Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài chứa metoprolol 50 mg và amlodipin 5...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài chứa metoprolol 50 mg và amlodipin 5 mg tt

.PDF
27
356
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LINH TUYỀN NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN PHÓNG THÍCH KÉO DÀI CHỨA METOPROLOL 50 MG VÀ AMLODIPIN 5 MG Ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế Mã số: 9720202 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC N Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS. Nguyễn Đức Tuấn GS.TS. Lê Quan Nghiệm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh gía luận án cấp trường họp tại: ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vào hồi ……..giờ……….ngày…….tháng……..năm ………. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - Thư viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Metoprolol succinat là chất đối kháng chọn lọc β1-adrenergic và amlodipin besilat là chất ức chế kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin thường được lựa chọn trong phối hợp điều trị tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành. Tuy nhiên, nhược điểm của metoprolol succinat là bị chuyển hóa mạnh bởi enzym gan, thời gian bán thải ngắn 3-4 giờ, sinh khả dụng thấp khoảng 40% gây bất tiện do phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày. Ngược lại, amlodipin besilat là thuốc có thời gian bán thải dài 30-40 giờ. Để phối hợp hai dược chất có thời gian bán thải khác nhau trong cùng sản phẩm với hai cơ chế phóng thích hoạt chất khác nhau, trong đó, thành phần metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh là biện pháp tối ưu giúp kiểm soát huyết áp ổn định trong suốt 24 giờ, giảm tác dụng phụ không mong muốn. Về bào chế amlodipin besilat là hoạt chất dễ bị hút ẩm, không ổn định và dễ bị biến đổi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, đồng thời metoprolol succinat là hoạt chất tan tốt trong nước nên việc lựa chọn polyme thích hợp để kiểm soát sự phóng thích kéo dài rất khó khăn. Những lý do trên gây nhiều bất lợi khi nghiên cứu bào chế dạng viên phối hợp chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu dạng viên có phối hợp 2 thành phần trên, vì vậy đề tài “Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài chứa metoprolol 50 mg và amlodipin 5 mg“ (gọi tắt là viên phóng thích kéo dài MET-AMLO) được thực hiện nhằm bào chế viên chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh đạt tiêu chuẩn và tương đương sinh học với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5, góp phần phát triển các dạng thuốc mới được sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu cao, đa dạng trong điều trị và thay thế thuốc ngoại nhập. Luận án được tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau: 2 - Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích nhanh. - Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô. - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài MET-AMLO. - Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và tương đương sinh học viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5. 2. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh cao huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Bệnh dễ gây tử vong và để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mãn tính làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Theo Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu (ESH) và Hiệp hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2013, hầu hết bệnh nhân cần ít nhất hai thuốc để đạt mục tiêu, điều trị có thể bắt đầu bằng đơn trị liệu hay phối hợp hai thuốc ở liều thấp. Lợi điểm của việc phối hợp thuốc giúp tăng hiệu quả hạ huyết áp, giảm tác dụng phụ, giảm biến cố tim mạch, trong đó, phối hợp metoprolol succinat và amlodipin besilat được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh tăng huyết áp kèm suy tim, bệnh mạch vành. 3. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng công thức và quy trình bào chế viên hai lớp chứa hai hoạt chất metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích nhanh ở quy mô 10.000 viên/lô bằng phương pháp khảo sát thực nghiệm kết hợp tối ưu hóa. Viên ổn định, đạt tiêu chuẩn cơ sở và tương đương sinh học so với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5. Lần đầu tiên một thuốc có kết hợp hai thành phần với hai cơ chế phóng thích khác nhau được công bố tại Việt Nam. Hỗn hợp polyme được sử dụng tạo khung matrix kiểm soát độ giải phóng hoạt chất 3 trong suốt 20 giờ đối với một hoạt chất tan tốt trong nước như metoprolol succinat. Đây là một thành công trong lĩnh vực bào chế. Từ quy trình 10.000 viên/lô đã sử dụng các thiết bị trong nghiên cứu, có thể nâng cấp để ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. - Đã xây dựng và thẩm định quy trình định định lượng đồng thời metoprolol succinat và amlodipin besilat trong huyết tương bằng phương pháp LC-MS/MS. Quy trình đã ứng dụng để đánh giá sinh khả dụng của viên nghiên cứu trong tình trạng đói so với tình trạng no và xác định tương đương sinh học so với viên SelomaxTM 50/5. 4. Bố cục luận án Luận án gồm 141 trang: mở đầu 2 trang, tổng quan tài liệu 28 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27 trang, kết quả nghiên cứu 65 trang, bàn luận 16 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Luận án có 104 bảng, 22 hình, 2 sơ đồ, 105 tài liệu tham khảo gồm 19 tài liệu tiếng Việt và 86 tài liệu tiếng Anh, 38 phụ lục thể hiện các kết quả thực nghiệm. Chƣơng 1. T NG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan metoprolol succinat và amlodipin besilat Metoprolol succinat tồn tại dưới dạng bột tinh thể trắng hoặc gần như trắng, tan vô hạn trong nước và methanol, ít tan trong ethanol, rất ít tan trong alcol isopropylic và ethyl acetat. Amlodipin besilat dạng bột màu trắng hoặc gần như trắng; Dễ tan trong methanol, hơi tan trong ethanol, khó tan trong nước và 2– propanol. Một vài chế phẩm có chứa metoprolol succinat và amlodipin besilat trên thị trường: SelomaxTM, Betafit-AM®, Amlong-MT®, Sitelol AM®.... 1.2. Hệ trị liệu phóng thích kéo dài Trong hệ thống phóng thích kéo dài theo cơ chế khuếch tán kiểu khung xốp, hoạt chất dạng hòa tan hay tiểu phân rắn được phân tán đồng nhất trong khối polyme không tan thân dầu hoặc thân nước. Sự phóng thích hoạt chất phụ thuộc vào độ tan của hoạt chất và sự khuếch tán hoạt chất ra ngoài qua các đường mao dẫn trong khung xốp. 4 Một số tá dược phóng thích kéo dài có cấu trúc khung xốp thường dùng: hydroxylpropyl methyl cellulose (HPMC), eudragit, xanthan gum. 1.3. Phương pháp tối ưu hóa trong xây dựng công thức và quy trình Sử dụng phần mềm Design Expert để thiết kế mô hình thực nghiệm và phần mềm BCPharSoft để tối ưu hóa công thức. 1.4. Sinh khả dụng và tương đương sinh học của dạng thuốc phóng thích kéo dài Các phương pháp xác định sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc gồm: đo nồng độ thuốc trong huyết tương, đo lượng thuốc bài tiết trong nước tiểu, đo phản ứng dược lực cấp, quan sát lâm sàng, đo sự phóng thích thuốc in vitro. 1.5. Một số nghiên cứu về metoprolol succinat, amlodipin besilat Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên vật liệu Metoprolol succinat (Polpharma-Ba Lan), Amlodipin besilat (Cadila Healthcare-Ấn Độ) 2.1.2. Chất chuẩn đối chiếu, thuốc đối chiếu Metoprolol succinat (100,4%; 99,8%) do Fine Chemicals BU và USP cung cấp. Amlodipin besilat (100,26%; 100,43%) - Viện Kiểm Nghiệm thuốc TPHCM cung cấp. SelomaxTM 50/5 (CDG094011, CDG094011F, CDG095001) của Astra Zeneca sản xuất nhượng quyền tại IPCA Laboratories Ltd. 2.1.3. Trang thiết bị Máy trộn siêu tốc (Việt Nam), máy trộn lập phương (Việt Nam), máy sấy tầng sôi (Việt Nam), máy dập viên 2-DV-5 (Thái Lan), máy HPLC (Hitachi, Nhật), hệ thống máy LC-MS/MS (Shimadzu, Nhật). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích nhanh 5 Bào chế lớp amlodipin besilat phóng thích nhanh bằng phương pháp dập trực tiếp trong điều kiện tránh ánh sáng với 2 loại tá dược siêu rã natri starch glycolat và natri croscarmellose tỷ lệ 2% và 4%. Bào chế lớp metoprolol succinat phóng thích kéo dài bằng phương pháp dập thẳng hoặc phương pháp xát hạt ướt với khảo sát từng loại polyme và phối hợp các loại polyme như eudragit RSPO 100, HPMC K4M, HPMC K100M, xanthan gum... Bảng 2.1. Thành phần công thức viên phóng thích kéo dài MET-AMLO Thành phần Tỉ lệ (%) Khối lƣợng (mg) Metoprolol succinat 11,875 47,5 Tá dược độn khảo sát khảo sát Metoprolol Hỗn hợp polyme PTKD succinat PVP K30 1,25 5 Aerosil 0,625 2,5 Magnesi stearat 0,625 2,5 Amlodipin besilat 1,73 6,935 Tablettose 31,641 126,565 Natri crosscarmellose 0,75 3 Amlodipin Glucidex 2,625 10,5 besilat Aerosil 0,375 1,5 Magnesi stearat 0,375 1,5 Tổng cộng 100 400 Các thông số đầu vào được khảo sát là: X1: hỗn hợp polyme với 3 mức 35%, 40% và 45% X2: hỗn hợp tá dược độn với 2 tỉ lệ 1:1 và 2:1 (S - Starch 1500, D – Di-tab, A - Avicel) X3: độ cứng với 2 mức 80-110 N và 100-120 N Kết quả độ giải phóng hoạt chất viên đối chiếu SelomaxTM 50/5 làm cơ sở về độ giải phóng hoạt chất của phóng thích kéo dài MET-AMLO với các thông số đầu ra gồm: Y1: hàm lượng metoprolol succinat phóng thích ở thời điểm 1 giờ 0%-25% Y2: hàm lượng metoprolol succinat phóng thích ở thời điểm 4 giờ 30%-50% 6 Y3: hàm lượng metoprolol succinat phóng thích ở thời điểm 8 giờ 50%-70% Y4: hàm lượng metoprolol succinat phóng thích ở thời điểm 20 giờ ≥ 80% Bảng 2.2. Thiết kế mô hình thực nghiệm với phần mềm Design Expert X1 X2 X3 X1 X2 X3 M1 35% S:D (2:1) 100-120 N M10 40% S:A (1:1) 100-120 N M2 35% S:D (2:1) 80-100 N M11 40% S:A (1:1) 80-100 N M3 35% S:A (1:1) 100-120 N M12 40% S:D (1:1) 100-120 N M4 35% S:D (1:1) 100-120 N M13 45% S:A (2:1) 100-120 N M5 35% S:A (2:1) 80-100 N M14 45% S:D (2:1) 100-120 N M6 35% S:A (1:1) 80-100 N M15 45% S:A (2:1) 80-100 N M7 40% S:A (2:1) 100-120 N M16 45% S:A (1:1) 100-120 N M8 40% S:A (2:1) 80-100 N M17 45% S:D (1:1) 80-100 N M9 40% S:D (2:1) 80-100 N M18 45% S:D (1:1) 100-120 N Xác định công thức bào chế tối ưu: sử dụng phần mềm tối ưu hóa BCPharSoft OPT. Thực nghiệm kiểm chứng: bào chế theo công thức tối ưu, kết quả thực nghiệm được so sánh với kết quả dự đoán. Bao phim viên phóng thích kéo dài MET-AMLO với hỗn dịch Opadry II, khảo sát các thông số: tốc độ nồi bao, nhiệt độ khí vào, khí ra, nhiệt độ viên, tốc độ phun dịch bao, áp suất khí nén… trên máy bao phim. 2.2.2. Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô Bào chế quy mô 10.000 viên/lô trên các thiết bị: máy trộn cao tốc, máy trộn lập phương và máy sấy tầng sôi. Xác định thông số và thời gian trộn trên các thiết bị trên. Tiến hành dập viên và dùng biểu đồ Shewhart để kiểm soát khối lượng trung bình viên trong quá trình dập viên. 2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài MET-AMLO Tiêu chuẩn cơ sở viên phóng thích kéo dài MET-AMLO được xây dựng dựa theo DĐVN IV gồm: hình thức cảm quan, độ đồng đều khối lượng, độ đồng đều hàm lượng, độ hòa tan, định tính, định lượng 7 Nghiên cứu độ ổn định được thực hiện trên 3 lô ở điều kiện bảo quản dài hạn (nhiệt độ 30 ± 2 oC, độ ẩm tương đối 75 ± 5%) và thời gian lấy mẫu là 0, 1, 3, 6, 9, 12, 18, 24. Các chỉ tiêu khảo sát gồm cảm quan, độ hòa tan và hàm lượng hoạt chất trong viên. 2.2.4. Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5 Đánh giá tương đương độ hòa tan: thử độ hòa tan của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong các môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8. Xác định phần trăm giải phóng hoạt chất, so sánh tương đương của thuốc thử và thuốc đối chiếu thông qua hệ số tương đồng f2 trong mỗi môi trường. Thẩm định quy trình định lượng đồng thời metoprolol và amlodipin trong huyết tương bằng phương pháp LC-MS/MS theo US-FDA và EMA. Xác định sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học: thiết kế nghiên cứu, tuyển chọn người tình nguyện, uống thuốc, lấy mẫu máu, chiết xuất và định lượng đồng thời metoprolol và amlodipin trong huyết tương, phân tích các thông số dược động học Cmax, Tmax, AUC0-t, AUC0∞. So sánh các thông số dược động học AUC0-t, AUC0-∞, Cmax, Tmax của thuốc thử với thuốc đối chiếu theo hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của hiệp hội các nước ASEAN. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích nhanh Bảng 3.1. Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng theo 18 công thức Công % metoprolol succinat Công % metoprolol succinat thức 1 giờ 4 giờ 8 giờ 20 giờ thức 1 giờ 4 giờ 8 giờ 20 giờ M1 18,96 44,36 64,04 85,08 M10 22,1 50,2 70,7 93,09 M2 17,03 45,23 64,71 87,77 M11 17,51 42,59 61,6 93,18 M3 20,33 48,17 73,19 94,96 M12 19,22 48,88 71,22 92,31 8 Công % metoprolol succinat Công % metoprolol succinat thức 1 giờ 4 giờ 8 giờ 20 giờ thức 1 giờ 4 giờ 8 giờ M4 17,21 42,24 63,66 86,18 M13 14,69 37,08 54,2 M5 17,96 43,86 65,7 85,56 M14 13,65 35,61 54,27 M6 16,33 37,81 56,44 80,35 M15 16,38 44,27 63,04 M7 15,84 39,54 57,96 89,26 M16 18,13 45,03 63,72 M8 21,29 51,34 73,68 93,27 M17 21,22 47,05 63,37 M9 15,89 39,66 59,67 85,52 M18 20,76 43,69 65,86 Bảng 3.2. Công thức tối ưu dự đoán bởi phần mềm BCPharSoft OPT 20 giờ 69,87 83,93 75,02 73,95 91,97 89,78 Dự đoán X1 X2 X3 Thông số dự đoán 45% S:D (2:1) 100-120 N Bảng 3.3. % metoprolol giải phóng của công thức tối ưu so công thức dự đoán Phần trăm metoprolol succinat (%) Dự đoán 1 giờ 4 giờ 8 giờ 20 giờ Công thức dự đoán 13,75 36,53 57,05 84,03 Công thức tối ưu thực nghiệm 13,90 37,90 55,36 85,26 SelomaxTM 50/5 13,25 35,37 59,50 89,26 Kết quả cho thấy viên phóng thích kéo dài MET-AMLO và viên đối chiếu không khác nhau có ý nghĩa thống kê (f2 = 69,482). Thông số bao phim viên phóng thích kéo dài MET-AMLO: tốc độ nồi 10-15 vòng/phút, nhiệt độ khí vào 60-70 oC, nhiệt độ viên nhân 40-45 oC, tốc độ phun dịch bao 1-2 ml/phút, áp suất khí nén 1,5 Pa, bề rộng dải phun phủ hết bề rộng khối viên, khoảng cách từ súng phun đến bề mặt khối viên 17 cm, sấy sau khi bao 30 phút ở 50 oC Bảng 3.4. Độ hòa tan viên PTKD MET-AMLO sau bao phim (n = 6) Độ hòa tan (%) Amlodipin besilat Metoprolol succinat Lô 30 phút 1 giờ 4 giờ 8 giờ 1 96,74 13,77 38,58 56,30 2 97,79 13,33 37,59 56,97 3 103,43 14,36 37,60 57,73 TB 99,32 13,82 37,92 57,00 RSD% 2,97 3,59 1,35 1,13 20 giờ 87,39 88,30 85,76 87,15 1,24 Viên sau khi bao có độ giải phóng hoạt chất cho lớp metoprolol succinat và lớp amlodipin besilat tại các thời điểm đạt theo TCCS. 9 3.2. Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô Lớp metoprolol succinat: trộn hỗn hợp bột khô trong thùng trộn siêu tốc với tốc độ vòng 1.400 vòng/phút trong 6 phút, thời gian sấy khô cốm trong máy sấy tầng sôi ở nhiệt độ 50 oC trong vòng 30 phút. Lớp amlodipin besilat: trộn hỗn hợp bột khô trong thùng trộn lập phương với tốc độ vòng 25 vòng/phút trong 5 phút. Bảng 3.5. Chỉ tiêu kiểm nghiệm bán thành phẩm Cốm metoprolol succinat Hỗn hợp amlodipin besilat Độ ẩm 3 - 5% Tỷ trọng biểu kiến 0,47-0,53 g/ml 0,8-0,9 g/ml Tốc độ chảy 3,2-3,5 g/s 4,7-5,3 g/s Dập viên trên máy dập viên 2-DV-5, chày oval đường kính 9x12 mm, tốc độ khoảng 12 vòng/phút. Dập lớp metoprolol succinat có khối lượng trung bình 250 mg/viên ± 4% (240-260 mg), độ cứng sơ bộ 30 N. Sau khi chỉnh đạt yêu cầu tiến hành cho phễu số 2 vào cối, chỉnh khối lượng trung bình viên 400 mg ± 4% (384 - 416 mg), độ cứng 100-120 N, độ mài mòn < 1%. Khoảng cách giữa 2 lần lấy mẫu là 30 phút. Cả ba lô đều có biểu đồ Shewhart R và X đạt yêu cầu, chứng tỏ quy trình sản xuất viên ở quy mô 10.000 viên/lô ổn định. 3.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài MET-AMLO Bảng 3.6. Tiêu chuẩn cơ sở và kết quả kiểm nghiệm viên PTKD MET-AMLO STT Chỉ tiêu Yêu cầu Kết quả Hình thức cảm Viên nén dài hình oval, 1 Đạt quan hai mặt nhẵn, màu trắng. Độ đồng đều ± 5 % so với khối lượng Đạt 2 khối lượng trung bình viên (mtb = 410,9 mg) Độ đồng đều ± 15% so với hàm lượng Đạt 3 hàm lượng trung bình viên (mtb = 4,83 mg) 10 STT Chỉ tiêu 4 Độ hòa tan 5 Định tính 6 Định lượng Yêu cầu Metoprolol succinat: 1 giờ: ≤ 25% 4 giờ: 30-50% 8 giờ: 50-70% 20 giờ: ≥ 80% Amlodipin besilat: 30 phút: ≥ 75% Metoprolol succinat Amlodipin besilat Metoprolol succinat và amlodipin besilat: 90,0110,0% hàm lượng nhãn Kết quả Đạt Metoprolol succinat (1 giờ 13,56%; 4 giờ 37,74%; 8 giờ 55,97%; 20 giờ 86,67%) Amlodipin besilat (30 phút 97,02%) Đúng Đạt (Metoprolol succinat: 94,01%, Amlodipin besilat : 96,13%) Độ ổn định Về mặt cảm quan, tất cả các viên vẫn giữ được bề mặt nhẵn bóng, màu sắc hầu như không thay đổi so với trước khi thử nghiệm Bảng 3.7. Kết quả thử độ hòa tan metoprolol succinat ở điều kiện dài hạn (n =12) Thời gian theo dõi (tháng) Thời điểm đánh giá (giờ) 0 1 3 6 9 12 13,58 16,49 19,11 21,27 21,01 21,52 Lô 1 ± 0,67 ± 1,89 ± 2,19 ± 2,99 ± 3,02 ± 2,45 14,74 16,05 19,86 21,04 22,42 22,84 1 Lô 2 ± 1,15 ± 1,67 ± 2,59 ± 2,16 ± 1,92 ± 1,14 13,39 15,93 18,43 20,87 21,74 22,30 Lô 3 ± 0,56 ± 2,01 ± 3,01 ± 3,02 ± 2,01 ± 1,01 37,78 38,43 41,51 41,73 42,01 42,96 Lô 1 ± 1,05 ± 2,35 ± 3,25 ± 2,79 ± 1,79 ± 1,89 38,29 39,05 42,79 43,66 43,97 44,10 Lô 2 4 ± 0,94 ± 2,03 ± 2,89 ± 1,94 ± 3,78 ± 2,17 37,62 38,91 41,88 42,03 42,43 43,08 Lô 3 ± 1,10 ± 1,96 ± 3,11 ± 2,59 ± 1,56 ± 2,79 56,48 56,81 56,01 56,43 57,15 57,83 Lô 1 ± 1,08 ± 2,16 ± 2,47 ± 2,18 ± 3,56 ± 4,12 55,17 56,25 57,46 57,74 58,24 59,83 8 Lô 2 ± 1,71 ± 1,94 ± 2,19 ± 3,78 ± 2,05 ± 4,01 55,43 56,11 56,22 56,93 57,23 58,02 Lô 3 ± 0,81 ± 2,15 ± 2,19 ± 3,25 ± 2,89 ± 3,45 20 Lô 1 86,91 86,21 85,45 86,14 87,14 88,45 11 Thời gian theo dõi (tháng) 0 1 3 6 9 12 ± 0,96 ± 1,19 ± 2,80 ± 2,10 ± 2,17 ± 2,89 82,65 85,16 86,83 87,51 88,13 88,61 Lô 2 ± 1,68 ± 2,16 ± 2,78 ± 2,46 ± 1,89 ± 2,49 86,22 86,02 85,62 86,68 86,28 87,82 Lô 3 ± 0,96 ± 1,07 ± 1,91 ± 2,28 ± 3,01 ± 3,02 Bảng 3.8. Kết quả thử độ hòa tan amlodipin besilat ở điều kiện dài hạn (n =12) Thời điểm Thời gian theo dõi (tháng) ở điều kiện dài hạn đánh giá (phút) 0 1 3 6 9 12 93,70 ± 94,68 ± 95,83 ± 97,04 ± 98,28 ± 100,18 Lô 1 2,01 2,89 2,05 1,67 2,79 ± 2,84 94,25 ± 95,33 ± 97,39 ± 98,55 ± 100,63 100,65 30 Lô 2 1,79 2,78 2,01 2,15 ± 1,59 ± 1,07 94,08 ± 94,71 ± 95,57 ± 98,11 ± 99,07 ± 103,65 Lô 3 1,93 3,13 2,88 2,89 3,27 ± 2,47 Bảng 3.9. Sự biến đổi hàm lượng metoprolol succinat và amlodipin besilat trong điều kiện dài hạn (%) Hàm lƣợng metoprolol succinat (%) Hàm lƣợng amlodipin besilat Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 0 100,56 100,46 100,57 100,72 100,69 101,02 1 99,94 99,90 99,85 100,24 100,43 99,82 3 99,80 99,35 99,69 99,13 98,70 98,84 6 99,60 98,72 99,19 98,57 97,21 97,94 9 98,84 97,35 98,69 96,43 96,40 97,75 12 98,30 97,24 98,39 96,11 96,14 97,50 Thời điểm đánh giá (giờ) 3.4. Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5 3.4.1. Đánh giá tương đương độ hòa tan Bảng 3.10. Phần trăm giải phóng metoprolol succinat trong 3 môi trường Viên nghiên cứu Viên đối chiếu Thời Môi gian TB ± e (%) TB ± e (%) trƣờng RSD% RSD% (giờ) (n=12) (n=12) 1 18,53 ± 0,56 3,02 16,73 ± 0,70 4,21 4 45,21 ± 0,96 2,12 43,69 ± 1,17 2,68 pH 1,2 8 63,65 ± 1,29 2,03 64,05 ± 1,42 2,21 20 87,76 ± 1,96 2,22 91,76 ± 1,10 1,19 12 Viên nghiên cứu Viên đối chiếu Thời gian TB ± e (%) TB ± e (%) RSD% RSD% (giờ) (n=12) (n=12) 1 15,33 ± 0,90 5,86 15,48 ± 0,82 5,29 4 37,34 ± 1,43 3,82 35,15 ± 0,67 1,89 pH 4,5 8 55,53 ± 1,48 2,67 55,16 ± 1,15 2,09 20 85,38 ± 1,70 1,99 86,50 ± 0,89 1,03 1 13,91 ± 0,55 3,94 13,30 ± 0,45 3,41 4 37,90 ± 0,79 2,09 35,58 ± 1,15 3,22 pH 6,8 8 55,36 ± 0,95 1,72 59,50 ± 1,51 2,54 20 85,26 ± 1,22 1,44 89,23 ± 1,49 1,67 Bảng 3.11. Phần trăm giải phóng amlodipin besilat trong 3 môi trường Viên nghiên cứu Viên đối chiếu Môi Thời điểm TB ± e (%) TB ± e (%) trƣờng (phút) RSD% RSD% n = 12 n = 12 pH 1,2 15 90,15 ± 1,01 1,13 85,74 ± 0,75 0,87 Môi trƣờng pH 4,5 15 90,22 ± 2,25 2,50 87,53 ± 2,44 2,78 pH 6,8 15 91,78 ± 2,00 2,18 90,87 ± 2,48 2,73 Độ hòa tan amlodipin besilat của viên nghiên cứu và viên SelomaxTM trong cả 3 môi trường đều lớn hơn 85% tại thời điểm 15 phút, do đó không cần tính hệ số tương đồng f2. Bảng 3.12. Hệ số tương đồng f2 của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong các môi trường Môi trƣờng pH 1,2 pH 4,5 pH 6,8 f2 75,06 66,68 69,48 3.4.2. Thẩm định quy trình định lượng đồng thời metoprolol và amlodipin trong huyết tương bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ Đã xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời metoprolol và amlodipin trong huyết tương bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ đạt yêu cầu phương pháp phân tích trong dịch sinh học theo US-FDA và EMA. Phương pháp này được ứng dụng trong nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học in vivo và sinh khả dụng cho chế phẩm chứa metoprolol và amlodipin. 13 3.4.3. Xác định sinh khả dụng và tương đương sinh học của viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5 Thống kê thông số dƣợc động học Bảng 3.13. Các thông số dược động học trung bình của amlodipin trong thuốc thử và thuốc đối chiếu trong tình trạng đói TB Độ lệch Độ phân Khoảng Thông số Thuốc TB nhân cộng chuẩn* tán* (min – max) Thử 146,910 140,891 40,46 27,54 65,855 – 197,304 AUC0-t (ng.giờ/ml) Chứng 139,832 133,102 42,38 30,31 60,750 – 196,081 Thử 162,001 154,600 46,54 28,73 67,816 – 221,824 AUC0-∞ (ng.giờ/ml) Chứng 155,251 147,114 48,61 31,31 64,198 – 213,235 Thử 3,758 3,674 0,80 21,18 2,160 – 4,978 Cmax (ng/ml) Chứng 3,450 3,316 0,97 28,14 1,609 – 5,211 Thử 7,69 7,43 5,00 – 12,00 Tmax (giờ) Chứng 7,92 7,64 5,00 – 12,00 Thử 35,18 34,15 24,20 – 52,37 T1/2 (giờ) Chứng 37,04 36,40 29,06 – 56,17 Thử 0,0209 0,0203 0,0132 – 0,0286 Ke Chứng 0,0194 0,0190 0,0123 – 0,0239 * Độ lệch chuẩn (SD) và độ phân tán (CV) được tính với giá trị TB cộng Bảng 3.14. Các thông số dược động học trung bình của metoprolol trong thuốc thử và thuốc đối chiếu trong tình trạng đói Độ lệch Độ phân Khoảng Thông số Thuốc TB cộng TB nhân chuẩn* tán* (min – max) Thử 718,336 535,554 479,26 66,72 103,697 – 1705,877 AUC0-t (ng.giờ/ml) Chứng 604,097 503,108 342,43 56,69 144,891 – 1223,920 Thử 730,569 547,639 483,00 66,11 106,198 – 1727,012 AUC0-∞ (ng.giờ/ml) Chứng 615,081 517,711 340,35 55,33 150,952 – 1232,768 Thử 48,280 40,488 25,59 53,01 11,321 – 99,064 Cmax (ng/ml) Chứng 40,945 35,262 19,42 47,44 8,743 – 75,673 Thử 5,31 4,97 3,00 – 8,00 Tmax (giờ) Chứng 6,15 5,46 2,00 – 12,00 Thử 6,72 6,57 3,85 – 8,37 T1/2 (giờ) Chứng 7,07 7,00 5,85 – 9,60 Thử 0,1087 0,1056 0,0828 – 0,1802 Ke Chứng 0,1000 0,0990 0,0722 – 0,1185 * Độ lệch chuẩn (SD) và độ phân tán (CV) được tính với giá trị TB cộng 14 Bảng 3.15. Các thông số dược động học trung bình metoprolol của thuốc thử trong tình trạng đói và no TB TB Độ lệch Độ phân Khoảng Thông số Thuốc cộng nhân chuẩn* tán* (min – max) Đói 718,336 535,554 479,26 66,72 103,697 – 1705,877 AUC0-t (ng.giờ/ml) No 702,808 511,059 466,68 66,40 101,834 – 1523,373 Đói 730,569 547,639 483,00 66,11 106,198 – 1727,012 AUC0-∞ (ng.giờ/ml) No 725,127 527,187 484,84 66,86 106,982 – 1534,304 Đói 48,280 40,488 25,59 53,01 11,321 – 99,064 Cmax (ng/ml) No 57,121 46,947 29,07 50,90 11,491 – 98,423 Đói 5,31 4,97 3,00 – 8,00 Tmax (giờ) No 4,85 4,67 3,00 – 8,00 Đói 6,72 6,57 3,85 – 8,37 T1/2 (giờ) No 6,96 6,37 3,20 – 15,69 Đói 0,1087 0,1056 0,0828 – 0,1802 Ke No 0,1180 0,1088 0,0442 – 0,2169 * Độ lệch chuẩn (SD) và độ phân tán (CV) được tính với giá trị TB cộng Bảng 3.16. Tỷ số AUC0-t/AUC0-∞ Amlodipin Metoprolol Đói Đói No Tỷ số AUC0-t/AUC0-∞ của thuốc thử 90,68% 98,33% 96,92% Tỷ số AUC0-t/AUC0-∞ của thuốc đối chiếu 90,07% 98,21% Bảng 3.17. Kết quả so sánh sinh khả dụng với khoảng tin cậy 90% Amlodipin Metoprolol Thông Tỷ số (%) Khoảng tin cậy Tỷ số (%) Khoảng tin cậy số (Thử/chứng) 90% (Thử/chứng) 90% AUC0-t 106,02 97,05 – 115,82 106,61 91,55 – 124,14 AUC0-∞ 105,33 97,35 – 113,98 105,90 90,42 – 124,03 Cmax 110,32 100,40 – 121,21 114,60 107,27 – 122,43 Nhận xét: khoảng tin cậy 90% của tỷ số các thông số dược động học Cmax, AUC0-t, AUC0-∞ của hai chế phẩm chênh lệch không quá 80125% khi chuyển qua logarit. Đối với metoprolol và amlodipin có Tmax của thuốc thử so với thuốc đối chứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Thông số dược động học trung bình của metoprolol Cmax, AUC0-t, AUC0-∞ của thuốc thử trong tình trạng đói và no không khác biệt nên thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của metoprolol. 15 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1. Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích nhanh Qua khảo sát viên đối chiếu SelomaxTM 50/5 cho thấy viên đối chiếu là viên nén dài hai lớp bao phim: lớp màu trắng chứa hoạt chất metoprolol succinat, lớp còn lại màu cam chứa hoạt chất amlodipin besilat. Viên có kích thước và khối lượng trung bình không quá lớn (365,05 mg ± 3,32) nên phù hợp để sử dụng đường uống cho bệnh nhân và ít gây trở ngại khi nuốt. Viên SelomaxTM 50/5 có phần trăm metoprolol succinat giải phóng ở các thời điểm 1 giờ, 4 giờ, 8 giờ và 20 giờ lần lượt là 13,25%; 35,37%; 59,50% và 89,29% và phần trăm amlodipin besilat giải phóng ở thời điểm 15 phút là 88,12% Viên sau khi đo độ hòa tan nhận thấy có 2 vùng rõ rệt là vùng lõi bột chứa nhân rắn bên trong và vùng gel bên ngoài hoàn toàn giống với khung matrix thân nước, phù hợp với đặc điểm tan tốt trong nước của metoprolol succinat. Đồng thời, viên có sự trương nở lên nhiều ở thời điểm 20 giờ so với ban đầu cho thấy viên đối chiếu SelomaxTM 50/5 có cấu trúc khung matrix, phóng thích hoạt chất theo cơ chế khuếch tán. Đây cũng chính là cơ sở để đề tài lựa chọn dạng viên nén hai lớp bao phim cho viên nghiên cứu MET-AMLO trong đó lớp metoprolol succimat phóng thích kéo dài bằng phương pháp tạo khung matrix theo cơ chế khuếch tán nhằm mục đích tạo cho viên nghiên cứu và viên đối chiếu có sinh khả dụng tương đương nhau và kết quả phần trăm độ phóng thích hoạt chất của viên SelomaxTM 50/5 là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở về độ hòa tan cho viên phóng thích kéo dài METAMLO. Thêm vào đó, dạng viên nén hai lớp cũng là dạng viên phổ biến được nhiều tác giả lựa chọn trong bào chế như nghiên cứu của Arup Ratan Deb và cộng sự, Atram SC và cộng sự, Hajare P.P. và cộng sự, Iswariya V. T. và cộng sự, Kumar A.S. và cộng sự và phù hợp với điều kiện máy móc thiết bị của đề tài. 16 Thành lập công thức được xem là nền tảng trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển thuốc. Việc thành lập công thức cần sự xem xét các vấn đề như thành phần nguyên liệu và tỷ lệ của nguyên liệu trong công thức cũng như điều kiện sản xuất vì tính chất và chất lượng của sản phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên. Vấn đề thiết kế mô hình thực nghiệm chiếm vai trò rất quan trọng trong quá trình thành lập công thức. Trước đây, hầu hết việc xây dựng công thức dựa trên sự thay đổi giá trị của các biến (yếu tố) ở một thời điểm một cách ngẫu nhiên và giữ lại những biến khác không đổi để nghiên cứu sự ảnh hưởng đến những biến đặc trưng lên công thức hoặc quy trình, những thử nghiệm theo phương pháp này thường sai số. Ngày nay việc sử dụng phần mềm thông minh trong thiết kế tối ưu hóa công thức giúp khắc phục được những nhược điểm trên. Các yếu tố khảo sát được lựa chọn là lượng polyme, loại tá dược độn và độ cứng viên lên tốc độ giải phóng hoạt chất trong viên nghiên cứu. Ảnh hưởng của polyme: là thành phần quan trọng và quyết định trong quá trình giải phóng hoạt chất, khi lượng polyme tăng thì tốc độ giải phóng hoạt chất trong viên giảm và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu lượng polyme trong công thức quá cao sẽ không còn khả năng kiểm soát tốc độ giải phóng hoạt chất. Ảnh hưởng của tá dược độn: theo nghiên cứu Marina Levina đã chứng minh HPMC khi phối hợp với tá dược độn Starch 1500 sẽ kiểm soát độ giải phóng hoạt chất tốt hơn là khi sử dụng HPMC với tá dược độn avicel và lactose với tỷ lệ tương đương do Starch 1500 có khả năng tạo lớp gel trên bề mặt viên gây cản trở cho sự phóng thích nên cho tác dụng kiểm soát hoạt chất khá tốt. Avicel pH101 là một tá dược độn có khả năng chịu nén và mềm dẻo tốt, hút nước theo cơ chế vi mao quản và trương nở tạo kênh giúp giải phóng dược chất, vì thế khi avicel trương nở cùng với HPMC làm tăng độ dài các kênh khuếch tán và làm giảm sự phóng thích thuốc. Ditab là tá dược độn đảm bảo khối lượng viên đồng thời kiểm soát giải phóng hoạt chất theo cơ chế hệ khung xốp 17 trơ không tan, do sơ nước và khả năng trương nở thấp, ít bị bào mòn nên làm chậm tốc độ giải phóng hoạt chất. Đây là ba loại tá dược độn sơ nước, giúp làm giảm tốc độ giải phóng hoạt chất được đề xuất trong đề tài. Tuy nhiên, khi tỷ lệ HPMC sử dụng trong công thức càng cao và có độ nhớt lớn (HPMC K4M, K100M) thì ảnh hưởng của tá dược độn lên độ giải phóng hoạt chất càng ít. Chính vì vậy, việc phối hợp các tá dược độn như Starch 1500 : avicel pH 101 và Starch 1500 : ditab với tỷ lệ lần lượt là 2:1 và 1:1 được nghiên cứu trong đề này nhằm khảo sát ảnh hưởng của hỗn hợp lên độ giải phóng hoạt chất. Ảnh hưởng của độ cứng: là thông số quan trọng và bắt buộc trong nghiên cứu viên phóng thích kéo dài. Các tài liệu cho rằng khi độ cứng tăng, độ bền cơ học của viên tăng, độ xốp và hệ thống vi mao quản trong viên giảm, viên khó thấm nước và kéo dài thời gian rã dẫn đến phần trăm giải phóng hoạt chất ra khỏi viên giảm. Phần mềm BCPharSoft OPT là phần mềm tối ưu hóa công thức và quy trình đã được thẩm định bởi Sở Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả tối ưu hóa cho bởi phần mềm BCPharSoft OPT là tỷ lệ hỗn hợp polyme phóng thích kéo dài 45%, tỷ lệ tá dược độn starch 1500 và di - tab là 2:1 và độ cứng là 100 - 120 N và giá trị R2 luyện và R2 thử dùng để đánh giá các mô hình liên quan nhân quả. Thông thường, giá trị R2 luyện > 95% và R2 thử > 70% thì mô hình chấp nhận được, giá trị R2 thử càng tiến tới 100 thì khả năng dự đoán của mô hình càng tốt. Phần mềm cũng dự đoán phần trăm metoprolol succinat được phóng thích của công thức tối ưu tại các thời điểm 1 giờ là 13,75%; 4 giờ là 36,53%; 8 giờ là 57,05% và 20 giờ là 84,03% dùng làm cơ sở để tiến hành thực nghiệm kiểm chứng. Kết quả khảo sát độ hòa tan của 3 lô đều đạt yêu cầu về độ giải phóng hoạt chất cho metoprolol succinat và amlodipin besilat. 18 4.2. Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô Thiết bị và thời gian trộn bột ảnh hưởng nhiều đến độ đồng nhất khối bột và độ đồng nhất của viên. Thiết bị xát hạt và thiết bị sấy có ảnh hưởng rất lớn tới các đặc tính của hạt như phân bố kích thước hạt, tỷ trọng biểu kiến và độ trơn chảy của hạt. Ngoài ra, độ ẩm của hạt cũng ảnh hưởng đến độ trơn chảy và mức độ liên kết tiểu phân khi dập viên. Như vậy, khi tiến hành bào chế ở quy mô 10.000 viên/lô, sử dụng máy móc thiết bị với năng suất lớn sẽ giúp ngắn thời gian bào chế, mà chất lượng của cốm metoprolol succinat và hỗn hợp bột amlodipin besilat hầu như không thay đổi và đạt yêu cầu cho chỉ tiêu kiểm nghiệm bán thành phẩm (độ ẩm, tỷ trọng biểu kiến và tốc độ chảy). Quy trình này giúp cho quá trình bào chế viên phóng thích kéo dài MET-AMLO cho năng suất và hiệu quả cao hơn khi sản xuất ở quy mô lớn, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho sản xuất. 4.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài MET-AMLO 4.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở viên phóng thích kéo dài METAMLO Trong DĐVN IV, BP 2015 hay USP 38 cũng như phiên bản mới nhất của 2 dược điển này là BP 2017 và USP 40 vẫn chưa có chuyên luận riêng cho chế phẩm viên nén bao phim chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besliat phóng thích nhanh. Qua tham khảo chuyên luận của từng hoạt chất, việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho thành phẩm viên nén bao phim chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besliat phóng thích nhanh gồm 6 chỉ tiêu: hình thức cảm quan, độ đồng đều khối lượng, độ đồng đều hàm lượng, độ hòa tan, định tính và định lượng. Mức chất lượng đề nghị của các chỉ tiêu đã được tham khảo theo các dược điển cũng như thuốc đối chiếu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy chế phẩm nghiên cứu đều đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan