Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể

.PDF
72
1
130

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG XUÂN GIANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA RƯƠI (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) NUÔI TRONG BỂ Chuyên nghành: Muôi trồng thủy sản Mã số: 60 62 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được nêu rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Xuân Giang LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Thuỷ sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa đào tạo Thạc sỹ Nuôi trồng thủy sản niên khóa 2015-2017. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Nắng Thu, Khoa Thủy sản, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Là người hướng dẫn khoa học chính cho đề tài của tôi Tôi xin chân thành cảm ơn tới: ThS. Cao Văn Hạnh, KS. Nguyễn Văn Tuấn, Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ đã giúp đỡ trong công việc chuẩn bị bể, trang thiết bị thí nghiệm. Lời cảm ơn cũng xin được gửi đến các anh chị cán bộ nghiên cứu tạiTrạm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ đã giúp đỡ trong công việc chuẩn bị bể thí nghiệm, thu mẫu và hỗ trợ theo dõi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Có được thành công ngày hôm nay, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện bằng kinh phí của Đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống Rươi nhân tạo (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865)”. Đơn vị chủ trì: Thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Xuân Giang ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ....................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v Danh mục bảng ........................................................................................................... vi Danh mục hình ........................................................................................................... vii Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ...............................................................................1 1.2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3 2.1. Đặc điểm phân loại của rươi ..............................................................................3 2.2. Đặc điểm hình thái .............................................................................................4 2.3. Đặc điểm sinh sản của rươi ................................................................................7 2.4. Đặc điểm dinh dưỡng của rươi ...........................................................................8 2.5. Tình hình nghiên cứu rươi trong nước và ngoài nước ............................................8 2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước của Rươi .......................................................................8 2.5.2. Nghiên cứu trong nước về Rươi ....................................................................... 17 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 26 3.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 26 3.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 26 3.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................26 3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 26 3.5. Phương pháp xác định chỉ tiêu cần theo Dõi.....................................................33 3.5.1. Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng của ấu trùng .....................................33 3.5.2. Phương pháp xác định tỉ lệ sống....................................................................... 34 3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35 Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................36 4.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi vỗ thành thục Rươi ..............36 iii 4.2. Kết quả nuôi vỗ thành thục Rươi bằng loại thức ăn khác nhau.......................... 36 4.2.1. Sinh trưởng của Rươi nuôi thành thục .............................................................. 36 4.2.2. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ ............................................................................37 4.2.3. Tỷ lệ thành thục của Rươi .................................................................................. 38 4.3. Nuôi vỗ thành thục Rươi ở các mật độ nuôi khác nhau .....................................39 4.3.1. Sinh trưởng của Rươi nuôi thành thục .............................................................. 39 4.3.2. Tỷ lệ sống của Rươinuôi vỗ .............................................................................40 4.3.3. Tỷ lệ thành thục ............................................................................................... 40 4.3.4. Sức sinh sản của Rươi ở các mật độ nuôi khác nhau .........................................42 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi .................................................................................................. 42 4.4.1. Ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng Rươi ...................................................................................................42 4.4.2. Ảnh hưởng mật độ ương nuôi khác nhau đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng Rươi ............................................................................................ 44 4.5. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương nuôi ....................................46 4.5.1. Yếu tố môi trường............................................................................................46 4.5.2. Yếu tố độ mặn ................................................................................................. 46 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 49 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 49 5.2. Kiến nghị. ........................................................................................................ 50 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 51 Phụ lục ........................................................................................................................ 54 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt B Bể cm Centimét cs. Cộng sự g Gram l Chiều dài M Mật độ max Lớn nhất min Nhỏ nhất ml Mililít TB Trung bình TLTT Tỷ lệ thành thục W Khối lượng < Nhỏ hơn > Lớn hơn v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ................ 36 Bảng 4.2. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của Rươi nuôi thành thục. .................... 37 Bảng 4.3. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của Rươi ở mật độ nuôi khác nhau .......39 Bảng 4.4. Tỷ lệthành thục (%)của Rươi ở các mật độ nuôi khác nhau........................41 Bảng 4.5. Sức sinh sản của Rươi ở các mật độ nuôi khác nhau ..................................42 Bảng 4.6. Sinh trưởng về chiều dài và phát triển về số đốt cơ thể của ấu trùng Rươi .......................................................................................................... 43 Bảng 4.7. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của Rươiương nuôi ở mật độ khác nhau .................................................................................................. 44 Bảng 4.8. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương nuôi ............................. 46 Bảng 4.9. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của Rươi ương nuôi ở các mức độ mặn khác nhau .......................................................................................... 47 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Rươi Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865 ..............................4 Hình 2.2. Đầu Rươi ..................................................................................................5 Hình2.3. Thân Rươi ................................................................................................6 Hình 2.4. Thùy đuôi của Rươi ..................................................................................6 Hình 2.5. Vây bơi ....................................................................................................7 Hình 2.6. Con Rươi ..................................................................................................9 Hình 2.7. Lỗ Rươi ..................................................................................................10 Hình 2.8. Hang Rươi .............................................................................................. 10 Hình 2.9. Sản phẩm sinh dục Rươi .........................................................................11 Hình 2.10. Phân bố Rươi..........................................................................................11 Hình 2.11. Quá trình phát triển của trứng chưa thụ tinh và thụ tinh của Rươi đến sản phẩm sinh dục ............................................................................15 Hình 2.12. Bản đồ phân bố Rươi tại Việt Nam ......................................................... 20 Hình 2.13. Vòng đời của Rươi .................................................................................22 Hình 2.14. Rươi đi sinh sản...................................................................................... 22 Hình 2.15. Phân biệt đực cái của Rươi .....................................................................23 Hình 2.16. Trứng và tinh trùng Rươi ........................................................................ 23 Hình 2.17. Rươi giống .............................................................................................24 Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ .....................................................................................27 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ.............................................................................................29 Hình 3.3. Bể bố trí thí nghiệm 1&2 ........................................................................ 29 Hình3.4. Bể bố trí thí nghiệm ................................................................................ 30 Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi giai đoạn xuống đáy ...................................................... 31 Hình 3.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi giai đoạn xuống đáy ...................................................... 32 Hình 4.1. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau .................37 vii Hình 4.2. Tỷ lệ Rươi thành thục ở các giai đoạn ..................................................... 38 Hình 4.3. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ thành thục ở các mật độ khác nhau ................40 Hình 4.4. Tăng trưởng kích thước theo loại thức ăn................................................ 44 Hình 4.5. Tăng trưởng về chiều dài và số đốt theo mật độ khác nhau ..................... 45 Hình 4.6. Ảnh hưởng độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống Rươi........................... 48 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Hoàng Xuân Giang Tên Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) nuôi trong bể Ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60 62 03 01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Hoàn thiện quy trình nuôi Rươi trong bể từ giai đoạn xuống đáy đến thu sản phẩm sinh dục của Rươi góp phần phát triển nuôi Rươi nhân tạo trong bể phát triển. Tìm ra loại thức ăn, mật độ phù hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển trong từng giai đoạn phát triển của Rươi. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức (NT) khác nhau về thức ăn: NT1: tảo đáy, NT2: thức ăn tổng hợp (Lansy, Fripak, NRD Inve) và NT3: là thức ăn kết hợp 2 loại thức ăn trên. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức khác nhau về mật độ nuôi: TN1:500 con/m2, NT2: 600 con/m2, NT3: 700 con/m2; NT4: 800 con/m2. Thí nghiệm được tiến hành trong bể, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi (giai đoạn rươi xuống đáy). Nghiệm thức 1 (NT1): Thức ăn tổng hợp các loại (Lansy, Fripak, NRD Inve); Nghiệm thức 2 (NT2): Các loại thức ăn có nguồn gốc từ mùn bã hữu cơ (bột các loại ngũ cốc) và nghiệm thức 3 (NT3): Tổng hợp của hai loại thức ăn trên (Thức ăn tổng hợp các loại + thức ăn có nguồn gốc từ mùn bã hữu cơ). Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi(giai đoạn rươi xuống đáy). Ấu trùng được ương ở 4 mật độ khác nhau: 50 con/l; 100 con/l; 200 con/l; 300 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả chính và kết luận Kết quả lựa cho thức ăn cho thấy, Rươi có thể sử dụng thức ăn tảo đáy, thức ăn ix tổng hợp với hàm lượng cao. Tuy nhiên kết quả cho thấy sau 90 ngày nuôi vỗ thành thục Rươi bố mẹ, việc sử dụng thức ăn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng của Rươi nuôi không giống nhau. Thức ăn kết hợp và thức ăn tảo đáy, mùn bã hữu cơ cho tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với thức ăn tổng hợp. Tốc độ sinh trưởng trung bình về khối lượng của Rươi nuôi khi cho ăn bằng thức ăn tổng hợp kết hợp tảo đáy mùn bã hữu cơ đạt kết quả cao nhất 0,862g/con. Nuôi vỗ thành thục, tỷ lệ sống của Rươi ở các nghiệm thức 1, 2 và 3 đạt lần lượt là 66,63%; 64,03% và 64,33% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức 2 (Rươi được cho ăn thức ăn tổng hợp) có tỷ lệ sống (64,03%) thấp hơn so với các nghiệm thức 1, 3. Sử dụng thức ăn tổng hợp (NT2) cho tỷ lệ sống của Rươi thấp nhất có thể là do đây là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chưa đáp ứng đủ về nhu cầu của Rươi Mật độ nuôi vỗ thành thục có thể nuôi ở 500; 600; 700; 800 đều cho kết quả khả quan, nhưng xét về tổng thể chi phí và mức độ phù hợp thì nuôi ở mật 600 con/m2 là thích hợp nhất. do vậy, ảnh hưởng của mật độ nuôi tới sự thành thục có thể liên quan đến khác nhau về đặc điểm sinh lý của từng loài. Rươi giai đoạn 40 ngày tuổi sử dụng thức ăn tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp cho kết quả Rươi tăng trưởng về chiều dài đạt kích cỡ là: 11,52 ± 0,64mm và tỷ lệ sống là: 11,68 – 11,94% cao hơn so với cho ăn đơn thuần tảo tươi và thức ăn tổng hợp của Đối giai đoạn ấu trùng 40 ngày tuổi cũng vậy cho kết quả Rươi tăng trưởng về chiều dài đạt kích cỡ là: 11,52 ± 0,64mm và tỷ lệ sống là: 11,68 – 11,94% cao hơn so với cho ăn đơn thuần tảo tươi và thức ăn tổng hợp Giai đoạn ấu trùng từ 20 - 40 ngày tuổi, lúc này ấu trùng bắt đầu xuống đáy và chủ động với tập tính đào hang, cạnh tranh không gian sống thì ảnh hưởng của mật độ nuôi đến khả năng phát triển của ấu trùng xảy ra rõ rệt hơn. Ấu trùng Rươi nuôi ở mật độ 300, 400 và 500 con/l sau 40 ngày thí nghiệm có tỷ lệ sống lần lượt đạt 11,62%; 11,75% và 11,68% cao hơn đáng kể so với Rươi ương nuôi ở mật độ 600 con/l đạt 10,72% (p<0,05).Từ những kết quả về sinh trưởng về chiều dài, số đốt và tỷ lệ sống cho thấy ương nuôi ấu trùng ở mật độ 500 con/l đạt hiệu quả cao nhất. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Hoang Xuan Giang Thesis title: Study on the effect of feed and stocking density on growth and survival of Palolo (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) cultured in a tank Major: Aquaculture Code: 60 62 03 01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Completing the process of raising palolo tank from the bottom to the collection phase of genital products contribute to the development of culture palolo artificial flies in the developing tank. Find out which foods are suitable for palolo growth and development in each stage of palolo development. Materials and Methods Experiment1: To study the effect of food on the maturation rate palolos parents The experiment included three different NT treatments: NT1: bottomal algae, NT2: mixed feed (Lansy, Fripak, NRD Inve) and NT3: feed combined with the two feeds. Experiment 2: Study the effect of density on the maturation rate palolos parents The experiment included 4 different treatments on density of densities: TN1: 500 species / m2, NT2: 600 species / m2, NT3: 700 species / m2; NT4: 800 species / m2. The experiment was conducted in the tank, each treatment was repeated 3 times. Experiment 3: Effects of food on growth and survival of palolo (stage flies to the bottom). Treatment 1 (NT1): Fodder kinds (Lansy, Fripak, Inve NRD); Treatment 2 (NT2):foods derived from organic humus (cereal flour) and treatment 3 (NT3): synthesis of the two types of food (synthetic food + Food derived from organic humus). Experiment 4: Effect of density on growth and survival of palolo (stage to bottom). Larvae were stocked at 4 different densities: 50 species / L; 100 species / L; 200 species / L; 300 species / L. Each treatment was repeated 3 times. Main findings and conclusions The results show that Palolo can use algal diets, high-grade synthetic feeds. However, the results showed that after 90 days of maturation of parental palolo, different feed utilization, the growth rate of Palolo culture is not the same. Combined feed and bottom algae feeds, organic humus give better growth rates than composite feeds. The xi average growth rate of Palole's mass when fed with synthetic organic algae meal was 0.862 g / species. Palatable survival, the survival rate of Palolo in treatments 1, 2 and 3 reached 66.63% respectively; 64.03% and 64.33% among the treatments. Treatment 2 (palolo was fed with synthetic feed) had a lower survival (64.03%) than treatments 1, 3. Using synthetic feeds (NT2) gave lower survival of Palolo Most probably, this is a food source with high nutritional value but not enough to meet Palolo's needs. The 40-day-old palole using fresh algae feeds in combination with synthetic feeds resulted in a growth in length of palolos of 11.52 ± 0.64 mm and survival was 11.68 11.94% higher than for pure algae eating fresh fodder for larval stage of 40 days old, too result palolo growth in length is achieved size: 11.52 ± 0, 64mm and survival rates were: 11.68 - 11.94% higher than that of single feeding of fresh algae and mixed feed. Larval stage from 20-40 days old, this time the larvae begin to bottom and proactive with behavior burrow, competitive living space, the effects of stocking the possibility of development of the larvae occurs more pronounced. Larvae of Palolo at density of 300, 400 and 500 species /L after 40 days of experiment had survival rate of 11.62%; 11.75% and 11.68% were significantly higher than the control diets at a density of 600 species / L at 10.72% (p <0.05). Incineration and survival showed that larvae rearing at a density of 500 species/ L was most effective. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Rươi có tên khoa học Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865. Thuộc họ Nereididae Rươi sống tự nhiên, có giá trị trong y học và thực phẩm. Chúng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước lợ, khu bãi bồi ven sông Rươi sống dưới bùn cát, có thể chịu được hàm lượng ôxy thấp, giàu chất hữu cơ. Rươi không có công dụng chữa bệnh. Nhưng trong con Rươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất giàu đạm, và chứa nhiều loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt và kẽm… Nên ăn rươi cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là đạm (ruoi.com.vn/dac-san-ruoi/con-ruoi-va-congdung-cua-con-ruoi). Xuất khẩu Rươi thương phẩm chủ yếu của Việt Nam là thị trường: Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Những năm gần đây, tại Hải Phòng nghề nuôi Rươi thương phẩm quy mô hộ gia đình đã được nhiều người nuôi thủy sản quan tâm. Bởi lẽ Hải Phòng nằm trong lưu vực sông Hồng, có nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Toàn Thành phố có khoảng 6.000 ha đất bãi bồi ven sông, chủ yếu các huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão. Phần lớn diện tích nuôi Rươi do cấp huyện, xã giao cho các hộ, cá nhân thầu khoán. Ngoài giá trị chính của Rươi là làm thực phẩm, Rươi được sử dụng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi vỗ tôm sú bố mẹ và tôm thẻ chân trắng. Các cơ sở sản xuất giống hiện nay đa phần sử dụng Rươi làm thức ăn chính cho nuôi vỗ, vì sau khi sử dụng, tỷ lệ tôm thành thục cao, chất lượng trứng tốt. Ngoài ra Rươi còn có vai trò to lớn trong việc chuyển hoá các chất mùn bã hữu cơ và xác động vật chết trong chu trình chu chuyển vật chất của hệ sinh thái vùng triều, xử lý chất thải hữu cơ, tạo nên độ phì nhiêu, tơi xốp và thông thoáng cho các vùng đất ngập nước. Chính nhờ khả năng tự làm sạch thuỷ vực nên Rươi còn được một số các nhà khoa học xem như là các sinh vật chỉ thị mức ô nhiễm môi trường bằng cách xác định mật độ cá thể, sản lượng và tần xuất xuất hiện tại một vùng ven biển. Tuy nhiên, đối với các hộ nuôi thủy sản ở Việt Nam nói chung, Thành phố 1 Hải Phòng nói riêng, Rươi vẫn là một đối tượng nuôi mới, chủ yếu để tự nhiên không cá tác động về thức ăn và mật độ nuôi Rươi, các thông tin về đặc điểm sinh học, sinh sản, về quy trình nuôi còn hạn chế, do đó hiệu quả kinh tế mà loài Rươi này mang lại chưa cao, diện tích nuôi còn hạn chế, sản lượng còn thấp, trung bình năng suất đạt 0,45 tấn/ha. Vì vậy, nhằm từng bước khắc phục những trở ngại trên, đưa Rươi trở thành đối tượng nuôi mới có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Do vậy việc nghiên cứu Rươi trong điều kiện nhân tạo là có ý nghĩa khoa học vào thực tiễn sản xuất. Các nghiên cứu về sinh học, sinh sản của Rươi, điều kiện nuôi vỗ và ương nuôi ấu trùng chưa được nghiên cứu. Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) nuôi trong bể” là rất cần thiết nhằm tìm ra loại thức ăn và mật độ nuôi phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của Rươi, từ đó nâng cao tỷ lệ sống giúp Rươi sinh trưởng và phát triển tốt tăng hiệu quả kinh tế và sản lượng nuôi rươi. Trong tương lai gần nuôi Rươi công nghiệp sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển thể hiện tính ổn định, hiệu quả cao. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Hoàn thiện quy trình nuôi Rươi trong bể từ giai đoạn xuống đáy đến thu sản phẩm sinh dục của Rươi góp phần phát triển nuôi Rươi nhân tạo trong bể phát triển. Tìm ra loại thức ăn phù hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển trong từng giai đoạn phát triển của Rươi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định mật độ nuôi phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng của Rươi nuôi thương phẩm trong bể. - Xác định loại thức ăn nuôi phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng của Rươi nuôi thương phẩm trong bể. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CỦA RƯƠI Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) thuộc ngành giun đốt, lớp giun nhiều tơ. Rươi sống ở vùng cửa sông ven biển, khu bãi bồi ven sông nơi chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều và sống ẩn nấp dưới đáy hay giấu mình trong cát, bùn trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, độ mặn từ: 0 – 10 0 00 là chủ yếu. Rươi được khai thác rải rác quanh năm ở các vùng bãi triều nhưng chủ yếu xuất hiện nhiều vào tháng 5 – 6 và 9 – 10 (âm lịch), vào các kỳ trăng, nước thủy chiều lớn từ 5 – 10 con nước lúc này chúng di cư sinh sản nên cơ thể lớn nhất. Rươi mà chúng ta sử dụng làm thực phẩm chỉ là 1/3 phần trước cơ thể bị đứt ra, có kích thước từ 3 – 7 cm, chứa nhiều sản phẩm sinh dục; phần này trôi nổi trong nước, được thu gom và bán trên thị trường. Phần còn lại bị tiêu giảm và phân hủy dưới đáy. Mỗi một con Rươi chỉ sinh sản một lần trong đời, sau khi sinh sản cá thể bố mẹ thường chết, để lại sự phát triển của ấu trùng. Ấu trùng theo các dòng thủy triều vào vùng đất ngập nước, định cư ở đó để sinh trưởng đến khi trưởng thành. Rươi là một loại đặc sản có giá trị kinh tế rất cao, được dùng làm thực phẩm cho người và nuôi vỗ tôm bố mẹ (Cao Văn Hạnh, 2015) Họ Rươi hiện tại được cho là một đơn vị phân loại đơn ngành. Các họ hàng gần gũi nhất của chúng trong cây phát sinh loài của giun nhiều tơ là các Họ Chrysopetalidae và Hesionidae (thuộc siêu họ Nereidoidea). Họ Rươi được chia thành 42 chi, nhưng quan hệ giữa các chi vẫn chưa được sáng tỏ. Thông thường người ta chia họ này thành 3 phân họ - Namanereidinae, Gymnonereinae và Nereidinae. 3 Về phân loại Rươi thuộc: Giới: Animalia Ngành: Annelida Lớp giun nhiều tơ: Polychaeta Bộ: Phyllodocida Họ: Nereididae Giống: Tylorrhynchus Loài: Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865 2.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI Về cấu tạo cơ thể, Rươi có 3 phần chính là đầu Rươi, thân Rươi và thùy đuôi của Rươi. Trong môi trường tự nhiên, Rươi sống ở tầng đáy, lúc này sự vận động của các chi diễn ra mạnh mẽ, chúng giống như các vây bơi. Ngoài việc trườn bò nhỏ các chi, sự uốn lượn tạo sang của toàn cơ thể, còn có chuyển động nhờ sự hô hấp của Rươi trong lúc đang di chuyển. Nhờ đó mà lớp nước xung quanh Rươi luôn luôn xao động giúp Rươi có thể thay đổi được nguồn nước luôn mới, tạo ra giàu oxy hơn và giúp chúng hô hấp được tốt hơn. Hình 2.1. Rươi Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865 Con Rươi trưởng thành dài 60 đến 70mm, bề ngang chừng 5 đến 6mm. Thân hình dẹp với hơn 50 đốt màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Đầu Rươi tương đối nhỏ, nhưng mắt lại to. Phần trước của Rươi to hơn phần đuôi. Đầu Rươi Gồm 2 phần: thuỳ trước miệng và phần quanh miệng. Thuỳ trước miệng 4 nhỏ dẹp theo hướng lưng bong và có dạng hình tam giác cân, đỉnh quay về phía trước. Mặt trên của thuỳ trước miệng có hai anten ngắn gồm phần gốc và phần ngọn liên hoàn, không có sự khác biệt và ngăn cách.Hai bên của thuỳ trước miệng có đôi xúc biện phân đốt rõ. Phần gốc của xúc biện phình lớn, có hình trứng, phần ngọn có dạng như bướu nhỏ, linh động. Đôi xúc biện là cơ quan cảm giác, có vai trò như môi bên. Phía mặt lưng của phần trước miệng có 2 đôi mắt màu đen. Phần quanh miệng ngắn mang hai đôi chi bên ở hai bên. Phần trước hầu lộn ra ngoài, đưa hàm kitin hình móc, có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức ăn. Trong điều kiện bình thường, hàm kitin nằm giữa xoang trước hầu và hầu. Bề mặt của phần trước hầu được phủ kitin và có nhiều núm lồi. Hình 2.2. Đầu Rươi Thân Rươi Có dạng trụ tròn (dạng polip) không đều. Chiều dài thân Rươi khoảng 47cm, đường kính 2-3mm. Thân Rươi gồm nhiều đốt, các đốt đều ngắn. Độ dài đốt thì ngắn hơn chiều rộng đốt. Mỗi đốt thân có một đôi chi bên. Mỗi chi bên là phần lồi của thành bên cơ thể và phân thành 2 nhánh: nhánh lưng và nhánh bong. Trên nhánh lưng có chi lưng, túm tơ lưng và thuỳ lưng dưới phát triển còn thuỳ lưng trên tiêu giảm. Các túm tơ ở Rươi thường có màu đen. Đến thời kỳ sinh sản (tháng 10 dương lịch hàng năm) cơ thể Rươi có nhiều thay đổi. Lúc này toàn bộ cơ thể Rươi được chia thành 2 phần (phần trước và sau) khác biệt, nhất là phần sau chứa các sản phẩm sinh sản. Đồng thời các chi ở phần sau cũng tăng về kích thước: các chi bên to ra, các túm tơ lưng và bụng rất phát triển. 5 Hình 2.3. Thân Rươi Thùy đuôi của Rươi Đó là các đốt cuối cùng của thân Rươi. Thuỳ đuôi có dạng hình nón, không có chi bên nhưng có hai chi phụ hậu môn dài. Phía trước đốt cuối cùng là vùng sinh trưởng, nơi sẽ hình thành các đốt mới của cơ thể Rươi. Phần cuối của đốt cuối cùng có lỗ hậu môn. Hình 2.4. Thùy đuôi của Rươi Vây bơi của Rươi Trong môi trường nước ngoài tự nhiên, Rươi vận động gần bề mặt đáy.Lúc này các chi bên hoạt động như các vây bơi. Ngoài chuyển động trườn nhỏ các chi bên và sựuốn lượn tạo sang của toàn cơ thể, còn có chuyển động nhờ sự hô hấp của Rươi trong khi nó có thể di chuyển hay không. Nhờ đó mà lớp nước xung quanh luôn xáo động giúp Rươi có thể tạo được nguồn nước luôn mới, giàu ôxy 6 hơn, và giúp chúng hô hấp được tốt hơn (www.sinhhocvietnam.com › ... › Sinh thái - Tiến hóa - Đa dạng sinh học) Hình 2.5. Vây bơi 2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA RƯƠI Rươi sinh sản hữu tính tức có con đực và con cái mới hoài thai được ra con non. Rươi đực khoác trên mình “bộ cánh” màu trắng còn Rươi cái khoác trên mình “bộ cánh” màu xanh, mùa giao hoan đực cái gặp nhau, xoắn vào nhau trong một cuộc luân vũ để thực hiện nghĩa vụ cao cả là duy trì nòi giống. Trước đây người ta vẫn tưởng thứ vớt lên sau mỗi mùa nước Rươi “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, “Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát Rươi thì đầy” là cả thân mình con Rươi nhưng đúng ra đó chỉ là hệ thống sinh sản của chúng. Phần đuôi chiếm đến hai phần ba cơ thể Rươi mùa giao phối bị đứt đoạn nằm dưới bùn và tự hủy để hi sinh cho hệ thống sinh sản theo con nước nổi lên như một cái phao. Với con cái hệ thống đó gồm cả buồng trứng, con đực gồm cả túi tinh. Kỳ lạ là chúng vẫn di chuyển được bình thường vì có nhiều chân bơi ở hai bên và có “não” chỉ huy ở phía đầu… Rươi có tập tính sống trong hang dưới bùn và chỉ xuất hiện vào những thời kỳ nhất định trong năm vì chúng chịu ảnh hưởng bởi thủy triều, thời tiết, tuần trăng, nhiệt độ, độ mặn và nhiều yếu tố sinh thái khác. Đáng buồn là nguồn lợi Rươi đang được khai thác triệt để vào chính mùa sinh sản của chúng.Sản phẩ m Rươi đang sử du ̣ng làm thực phẩ m là những cá thể mang trứng nên càng ưa chuộng Rươi loài người càng đẩy loài động vật nhiều chân này vào chỗ tuyệt chủng nếu chỉ phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất