Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm hỗ trợ thẩm thấu và sấy chân không đến chấ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm hỗ trợ thẩm thấu và sấy chân không đến chất lượng xoài sấy dẻ

.PDF
100
1
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH ************************* TRẦN VĂN KHÁNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG SIÊU ÂM HỖ TRỢ THẨM THẤU VÀ SẤY CHÂN KHÔNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG XOÀI SẤY DẺO LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 03/2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH ---------------------------- TRẦN VĂN KHÁNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG SIÊU ÂM HỖ TRỢ THẨM THẤU VÀ SẤY CHÂN KHÔNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG XOÀI SẤY DẺO Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Mã số : 60.54.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. PHAN TẠI HUÂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 03/2018 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG SIÊU ÂM HỖ TRỢ THẨM THẤU VÀ SẤY CHÂN KHÔNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG XOÀI SẤY DẺO TRẦN VĂN KHÁNH Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: BÙI NGỌC HÙNG Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 2. Thư ký: TS. VŨ THỊ LÂM AN Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 3. Phản biện 1: TS. NGUYỄN MINH XUÂN HỒNG Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 4. Phản biện 2: TS. NGUYỄN HUỲNH BẠCH SƠN LONG Trường Đại học Lạc Hồng 5. Ủy viên: TS. KHA CHẤN TUYỀN Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Trần Văn Khánh, sinh ngày 07 tháng 6 năm 1990 tại tỉnh Thái Bình. Tốt nghiệp THPT tại Trường Trung học phổ thông Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình năm 2008. Tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ Thực phẩm hệ chính quy tại Đại học Công Nghệ Đồng Nai năm 2013. Quá trình công tác: - Từ năm 2011 đến nay công tác tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, chức danh: Chuyên viên phòng thí nghiệm. Tháng 10 năm 2015 theo học Cao học ngành Công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên lạc: 59 Tổ 19, Kp3, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai Điện thoại: 0977083662 Email: [email protected] ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Trần Văn khánh iii LỜI CẢM ƠN Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm hỗ trợ thẩm thấu và sấy chân không đến chất lượng xoài sấy dẻo là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Để hoàn thành tốt đề tài này, em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của gia đình, thầy cô và tất cả bạn bè. Trước hết, con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, những người đã có công sinh thành và yêu thương con. Cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh và động viên con trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm thầy PGS.TS. Phan Tại Huân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện đề tài. Em xin gởi đến thầy lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc. Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá 2015 chuyên nghành Công nghệ thực phẩm. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô. TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Văn Khánh iv TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm và sấy chân không đến chất lượng xoài sấy dẻo” được thực hiện tại khoa Thực phẩm – Môi Trường và Điều dưỡng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và Khoa Công nghệ thực phẩm trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 05/2016 đến tháng 4/2017. Mục tiêu nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của sóng siêu âm hỗ trợ thẩm thấu và động học của quá trình sấy chân không tới chất lượng sản phẩm xoài sấy dẻo. Đề tài đã nghiên cứu được các thông số ảnh hưởng trong quá trình thẩm thấu và sấy chân không đến chất lượng sản phẩm xoài sấy dẻo. Các thí nghiệm sơ bộ đã được thực hiện nhằm xác định các thông số cho thí nghiệm tối ưu hóa quá trình thẩm thấu: Nồng độ dung dịch ngâm, nhiệt độ siêu âm, thời gian siêu âm, ở thí nghiệm sấy xác định được thời gian sấy chân không cho chất lượng sản phẩm tốt nhất. Thông qua đánh giá cảm quan: màu, mùi, vị, cấu trúc bằng phương pháp cho điểm và đo trên máy Zwick Roell 1.0 để đánh giá chất lượng sản phẩm. Kết quả nghiên cứu đạt được: Nồng độ chất hòa tan tổng số có trong dung dịch ngâm là 52 OBrix, nhiệt độ siêu âm và thẩm thấu 49 OC, thời gian siêu âm là 32 phút cho hiệu quả thẩm thấu đạt giá trị giảm nước 45 %, tăng chất rắn 14 % trong thời gian thẩm thấu là 3 giờ. Sau quá trình thẩm thấu, xoài được sấy chân không tại nhiệt độ 60 OC, áp suất chân không là 0,01Mpa trong thời gian sấy là 420 phút, sản phẩm xoài sấy dẻo đạt độ ẩm 16 % cho giá trị cảm quan tốt nhất. v SUMMARY The thesis research “Study on effects of ultrasonic and vacuum drying on the quality of dried mango " is deployed in faculty of Food - Environment and Nursing, Dong Nai Technology University and faculty of Food Technology, Nong Lam University, Ho Chi Minh City from May 2016 to April 2017. The objectives of the study were to analyze the effect of ultrasound to osmosis support and kinetics of vacuum drying on the quality of dried mango. The research found out parameters affecting the drying and vacuum drying process to the quality of dried mango product. Preliminary experiments were conducted to determine parameters for the optimization of the osmotic process: Concentration of soaking solution, ultrasonic temperature, ultrasonic time, in drying experiments to determine the vacuum drying time for the best product quality. Through sensory evaluation: color, smell, taste, structure by the method of measuring points and check on the Zwick Roell 1.0 machine to evaluate product quality. Research results: Total soluble solids in immersion solutions was 52 OBrix, ultrasonic temperature was 49 OC, ultrasonic time of osmotic effect was 32 minutes, water loss reduction was 45 %, solids gain 14 % in permeation time was 3 hours. After osmotic process, mango was dried in vacuum condition at 60 OC, the vacuum pressure was 0.01 MPa during the drying time of 420 minutes, dried mango gained 16 % for the best sensory value. vi MỤC LỤC TRANG Trang tựa Trang chuẩn y ............................................................................................................... i Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ii Lời cam đoan ............................................................................................................. iii Lời cảm ơn ................................................................................................................. iv Tóm tắt ........................................................................................................................ v Summary .................................................................................................................... vi Mục lục ......................................................................................................................vii Danh sách các hình..................................................................................................... xi Danh sách các bảng ...................................................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài............................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................. 2 5. Những tính mới của đề tài ....................................................................................... 3 vii Chương 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 4 1.1. Giới thiệu về cây xoài .......................................................................................... 4 1.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................... 4 1.1.2. Các giống xoài được trồng tại Việt Nam .......................................................... 5 1.1.3. Thành phần hoá học của xoài ............................................................................ 7 1.2. Công nghệ siêu âm tách nước thẩm thấu ............................................................. 8 1.2.1. Khái quát về tách nước thẩm thấu ..................................................................... 8 1.2.2. Khái quát siêu âm tách nước thẩm thấu ........................................................... 9 1.3. Phương pháp sấy chân không............................................................................. 10 1.3.1. Khái niệm quá trình sấy .................................................................................. 10 1.3.2. Mục đích của quá trình sấy ............................................................................. 10 1.3.3. Những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình sấy ...................................... 11 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ....................................................... 12 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 15 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 15 2.2.1. Nguyên liệu ..................................................................................................... 15 2.2.2. Thiết bị và Hóa chất ........................................................................................ 15 2.3. Quy trình sản xuất xoài sấy dẻo ......................................................................... 17 2.3.1. Quy trình sản xuất xoài sấy dẻo ...................................................................... 17 2.3.2. Thuyết minh quy trình ..................................................................................... 18 2.3.2.1. Nguyên liệu .................................................................................................. 18 2.3.2.2. Xử lý ............................................................................................................. 18 viii 2.3.2.3. Cắt miếng ..................................................................................................... 19 2.3.2.4. Chần ............................................................................................................. 19 2.3.2.5. Siêu âm thẩm thấu ........................................................................................ 20 2.3.2.6. Sấy chân không ............................................................................................ 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21 2.4.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 21 2.4.1.1 Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng chất hoà tan tổng số (0Brix) có trong dung dịch ngâm ảnh hưởng tới quá trình thẩm thấu.................................................. 21 2.4.1.2 Khảo sát nhiệt độ siêu âm tiền xử lý và nhiệt độ dung dịch ngâm ảnh hưởng tới quá trình thẩm thấu xoài.............................................................................. 22 2.4.1.3 Khảo sát thời gian siêu âm tiền xử lý ảnh hưởng tới quá trình siêu âm thẩm thấu ................................................................................................................... 22 2.4.1.4 Tối ưu hóa quá trình tiền xử lý siêu âm ........................................................ 23 2.4.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ sấy chân không đến chất lượng của xoài sấy dẻo .................................................................................................................... 24 2.4.2. Các phương pháp phân tích ............................................................................. 24 2.4.2.1. Phương pháp xác định tổng chất khô hoà tan .............................................. 24 2.4.2.2. Phương pháp xác định độ ẩm ....................................................................... 25 2.4.2.3. Phương pháp xác định đường tổng đường khử ............................................ 26 2.4.2.4. Phương pháp xác định độ ẩm tức thời ......................................................... 26 2.4.2.5. Phương pháp xác định nước mất và đường tăng .......................................... 27 2.4.2.6. Đo màu xoài với máy đo Minolta CR 400 ................................................... 28 2.4.2.7. Phương pháp đo cấu trúc xoài trên máy Zwick Roell 1.0 ............................ 28 2.4.2.8. Phương pháp đánh giá cảm quan ................................................................. 28 ix Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 31 3.1. Lựa chọn các thông số cho sản phẩm................................................................. 31 3.2. Khảo sát một số chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu xoài ....................................... 32 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất hoà tan tổng số (oBrix) có trong dung dịch ngâm ảnh hưởng tới quá trình siêu âm thẩm thấu. ........................................... 33 3.4. Khảo sát nhiệt độ siêu âm tiền xử lý và nhiệt độ dung dịch ngâm ảnh hưởng tới quá trình thẩm thấu xoài ................................................................................... 37 3.5. Khảo sát thời gian siêu âm tiền xử lý ảnh hưởng tới quá trình thẩm thấu ......... 40 3.6. Tối ưu hóa quá trình siêu âm thẩm thấu ............................................................. 43 3.6.1. Tối ưu hóa hàm lượng giảm nước trong nguyên liệu...................................... 45 3.6.2. Tối ưu hóa hàm lượng đường thẩm thấu ......................................................... 49 3.6.3.. Tối ưu hóa quá trình thẩm thấu ...................................................................... 52 3.7. Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ sấy chân không tới chất lượng xoài sấy dẻo. ...... 54 3.8. Khảo sát mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm nghiên cứu và sản phẩm trên thị trường................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 69 x DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1. Trái xoài...................................................................................................... 4 Hình 2.1. Thực hiện cắt lát xoài ............................................................................... 19 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đổi vị trí khay trong máy sấy.............................. 21 Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến màu sắc sản phẩm ...................................... 35 Hình 3.2. Sản phẩm khảo sát theo nồng độ dung dịch ngâm ................................... 37 Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới màu sắc sản phẩm ........................................ 39 Hình 3.4. Mẫu khảo sát nhiệt độ siêu âm và thẩm thấu ........................................... 40 Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian siêu âm tới màu sắc xoài sấy, (a) Ảnh hưởng tới độ sáng của sản phẩm, (b) Ảnh hưởng tới sắc tố vàng của sản phẩm ...................... 42 Hình 3.6. Mẫu khảo sát thời gian siêu âm ................................................................ 43 Hình 3.7. Độ tương thích của số liệu thực nghiệm với mô hình toán học ............... 45 Hình 3.8. Biểu đồ Pareto thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố................................... 47 Hình 3.9. Bề mặt đáp ứng thể hiện ảnh hưởng của X1, X2, X3 tới ........................... 48 Hình 3.10. Độ tương thích của số liệu thực nghiệm với mô hình toán học ............. 49 Hình 3.11. Bề mặt đáp ứng thể hiện ảnh hưởng của X1, X2, X3 tới Y2 ................. 51 Hình 3.12. Tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến Giảm nước, Tăng đường của xoài sấy dẻo ....................................................................................................................... 52 Hình 3.13. Biểu diễn đường cong sấy ảnh hưởng của nhiệt độ ............................... 55 Hình 3.14. Sản phẩm khảo sát nhiệt độ sấy.............................................................. 58 Hình 3.15. Các sản phẩm xoài sấy dẻo..................................................................... 60 Hình 3.16. Kết quả đo cấu trúc của các sản phẩm.................................................... 61 xi DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hoá học trong 100g phần ăn được của xoài chín .................... 8 Bảng 1.2. Thành phần acid amin có trong 100g phần ăn được của xoài chín ............ 8 Bảng 2.1. Mã hóa mẫu xoài sấy................................................................................ 29 Bảng 2.2. Thứ tự trình bày mẫu cho mỗi cảm quan viên ......................................... 29 Bảng 2.3. Thang điểm cho các tính chất cảm quan .................................................. 30 Bảng 3.1. Chỉ tiêu sản phẩm xoài sấy dẻo ................................................................ 31 Bảng 3.2. Khảo sát nguyên liệu theo độ chín .......................................................... 32 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát nồng độ dung dịch thẩm thấu ....................................... 34 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát nhiệt độ siêu âm và nhiệt độ thẩm thấu ........................ 38 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thời gian siêu âm tiền xử lý .......................................... 40 Bảng 3.6. Mức khảo sát của 3 yếu tố ........................................................................ 43 Bảng 3.7. Kết quả thí nghiệm box-benken 3 yếu tố ................................................. 44 Bảng 3.8. Lack Of Fit Sự “thiếu phù hợp” của mô hình toán học............................ 46 Bảng 3.9. Các hệ số của phương trình hồi quy ......................................................... 47 Bảng 3.10. Lack Of Fit Sự “thiếu phù hợp” của mô hình toán học.......................... 50 Bảng 3.11. Các hệ số của phương trình hồi quy ....................................................... 50 Bảng 3.12. Kết quả dự đoán và thực tế các chỉ tiêu hiệu suất thu hồi, độ co rút sản phẩm và thời gian sấy của nghiệm thức tối ưu ......................................................... 54 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy ................................................................... 56 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá cảm quan .................................................................... 58 Bảng 3.15. Kết quả đo cấu trúc của sản phẩm xoài qua 3 lần đo ............................. 62 xii ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Đặt vấn đề Xoài là một loại trái cây thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới, xoài có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam một số tỉnh có diện tích trồng xoài khá lớn như Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Đồng Nai, Khánh Hòa... với nhiều giống xoài nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Tượng, xoài Thơm, xoài Bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng xoài nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung. Xoài cung cấp một lượng lớn Glucid, một số chất kháng sinh, xenlulose và các enzym… giúp con người tiêu hóa được dễ dàng, xoài còn cung cấp các vitamin (A, B6, C, PP…), các chất khoáng cần thiết cho cơ thể (K, Mg…) mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Hàng năm xoài được sản xuất với số lượng rất lớn nên có ý nghĩa rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thực phẩm tại các địa phương có diện tích trồng xoài lớn. Tuy nhiên, vào những vụ mùa sản lượng xoài rất lớn dẫn tới tình trạng dư thừa, ứ, dập úng, giá rất rẻ, giá cả bấp bênh gây thiệt hại cho nhà nông. Vì thế xoài sấy dẻo là một phương pháp giúp cho quá trình bảo quản được lâu hơn và tăng thêm giá trị kinh tế cho trái xoài giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm. Tuy nhiên sản phẩm xoài sấy dẻo nếu không sử dụng quá trình tiền xử lý thích hợp sẽ bị giảm màu sắc, mất chất dinh dưỡng và cấu trúc bị thay đổi giảm giá trị của sản phẩm, mất nhiều thời gian sấy. Vì thế để khắc phục nhược điểm này thì quá trình tách nước thẩm thấu bằng sóng siêu âm nhằm giảm thời gian chế biến, giữ được màu sắc của sản phẩm được áp dụng. Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm hỗ trợ thẩm thấu và sấy chân không tới chất lượng xoài sấy dẻo” với mục đích tăng cường sự thẩm thấu chất tan từ dung dịch ngâm vào trong thịt quả giúp giảm thời gian chế biến mà vẫn giữ được màu sắc và hương vị tự nhiên của xoài. 1 Đề tài là những bước đi đầu tiên cho những nghiên cứu, khảo sát tiếp theo trong việc phát triển quy trình sản xuất xoài sấy dẻo. Đây là một hướng đi mới góp phần nâng cao chất lượng của xoài sấy dẻo, mang lại lợi ích thiết thực cho ngành công nghệ chế biến thực phẩm và cho nền nông nghiệp quốc gia. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thông qua các thông số khảo sát phân tích ảnh hưởng của sóng siêu âm hỗ trợ thẩm thấu và động học của quá trình sấy chân không tới chất lượng sản phẩm xoài sấy dẻo. 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất hòa tan tổng số có trong dung dịch ngâm ảnh hưởng tới quá trình thẩm thấu. Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ siêu âm và nhiệt độ thẩm thấu tới quá trình thẩm thấu. Khảo sát thời gian siêu âm ảnh hưởng tới quá trình thẩm thấu. Tối ưu hóa quá trình thẩm thấu Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ sấy chân không tới chất lượng xoài sấy dẻo. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Hiểu được các phản ứng sinh hoá xảy ra trong quá trình thực nghiệm. Hiểu biết về các tác động của sóng siêu âm và sấy chân không ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Tạo ra quy trình công nghệ sản xuất xoài sấy dẻo bằng công nghệ siêu âm thẩm thấu và sấy chân không đạt được chất lượng sản phẩm cao. 2 5. Những tính mới của đề tài Sử dụng công nghệ siêu âm cho quá trình thẩm thấu đạt hiệu quả thẩm thấu cao. Từ kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho các sản phẩm trái cây sấy dẻo khác. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về cây xoài 1.1.1. Nguồn gốc Xoài có tên khoa học là Mangifera india, thuộc họ Anacadiaceae, chi là Mangifera đã được trồng từ hơn 4000 năm trước, chi Mangifera có 41 loài trong đó có một loài ăn được gọi là Mangifera india theo nghiên cứu của Mukherjee (1949) trích dẫn bởi (Mukherjee, 1972). Xoài là loại cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở miền nam Châu Á và đặc biêt ở Ấn Độ, Thái Lan và quần đảo Adaman. Từ mangifera có nguồn gốc từ manga trong tiếng Malayalam, và được những người Bồ Đào Nha phổ biến sau khi họ thám hiểm Ấn Độ, vì thế mà có từ manga trong tiếng Bồ Đào Nha (Mukherjee 1972). Nguồn: (Shen, 2017) Hình 1.1: Trái xoài Hiện có hàng trăm giống xoài phân phối trên toàn thế giới, trong đó châu Á và Ấn Độ có hơn 500 giống đã được phát hiện và có 69 loài chủ yếu giới hạn trong khu vực nhiệt đới. Có lẽ một số các giống là bản sao với tên gọi khác nhau, nhưng ít nhất 350 giống đã được nhân giống và ươm trong vườn ươm thương mại. Sự đa dạng các 4 giống xoài có tại Malaysia là cao nhất, đặc biệt là ở vùng bán đảo Malaya, Borneo và Sumatra. Xoài phát triển mạnh ở các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Sikkim, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Papua New Guinea và Solomon và quần đảo Caroline. Đa dạng loài lớn nhất tồn tại ở miền Tây Malaysia và khoảng 28 loài được tìm thấy ở khu vực này (Medina and García, 2002). 1.1.2. Các giống xoài được trồng tại Việt Nam  Xoài cát Hoà Lộc Theo Nguyễn Phước Tuyên và Võ Hùng Nhiệm (2001), xoài Cát Hoà Lộc được trồng đầu tiên tại xã Hoà Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang đây một trong những giống xoài thương mại có giá trị kinh tế cao và nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long được trong và ngoài nước đánh giá cao. Xoài cát Hoà Lộc là loại xoài quý có năng xuất cao, tuy nhiên hơi khó trồng, phải thâm canh, ra hoa không đều không trồng bằng hạt mà phải ghép. Cây thường có tuổi thọ từ 15-25 năm, năng suất trung bình từ 100-250kg/cây/năm. Trái xoài Cát Hoà Lộc có dạng thuôn dài, khi già có phấn trắng phủ bên ngoài và đốm nâu đỏ tập trung ở phần giữa và cuống trái. Dòng này có trọng lượng quả từ 400 - 600 g. Màu sắc vỏ quả vàng tươi khi chín, dầy thịt quả từ 28,0 - 32,0 mm, độ chắc thịt từ 1,2 - 1,4 kg/cm2 , tỉ lệ ăn được 78 - 80 % so với trọng lượng quả, thịt quả màu vàng, ít xơ, cấu trúc thịt quả mịn chắc, vị ngọt thanh (độ brix 20,0 - 22,0 %). 5  Xoài cát Chu Theo Nguyễn Phước Tuyên và Võ Hùng Nhiệm (2001), xoài Cát Chu có xuất xứ ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, là giống xoài có phẩm chất ngon, có khả năng cho năng suất cao do dễ ra hoa và đậu trái. Xoài cát Chu được trồng khá phổ biến ở ĐBSCL, tập trung nhất là huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Giống xoài Cát Chu có chất lượng trái ngon, có độ ngọt vừa phải (độ Brix 14,4%), tỷ lệ ăn được cao 76,5%. Kích thước trung bình về chiều dài, dầy và rộng của trái xoài Cát Chu khi thu hoạch lần lượt là 12,9 cm, 7,9 cm và 7,1 cm. Trọng lượng trái trung bình khoảng 400 – 500g thịt xoài cát chu ít sơ, mềm mà hơi dai, lại rất ngọt và thơm. Tuy nhiên không phải cây họ đậu mà số lượng aicd amin rất nhiều. Cây cho trái tự nhiên vào khoảng tháng 12 dương lịch nhưng các nhà vườn thường xiết nước cho ra hoa sớm hơn, ra hoa trước tết 3-4 tháng để kịp tết. Cây xoài Cát Chu dễ trồng, dễ ra hoa kết trái, năng xuất cao, dễ thích hợp với nhiều loại đất: phù sa ven sông Cửu Long, đất phèn ở miền Tây Nam Bộ hay đất cát ở Miền Đông vẫn cho trái tốt .  Xoài bưởi (xoài ba mùa) Theo Nguyễn Phước Tuyên và Võ Hùng Nhiệm (2001), xoài Bưởi còn được gọi là “xoài ghép” có xuất xứ từ vùng Cái Bè, Tiền Giang đây là sự ngộ nhận về giống xoài này, chủ yếu được trồng bằng hột chứ không phải được ghép lên cây bưởi như người ta vẫn truyền miệng. Đặc điểm cho trái sớm từ 2,5 - 3 năm tuổi. Trái trung bình từ 250 - 300 g, vỏ trái có nhiều túi tinh dầu mùi của bưởi khi để thật chín thì ăn ngọt nhưng ít được ưa chuộng .  Xoài Khiêu Sa Vơi Theo Nguyễn Phước Tuyên và Võ Hùng Nhiệm (2001), Cây xoài Khiêu Sa Vơi có đặc tính sinh trưởng mạnh lá xanh đậm. Ở Thái Lan và miền Đông nam bộ phải áp dụng chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazol cây mới chịu ra hoa. Trái 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan