Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

.PDF
169
4
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành : Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận án, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Người viết cam đoan Nguyễn Thị Yến ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong và ngoài trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, các phòng ban và trung tâm của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các sở, ngành, các phòng ban liên quan thuộc tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận án Nguyễn Thị Yến năm 2017 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2 4. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học về tác động của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân đô thị .......................................................4 1.1.1. Đất đai và quản lý sử dụng đất .................................................................4 1.1.2. Đô thị hóa ...............................................................................................13 1.2. Tác động của phát triển đô thị đối với kinh tế, xã hội và môi trường đô thị ........15 1.2.1. Tác động của phát triển đô thị đối với kinh tế, xã hội ............................15 1.2.2. Tác động của phát triển đô thị đối với môi trường .................................20 1.2.3. Tác động của phát triển đô thị đối với các vấn đề xã hội .......................23 1.2.4. Tác động của phát triển đô thị lên chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu lao động .................................................................................................25 1.3. Tình hình và nghiên cứu về phát triển đô thị trên thế giới và ở Việt Nam ....27 1.3.1. Tình hình và nghiên cứu về phát triển đô thị trên thế giới .....................27 1.3.2. Tình hình và nghiên cứu về phát triển đô thị ở Việt Nam ......................33 1.4. Đánh giá chung ..............................................................................................41 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................44 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................44 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................44 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................44 iv 2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................44 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sử dụng đất và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................44 2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 .......44 2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến đời sống người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 2014 ..................................................................................................................45 2.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trước phát triển đô thị. ......................45 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................45 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................45 2.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu ......................................51 2.3.3. Phương pháp biểu đạt số liệu bằng đồ thị ..............................................52 2.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan ...........................................52 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................54 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sử dụng đất và phát triển đô thị của thành phố Thái Nguyên.........................................................................................54 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên .....................................54 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ..........................56 3.1.3. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai của thành phố Thái Nguyên ........64 3.1.4. Quá trình phát triển đô thị của thành phố Thái Nguyên .........................69 3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất và phát triển đô thị của thành phố Thái Nguyên ..............................................75 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .........................................................77 3.2.1. Quá trình phát triển đô thị đẩy nhanh việc ban hành các văn bản về quản lý đất đai...................................................................................................77 3.2.2. Quá trình phát triển đô thị đẩy mạnh công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ...........................................................................78 v 3.2.3. Quá trình phát triển đô thị tác động gián tiếp đến việc phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .............................................................................82 3.2.4. Quá trình phát triển đô thị tác động chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tích cực .....................................................................84 3.2.5. Quá trình phát triển đô thị tác động đến phương thức sử dụng đất ........92 3.2.6. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong quá trình phát triển đô thị .................................................................................................................99 3.2.7. Một số diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa, năng suất giảm ....100 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến đời sống người dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................101 3.3.1. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến thu nhập và việc làm của người dân ..................................................................................................................101 3.3.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường sống của người dân ....116 3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trước sự phát triển đô thị.................................131 3.4.1. Nhóm giải pháp chung..........................................................................131 3.4.2. Nhóm giải pháp về quản lý đất đai .......................................................132 3.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao đời sống người dân địa phương ..................133 3.4.4. Giải pháp đối với vấn đề môi trường....................................................135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................140 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BĐS BT CHXHCN CN CNH CT CT-TTg DT GDP HĐH KCN KCN KCX KHLĐXH KLN KT-XH MT NCQLKTTƯ PTĐT QCVN QH, KHSDĐ QHSD QLNN QLNN QSD TCN TCTK ThS TNMT TT TTBĐS UBND Giải thích : Bất động sản : Bồi thường : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Công nguyên : Công nghiệp hóa : Cây trồng : Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ : Diện tích : Tổng sản phẩm Quốc nội : Hiện đại hóa : Khu công nghiệp : Khu công nghiệp : Khu chế xuất : Khoa học Lao động xã hội : Kim loại nặng : Kinh tế - xã hội : Môi trường : Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương : Phát triển đô thị : Quy chuẩn Việt nam : Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất : Quy hoạch sử dụng : Quản lý Nhà nước : Quản lý Nhà nước : Quyền sử dụng : Trước Công nguyên : Tổng cục Thống kê : Thạc sỹ : Tài nguyên Môi trường : Trung tâm : Thị trường Bất động sản : Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ......... 16 Bảng 1.2. Tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 ... 17 Bảng 1.3. Tình hình phát triển dân số tỉnh Thái Nguyên ............................ 19 Bảng 1.4. Dân số 20 thành phố đông dân của Việt Nam ............................ 37 Bảng 1.5. Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế 2010 - 2015 .......................... 38 Bảng 1.6. Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành qua các năm .................. 39 Bảng 2.1. Đặc điểm các hộ điều tra ............................................................ 48 Bảng 2.2. Số lượng hộ điều tra theo 4 nhóm có diện tích bị thu hồi khác nhau 49 Bảng 2.3. Số lượng hộ điều tra trong 4 khu vực theo phân bố địa bàn của các hộ ................................................................................................ 49 Bảng 2.4. Vị trí, tọa độ lấy mẫu .................................................................. 51 Bảng 3.1. Cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 2013 ............................................................................................. 57 Bảng 3.2. Dân số thành phố Thái Nguyên theo đơn vị hành chính ............ 60 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2016 ........ 65 Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 ....... 74 Bảng 3.5. Kết quả ban hành các văn bản về quản lý đất đai ....................... 77 Bảng 3.6. Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008 - 2014 ................................................ 78 Bảng 3.7. Kết quả thu hồi đất ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 2014............................................................................................. 81 Bảng 3.8. Sự thay đổi về hướng sử dụng đất của các hộ gia đình .............. 87 Bảng 3.9. Tình hình đất thổ cư tính bình quân hộ điều tra ......................... 88 Bảng 3.10. Tình hình đất nông nghiệp bình quân của các hộ ..................... 91 Bảng 3.11. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân của hộ nhóm 1 ............. 94 Bảng 3.12. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân của hộ nhóm 2 ............. 96 viii Bảng 3.13. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân của hộ nhóm 3 ............. 98 Bảng 3.14. Kết quả thu hồi đất ở TP Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014. 99 Bảng 3.15. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi để xây dựng một số dự án . 100 Bảng 3.16. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập hỗn hợp của các hộ nông dân bị mất đất do quá trình phát triển đô thị ................... 102 Bảng 3.17. Thu nhập bình quân của hộ gia đình giai đoạn 2008 -2014 ... 103 Bảng 3.18. Tỷ lệ các mức thu nhập của hộ gia đình theo khu vực ........... 104 Bảng 3.19. Sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình sau khu bị thu hồi đất .. 105 Bảng 3.20. Tổng hợp các hình thức sử dụng tiền bồi thường ................... 106 Bảng 3.21. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu ngành kinh tế (GDP) của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ......................................... 108 Bảng 3.22. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của TP. Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ............................................................... 109 Bảng 3.23. Thực trạng việc làm của lao động sau thu hồi đất .................. 110 Bảng 3.24. Các kiểu kiến trúc nhà ở trước và sau khi bị thu hồi đất ........ 112 Bảng 3.25. Ý kiến các hộ về tác động của sự phát triển đô thị ................. 114 Bảng 3.26. Số người nhiễm các tệ nạn xã hội ........................................... 116 Bảng 3.27: Hàm lượng KLN trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ............................................................... 118 Bảng 3.28: Hàm lượng pH, COD, BOD5 vàTSS trong môi trường nước tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 .............................. 123 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên ............................................................ 128 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Dân số và tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam từ 1950 - 2050 ................. 18 Hình 1.2. Tỷ lệ gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên ......................................... 19 Hình 1.3. Mật độ dân số một số thành phố lớn của Việt Nam năm 2005 và 2013................................................................................................ 23 Hình 1.4. Dân số Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ........................................ 35 Hình 1.5. Dân số Việt Nam giai đoạn 1975 - 2014 ........................................ 38 Hình 1.6. Tăng trưởng GDP theo quý giai đoạn 2010-2014 .......................... 38 Hình 2.1. Sơ đồ phân khu vực và vị trí lấy mẫu ............................................ 50 Hình 3.1. Sơ đồ hành chính TP. Thái Nguyên ............................................... 54 Hình 3.2: Cơ cấu trong ngành nông nghiệp ................................................... 58 Hình 3.3. Dân số thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2014 ................. 73 Hình 3.4. Kết quả giao đất cho hộ gia đình, cá nhân thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 .................................................................... 80 Hình 3.5. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2014 82 Hình 3.6. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2014 ................................................................................................ 83 Hình 3.7: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2014 của thành phố Thái Nguyên ........................................................................... 85 Hình 3.8. Sơ đồ hiện trạng đất nông nghiệp năm 2014 của thành phố Thái Nguyên ........................................................................................... 86 Hình 3.9. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân của hộ nhóm 1 .................. 93 Hình 3.10. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân của hộ nhóm 2 ................ 95 Hình 3.11. Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ ...................................... 107 Hình 3.12. Thực trạng thay đổi về việc làm trước và sau thu hồi đất .......... 111 Hình 3.13: Hàm lượng As trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ......................................................................... 119 x Hình 3.14. Hàm lượng Pb trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ......................................................................... 120 Hình 3.15. Hàm lượng Zn trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ......................................................................... 121 Hình 3.16. Hàm lượng COD trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 ........................................................... 125 Hình 3.17. Hàm lượng Pb trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 .................................................................. 125 Hình 3.18. Hàm lượng Fe trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 .................................................................. 126 Hình 3.19. Nồng độ SO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu (mg/m3) ........................................................................................ 129 Hình 3.20. Đồ thị nồng độ NO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu (mg/m3) ................................................................................. 130 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống các đô thị đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu cầu về môi trường sống và làm việc có chất lượng. Đô thị đã khẳng định vai trò là động lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Tuy nhiên, phát triển đô thị tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây là những thách thức lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đô thị, điều kiện, môi trường sống của dân cư và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiện nay. Thành phố Thái Nguyên là thành phố trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, là một trong những thành phố lớn ở miền Bắc, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, có tốc độ phát triển đô thị nhanh và mạnh. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã 4 lần quyết định phê duyệt điều chỉnh và nâng cấp thành phố: Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 802/TTg phê duyệt quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, công nhận thành phố Thái Nguyên là trung tâm vùng Việt Bắc. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 135/2002/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 278/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020. Vào năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1615/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Bộ mặt đô thị của thành phố Thái Nguyên đã có những chuyển biến vượt bậc. 2 Tại các đô thị, những dự án phát triển đã và đang được triển khai đồng bộ, tạo hiệu ứng tích cực vào bộ mặt kiến trúc đô thị. Các khu công nghiệp ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư. Các dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch đã và đang được triển khai cũng sẽ là tiền đề quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần hình thành các khu đô thị mới. Mặc dù đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, song chiến lược phát triển của thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 là trở thành thành phố hiện đại, năng động, trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế có tầm khu vực. Việc phát triển đô thị đã diễn ra với tốc độ cao và đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, thu hút đầu tư và việc làm. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng làm mất diện tích đất nông nghiệp đáng kể, đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý sử dụng đất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài:"Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của phát triển đô thị đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân thành phố Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trước sự phát triển đô thị, góp phần nâng cao đời sống người dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014. - Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến đời sống người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trước sự phát triển đô thị. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý đất đai mà cụ thể là các nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển đô thị tới quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Góp phần đóng góp xây dựng cơ sở khoa học về đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất chính sách tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người dân cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự. 4. Những đóng góp mới của đề tài Chỉ ra được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân thành phố Thái Nguyên, bao gồm: - Cơ cấu đất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của thành phố đã được đưa vào khai thác và sử dụng ngày càng hiệu quả. - Đất nông nghiệp giảm nhiều, bình quân đất nông nghiệp/hộ giảm nhưng bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về tác động của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân đô thị 1.1.1. Đất đai và quản lý sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm về đất đai a). Thổ nhưỡng: Theo Dokuchaev: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi (Vũ Ngọc Tuyên, 1994) [71]. Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009) [8]. b) Đất đai: Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đất đai (land) được hiểu như tài nguyên thiên nhiên, tài sản, tư liệu sản xuất. “Với nghĩa chung nhất, đó là lớp vỏ trái đất, lớp thổ nhưỡng hoặc là cả quả địa cầu, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, rừng cây, bãi hoang, mặt nước, đầm lầy và bãi đá. Với nghĩa hẹp hơn thì “đất đai” biểu hiện khối lượng và tính chất của tài sản mà con người có thể chiếm hữu đối với đất. Nó có thể bao gồm mọi tài sản hoặc lợi ích trên đất cả về mặt pháp lý và sự bình đẳng cũng như về quyền địa dịch và về di sản thiêng thiêng. Đất đai là một mặt còn tài sản trên đất là một mặt khác, vì tài sản trên đất là có thời hạn hoặc đất là được sử dụng cho các tài sản đó trong một thời hạn nhất định” (West Publishing Co, 1991) [94]. “ Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quý giá, lãnh thổ thiêng liêng của của mỗi quốc gia, dân tộc. Đất đai và quan hệ đất đai là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi thời đại. Quốc gia nào cũng quan tâm đến đất đai và quản lý đất đai nhằm củng cố địa vị của giai cấp thống trị và thu thuế”(Nguyễn Đình Bồng, và CS 2013) [3]. 5 c) Đất nông nghiệp Theo Vương Quang Viễn (1972) [90]: nông nghiệp là một ngành sản xuất mà loài người sử dụng đất để có sản phẩm động vật và thực vật. Theo Trương Đức Tuý (2002) [72]: Đó là hành vi tạo ra lợi ích từ sản xuất thông qua việc sử dụng đất đai, lao động và vốn, tức là việc sử dụng đất đai nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp gồm 4 lĩnh vực: nông, lâm, ngư (nghề cá), súc (chăn nuôi). Từ đó có thể định nghĩa: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi và mặt nước nuôi trồng thủy sản). Phân loại đất nông nghiệp: Tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 qui định Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; - Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng phòng hộ; - Đất rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thủy sản; - Đất làm muối; - Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. (Quốc hội, 2013) [55] d) Đất đô thị Đất đô thị là đất nội thành, nội thị và đất ngoại thành được quy hoạch để phát triển đô thị. Cùng với sự hình thành đô thị, đất đai cũng từng bước được chia thành đất đô thị, đất ngoại ô và đất nông thôn; đất đô thị có nguồn gốc chủ yếu từ đất nông nghiệp. Do kinh tế đô thị phát triển, quy mô đô thị phải mở rộng ra vùng nông nghiệp 6 phụ cận làm cho đất nông nghiệp bị suy giảm, về kinh tế, đô thị mở rộng làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao buộc phải nâng cao số tầng xây dựng hoặc mở rộng ra các vùng xung quanh (Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012) [29]. Đất là nền tảng để phát triển đô thị, ở đó con người sinh sống, làm việc và sử dụng các dịch vụ. Vì vậy, đất đô thị là đất để quy hoạch phát triển đô thị. Nhu cầu đất đô thị rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, cũng như giữa các thành phố và thị trấn trong một quốc gia. Chỉ số đất đô thị (m2/người): Mỹ 740, Anh 440, Đức 514, Niu Di Lân 270, Bờ-Ra-Xin 428 (Sao Pao lô), Ác Hen Ti Na 58 (Buenos Aires), Ấn độ 27 (Can Cut Ta); Tỷ lệ diện tích đất đô thị/tổng diện tích đất đai (%): Tại Mỹ 1, Anh 7, Đức 10, Niu Di Lân 7. Nếu tính bình quân diện tích đất đô thị 500 m2/người và dân cư hiện tại khoảng 1,5 tỷ người thì diện tích đất đô thị 750.000 km2 (chiếm 0,6% diện tích bề mặt trái đất hay bằng 1% diện tích đất bằng của bề mặt trái đất) (Study Litterature, 2002) [112]. Theo Phạm Thị Ánh Nguyệt (2011) [47]: Đất đô thị có tác động rất lớn, thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển đô thị. Nó là yếu tố cấu thành thực thể KT - XH đô thị, nơi tập trung đông dân cư, công trình kiến trúc dầy đặc. Các nhu cầu về ăn, ở, mặc, học hành, việc làm, đi lại của dân cư đô thị cần phải được diễn ra trên những mặt bằng nhất định. Theo Trần Thị Hường (1996) [38]: Chính sách đất đai đô thị là một bộ phận của chính sách phát triển đô thị và phải được xem xét trong khuôn khổ chính sách phát triển chung của quốc gia. Một trong các mục tiêu của chính sách phát triển là huy động các nguồn lực của đất nước để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Mục tiêu của chính sách đất đai là sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu. Đất đai là nền tảng để phát triển đô thị vì vậy chính sách đất đai phải xây dựng trên cơ sở tiếp cận chính sách kinh tế xã hội. Một trong những mục tiêu cụ thể của chính sách đất đai đô thị là việc cung cấp đất cần thiết cho việc phát triển đô thị ở vị trí thích hợp và đúng thời điểm cần thiết. Chính sách đất đai là một bộ phận của chính sách phát triển, vì vậy chúng liên quan đến cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội và trình độ phát triển của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội, mức độ đô thị hóa và nền tảng lịch sử là yếu tố xác định các vấn đề chính sách đất đai đô thị phải xem xét và giải 7 quyết. Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới đã làm phát sinh vấn đề khan hiếm đất trong các khu vực đô thị, trong khi đó tính chất và sự bức xúc của vấn đề này là phụ thuộc vào cấu trúc kinh tế xã hội và trình độ phát triển của đất nước. Quá trình đô thị hóa cũng như chính sách đất đai đô thị sẽ khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng như giữa các nước có cấu trúc chính trị, kinh tế xã hội khác nhau. Chính sách đất đai đô thị được hình thành trên cơ sở quy hoạch tổng thể của quốc gia, quy hoạch tổng thể tác động cả hai lĩnh vực phát triển đô thị và chính sách đất đai đô thị. 1.1.2.2. Sử dụng đất a) Sử dụng đất nông nghiệp Từ buổi bình minh của nhân loại, con người đã bắt đầu khai thác đất đai, từ hái lượm, săn bắn, chăn thả đến canh tác cổ truyền, cải tiến, hiện đại; phương thức khai thác, đất đai của con người ngày càng đa dạng, phức tạp, đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. (Nguyễn Đình Bồng và CS 2013) [4]. Trong thời kỳ Trung cổ; sản xuất nông nghiệp với sử dụng đất nông nghiệp vẫn giữ vị trí trọng yếu, Ví dụ: Trung Quốc thời Xuân Thu, Tần là một nước yếu, nhờ thực hiện “biến pháp canh tân” với chủ trương “canh chiến” (phát triển nông nghiệp, xây dựng lực lượng vũ trang) đã dần dần mạnh lên, đến năm 246 TCN Doanh Chính lên ngôi, tiếp tục đẩy mạnh canh tân, từ 230-221 TCN Tần đã đã lần lượt tiêu diệt Tề, Yên, Ngụy, Triệu, Hàn, Sở, chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc cổ đại (Almanach,1997) [1]. Đặc điểm của sử dụng đất nông nghiệp Theo Nhân Ái Tĩnh (2002) [70]: Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp: i) sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì nhiêu của đất; ii) sử dụng đất nông nghiệp khác nhau theo vùng; iii) Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp không lớn. b) Sử dụng đất đô thị Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, công nghiệp, nhà ở đô thị (Nguyễn Đình Bồng và CS 2013) [4]. 8 Đặc điểm của sử dụng đất đô thị: Mác đã khái quát được 3 đặc điểm của địa tô khu vực đô thị là: vị trí đất đai có ảnh hưởng quyết định đến lượng địa tô; người sở hữu đất đai giữ vị trí thụ động đối với địa tô khu vực xây dựng; địa tô khu vực xây dựng cũng tồn tại địa tô lũng đoạn và sẽ dần trở thành bộ phận chủ thể (Tôn Gia Huyên, 2009) [36]. 1.1.1.3. Quản lý sử dụng đất a) Khái niệm quản lý sử dụng đất Quản lý sử dụng đất tập trung vào đất và cách đất được sử dụng cho mục đích sản xuất, bảo tồn và thẩm mỹ (Verheye, 2010) [114]. Quản lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết định và được xác định bởi mục đích sử dụng nó ví dụ cho sản xuất lương thực, nhà ở, giải trí, khai khoáng… và được xác định bởi bản chất và giá trị của đất. Trước đây quản lý sử dụng đất tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp. Ngày nay, quản lý đất đai còn phải đối mặt với các vấn đề công nghiệp hóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai khoáng … (Preu and Ferber, 2008; Ferber, 2009) [104]. Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được sử dụng bởi chính quyền để quản lý cách mà đất được sử dụng và phát triển, bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp, quyền sử dụng đất, định giá đất và thông tin BĐS. b) Quản lý sử dụng đất nông nghiệp Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh cũng làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất trồng cây lương thực. Từ năm 1996 đến năm 2007, quá trình đô thị hoá đã diễn ra nhanh chóng cả về quy mô và tốc độ ở khắp các vùng. Năm 2013, dân số thành thị là 30 triệu người, chiếm 33% tổng dân số cả nước so với 23 triệu người và 27,6% năm 2006 về 2 chỉ tiêu tương ứng. Như vậy, trong vòng 8 năm dân số thành thị đã tăng lên 7 triệu người, chủ yếu do điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh, huyện và thành lập các khu đô thị mới gần các khu công nghiệp. Đô thị hoá mở rộng đến đâu, đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, thu hẹp đến đó. Đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp. Quản lý chặt, bảo vệ toàn bộ đất lúa hiện có. Theo hướng đó, từ nay đến năm 2020 cần ổn định diện tích canh tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất