan tâm hàng đầu vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu thực phẩm phục vụ cho con người. Thịt và trứng gia cầm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và cân bằng về các axit amin thiết yếu, dễ chế biến, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi; mặt khác, chăn nuôi gia cầm dễ phát triển theo nhiều hình thức, chu kỳ quay vòng vốn ngắn... Chính vì vậy, chăn nuôi gia cầm ngày càng có những bước phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng, đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương trung du và miền núi. Ở nước ta hiện nay, các hộ gia đình chăn nuôi gà chủ yếu với số lượng ít, chuồng trại đơn giản; những gia đình chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô nhỏ cũng vẫn chỉ là chăn nuôi bán công nghiệp. Vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi gà chưa được quan tâm đúng mức, dịch bệnh thường xảy ra, gây trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi, gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi gà. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [14], ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng ở nước ta còn gặp trở ngại do dịch bệnh thường xảy ra, trong đó có bệnh ký sinh trùng. Đàn gia cầm thường nhiễm ký sinh trùng quanh năm với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi gia cầm. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới có khu hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, thích hợp cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh. Trong các bệnh ký sinh trùng ở gà, có những bệnh do nhóm đơn 2 bào ký sinh gây ra, chúng chiếm đoạt chất dinh dưỡng, tiết độc tố, gây ra những biến đổi bệnh lý làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, giảm mạnh sức sản xuất thịt, trứng. Đặc biệt, một số bệnh đơn bào cũng gây ra những “ổ dịch cấp tính”, làm cho gà chết nhanh với tỷ lệ cao không kém các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh đơn bào đường máu Leucocytozoon. Theo Soulsby E. J. L (1977) [1132], Saif Y. M. và cs. (2003) [107], đơn bào Leucocytozoon thuộc nhóm nguyên sinh động vật, thuộc bộ huyết bào tử trùng (Heamosporidia) ký sinh trong máu và cơ quan nội tạng của nhiều loài gia cầm, trong đó gà là loài mẫn cảm nhất, đặc biệt là gà được nuôi theo phương thức chuồng hở. Đơn bào Leucocytozoon khi ký sinh trong hồng cầu sẽ gây ra xuất huyết, tan vỡ hồng cầu, dẫn đến thiếu máu và ỉa chảy, phân có màu xanh lá cây, gà chết với tỷ lệ cao 30 - 50%. Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang phát triển khá mạnh. Đây là hai tỉnh trung du miền núi phía Bắc có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gà phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn. Việc phòng bệnh truyền nhiễm bằng vắc xin đã được người chăn nuôi thực hiện khá nghiêm ngặt, song nhiều đàn gà vẫn xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, gầy yếu, ỉa phân xanh; mổ khám thấy chất chứa trong diều, dạ dày và ruột có màu xanh; gan, lách sưng và xuất huyết, cơ đùi xuất huyết. Bệnh đã gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi gà ở các địa phương. Một câu hỏi đặt ra là: có phải gà mắc bệnh đơn bào Leucocytozoon không? Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về nguyên nhân, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh này trên đàn gà của hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu đề tài - Xác định được căn loài Leucocytozoon gây bệnh và đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra trên đàn gà của một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. - Xác định đặc điểm bệnh học của bệnh Leucocytozoon ở gà tại Thái Nguyên và Bắc Giang. 3 - Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon có hiệu quả cho gà và xây dựng biện pháp phòng trị, góp phần hạn chế những thiệt hại do bệnh Leucocytozoon gây ra cho đàn gà ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang nói riêng và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc nói chung. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung và hoàn thiện những thông tin khoa học mới nhất về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh, về phác đồ điều trị hiệu quả bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà, đồng thời là cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phòng trị bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà có hiệu quả cao tại Thái Nguyên, Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh đơn bào Leucocytozoon, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cho gà, hạn chế thiệt hại do Leucocytozoon gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung phát triển. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh Leucocytozoon cho gà tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. - Đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh Leucocytozoon cho gà có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, các trại chăn nuôi gà trên địa bàn hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà và các ký chủ khác Ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh trên một cơ thể sinh vật khác, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Trong phân loại học, dựa theo cấu trúc cơ thể của ký sinh trùng mà người ta chia ký sinh trùng động vật ra làm 3 nhóm: nguyên trùng, giun sán và tiết túc; trong đó, nguyên trùng là ký sinh trùng đơn bào (Protozoa), cơ thể chỉ gồm một tế bào, thường ký sinh trong máu hoặc trong ruột ký chủ (Dương Công Thuận, 1995 [37]). Bệnh đơn bào Leucocytozoon thấy ở nhiều nước trên thế giới. Đơn bào Leucocytozoon lưu hành phổ biến trên đàn gà ở một số nước châu Á: Trung Quốc (7,1%), Thái Lan (13 - 18%), Malaysia (15 - 31%)... Đơn bào Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu, bạch cầu, các cơ quan nội tạng của gà và các loài gia cầm khác, làm tan vỡ hồng cầu, gây thiếu máu; phá hủy các cơ quan nội tạng và gây chết với tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi. Bệnh cũng được phát hiện ở nhiều loài chim hoang dã. 1.1.1. Vị trí của đơn bào Leucocytozoon trong hệ thống phân loại nguyên bào Năm 1909, Mathis và Leger lần đầu tiên đã mô tả loài Leucocytozoon caulleryi ở gà tại miền Bắc Việt Nam (dẫn theo Willis Wagner Wirth và Alexander A. Hubert (1989) [122]). Đơn bào nói chung là những nguyên sinh động vật không có cơ quan vận động chuyên biệt, cơ thể khi thì trần và có thể biến dạng được, khi thì có màng tế bào và có hình dạng nhất định. Đơn bào sống ký sinh trong các tế bào, các mô hoặc dịch thể, có thể suốt đời hoặc ở những giai đoạn đầu của nó. Đơn bào tự nuôi dưỡng bằng cách thẩm thấu dinh dưỡng chiếm đoạt của ký chủ qua bề mặt cơ thể. Các loài đơn bào thuộc giống Leucocytozoon ký sinh trong máu và cơ quan nội tạng của nhiều loài gia cầm, thủy cầm và nhiều loài chim hoang dã. Gà là vật chủ cảm thụ đơn bào Leucocytozoon mạnh nhất. Bệnh do Leucocytozoon gây ra ở gà được Ziemann phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898. Từ đó đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh. 5 Theo Levine N. D. (1985) [85], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) [20], Leucocytozoon gây bệnh cho gà có vị trí trong hệ thống phân loại nguyên bào như sau: Ngành Apicomplexa Levine, 1970 Lớp Aconoidasida Mehlhorn, 1980 Bộ Haemosporoda Jacques Euzéby, 1988 Họ Leucocytozoidae Doflein, 1916 Giống Leucocytozoon Sambon, 1908 Loài Leucocytozoon caulleryi Mathis et Leger, 1909 Loài Leucocytozoon sabrazeis Mathis et Leger, 1910 Loài Leucocytozoon smithi Laveran et Lucet, 1905 Loài Leucocytozoon andrewsi Atchley, 1951 Loài Leucocytozoon schufneri Prowazek, 1912 Loài Leucocytozoon schoutedeni Rodham Pons et Bequaert, 1913 Loài Leucocytozoon macleani Sambon, 1908 William H. M. (2004) [121] cho biết: có khoảng 70 loài Leucocytozoon ký sinh và gây bệnh cho gia cầm, trong đó Leucocytozoon caulleryi là loài đơn bào phổ biến nhất, ký sinh và gây bệnh cho gà ở khu vực Đông Nam châu Á và châu Phi. Ngoài ra, loài L. simondi thường ký sinh ở thủy cầm và một số loài chim hoang dã ở Đông Nam châu Á và châu Âu, Bắc Mỹ. 1.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Leucocytozoon spp. ký sinh ở gà Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [4] cho biết, loài L. caulleryi có đặc điểm như sau: cơ thể đơn bào hơi tròn, kích thước 15,0 - 15,5 µm. Khi đơn bào này ký sinh trong hồng cầu, chúng làm cho hồng cầu của vật chủ có dạng hình cầu, kích thước 20 µm. Ở trong cơ thể dĩn - ký chủ trung gian, Zygote (hợp tử) có dạng hình cầu, đường kính 14 µm; sau đó kéo dài, kích thước 21 µm. Lúc này, chúng xuyên qua vách ruột, tạo thành Oocyst hình cầu, kích thước 4 - 14 x 5 - 14 µm. Oocyst phát triển thành thoi trùng (Sporozoite). Các thoi trùng khi đến tuyến nước bọt của dĩn có kích thước 7 - 11 x 1 - 2 µm. 6 Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [9], cơ thể đơn bào có cấu tạo gồm màng tế bào, chất nguyên sinh, hạt hoặc nhân tế bào. Khi ký sinh ở hồng cầu, bạch cầu, các cơ quan nội tạng của gà và các loài chim, đơn bào Leucocytozoon có thể có hai dạng: dạng tiểu thể hình dùi trống hoặc hình thoi, nhọn hai đầu, có kích thước 15 20 µm; dạng bào tử hình trứng, kích thước 20 - 25 µm. Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005) [15] cho biết, các loài Leucocytozoon spp. có nhiều hình dạng khác nhau trong quá trình phát triển ở ký chủ cuối cùng cũng như trong ký chủ trung gian. Kích thước của chúng thay đổi tùy theo dạng và theo loài đơn bào. Hình thái và kích thước của các dạng đơn bào Leucocytozoon như sau: - Dạng bào tử hay thoi trùng (Sporozoite): hình thuôn dài hoặc hình elip, hai đầu nhọn, kích thước 10 - 15 µm. Thể này thấy ở tuyến nước bọt của dĩn (dĩn là ký chủ trung gian và là véc tơ truyền đơn bào Leucocytozoon). - Dạng tiểu thể (Merozoite): hình tròn hoặc hình trứng, kích thước 15 - 20 µm. - Dạng giao tử (Schizonte): hình elip, thon nhỏ hai đầu, kích thước 20 - 45 µm. - Dạng đại giao tử (Macrogametocyte): hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước 350 - 400 µm. - Dạng tiểu phối tử (Microgametocyte): hình thuẫn hoặc hình trứng, kích thước 20 - 25 µm. Theo Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [16], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [17], hai loài L. caulleryi và L. sabrazeis có hình dạng gần giống nhau, nhưng khác nhau về tính chất gây bệnh. Hai loài này có dạng hình cầu, hình bầu dục hoặc hình lưỡi liềm, kích thước 20 x 5 µm, ký sinh trong hồng cầu của gà và gà rừng. 1.1.3. Vòng đời của đơn bào Leucocytozoon ở gà Morii T. và cs. (1984) [91] đã thử nghiệm gây nhiễm dạng thoi trùng Leucocytozoon phân lập từ tuyến nước bọt của dĩn, kết quả cho thấy, các thoi trùng phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì không gây nhiễm được cho gà; trong khi các thoi trùng phân lập vào ngày thứ 3 thì có khả năng gây nhiễm cho gà và gà mắc bệnh. Morii T. và cs. (1986) [92] đã phân lập các thoi trùng từ tuyến nước bọt của loài dĩn Culicoides arakawa để gây bệnh cho gà. Kết quả thấy, thoi trùng xuất hiện trong máu ngoại vi của gà vào ngày thứ 15 và không thấy từ ngày thứ 26 trở đi sau 7 khi gây nhiễm. Kháng nguyên hòa tan được tìm thấy trong huyết thanh của gà gây nhiễm trong khoảng 10 - 17 ngày và kháng thể tương đồng xuất hiện ở ngày thứ 17 sau gây nhiễm Steele E. J. và cs. (2001) [115]; Eadn Josef Steele và Gayle Pittman Noblet (2001) [58] cho biết: Sự phát triển của loài đơn bào Leucocytozoon smithi có những đặc điểm tương tự như sự phát triển của các loài thuộc giống Plasmodium và Haemoproteus trong ký chủ trung gian. Saif Y. M. (2003) [108] cho rằng, giai đoạn sinh bào tử diễn ra trong cơ thể vật chủ trung gian và có thể được hoàn thành trong thời gian 3 - 4 ngày. Dạng bào tử (noãn nang) phát triển và có thể tìm thấy trong đường tiêu hóa của dĩn trong vòng 12 giờ sau khi dĩn hút máu. Sau đó, các noãn nang này di chuyển đến tuyến nước bọt của dĩn. Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005) [15] cho biết: Các loài Leucocytozoon spp. có vòng đời rất phức tạp, cần ký chủ trung gian là các loài dĩn thuộc giống Simulium spp. và Culiloides spp.. Tùy theo đặc điểm thời tiết khí hậu của các vùng sinh thái khác nhau mà thành phần loài dĩn cũng khác nhau. Sau khi xâm nhập vào dĩn (do dĩn hút máu gà bệnh), các tiểu thể (Merozoite) phát triển qua một số giai đoạn ở vách dạ dày của dĩn để thành thể bào tử (Sporozoite). Thể bào tử chuyển lên tuyến nước bọt của dĩn sau thời gian phát triển khoảng 25 ngày. Khi dĩn hút máu các loài vật chủ (gà, các loài gia cầm khác và chim hoang dã) sẽ truyền thể bào tử vào máu của các vật chủ này. Các thể bào tử từ máu gà và các loài vật chủ khác xâm nhập vào các tế bào nội quan như gan, lách, phổi, thận và tổ chức cơ để phát triển thành thể phân lập (Schizonte). Các thể phân lập vào hồng cầu, phát triển thành tiểu thể (Merozoite), rồi thành giao tử thể (Gametocyte), đại giao tử (Marcrogametocyte) và tiểu giao tử (Mircrogametocyte). Khi dĩn hút máu gà và các gia cầm bệnh khác, vào cơ thể dĩn, các tiểu thể lại phát triển thành noãn nang (Oocyst), rồi thành bào tử (Sporozoite) trong vách dạ dày dĩn và vòng đời lại được lặp lại. Lê Văn Năm (2011) [26] lại cho rằng: chu kỳ phát triển sinh học của Leucocytozoon gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn phát triển trong cơ thể ký chủ 8 trung gian truyền bệnh (dĩn) và giai đoạn phát triển trong cơ thể vật chủ cuối cùng (gia cầm, chim hoang dã). * Giai đoạn phát triển trong cơ thể ký chủ trung gian truyền bệnh (dĩn): đây là giai đoạn hình thành bào tử nang (Sporogony), giai đoạn này kết thúc trong vòng 3 - 4 ngày. Vì trong máu của gia cầm bệnh đã có sẵn giao tử đực và giao tử cái, hoặc hợp tử của Leucocytozoon, nên ngay sau khi hút máu gia cầm bệnh, các tế bào máu chứa mầm bệnh bị dịch tiêu hóa của ký chủ trung gian (dĩn) làm tan vỡ và giải phóng ra các giao tử và các hợp tử. Chúng nhanh chóng bám vào thành dạ dày, ruột và chui vào các tế bào niêm mạc dạ dày và ruột của dĩn. Ở đó chúng bắt đầu phát triển thành bào tử nang (Oocyst). Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 12 giờ, kể từ thời điểm dĩn hút máu gia cầm bệnh lần cuối. Trong mỗi bào tử nang, các phôi bào bắt đầu có quá trình chuyển hóa và phát triển thành 4 thoi trùng (Sporozoite). Các thoi trùng này nhanh chóng lớn lên và di hành đến cư trú trong tuyến nước bọt của ký chủ trung gian. Chỉ có các thoi trùng này mới có khả năng truyền bệnh. Như vậy, ký chủ trung gian truyền bệnh cho gia cầm thụ cảm thông qua việc hút máu của gia cầm bệnh, mầm bệnh tiếp tục phát triển trong cơ thể dĩn, sau đó dĩn lại hút máu của gia cầm khỏe và truyền nước bọt mang theo thoi trùng gây bệnh vào cơ thể gia cầm khỏe. Kể từ khi dĩn hút máu gia cầm bệnh lần cuối đến lúc có khả năng truyền bệnh phải mất 18 ngày. * Giai đoạn phát triển của Leucocytozoon trong cơ thể vật chủ cuối cùng: Ngay sau khi thoi trùng theo nước bọt của ký chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, chúng lột xác và hình thành nên các thể phân lập trung gian (Merozoite). Các thể phân lập trung gian này bám ngay vào hồng cầu và theo máu đi khắp cơ thể. Từ đây, chúng phát triển theo hai hướng: Hướng thứ nhất: Các thể phân lập trung giam chui vào và ký sinh trong hồng cầu, sinh trưởng và phát triển theo phương thức tự nhân đôi để tạo ra các thể phân lập thế hệ I (Schizonte - 1). Các Schizonte thế hệ I này lớn lên nhanh chóng và tiết ra một chất làm tan hồng cầu, gọi là chất kháng hồng cầu (anti - erythrocyte). Dưới tác động cơ học của nhiều thể phân lập đã sinh ra trong mỗi hồng cầu và dưới tác động của chất kháng hồng cầu, một số lượng lớn hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng ra nhiều thể phân lập thế hệ I. Hồng cầu bị phá vỡ hàng loạt là nguyên nhân chính dẫn 9 đến tình trạng thiếu máu, tăng Hemobilirubin, máu trở nên loãng, nhớt và khó đông ở vật chủ. Các thể phân lập thế hệ I lập tức tấn công và ký sinh tiếp vào các tế bào hồng cầu mới, chúng lớn lên và lại nhân đôi để hình thành thể phân lập thế hệ II (Schizonte - 2). Quá trình sinh sản vô tính tiếp tục như vậy để hình thành thể phân lập thế hệ III (Schizonte - 3), rồi dừng lại và bắt đầu hình thành các giao tử (Gametocyte). Giao tử đực có kích thước nhỏ (Microgametocyte), giao tử cái có kích thước lớn hơn (Macrogametocyte). Đến đây, chúng kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính và bắt đầu giai đoạn sinh sản hữu tính. Giai đoạn sinh sản hữu tính xảy ra trong các tế bào hồng cầu. Giao tử đực chui vào giao tử cái qua lỗ noãn để thụ tinh và hình thành nên hợp tử. Hợp tử được bao bọc bởi một màng và được gọi là bào tử, có kích thước trung bình 5,5 - 14,5 µm. Hướng thứ hai: Các thoi trùng theo máu di hành khắp các nơi trong cơ thể gà và các gia cầm khác, chúng xâm nhập và cư trú tại các cơ quan như lách, thận, phổi, gan, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, buồng trứng, ống dẫn trứng và não gia cầm. Tại các cơ quan này, chúng lột xác và chui vào ký sinh trong các tế bào nội mô, tế bào lưới và đại thực bào của gia cầm thụ cảm. Trong các tế bào đó, chúng bắt đầu sinh trưởng, lớn lên và sinh sản theo phương thức tự nhân đôi, làm vỡ nát các tế bào của các cơ quan nội tạng ký chủ. Sau đó, chúng phát triển và tạo nên thể phân lập cực đại (Megaloschizonte) với kích thước lên đến 400 µm và làm tắc nhiều mao mạch của các nội quan ký chủ. Để tiếp tục phát triển, trong mỗi Megaloschizonte hình thành nên 2 thể phân lập trung gian Merozoite, chúng lớn lên và rời khỏi Megaloschizonte, rời khỏi tế bào ở các cơ quan của ký chủ, chui vào các tế bào máu để ký sinh. Quá trình phát triển tiếp tục lặp lại như hướng thứ nhất và kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính trong các tế bào nội mô ở các cơ quan nội tạng của gia cầm thụ cảm. Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [12] cho biết, vòng đời của các đơn bào thuộc giống Leucocytozoon bao gồm các giai đoạn như sau: * Giai đoạn ở tế bào các cơ quan của vật chủ: Gia cầm bị dĩn - ký chủ trung gian của Leucocytozoon đốt và truyền mầm bệnh (các bào tử Sporozoite) vào cơ thể. Khi vào cơ thể gia cầm, đơn bào theo máu tới gan, lách, thận, não... Tại những cơ quan này, chúng xâm nhập vào các tế bào và bắt đầu sinh sản vô tính bằng hình thức liệt phân, kết quả từ 1 Sporozoite đã tạo ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất