Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng thông số cấu trúc của chỉ may đến đặc trưng chất lượng đườn...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng thông số cấu trúc của chỉ may đến đặc trưng chất lượng đường may

.PDF
113
644
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ---------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THÔNG SỐ CẤU TRÚC CỦA CHỈ MAY ĐẾN ĐẶC TRƯNG CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG MAY NGUYỄN THỊ NGHĨA HÀ NỘI 2008 MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN--------------------------------------------------------------------------I MỤC LỤC -----------------------------------------------------------------------------II DANH MỤC CÁC BẢNG -------------------------------------------------------- VI DANH MỤC CÁC HÌNH – ĐỒ THỊ ----------------------------------------- VIII LỜI MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------- 1 1. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG MAY--------------------------------------------------- 3 1.1. Chất lượng đường may và chất lượng sản phẩm may -------------------- 3 1.1.1. Họ mũi may – đường may ---------------------------------------------- 3 1.1.2. Chất lượng mũi may – đường may -----------------------------------12 1.1.3. Chất lượng đường may – chất lượng sản phẩm may ---------------18 1.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng đường may ------------------------21 1.2.1. Chất lượng chỉ may -----------------------------------------------------21 1.2.2. Sự phù hợp của chỉ và vải----------------------------------------------31 1.2.3. Chỉ may và các yếu tố công nghệ may -------------------------------39 1.3 Kết luận chương---------------------------------------------------------------45 2. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU-----------------------------------------------------------------------46 2.1. Đối tượng nghiên cứu--------------------------------------------------------46 2.1.1. Mẫu thí nghiệm----------------------------------------------------------46 2.1.2. Thiết bị -------------------------------------------------------------------48 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ------------------------------------51 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời thông số cấu trúc của chỉ may và các thông số công nghệ may đến độ bền đường may và độ đứt chỉ trong quá trình may ---------------------------------------------------------51 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhiều yếu tố ---------------53 2.2.3. Lựa chọn khoảng biến thiên các thông số công nghệ may --------54 2.2.4. Phương pháp thiết lập giá trị các thông số công nghệ may --------57 2.2.5. Phương pháp xác lập phương án thí nghiệm ------------------------59 2.2.6. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm ------------------------67 2.3 Kết luận chương---------------------------------------------------------------71 3. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN -----------------72 3.1. Kết quả thực nghiệm ------------------------------------------------------------72 3.2. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm ---------------------------------------75 3.2.1. Kết quả phân tích ảnh hưởng thông số công nghệ may đến độ bền đường may-----------------------------------------------------------------------------75 3.2.2. Kết quả phân tích ảnh hưởng thông số công nghệ may đến độ đứt chỉ trong quá trình may --------------------------------------------------------------95 3.3. Biện luận kết quả thực nghiệm ---------------------------------------------- 104 3.3.1. Biện luận thông số cấu trúc chỉ ảnh hưởng đến độ bền đường may105 3.3.2. Biện luận thông số cấu trúc chỉ ảnh hưởng đến độ đứt chỉ trong quá trình may----------------------------------------------------------------------------- 105 3.4. Nhận xét chung cho cả 3 loại chỉ ------------------------------------------- 106 3.5. Kết luận ------------------------------------------------------------------------ 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------- 110 PHỤ LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG Nguyễn Thò Nghĩa 1 Luaän vaên cao hoïc 2008 MỞ ĐẦU Trong ngành may công nghiệp, chất lượng đường may đóng vai trò rất quan trọng tạo ra chất lượng cho sản phẩm từ các sản phẩm may mặc, sản phẩm nội thất đến sản phẩm kỹ thuật cao. Vì các sản phẩm sử dụng cho từng mục đích khác nhau nên hình thức liên kết các chi tiết của sản phẩm ngày càng đa dạng. Đường liên kết được hình thành qua các kỹ thuật khác nhau như a. cơ học bằng may b. vật lý bằng hàn c. hóa học bằng chất kết dính (nhựa). Trong số các kỹ thuật thì phương pháp may bằng chỉ được sử dụng rộng rãi nhất vì tính đơn giản của nó. Phương pháp sản xuất kinh tế và tinh xảo, kiểm soát tốt độ co giãn đường may có thể thực hiện cho cả những đường may phức tạp mà các kỹ thuật liên kết khác không thể thực hiện được. Trong quá trình may và sử dụng, chỉ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như các biến dạng kéo, uốn, xoắn, ma sát, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, các hoá chất giặt tẩy, vi khuẩn và vi sinh vật… làm ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ cũng như vẻ ngoại quan của chỉ và do đó ảnh hưởng đến chất lượng đường may. Vậy, để đảm bảo chất lượng đường may chỉ sản xuất cần đáp ứng tốt các yêu cầu về độ bền đứt, độ giãn, độ đàn hồi, độ co sau may và trong quá trình sử dụng, giặt giũ, độ bền mài mòn, bền nhiệt, bền hoá chất, độ đều, độ bóng và chất bôi trơn. Ngoài ra, để đảm bảo sự thỏa mãn về ngoại quan và đặc tính của đường may trong quá trình sử dụng, điều quan trọng phải lựa chọn mũi may, đường may phù hợp với vải may, thiết lập mối tương quan giữa kim chỉ vải phù hợp và thông số công nghệ may như tốc độ may, mật độ mũi may, sức căng chỉ, lực nén chân vịt ...phải tối ưu. Nếu việc chọn lựa các thông số trên không phù hợp sẽ dẫn đến những vấn đề liên quan chất lượng đường may bao gồm sự biến dạng đường may, bỏ mũi đường may, đường may bị hở, đứt chỉ trong quá trình may, trượt đường may và đứt sợi, độ nhăn đường may, độ bền đường may, độ đàn hồi đường may… Nguyễn Thò Nghĩa 2 Luaän vaên cao hoïc 2008 Việc thiết lập mối quan hệ giữa kim, chỉ và vải phù hợp, thông số công nghệ may tối ưu, lựa chọn mũi may và đường may thích hợp với vải may là vấn đề đang được các công ty may quan tâm nhằm đạt chất lượng đường may tốt nhất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng cho các sản phẩm may. Để góp phần giải quyết phần nào những yêu cầu trên, trong khuôn khổ luận văn cao học này, chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng thông số cấu trúc chỉ may đến đặc trưng chất lượng đường may” với mục đích chỉ ra ảnh hưởng cấu trúc chỉ may đến độ bền đường may và độ đứt chỉ trong quá trình may từ đó lựa chọn chỉ may cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế. Để đạt được mục tiêu trên nội dung luận văn được trình bày theo ba phần: + Phần một: Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến chất lượng đường may + Phần hai: trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu + Phần ba : trình bày các kết quả nghiên cứu, bàn luận kết quả và đưa ra các kết luận. Luận văn được thực hiện tại Khoa Dệt May và Thời Trang, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Phân Viện Kinh Tế Kỹ Thuật Dệt May TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Vũ Thị Hồng Khanh, các thầy cô Khoa Công Nghệ Dệt May Và Thời Trang, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nguyễn Thò Nghĩa 3 Luaän vaên cao hoïc 2008 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG MAY 1.1. Chất lượng đường may và chất lượng sản phẩm may: 1.1.1. Họ mũi may - đường may: 1.1.1.1 Định nghĩa: Hướng đến mục đích tiêu chuẩn hóa quá trình hình thành mũi may đường may, vào năm 1965, tiêu chuẩn Federal Standard 751a về mũi may đường may chính thức ra đời nhằm xác định đặc điểm từng họ mũi may đường may và được chỉnh sửa vào năm 1983. Gần đây, thay thế bằng tiêu chuẩn ASTM D 6193. Hiện nay, tiêu chuẩn này được sử dụng trong các nhà sản xuất máy may công nghiệp, hàng may mặc để tiến hành phân loại mũi may, đường may và đường trang trí. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO 4915:1991, ISO 4916:1991 về mũi may - đường may cũng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành may công nghiệp. Theo tiêu chuẩn ASTM D 6193, mũi may - đường may - đường trang trí được định nghĩa như sau: • Mũi may (Stitch) là kết cấu của quá trình tết chỉ của chỉ may được lặp lại trên một đơn vị chiều dài. • Đường may (Seam) là đường thẳng nhằm liên kết 2 hoặc nhiều lớp vật liệu may lại với nhau • Đường trang trí (Stitching) là tập hợp nhiều mũi may nhằm mục đích trang trí trên bề mặt của vật liệu may hay vắt mép cạnh của vật liệu. 1.1.1.2. Phân loại mũi may – đường may: 1.1.1.2.a. Mũi may: Việc phân loại mũi may được dựa trên cấu tạo mũi may và phương pháp tết chỉ. Bao gồm 6 họ mũi may : 100, 200, 300, 400, 500 và 600. Nguyễn Thò Nghĩa 4 Luaän vaên cao hoïc 2008 a. Họ mũi may 100: Họ mũi may 100 (mũi may móc xích đơn): bao gồm các loại mũi may 101, 102, 103, 104 và 105. Mũi may móc xích đơn được tạo bởi một chỉ của kim với sự hỗ trợ của mỏ móc, tự thắt với nhau bằng những móc xích ở mặt dưới của nguyên liệu may. Mũi may có độ co giãn cao nhưng độ bền mũi may kém, dễ bị tuột chỉ. Khi bị đứt nửa chừng phải may lại từ đầu. Mũi may này khó thực hiện đường may lùi. Mỗi loại mũi may trong họ mũi may này cần một loại máy may để hình thành mũi may. Chiều dài mũi may liên tục không bị giới hạn bởi thoi suốt dẫn đến hiệu suất may rất cao. Mũi may 101 được sử dụng để may tạm thời (may lược) ở các công đoạn để định hình sơ bộ. Trên thực tế, mũi may này được sử dụng để may đóng miệng bao, may đính nút, thùy khuy. Mũi may 103, 104 là mũi may ẩn thường được sử dụng để may lai, may viền, may dây thắt lưng. Hình 1.1 Quá trình hình thành họ mũi may 100 b. Họ mũi may 200: Họ mũi may 200 (mũi may tay) bao gồm mũi may 201, 202, 203, 204 và 205. Mũi may này được tạo bởi những sợi chỉ đơn được xuyên từ mặt này tới mặt kia của vải nhờ sự đâm xuyên liên tục của kim. Mũi may này được sử dụng để may lược hoặc may diễu chi tiết trên các sản phẩm áo jacket, áo khoác với mục đích thẩm mỹ. Nguyễn Thò Nghĩa 5 Luaän vaên cao hoïc 2008 c. Họ mũi may 300 (mũi may thắt nút): bao gồm loại mũi may từ 301 đến 316. Họ mũi may thắt nút là họ mũi may được sử dụng phổ biến nhất. Họ mũi may này được cấu tạo từ hai sợi chỉ; chỉ trên là chỉ của kim và chỉ dưới là chỉ của suốt. Chỉ trên và dưới đan với nhau giữa 2 lớp nguyên liệu, tạo nên những mũi may liên tục trên bề mặt nguyên liệu. Họ mũi may này được gia công trên máy may thắt nút, vì vậy loại máy may này cũng được sử dụng trong nhiều công đoạn may. Mũi may 301 được biết đến nhiều nhất vì tính ứng dụng rộng rãi trong tất cả các sản phẩm may. Mũi may này được tạo bởi một chỉ của kim và một chỉ dưới của ổ liên kết với nhau bằng những mối thắt nút nằm ở giữa 2 lớp vật liệu. So với những loại mũi may khác, mũi may 301 sử dụng chỉ ít nhất và tạo ra mũi may phẳng nhất. Điều này cho cảm giác tiếp xúc với vật thể xung quanh dễ chịu và làm cho mũi may này hòa lẫn ngay trên bề mặt vải nếu sử dụng chỉ tiệp màu vải. Chính quá trình tạo mũi may làm cho đường may mũi 301 có hai mặt trái và phải hoàn toàn giống nhau nên có thể đảo ngược mặt trong quá trình sử dụng; thường sử dụng mũi may này để diễu (top stitching) trên các chi tiết lá cổ, măng sét… Mũi may 301 thì bền chặt nhất, mũi may khó tháo; thường sử dụng để may dây kéo và may túi. Là loại mũi may duy nhất có khả năng lại mũi chỉ. Bên cạnh những ưu điểm, mũi may này có một vài nhược điểm: mũi may ít co giãn nhất nên mũi may không thích hợp may trên những sản phẩm dệt kim; chỉ dưới bị giới hạn bởi thoi suốt nên tốn thời gian dừng máy để đánh suốt, gắn suốt vào ổ; mũi may 301 không bị tự tháo nên cũng tốn thời gian và chi phí cho người công nhân nếu họ may sai công đoạn. Một số loại mũi may như mũi 304, 308, 315. Mũi may 304 là mũi zigzag một bước ( one – stitch) được sử dụng để may gắn miếng vải đính (appliqués) lên vật liệu may, đăng ten trong sản phẩm đồ lót. Mũi may này Nguyễn Thò Nghĩa 6 Luaän vaên cao hoïc 2008 còn sử dụng đính nút, làm khuy và may đính bọ. Mũi may 308 ( hai bước), 315 ( ba bước) tạo mũi may dài, độ rộng mũi zigzag lớn được sử dụng để gắn dây viền elastic trong sản phẩm đồ lót tạo bề mặt trơn, phẳng, đảm bảo độ co giãn. Mũi may 306, 313 và 314 là những mũi may ẩn được sử dụng gắn lớp lót vào lớp chính áo 2 lớp, liên kết các chi tiết nhỏ trong bản lưng quần. Họ mũi may 300 sử dụng rất phổ biến vì tính tiện dụng. Tuy nhiên khi xét tốc độ may và hiệu suất sử dụng của các loại máy thắt nút thì thấp hơn các các máy khác. Vận tốc máy trung bình từ 3000 đến 5500 vòng/phút, trong khi đó tốc độ của các loại máy có thể lên đến 9000 vòng/phút. Hình 1.2 Quá trình hình thành họ mũi may 300 d. Họ mũi may 400: Họ mũi may 400 (mũi móc xích nhiều chỉ) bao gồm mũi may 401 đến 407. Mũi may này được tạo bởi một hay nhiều chỉ kim và chỉ móc, đan lại với nhau thành những móc xích nằm phía dưới nguyên liệu may. Họ mũi may này thường sử dụng rộng rãi trên sản phẩm may mặc vì độ bền ổn định, độ co giãn thích hợp; đường may không bị giới hạn bởi chỉ dưới nên hiệu suất may rất cao; bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian nên có thể thực hiện nhiều đường may trên máy may nhiều kim. Đối với mũi may 401 (mũi may 2 kim móc xích) đây là loại mũi may được sử dụng nhiều nhất trong họ 400. Hình dạng mũi may này gần giống Nguyễn Thò Nghĩa 7 Luaän vaên cao hoïc 2008 mũi 101. Tuy nhiên, mũi may 401 bền, khó bị tự tháo, ít gây nhăn đường may và đứt chỉ hơn do cấu trúc chặt của đường may. Kiểu mũi này có khả năng được tạo với sức căng thấp hơn, do đó tăng được khả năng kéo giãn đường may. Đối với các vị trí đường may cần lượng cử động cao như đường sườn tay trên áo sơ mi, quần jean… thì việc lựa chọn mũi may này là thích hợp. Ngoài ra, đối với mũi may móc xích nhiều chỉ thường được sử dụng để gắn dây elastic vào bản lưng quần tạo độ co giãn cao, dùng trang trí trên sản phẩm may tạo nét thẩm mỹ. Nhược điểm của mũi may này là khả năng chống tuột vòng thấp, hay bị rối chỉ dưới và không thực hiện mũi may lùi. Hình 1.3 Quá trình hình thành họ mũi may 400 e. Họ mũi may 500: Họ mũi may 500 (mũi may vắt mép) bao gồm mũi may từ 501 đến 522. Họ mũi may vắt mép này thường được gọi mũi may vắt sổ được phát triển từ mũi may móc xích trong đó có một nhánh chỉ được đan từ mặt dưới lên mặt trên nguyên liệu bọc lấy mép của nguyên liệu. Họ mũi may thực hiện đường ráp nối vừa may vừa vắt sổ để tránh tưa mép vải, đường may không bị giới hạn chiều dài, thích hợp cho mọi loại vải đặc biệt là vải dệt kim vì cấu trúc mũi may này có khả năng kéo giãn và đặc tính đàn hồi tốt khi được may với Nguyễn Thò Nghĩa 8 Luaän vaên cao hoïc 2008 các loại chỉ phù hợp. Để thực hiện mũi may này đòi hỏi mỗi loại máy đều có cơ cấu dao xén mép nguyên liệu trước khi tạo mũi may. Hình 1.4 Quá trình hình thành họ mũi may 500 f. Họ mũi may 600: Họ mũi may 600 (mũi may chần diễu) bao gồm mũi may từ 601 đến 607. Họ mũi may này được phát triển trên cơ sở họ mũi may 400 nhưng có thêm cơ cấu chỉ đan phía trên mặt nguyên liệu tạo thành những đường diễu phía trên. Mũi may này được gia công trên máy may tốc độ rất cao 9000 vòng/phút; đường may có độ co giãn cao, phẳng và đẹp thích hợp gia công trên sản phẩm dệt kim. Hình 1.5 Quá trình hình thành họ mũi may 600 1.1.1.2.b. Đường may: Nguyễn Thò Nghĩa 9 Luaän vaên cao hoïc 2008 Nguyên tắc phân loại đường may: là sự sắp xếp vị trí các lớp vải liên quan nhau tại nơi thực hiện đường may. a. Họ đường may SS (superimposed seam) được tạo thành bằng việc liên kết hai hay nhiều lớp vải lại với nhau, miếng vải thứ nhất đặt chồng khít lên lớp vải thứ hai nhằm đảm bảo độ chừa đường may đồng đều dọc suốt chiều dài đường may trên các lớp vải. Họ đường may này gồm ba dạng cơ bản : đường may mép rẽ (open seam), đường may mép lật (flat seam) và đường may vắt mép (safety stitch). Đây là họ đường may sử dụng phổ biến nhất, cách thực hiện đơn giản; thường dùng để ráp nối các đường sườn tay, thân áo, thân quần, thân đầm được may với mũi thắt nút, mũi móc xích, mũi vắt sổ. Tùy thuộc vào lựa chọn các loại vải và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm may mà chúng ta thực hiện các loại đường may phù hợp với mục đích sử dụng. b. Họ đường may LS (lapped seam) được tạo thành bằng việc liên kết hai hoặc nhiều miếng vải bằng cách đặt chồng chi tiết gấp mép ( hay chưa gấp mép) lên chi tiết khác tại vị trí kim đâm xuyên qua vải. Họ đường may gồm hai dạng cơ bản: đường may táp mép hở và đường may táp mép kín. Đường may này dùng để gắn chi tiết nẹp thân trước của áo sơ mi nam, tra các dạng túi đắp, hay nối các chi tiết của các sản phẩm dùng trong sinh hoạt như ra giường, áo gối, rèm cửa…Đường may chỉ thực hiện trên mũi may thắt nút, móc xích không may trên máy may vắt sổ. c. Họ đường may BS (bound seam) tạo thành bằng việc sử dụng một dải dây cắt từ nguyên liệu may viền xung quanh một hay nhiều miếng vải. Đường may này dùng để bọc mép cạnh của chi tiết, sản phẩm may. Đường may chỉ may trên máy may mũi thắt nút, móc xích và chần diễu không may trên máy may vắt sổ vì lưỡi dao sẽ xén miếng vải viền. d. Họ đường may FS (flat seam) được tạo thành bằng việc may hai lớp vải đặt cạnh nhau, không đặt chồng lên nhau. Đường may này sử dụng họ mũi Nguyễn Thò Nghĩa 10 Luaän vaên cao hoïc 2008 may chần diễu để giữ hai cạnh mép vải. Bề mặt đường may phẳng nên rất thích hợp cho sản phẩm đồ lót. Họ đường trang trí gồm 2 dạng: EF (edge finishing) và OS (ornamental stitching). Họ đường may này chỉ thực hiện trên một lớp vải. Đường may EF là đường may quấn biên mép vải hoặc may hoàn tất một cạnh vải được gấp mép; Đường may OS được sử dụng dùng để trang trí trên một lớp vải. Dùng đường may này để trang trí họa tiết túi sau của quần jean, đường li nổi, đường ống nổi có gân… 1.1.1.3. Đặc trưng tính chất mũi may – đường may: 1.1.1.3.a. Mũi may: Đặc trưng tính chất mũi may bao gồm: Kích thước mũi may, sức căng chỉ (cân bằng mũi may) và độ đều mũi may. Mũi may đạt chất lượng phải đảm bảo thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng về tính kỹ thuật, thẩm mỹ trong từng mũi may và phù hợp với mục đích sử dụng. Mỗi một yếu tố đều ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, độ bền và chi phí của sản phẩm may mặc. a. Kích thước mũi may thể hiện qua 3 đặc trưng kích thước: kích thước dài, kích thước rộng và kích thước sâu. + Chiều dài mũi may là số mũi may trên một đơn vị chiều dài ( stitch per inch – SPI ) hay còn gọi là mật độ mũi may. Mật độ mũi may càng cao thì chiều dài mũi may càng ngắn; mật độ mũi may càng thấp thì chiều dài của mũi may càng dài. Việc thiết lập chiều dài mũi may hợp lý ảnh hưởng đến độ bền đường may, độ co giãn đường may, độ cân bằng mũi may, vẻ ngoại quan đường may… Khi lựa chọn mật độ mũi may cần quan tâm đến loại mũi may, đường may sử dụng và mục đích sử dụng của sản phẩm. + Độ rộng mũi may là khoảng cách giữa đường may phía ngoài cùng và khoảng cách vị trí của kim ở trên trụ kim. Ví dụ mũi may vắt mép, zigzag, diễu.. là những mũi may có xét đến độ rộng mũi may. Những mũi may này Nguyễn Thò Nghĩa 11 Luaän vaên cao hoïc 2008 được tạo ra trên máy nhiều kim có liên quan đến sự chuyển động của kim móc và kim diễu. Độ rộng mũi may có thể thay đổi bằng những gauge trên máy may; ví dụ mũi may 2 kim chần diễu có độ rộng mũi may là 1/4 inch, 3/16 inch. + Độ sâu mũi may là khoảng cách giữa bề mặt trên và dưới của mũi may. Tính chất này thường được sử dụng trong mũi may ẩn được hình thành từ sự chuyển động tuần tự của kim cong. Độ sâu của mũi may ẩn được xác định bằng lực đâm xuyên của kim cong trên bề mặt vật liệu may. Ý nghĩa của độ sâu mũi may nhằm liên kết tất cả các lớp vải lại với nhau, độ sâu này phải đủ nhỏ để không lộ đường may ra ngoài. b. Sức căng chỉ: Sức căng chỉ ảnh hưởng đến quá trình tạo mũi may theo 2 cách: + Cân bằng lực trên sợi chỉ (để hình thành mũi may) + Mức độ siết chặt mũi may ở trên vải (được tạo nên khi mũi may được hình thành ) Sức căng này đảm bảo chỉ được tở ra từ cuộn chỉ một cách đều đặn. Nếu sức căng chỉ quá cao, mũi may sẽ quá chặt hậu quả gây nhăn đường may, mũi may không đều và dễ bị đứt chỉ khi may. Nếu sức căng chỉ thấp, mũi may bị lỏng dẫn đến đường may sẽ không liên kết hay giữ các lớp vải lại với nhau dưới tác động ứng suất. Cũng cần phải điều chỉnh sức căng chỉ theo từng loại chỉ may sử dụng; ví dụ sức căng chỉ của chỉ cotton thì thấp hơn chỉ polyester, vì chỉ cotton ít giãn hơn và bị trượt nhiều hơn khi chỉ quay xung quanh ổ chao. Vì vậy, cần phải điều chỉnh sức căng chỉ phù hợp với từng loại chỉ sử dụng và điều chỉnh sức căng này ở mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo mũi may hình thành một cách chính xác. Nguyễn Thò Nghĩa 12 Luaän vaên cao hoïc 2008 Hình 1.6a Thiết lập sai sức căng chỉ mũi 401 Hình 1.6b Mũi may cân bằng b. Độ đều mũi may: thể hiện mức độ đều đặn của từng mũi may trong một đường may. Mỗi mũi may hình thành phải giống như mũi may được hình thành trước đó mà không quan tâm đến độ cong, độ góc cạnh, bề dày của vải. Để đạt được điều này, các nhà sản xuất hàng may mặc phải quan tâm đến mối tương quan giữa thông số kỹ thuật vải may, loại mũi may và đường may, kim may, chỉ may và thông số công nghệ may. Ngoài ra, việc bảo trì định kì cho thiết bị may cũng là yếu tố không kém phần quan trọng để tạo nên độ đều trong từng mũi may. 1.1.1.3.b. Đường may: Đường may được đặc trưng bởi 3 kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Kích thước đường may ảnh hưởng chất lượng sản phẩm may, tính năng của đường may và chi phí sản xuất. a. Chiều dài đường may là tổng chiều dài đo trên từng chuỗi mũi may liên tục. Chiều dài đường may được xác định thông qua việc xác định kích thước của các chi tiết trên sản phẩm may. Việc đo chính xác chiều dài đường may ảnh hưởng đến việc tính toán các chi phí sản xuất, tiêu hao chỉ may, tiêu chuẩn kỹ thuật và việc giám sát tiêu chuẩn chất lượng. Chiều dài đường may là yếu tố để xác định được loại mũi may, đường may cần sử dụng. Những đường may dài thường sử dụng máy may mũi móc xích và vắt sổ vì có thể Nguyễn Thò Nghĩa 13 Luaän vaên cao hoïc 2008 may ở tốc độ cao. Tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng và tính năng đường may của mỗi sản phẩm cuối cùng sẽ xác định loại mũi may được sử dụng. Đối với những đường may dài, đòi hỏi người công nhân phải định vị vị trí các lớp vải và thao tác cầm nắm các chi tiết gia công chuẩn xác nhằm đảm bảo độ chừa đường may (seam allowance) đồng đều dọc theo chiều dài đường may. b. Độ rộng đường may được định nghĩa như là độ chừa đường may. Độ rộng mũi may cũng liên quan đến độ rộng đường may. Độ chừa đường may được đo từ cạnh mép nguyên liệu đến đường may. Độ rộng này thường là một yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm may, giảm độ trượt đường may và cho phép gia giảm lượng dư thừa trên chi tiết gia công. Độ rộng đường may càng lớn thì đường may càng bền vững và chặt hơn độ rộng đường may nhỏ. c. Độ sâu đường may được thể hiện bằng độ dày hoặc độ phẳng của đường may. Độ dày hoặc độ phẳng đường may là hai yếu tố chính liên quan đến tính thẩm mỹ và tính tiện nghi của sản phẩm may mặc. Độ sâu này bị ảnh hưởng bởi trọng lượng vải, cấu tạo vải và loại đường may sử dụng. Tại các vị trí đường may đòi hỏi độ bền cao thì độ sâu đường may càng lớn, ví dụ như may chi tiết đề cúp thân sau quần jean, độ dày đường may lớn thì bền hơn đường may nối kết thông thường. 1.1.2. Chất lượng mũi may – đường may: Để đánh giá một đường may đạt chất lượng thì phải quan tâm đến 2 đặc trưng chủ yếu của đường may gồm: bề mặt ngoại quan của đường may (seam appearance) và tính năng của đường may (seam performance) 1.1.2.1. Bề mặt ngoại quan: Bề mặt của đường may liên quan đến khả năng drapeability, độ đều mũi may - đường may và độ phẳng đường may. - Drapeability: khả năng drapeability của đường may liên quan đến độ mềm mại của vật liệu và cấu trúc đường may. Đường may cần một lượng như Nguyễn Thò Nghĩa 14 Luaän vaên cao hoïc 2008 nhau khả năng drapeability bởi vì phần còn lại của sản phẩm may. Chỉ thô, cấu trúc đường may phức tạp, may nhiều lớp … sẽ ảnh hưởng đến độ cồng kềnh và độ cứng của đường may. ( em sẽ chỉnh ý này) - Độ đều mũi may và đường may: Độ đều mũi may là tiêu chuẩn khắt khe đối với hình dáng của sản phẩm may mặc. Mật độ mũi may khác nhau, độ không đều mũi may và đường may, chỉ lỏng, sức căng chỉ thấp đều ảnh hưởng đến ngoại quan của sản phẩm may mặc. Sự thiếu đồng bộ của mật độ mũi may ảnh hưởng rõ ràng nhất ở những đường may diễu. Sức căng chỉ thấp làm cho đường may bị lỏng chỉ, các mũi may bị hở dọc theo đường may. Sự không đồng đều của các đường may làm xấu hình dạng của sản phẩm may dẫn đến sản phẩm trong không đẹp mắt. - Độ phẳng đường may: Độ phẳng đường may được định nghĩa là không có nếp nhăn, lượn sóng của vải tại vị trí may. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ phẳng đường may là việc ủi, đường may diễu, đường may chần diễu. Độ nhăn đường may là một vấn đề liên quan đến chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại quan sản phẩm may mà không làm tổn thương đến vải may. Có rất nhiều yếu tố liên quan gây nhăn đường may. Có 4 yếu tố gây nhăn đường may đó là nhăn do bàn lừa, thiết lập sức căng chỉ, đặt sai vị trí bán thành phẩm và nhăn do sự khác biệt độ ẩm. 1.1.2.2. Tính năng của đường may: Tính năng của đường may liên quan độ đàn hồi đường may (seam elasticity), độ bền đường may (seam length) và độ uyển chuyển (seam flexibility). Những tính chất này đều liên quan đến tính chất của vải, việc lựa chọn mũi may và đường may, loại chỉ, kích thước chỉ và mật độ mũi may. + Độ đàn hồi đường may liên quan đến 2 yếu tố: độ giãn và độ co. Độ đàn hồi đường may là mức độ đường may co lại chiều dài ban đầu ngay lập tức sau khi kéo giãn. Những sản phẩm đòi hỏi độ đàn hồi cao đối với cả vải Nguyễn Thò Nghĩa 15 Luaän vaên cao hoïc 2008 may lẫn đường may như sản phẩm quần áo nịt, đồ bơi. Độ giãn là lượng mà đường may bị giãn không bị đứt. Khi có tải trọng tác dụng lên dọc chiều dài đường may thì đường may có độ giãn tối đa mà không làm hỏng chỉ may là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Nếu độ giãn này phù hợp với độ giãn của vải hoặc phù hợp với mục đích sử dụng của sản phẩm thì đường may đạt yêu cầu. Mức độ giãn của mũi may và chỉ may phải tương đương với độ giãn của vải. Nếu đường may không giãn nhiều bằng vải dẫn đến đứt chỉ. Độ giãn đường may liên quan đến tính chất chỉ may, sức căng chỉ, loại đường may, loại mũi may, mật độ mũi may và tính chất của vải. Sự kết hợp giữa các yếu tố này sẽ tạo sản phẩm có độ giãn cần thiết đáp ứng mục đích sử dụng. Những mũi may có độ đàn hồi cao gồm 103, 401, 406, 407, 503, 504, 512, 514 và 516. Theo Carr và Latham, cho rằng mũi may vắt sổ 3 chỉ 504 có độ co giãn là lớn nhất. Mật độ mũi may càng lớn thì độ giãn càng cao nhưng nếu cao quá sẽ làm tổn thương sợi vải dẫn đến phá hủy bề mặt vải may. + Độ bền đường may: Độ hỏng của đường may do chịu tải có thể chia ra như sau: • Loại 1: hỏng do đứt chỉ • Loại 2: hỏng do rách vải hoặc trượt đường may hỏng do trượt sợi trong vải nằm thẳng góc với đường may (dạt sợi) Sự dạt đường may được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của sự hỏng đường may khiến sản phẩm may bị phế khi sử dụng. Mức độ dạt sợi tùy thuộc vào kiểu dệt, nguyên liệu sản xuất vải, loại đường may, mũi may, loại chỉ và sức căng chỉ. Một nghiên cứu về khả năng may của vải denim, cho rằng may vải denim loại nhẹ với chỉ may thô thì sẽ có độ dạt sợi đường may lớn. Khi sự tương hợp giữa vải – chỉ kém thì độ dạt đường may đối với chỉ lõi là lớn nhất, kế đó là chỉ polyester và chỉ cotton. Nguyễn Thò Nghĩa 16 Luaän vaên cao hoïc 2008 Lực khiến cho đường may bị đứt do 2 nguyên nhân trên ( loại 1 và 2) được gọi là độ bền đường may. Tính chất này của đường may là quan trọng nhưng rõ ràng đường may không cần thiết phải bền hơn vải. Độ bền đường may liên quan đến loại mũi may, độ bền chỉ may, lực căng chỉ, loại đường may, độ rộng đường may, và mật độ mũi may. Độ bền vòng chỉ trong quá trình hình thành mũi may thì quan trọng hơn độ bền chỉ may. Sự kết hợp của những yếu tố này xác định độ bền đường may. Hầu hết đường may trên sản phẩm may là kém bền hơn vải và vì vậy để đảm bảo tính năng sử dụng thích hợp của sản phẩm may, cần phải thiết kế đúng, chọn các thông số kỹ thuật chỉ, vải, kim phù hợp và thiết lập đúng thông số công nghệ may đảm bảo đường may có độ bền tối ưu. Tuổi thọ của đường may được xác định bằng hiệu suất đường may ( seam efficiency) hay hệ số hiệu dụng đường may. Hệ số này nằm trong khoảng 85- 90% là hợp lý. H = Pdm/Pvm H : hệ số hiệu dụng đường may Pdm (cN) : độ bền đứt đường may Pvm (cN) : độ bền đứt vải may Để có thể tối ưu hóa hệ số này ta quan tâm đến các yếu tố như loại đường may, loại mũi may, mật độ mũi may, lựa chọn chỉ may và kim. Trường hợp mà chỉ và vải cùng hư một lúc thì được coi là lý tưởng nhưng một số chuyên gia về công nghệ may mặc thì cho rằng người ta cho phép chỉ may có thể sửa được . Độ bền vòng chỉ có tương quan chặt chẽ với độ bền đứt của đường may theo hướng ngang. Độ bền vòng chỉ là lực cần thiết để kéo đứt một đoạn chỉ xâu vòng qua một đoạn chỉ khác có cùng chiều dài. Độ bền này chịu ảnh Nguyễn Thò Nghĩa 17 Luaän vaên cao hoïc 2008 hưởng của độ cứng, loại xơ hay filament, độ xe, cấu trúc săn và độ đều của các yếu tố này. Khi tác dụng tải trọng theo hướng ngang, chỉ may chịu tác dụng của tải trọng ở dạng vòng chỉ; độ bền vòng chỉ được tìm ra nhỏ hơn 2 lần độ bền của sợi chỉ đơn. Sự thiếu hụt về độ bền này (sự suy giảm độ bền chỉ may ở dạng vòng chỉ) thì lớn đối với những loại chỉ làm từ xơ tương đối không có độ giãn cao như lanh, cotton, và sự suy giảm độ bền chỉ may ở dạng vòng chỉ thì nhỏ đối với chỉ làm từ xơ có độ co giãn cao như xơ polyester. Sự thay đổi của chỉ thì cũng quan trọng vì đường may sẽ bị phá hủy đầu tiên tại vòng chỉ có độ bền thấp nhất, sau đó đứt đường may hàng loạt, dẫn đến hư đường may Brain đã khảo sát thấy rằng độ bền tối thiểu của vòng chỉ có tương quan chặt chẽ với độ bền mũi may. Dựa trên sự phân tích, ông đã đưa ra một chỉ số gọi là độ bền vòng chỉ hiệu chỉnh tối thiểu CML (Corrected minimum loop) CML= độ bền vòng chỉ tối thiểu X cosθ/2 Trong đó: θ là góc của vòng chỉ tại thời điểm tạo vòng của đường may dưới tác dụng của ứng suất biến dạng ngang. Với giá trị này người ta có thể dự đoán được chính xác độ bền đường may. Cũng có thể sử dụng công thức tương quan như sau: Độ bền đường may/cm = số mũi may/cm x 2 x độ bền vòng không đối xứng. Tuy nhiên nếu mật độ mũi may vượt ra ngoài giới hạn nào đó thì độ bền đường may có khuynh hướng giảm. Chmiclowiec tìm thấy rằng , trên máy lockstitch thì độ bền đường may phụ thuộc vào loại đường may và tỷ số giữa độ bền chỉ trên và độ bền chỉ dưới. Độ bền của chỉ may giảm dần trong quá trình may. Sự giảm độ bền chỉ may cũng ảnh hưởng đến độ bền đường may.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất