Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu bệnh do demodex canis gây ra trên chó tại thành phố thái nguyên và bi...

Tài liệu Nghiên cứu bệnh do demodex canis gây ra trên chó tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị

.PDF
90
114
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ KHÁNH HÒA NGHIÊN CỨU BỆNH DO DEMODEX CANIS GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Thái nguyên 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ KHÁNH HÒA NGHIÊN CỨU BỆNH DO DEMODEX CANIS GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ HỒNG PHÚC Thái Nguyên - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu, triển khai thí nghiệm và viết luận văn đã được cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng TÁC GIẢ Lê Thị Khánh Hòa năm 2017 ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của trường Đại học Nông Lâm, khoa Chăn nuôi Thú y. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của bạn bè, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc đã tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, khoa Chăn nuôi Thú y cùng các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Học viên Lê Thị Khánh Hòa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Cấu tạo và sinh lý da chó ........................................................................ 4 1.1.2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó ................................ 9 1.1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh do Demodex gây ra trên chó ..................... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do Demodex gây ra trên chó ........................ 20 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 22 CHƯƠNG 2. ÐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26 2.1. Ðối tượng, địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu ........................... 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26 2.1.2. Ðịa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26 2.1.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26 2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 26 iv 2.2.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất................................................................. 26 2.2.2. Thuốc trị bệnh ....................................................................................... 26 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do Demodex canis gây ra trên chó 26 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra trên chó ............................................................................................................ 27 2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do Demodex canis gây ra trên chó ............................................................................................................ 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 2.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 27 2.4.2. Phương pháp xác định đặc điểm dịch tễ ............................................... 27 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra trên chó ....................................................................... 30 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh do Demodex gây ra trên chó ........................................................................................................ 31 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 34 3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do Demodex gây ra trên chó ...... 34 3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên ..... 34 3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex gây bệnh ở chó tại thành phố Thái Nguyên .................................................................................................... 40 3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex ở chó theo mùa............................. 43 3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo tuổi ....................................... 45 3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex ở chó theo giống .......................... 48 3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo tính biệt ................................ 50 3.1.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo kiểu lông chó ....................... 52 3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex gây ra.... 54 3.2.1. Biểu hiện lâm sàng của bệnh do Demodex gây ra ................................ 54 v 3.2.2. Tỷ lệ vùng da nhiễm Demodex trên cơ thể chó..................................... 57 3.2.3. Sự thay đổi một số chỉ số máu của bệnh do Demodex gây ra ở chó..... 60 3.2.4. Bệnh tích đại thể và vi thể của chó nhiễm bệnh do Demodex gây ra ... 62 3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do Demodex gây ra ...................... 65 3.3.1. Kết quả điều trị bệnh do Demodex gây ra ............................................. 65 3.3.2. Biện pháp phòng bệnh........................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 68 1. Kết luận ....................................................................................................... 68 2. Đề nghị ........................................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADN : Acid Deoxyribonucleic D.canis : Demodex canis D.cornei : Demodex cornei D.injai : Demodex injai cs : cộng sự Nxb : Nhà xuất bản TT : Thể trọng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên .................................................................................................... 34 Bảng 3.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex trên tổng số chó mắc bệnh ngoài da ........................................................................................................... 37 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex gây bệnh ở chó ...................... 41 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo mùa ................................ 43 Bảng 3.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo tuổi................................. 45 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo giống .............................. 48 Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo tính biệt.......................... 51 Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo kiểu lông chó ................. 53 Bảng 3.9. Biểu hiện lâm sàng các thể bệnh của chó nhiễm bệnh do Demodex .... 55 Bảng 3.10. Tỷ lệ vùng da nhiễm Demodex trên cơ thể chó ............................ 57 Bảng 3.11: Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó nhiễm bệnh .................... 60 Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể chó nhiễm Demodex ......................................... 62 Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể ................................................. 63 Bảng 3.14. Kết quả điều trị bệnh do Demodex gây ra .................................... 65 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của da .................................................................................. 4 Hình 1.2. Hình thái và cấu tạo của Demodex canis ........................................ 11 Hình 1.3. Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của D. canis .................... 12 Hình 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên .................................................................................................... 35 Hình 3.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex trên tổng số chó mắc bệnh ngoài da ........................................................................................................... 38 Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm Demodex gây bệnh ở chó tại Thành phố Thái Nguyên ............ 42 Hình 3.4. Tỷ lệ nhiễm Demodex theo mùa ..................................................... 44 Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm Demodex theo tuổi ...................................................... 46 Hình 3.6. Tỷ lệ nhiễm Demodex theo giống ................................................... 49 Hình 3.7. Tỷ lệ nhiễm Demodex theo tính biệt ............................................... 51 Hình 3.8. Tỷ lệ nhiễm Demodex theo kiểu lông chó ...................................... 53 Hình 3.9. Biểu đô tỷ lệ các thể bệnh của chó nhiễm bệnh do Demodex ............. 56 Hình 3.10. Tỷ lệ vùng da nhiễm Demodex trên cơ thể chó............................. 58 Hình 3.11. Chó nhiễm Demodex dạng toàn thân ............................................ 59 Hình 3.12. Chó nhiễm D.canis vùng đầu ........................................................ 59 Hình 3.13. D.canis trên vi trường kính hiển vi độ phóng đại 10 x10 ............ 59 Hình 3.14. Tỷ lệ các loại bạch cầu của chó khỏe và chó bệnh ....................... 61 Hình 3.15: Các tế bào viêm tại ổ viêm loét (tiêu bản nhuộm HE độ phóng đại 400 lần) ............................................................................................................ 64 Hình 3.16: Demodex tại ổ viêm ...................................................................... 64 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, chó là loài động vật rất gần gũi và thân thiết đối với con người. Từ một loài động vật hoang dã, chó đã được thuần hóa để giúp ích cho con người như săn bắt thú hoang dã, trông giữ nhà.... Trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu về tinh thần lại được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, chúng đã được thuần hóa, nhân giống tạo ra nhiều chủng loại giống đa dạng. Người ta nuôi chó không chỉ để làm cảnh, trông nhà mà chó còn là người bạn trung thành, gần gũi, thân thiện với con người. Chó dễ nuôi, trung thành với chủ, các giác quan rất phát triển, thông minh, nhạy bén và có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau. Do đó, số lượng chó đã tăng lên đáng kể và càng ngày càng có nhiều giống chó được nhập về Việt Nam để làm phong phú thêm nhiều chủng loại ở nước ta. Các giống chó ngày càng được yêu thương và chiều chuộng, vì vậy việc chăm sóc chúng đã trở nên rất quan trọng. Muốn có một chú chó cưng xinh đẹp, khỏe mạnh, ngoài việc tuyển chọn giống, còn đòi hỏi người chủ phải chăm sóc, vệ sinh kĩ lưỡng, không bị ve, ghẻ, chốc lở… làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Tuy nhiên, chó được nuôi ngày một nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra càng lớn, rất khó kiểm soát, không những gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ngoài các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, bệnh carevirus, bệnh do parvovirus... gây ra đã và đang làm chết rất nhiều chó ở thành phố Thái Nguyên thì phải kể đến các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh về ngoại ký sinh trùng. Các nhà khoa học nước ta đã xác định được một số loài ký sinh gây bệnh ở chó, trong đó bệnh do Demodex canis gây ra là một bệnh khá phổ biến. 2 Demodex canis là một trong những bệnh ngoài da phổ biến trên chó, chó phát bệnh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu. Demodex canis là một sinh vật hội sinh bình thường trên da chó và truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2-3 ngày đầu bú sữa. Chó 2 tháng tuổi có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp hơn ở chó 6 tháng đến 2 năm tuổi. Lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với những chó mắc bệnh khác và chó mang căn bệnh, lây nhiễm ngay cả qua các phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng chó bị nhiễm bệnh. Demodex canis thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như nội ký sinh, bệnh rối loạn nội tiết, khối u, dinh dưỡng kém, thuốc điều trị ức chế miễn dịch, hóa trị liệu hoặc stress tạm thời. Demodex canis ký sinh trong bao nang lông và tuyến bã nhờn của da gây viêm ngứa và tổn thương da, không những làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của chó mà còn là kho dự trữ mầm bệnh (vi khuẩn, virus....) dẫn đến những bệnh kế phát nguy hiểm khác. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc phòng và trị bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đàn chó và sức khoẻ của con người, đặc biệt là người chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó tại thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu được đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh do Demodex canis gây ra trên chó. 3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu và những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra trên chó tại thành phố Thái Nguyên, phát hiện đặc điểm gây bệnh và biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả nhất trên đàn chó. 3 * Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của bệnh do Demodex canis gây ra trên chó, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa cho những hộ chăn nuôi chó trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các địa phương khác. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chẩn đoán và phòng trị bệnh do Demodex canis gây ra trên chó, góp phần hạn chế thiệt hại của bệnh gây ra trên chó, bảo vệ sức khỏe đàn chó tại thành phố Thái Nguyên. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cấu tạo và sinh lý da chó 1.1.1.1. Cấu tạo da chó Biểu bì: Là lớp ngoài cùng của da, gồm nhiều tế bào biểu mô dẹp. Tầng tế bào biểu bì ngoài cùng là những tế bào chết đã hoá sừng. Tầng tế bào biểu bì trong cùng là những tế bào sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng không ngừng. Trong lớp tế bào biểu bì không có mạch máu tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch bên dưới. Lớp này có tác dụng: Lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hoá. Chứa sắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng chống tia bức xạ. Biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp chân bì. Hình 1.1. Cấu trúc của da 5 Chân bì: Là lớp mô liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều mạch máu và thần kinh, kết cấu gồm 98% sợi keo và 1,5% sợi đàn hồi. Lớp này quyết định tính bền và tính đàn hồi của da. Chân bì gồm 3 lớp: Lớp nhú, lớp hình diện và lớp dạng gân. Lớp nhú: nằm ngay sát biểu bì, mỗi nhú là một khối mô liên kết thưa không có hướng nhất định, ở đó ngoài thành phần mô liên kết còn chứa tương bào và một số bạch cầu. Đôi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lông. Lớp hình diện: là phần mô liên kết nằm song song với bề mặt da, lớp này chứa nhiều sợi keo và sợi đàn hồi, mạch máu, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và đầu thần kinh như tiểu thể Meissner, tiểu thể Golgi Mazzoni. Lớp dạng gân: tạo bởi mô liên kết với nhiều sợi chạy song song bề mặt da và nén chặt nhau. Ở đây chỉ có mạch máu chạy xuyên qua chứ không phân nhánh cũng có những đầu thần kinh có bao. Hạ bì: là mô liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó sợi tạo keo. Hạ bì chủ yếu là mô liên kết có chứa tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và các đầu mút thần kinh. 1.1.1.2. Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da chó Mạch máu: Những động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau bằng lưới mao mạch chạy song song với bề mặt của da. Nhờ vậy mà da đảm nhận nhiều chức năng. Hệ động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành 2 lưới mạch máu: lưới mạch máu nông và lưới mạch máu sâu. Lưới mạch máu sâu: Những mạch máu từ lớp dưới da tiến vào hạ bì rồi lên đến lớp dưới chân bì và phân nhánh tạo ra dưới dạng động mạch sâu. Lưới mạch máu nông: Từ lưới động mạch sâu sẽ phân nhánh tạo ra những động mạch nhỏ xuyên qua lớp dạng gân của chân bì lên tới lớp dưới nhú và tạo thành lưới mao mạch nông. Lớp này lại phân nhánh để tạo ra những mao mạch hình quai để tiếp xúc với tĩnh mạch của nhú. Mạch bạch huyết: Bắt nguồn từ những mao mạch kín nằm trong nhú chân bì sau đó đổ vào lưới mao mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của chân bì tạo thành lưới bạch huyết trong chân bì. Từ lưới này lại đổ vào tĩnh 6 mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da. Thần kinh: Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc: giao cảm và não tuỷ. Những nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành những đám rối ở hạ bì. 1.1.1.3. Những yếu tố phụ thuộc da Lông chó: Lông là cấu trúc không có sự sống, được tạo bởi phần nang lông. Bên ngoài sợi lông là lớp keratin đã hoá sừng, bên trong là keratin lỏng lẻo. Nang được bao bọc bởi nhu mô liên kết thuộc lớp hạ bì. Lông có hình trụ dài, cắm sâu vào trong da và gồm có 2 phần: thân lông và chân lông. Thân lông: Trồi lên trên mặt da, cấu tạo gồm có: Tủy lông: ở chính giữa trục lông, chứa những tế bào chưa hóa sừng, còn nhân, nếu ở gia súc lông lớn và có màu sắc thì tế bào có chứa những hạt sắc tố. Giữa các tế bào có khoang chứa không khí, nhờ vậy lông có tính không dẫn nhiệt. Màng vỏ lông: cấu tạo bởi những tế bào dẹp xếp thành lớp đã hóa sừng, không có nhân, không có sắc tố. Hình thái và cách sắp xếp của vảy này tùy loại gia súc. Chân lông: Nằm sâu trong da, đó là vùng dinh dưỡng sinh trưởng của lông. Thân lông không cắm chéo đối với bề mặt da. Phần tận cùng của chân lông phình to gọi là củ lông. Cắt dọc theo chân lông có 2 phần: Ngoài cùng là bao sợi liên kết, trong là bẹ lông, là phần kéo dài của biểu bì da. Tuyến bã: Vị trí thường nằm giữa chân lông và cơ dựng lông, có vai trò tiết ra chất làm mềm da và lông, ức chế vi khuẩn phát triển. Tuyến mồ hôi Vị trí nằm sâu trong lớp chân bì. Tuyến mồ hôi là những tuyến ống. Tùy theo tính chất của chất tiết mà tuyến mồ hôi được phân thành hai loại: Loại tiết dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đối với từng loài, có khi với từng cá thể. Loại tiết dịch loãng: không mùi, thường có ở những vùng lông ít hay 7 không có lông. Tuyến sữa: Là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo sữa, tuyến này chỉ thấy trên gia súc cái, tuyến sữa là một khối tròn dẹp nằm trong hạ bì đẩy da phồng lên. 1.1.1.4. Chức năng sinh lý của da Chức năng bài tiết Tiết mồ hôi: giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt. Tiết chất béo: có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Chức năng bảo vệ Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: những va chạm cơ học, sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự xâm nhập của tia tử ngoại và hóa chất… Điều hòa thân nhiệt. Dự trữ mỡ và nước. Truyền các tín hiệu hoá học ra xung quanh Duy trì tính chất không thay đổi của môi trường bên trong cơ thể. Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc. Tổng hợp 7-dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D3 bởi tia cực tím. Da tham gia quá trình trao đổi chất, hô hấp nhờ mạng lưới mao mạch và các tuyến nằm ở da. 1.1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về da Môi trường: Môi trường xung quanh có thể là nguồn lây nhiễm các ngoại ký sinh trùng. Điều này thấy rõ ở những nơi nuôi nhốt chó với mật độ cao. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho sự xâm nhập các ngoại ký sinh trùng và nấm. Dinh dưỡng Thiếu acid béo Thường gặp trên chó chỉ nuôi bằng thức ăn hộp, thức ăn khô bảo quản kém hay quá hạn sử dụng, mỡ thiu sẽ làm hư vitamin D, E, biotine. Thiếu acid béo sẽ làm lông khô bạc màu, da dày có vảy nhẹ. Lâu ngày da tiết nhiều bã nhờn dễ dẫn đến viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của da. 8 Thiếu đạm: Việc mọc lông bình thường và hóa sừng trên bề mặt da cần 25-30% lượng đạm cung cấp hằng ngày. Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương trên da nhất là đối với chó đang lớn. Thiếu vitamin A: Việc cung cấp thiếu hay thừa vitamin A cũng dẫn đến hậu quả như nhau trên lâm sàng như: tăng sừng hóa bề mặt biểu mô, tăng chất sừng ở các tuyến bã làm tắc đường dẫn và ngưng bài tiết, xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, lông bạc màu, rụng lông từng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm. Thiếu vitamin E: Làm da dễ bị sừng hóa, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh lý ở da. Thiếu vitamin nhóm B: Chủ yếu là thiếu biotine, vitamin B2, Niacine. Biotine có thể bị vô hoạt trong khẩu phần có quá nhiều trứng sống vì có chứa avidine, kết hợp với biotine làm nó mất tác dụng. Điều trị bằng kháng sinh cho uống kéo dài cũng làm thiếu biotine. Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng lông vòng tròn quanh mặt và mắt. Nặng hơn sẽ thấy đóng vảy bất kì nơi nào đi đôi với việc ngủ lịm, tiêu chảy, gầy. Thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới viêm da bã nhờn khô quanh mắt, bụng. Thường hiếm khi thiếu B2 vì vài miếng thịt nhỏ hay một ít sữa cũng cung cấp đủ nhu cầu. Niacine chỉ thiếu trong khẩu phần ít đạm, nhiều lúa mì. Lúa mì chứa ít tryptophan, tiền chất của niacine. Triệu chứng khi thiếu: tiêu chảy, gầy, viêm da, ngứa chân sau và bụng. Thiếu đồng : Dẫn đến việc thiếu các sắc tố của lông, da sừng hóa, khô và nhăn nheo. Thiếu kẽm Chó có khẩu phần ăn nhiều Ca, ngũ cốc (chứa nhiều phytase) hay tiêu chảy mãn tính dẫn đến kém hấp thu kẽm. 9 Triệu chứng: da ửng đỏ, rụng lông sưng mủ ở cằm, xung quanh miệng, mắt, tai, âm hộ, bao dịch hoàn, bao qui đầu, hậu môn. Da tiết nhiều bã nhờn, tăng sừng hóa và có thể nứt sâu ở những điểm chịu áp lực lớn như gan bàn chân. Rối loạn hormone: Sự rối loạn hormone (estrogen, thyroxin, adrenalin) thường dẫn đến tình trạng rụng lông, viêm da trên chó, lớp da ngoài dày lên, màu da khác thường, da tróc vảy có thể rụng lông thành từng đốm sau vài tháng. Những vùng thường bị là ngực, cổ, hông, đùi. 1.1.2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó Sự tróc vảy ở da : Da chó xuất hiện nhiều vảy khô như gàu ở trên người. Biểu hiện ở hai dạng: Viêm da do tăng tiết bã nhờn: vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm. Da sừng hóa: thường là những thay đổi thứ phát của các bệnh da khác như rụng lông do rối loạn hormone, viêm da mãn tính. Ngứa da do nhiều nguyên nhân: Thường xảy ra trên những giống chó có cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất thường, cơ thể sẽ tạo thành thói quen và đưa đến tình trạng mãn tính về ngứa. Nguyên nhân gây ngứa rất đa dạng: do chó mẫn cảm cao với các hóa chất, môi trường sống, thức ăn, độc tố của ngoại kí sinh…… 1.1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh do Demodex gây ra trên chó 1.1.3.1. Đặc điểm chung Bệnh mò bao lông ở chó (Demodicosis) là một trong những căn bệnh ngoài da phổ biến ở chó gây ra bởi ngoại ký sinh trùng có tên khoa học là Demodex canis. Mò Demodex canis ký sinh trong bao nang lông và tuyến bã nhờn của da. Chó nhiễm mò bao lông Demodex canis thường có biểu hiện như: Ngứa, tổn thương ngoài da, rụng lông, thường xuất hiện quanh mắt, hai chân trước hay toàn bộ cơ thể, viêm da sâu có dịch rỉ viêm, có mủ, mùi hôi 10 tanh, đóng vảy. Demodex canis là một lớp nhện nhỏ có 4 đôi chân được nhìn thấy trên kính hiển vi có hình con sâu. * Phân loại Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999)[8], phân loại Demodex như sau: Giới: Animalia. Ngành: Arthropoda. Lớp: Arachnida. Bộ: Acrania. Phân bộ: Trombidiformes. Họ: Demodicidae (Mò bao lông). Giống: Demodex Loài: Demodex canis 1.1.3.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo Theo Phan Lục (2006)[12], Demodex canis là loại mò nhỏ, dài 0,1-0,39 mm, không có lông, kí sinh ở tuyến bã nhờn bao lông, cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện (palpe), có 3 đốt, đốt cuối có 4-5 tơ hình que, một đôi kìm (chelicera), một tấm dưới miệng (hypostome). Xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4-5 tơ hình que. Ngực: Có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu. Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng. D.canis đực: có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng. D.canis cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ gốc chân thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng. Trứng D.canis có hình bầu dục, có kích thước 0,07-0,09mm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan