Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến một số giống hoa đồng tiền nhập nội tại...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến một số giống hoa đồng tiền nhập nội tại phú thọ

.PDF
91
4
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THẨM HOÀNG NĂM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN NHẬP NỘI TẠI PHÚ THỌ Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Tố Nga Thái Nguyên - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kêt quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Thẩm Hoàng Năm ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiêm cứu đề tài, ngoài sự cố gắng lỗ lực của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin nghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ chân thành và quý báu đó. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Đặng Thị Tố Nga là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô trong hoa Nông học, các thầy cô trong phòng Đào tạo trường ĐHNL Thái Nguyên. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Đảng ủy, ban Giám hiệu trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này. Cảm ơn sự giúp đỡ, cổ vũ và động viên của gia đình, người thân, bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Thẩm Hoàng Năm iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4 1.1.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống ....................................................... 4 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phân bón lá. .................................. 4 1.2. Giới thiệu chung về cây hoa đồng tiền....................................................... 7 1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 7 1.2.2. Phân loại .................................................................................................. 7 1.2.3. Đặc điểm: ................................................................................................ 7 1.3. Tình hình sản xuất cây hoa đồng tiền trên Thế giới và ở Việt Nam ........ 14 1.3.1. Tình hình sản xuất cây hoa đồng tiền trên Thế giới ............................. 14 1.3.2. Tình hình sản xuất cây hoa đồng tiền ở Việt Nam ............................... 15 1.4. Kết quả nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên thế giới và Việt Nam ...... 19 1.4.1. Kết quả nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên thế giới ........................ 19 1.4.2. Kết quả nghiên cứu, sử dụng phân bón lá ở ViệtNam .......................... 20 1.4.3.Các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá ....................................... 22 iv Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 26 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu:............................................................................... 26 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 26 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 27 2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 29 2.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................... 30 2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32 3.1. Tỷ lệ sống của các giống hoa Đồng tiền .................................................. 32 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng của các giống hoa Đồng tiền ........................................................................................ 33 3.2.1. Thời gian sinh trưởng của các giống hoa đồng tiền trong thí nghiệm. ..... 34 3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của các giống hoa đồng tiền trong thí nghiệm. ............................................................ 35 3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng của một số giống hoa Đồng tiền thí nghiệm ................................................................. 36 3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của các giống hoa Đồng tiền ........................................................................................ 37 3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá, giống hoa đồng tiền đến động thái tăng trưởng số lá của cây hoa Đồng tiền ......................................................... 38 3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của các giống hoa Đồng tiền.................................................................................. 39 v 3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số nhánh của các giống hoa Đồng tiền.................................................................................. 41 3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá, các giống hoa Đồng tiền đến động thái tăng trưởng số nhánh của cây hoa Đồng tiền ........................................... 42 3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số nhánh của các giống hoa Đồng tiền ........................................................................... 43 3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, kích thước của các giống hoa Đồng tiền .................................................................................................. 44 3.6. Tình hình sâu bệnh hại của các giống hoa Đồng tiền thí nghiệm ............ 46 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của các giống hoa Đồng tiền ........................................................................................................ 49 3.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa của các giống hoa Đồng tiền ......................................................................................................... 51 3.9. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của các giống hoa Đồng tiền ......................................................................................................... 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 59 1. Kết luận ....................................................................................................... 59 2. Đề nghị ........................................................................................................ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CS : Cộng sự CDC : Chiều dài cành hoa ĐBHC : Độ bền hoa cắt ĐKC : Đường kính cành hoa ĐKH : Đường kính hoa ĐVT : Đơn vị tính LSD0.05 : Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%) P : Probability (xác suất) TB : Trung bình TCN : Tiêu chuẩn ngành TGST : Thời gian sinh trưởng. vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng và các giai đoạn của hoa đồng tiền ............... 10 Bảng 3.1. Tỷ lệ sống của các giống hoa đồng tiền qua các giai đoạn sinh trưởng ...................................................................................... 32 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng của một số giống hoa Đồng tiền thí nghiệm.......................................... 36 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm đến động thái ra lá của cây hoa Đồng tiền ........................................................................... 38 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của các giống hoa Đồng tiền ........................................................... 39 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón lá, các giống hoa Đồng tiền đến động thái tăng trưởng số nhánh của cây hoa Đồng tiền.................. 42 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số nhánh của các giống hoa Đồng tiền ................................................ 43 Bảng 3.8. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm ...... 44 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón lá, các giống hoa Đồng tiền đến hình thái, kích thước lá của cây hoa Đồng tiền....................................... 45 Bảng 3.10. Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống hoa Đồng tiền thí nghiệm .... 47 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của các giống hoa Đồng tiền ......................................................................................... 49 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón lá, giống hoa Đồng tiền đến kích thước hoa của cây hoa Đồng tiền .................................................... 52 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá đến kích thước hoa của các giống hoa Đồng tiền .................................................................................. 53 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân bón lá tới tỷ lệ hoa thương phẩm của các giống hoa Đồng tiền ................................................................. 55 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của các giống hoa Đồng tiền ........................................................................ 57 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii Bolus (còn gọi là hoa mặt trời hay hoa Phu Lăng), có nguồn gốc từ Nam Phi, là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn) (Đặng Văn Đông, 2004) [3]. Hoa đồng tiền có màu sắc tươi sáng rất phong phú, đa dạng với đủ các loại màu: đỏ, cam, vàng, trắng, tím sen...Với ưu điểm dễ trồng, dễ nhân giống, chăm sóc đơn giản ít tốn công, trồng một lần có thể thu hoạch liên tục từ 4 - 5 năm. Hiện nay, diện tích trồng hoa đồng tiền chiếm tới 8% trong cơ cấu chủng loại sản xuất hoa cả nước và không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, các giống hoa trong sản xuất được người trồng nhập về từ nhiều nguồn khác nhau không qua khảo nghiệm đánh giá một cách hệ thống cho nên năng suất, phẩm chất hoa chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Do vậy, công tác nghiên cứu chọn tạo, nhập nội giống, tuyển chọn giống hoa đồng tiền thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất hoa. Thị xã Phú Thọ với diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu thuận lợi cho phát triển gây trồng nhiều loài hoa. Mặt khác, đây là địa bàn giáp với các thị trường tiêu thụ lớn về hoa như thành phố Việt Trì, khu du lịch Đền Hùng…nên nhu cầu về hoa là rất lớn. Thị xã Phú Thọ là vùng được đánh giá có tiềm năng phát triển trồng hoa với các loại hoa chủ yếu như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa cẩm chướng, các vườn hoa lan, hoa ly… phát triển trồng hoa sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao đời sống người dân. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nghề trồng hoa nói riêng, một trong những biện pháp hàng đầu để đẩy mạnh sản xuất là sử dụng phân bón. Theo thông báo của FAO, phân bón làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp 35-45%, phần còn lại do giống và các yếu tố khác, trong đó phân bón qua lá 2 và trồng cây trong giá thể chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp sạch và thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng nhất là trong lĩnh vực RauHoa-Quả. Tuy nhiên, hiện nay đa số các vùng trồng hoa nước ta đều lạm dụng việc sử dụng phân hóa học, nhất là phân đa lượng N, P, K riêng rẽ. Làm cây phát triển không cân đối, tỉ lệ ra hoa dị dạng cao, độ bền hoa cắt thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, ngoài ra còn làm ôi nhiễm môi trường đất, nước và không khí, đặc biệt đất canh tác bị thái hóa, tái chua, chai cứng… Vì vậy bón phân qua lá và trồng cây trên giá thể là một giải pháp chiến lược an toàn dinh dưỡng cây trồng, có ý nghĩa lớn lao trong phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nay thị trường phân bón lá nước ta rất phong phú. Một số loại do các công ty, cơ sở trong nước sản xuất, còn lại phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài. Việc khuyến cáo sử dụng loại phân bón lá nào? Trên đối tượng cây trồng nào? Trồng trên giá loại giá thể nào cho hiệu quả cao nhất, đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến một số giống hoa đồng tiền nhập nội tại Phú Thọ” 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Mục tiêu chung Lựa chọn được giống hoa đồng tiền có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thích nghi với điều kiện sinh thái của Phú Thọ. Xác định được loại phân bón lá phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với một số giống hoa đồng tiền nhập nội tại Phú Thọ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa đồng tiền nhập nội. 3 - Đánh giá tác động của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế đối với cây hoa Đồng tiền. - Đề xuất được loại phân bón lá tốt nhất từ kết quả nghiên cứu, khuyến cáo cho sản xuất đại trà, đảm bảo khả năng ứng dụng rộng rãi, hiệu quả thiết thực. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các tư liệu khoa học về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa đồng tiền và ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng hoa đồng tiền tại Phú Thọ. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây hoa đồng tiền. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn chỉnh quy trình thâm canh cây hoa Đồng Tiền đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tại Phú Thọ nói riêng và tại Việt Nam nói chung. - Bổ sung giống hoa đồng tiền có triển vọng vào tập đoàn hoa đồng tiền nhằm phục vụ sản xuất tại Phú Thọ 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống Cây hoa đồng tiền đang được trồng ở nước ta những năm gần đây với rất nhiều giống đưa vào sản xuất chủ yếu là nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên hầu hết các giống đưa vào sản xuất chưa được nghiên cứu khảo nghiệm tại các vùng sinh thái một cách hệ thống trước khi trồng, nên dẫn đến một số giống có năng suất, chất lượng hoa kém, sâu bệnh nhiều, mẫu mã xấu.... nên hiệu quả kinh tế thấp gây khó khăn cho người sản xuất. Nghiên cứu giống sẽ giúpchúng ta nắm bắt được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứngcủa chúng với điều kiện ngoại cảnh, từ đó có thể lựa chọn được những giống phù hợp với điều kiện của địa phương trước khi đưa vào sản xuất. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phân bón lá. Cây trồng không chỉ hấp thụ dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá. Với ưu điểm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhanh hơn, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn (tới 95%), chi phí thấp hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng, phân bón qua lá ngày càng được nhiều người nông dân sử dụng trong sản xuất. Từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng cây xanh hút các chất dinh dưỡng ở dạng khí như CO2,O2, SO2, NO2 và NH3 từ khí quyển qua lỗ khí khổng. Ngoài bộ phận lá các bộ phận khác như thân, cành, hoa, quả đều có khả năng hấp thụ dinh dưỡng. ( Weigh và Ziegler - dẫn theo Nguyễn Hạc Thúy, 2001) [16]. Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau các nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc phun các chất dinh dưỡng hòa tan vào lá, chúng xâm nhập vào cây xanh qua lỗ khí khổng cả ngày lẫn đêm. Tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón thường cao hơn 8 -10 lần diện tích tán cây che phủ, các chất được vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống 5 dưới với vận tốc 30cm/h. Do đó, năng lực hấp thụ dinh dưỡng qua lá cũng cao hơn gấp 8 – 10 lần qua rễ. Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX, viện hóa công nghiệp đã tiến hành tách chiết acid Humix từ than bùn để điều chế một số loại Humat dùng làm chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng và đã được thị trường chấp nhận ( Nguyễn Huy Phiêu và cộng sự, 1993) [9]. Tác giả Đường Hồng Dật (2003) [1] cho biết: khi bón qua lá, phân phát huy hiệu lực nhanh, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng qua lá của cây đạt từ 90 95%, trong khi phân bón qua đất chỉ sử dụng 40 – 50%. Hiện nay, trung tâm sinh học thực nghiệm (Viện ứng dụng công nghệ - Bộ khoa học và công nghệ) đã và đang phối hợp với công ty Hunnia – Zholdinh, Hungary thực hiện dự án “ Nghiên Cứu Sản Xuất Và Sử Dụng Phân Bón Lá Bio – Hunnia có thành phần chiết xuất từ thực vật”. Năm 2007 dự án được triển khai trên cây dưa hấu, cây cà chua, súp lơ. Kết quả cho thấy, việc sử dụng phân bón lá Bio – Hunnia đã rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và làm tăng năng suất phẩm chất của cây rõ rệt. riêng đối với cây dưa hấu năng suất quả tăng từ 26.3 -30%, độ brix cũng cao hơn so với đối chứng. Phân vi lượng cho cây đậu tương và lạc trên đất mai sơn – Hòa Bình ở các giai đoạn 3,5,7 lá đã có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ( làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng chiều cao cây, tăng năng suất và chất lượng hạt ( năng xuất tăng từ 13.8 -20.2%, protein, lipit tăng so với đối chứng)). Đối với hoa cây cảnh, việc nghiên cứu sử dụng phân bón lá trong những năm gần đây đã trở thành phổ biến và cho hiệu quả rõ rệt. khi khảo nghiệm phân bón lá Agriconik trên hoa hồng và hoa thược dược ở Hà Nội cho kết quả: số lượng và đường kính hoa đều tăng so với đối chứng phun nước sạch, phun phân bón lá Komix-Fl cho hoa cây cảnh làm tăng số hoa, đường kính hoa, giữ cho hoa lâu tàn ( Vũ Cao Thái, 2000) [12]. 6 Xử lý phân bón lá SNG, Antonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỉ lệ hoa hữu hiệu ( 11% so với đối chứng không phun), tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của hoa, còn sử lý SNG và BPF, nồng độ 10ml/l cho cây hoa cúc lúc bắt đầu nên 6 nụ, đã làm tăng đường kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa tươi hơn, thân lá xanh đậm, cuống hoa to cứng hơn. Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [8], xử lý phân bón lá “Thiên Nông”, GA3 Thiên Nông, Kích phát tố hoa trái Thiên Nông cho cây hoa cúc CN97 trong hai vụ Đông Xuân 1999 và 2000 tại Hà Nội, trong đó phân bón lá GA3 phun liên tục 7 ngày/lần từ sau trồng 15 ngày đến khi cây chớm phân hóa mầm hoa. Kích phát tố hoa trái xử lý khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa đến khi nụ nứt cánh. Kết quả: các loại chế phẩm trên đều ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của cây, cho hiệu quả kinh tế gấp 1,23 lần so với đối chứng. tác giả kết luận: GA3 tác dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, Kích phát tố hoa trái Thiên Nông có hiệu quả ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, phân bón lá tác dụng điều hòa cả hai quá trình này. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior trên các cây hoa cúc, hoa đồng tiền và hoa hồng, Hoàng Ngọc Thuận (2005) [13] cho thấy: Khi sử dụng phân bón lá Pomior 0,3% cho cây hoa cúc trong vườn ươm nhân giống nuôi cấy mô tế bào, tỉ lệ sống khi ra ngôi cây non trong ống nghiệm tăng 35% so với đối chứng phun nước sạch, cây con mập, sau 10 ngày ra ngôi, tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng nhanh gấp 1,45 lần. Thí nghiệm sử dụng phân bón lá Pomior 0,4% cho cây hoa cúc vàng hè Đà Lạt, kết quả năng suất, chất lượng, độ bền hoa cắt, khả năng chống chịu sâu bệnh đều cao hơn đối chứng. đặc biệt có thể sử dụng phân bón la Pomior để bón thúc cho cây hoa cúc mà không phải bón thêm loại phân khoáng nào khác. Trên cây hoa đồng tiền, thí nghiệm bón thúc phân bón lá Pomior ở các nồng độ: 0,2%, 0,3%, 0,4%, 0,5% đều cho khả năng sinh trưởng và năng suất 7 cao hơn, ở nồng độ 0,4% cho hiệu quả cao nhất, đường kính hoa tăng gấp 1,14 lần so với đối chứng. 1.2. Giới thiệu chung về cây hoa đồng tiền 1.2.1. Nguồn gốc Hoa Đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii, Hoa Đồng tiền gồm nhiều loại thuộc chi Gerbera, chi này có khoảng 30-100 loài sống hoang dã, phân bố ở Nam Mỹ, Châu Phi đại lục, Madagascar và vùng nhiệt đới châu Á. Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng tại vườn chủ yếu là các giống lai giữa Gerbera jamesonii và một loài khác ở Nam Phi là Gerbera hybrida. Hiện nay tồn tại hàng trăm giống khác nhau. 1.2.2. Phân loại Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoligopsida Bộ: Asteraceae Phân họ: Mutisioideae Chi: Gerbera 1.2.3. Đặc điểm: Hoa Đồng tiền thuộc loại hoa lưu niên ra hoa quanh năm, độ bền hoa cắt cao, được coi là một loài hoa đẹp trong thế giới hoa. Dựa vào hình thái hoa, người ta chia thành ba nhóm: hoa đơn, hoa kép và hoa đơn nhị kép - Nhóm 1- Hoa đơn: Hoa chỉ có một hoặc hai tầng cánh, xếp xen kẽ nhau tạo thành vòng tròn. Hoa mỏng và yếu hơn hoa kép, màu sắc hoa ít hơn, điển hình là màu trắng, đỏ, tím, hồng. - Nhóm 2 - Hoa kép: cành hoa to, gồm hơn hai tầng cánh, bông to, đường kính hoa có thể đạt tới 12-15cm, cánh hoa tụ lại thành bông nằm ở đầu trục chính, cuống dài 40-60cm. Màu sắc đa dạng như màu trắng, đỏ, vàng, hồng, màu gạch cua. 8 - Nhóm 3- hoa đơn nhị kép: bên ngoài cùng cánh đơn, bên trong cánh kép dày đặc, thường màu trắng trong lớp cánh kép màu cánh sen nhưng nhóm này không đẹp bằng hoa kép. Trong ba loại trên, Đồng tiền kép là nhóm có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng hơn cả và cũng là đối tượng của nuôi cấy mô tế bào thực vật. Theo Nguyễn Văn Hồng (2009) [6]:  Rễ Rễ đồng tiền thuộc loại rễ chùm, rễ hình ống, ăn ngang, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và nước cho cây, đồng thời giúp cho cây vững chắc. Rễ cũng có khi nổi lên trên mặt luống và vươn dài tương ứng với diện tích lá tỏa ra. Các rễ được phát sinh ra chủ yếu từ thân chính của cây mẹ để hình thành nên các nhánh mới.  Thân, lá Đồng tiền là cây thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh. Lá và hoa được phát triển từ thân. Kích thước của lá to hay nhỏ còn tùy thuộc vào giống. Những giống nhập nội thường có lá to và mập. Lá thường giòn và mọc chếch 15-45o so với mặt đất. Lá đơn, hình lông chim xẻ thùy, gân lá hình mạng, mặt lưng của lá có một lớp lông nhung. Thông thường chiều cao cây thường đạt 25-45cm, màu sắc lá xanh đậm hay nhạt còn tùy thuộc vào giống. Trong một chu kỳ sinh trưởng, tùy từng giống mà cây đồng tiền có số lượng lá khác nhau. Các lá khi già thường tỉa thưa đi để tạo độ thông thoáng cho cây và giảm sâu bệnh hại trên cây. Những cây có lá màu xanh đậm, mập và cứng là biểu hiện của cây sinh trưởng khỏe và có sức chống chịu cao.  Hoa và quả Hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự đơn hình đan. Hoa hình lưỡi tương đối lớn, mọc phía ngoài nên được gọi là tâm hoa hoặc mắt hoa. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một. 9 thường thì hoa đồng tiền có hai loại: hoa đơn có cánh to và thưa, còn hoa kép có cánh nhỏ, mỏng hơn, xếp sít vào nhau. Màu sắc của hoa đồng tiền cũng rất khác nhau. Mỗi giống có một màu đặc trưng riêng của giống đó và có tất cả các màu của tự nhiên như đỏ, vàng, da cam, thậm chí cả hoa màu tím và đen. Đường kính bông hoa phụ thuộc vào từng giống. Hoa to có đường kính 910cm. Loại nhỏ hơn từ 6-8cm. Khi nhị chín, bao phấn nở tung ra ngoài. Quả đồng tiền thuộc dạng quả bế, có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ, 1g hạt khoảng 280-300 hạt. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa đồng tiền. Theo Đào Thanh Vân, Đặng Tố Nga (2007) [18]:  Nhiệt độ Cây đông tiền ưa khí hậu mát mẻ. Cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở nhiệt độ từ 15-25oC. Cũng có một số giống chịu được nhiệt độ cao hơn 30oC. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 12oC và lớn hơn 35oC, cây sinh trưởng phát triển kém và rất dễ bị chết, màu sắc hoa nhạt. Nhiệt độ tối thích cho hạt nảy mầm là 20oC-30oC. Nhiệt độ cho lá tăng trưởng tốt nhất là 25oC, nhiệt độ thấp 13oC kích thích sự phát sinh chồi nách và số lượng bông về sau. Chính vì vậy nhiệt độ cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định quá trình nở hoa và chất lượng hoa.  Ánh sáng Đồng tiền là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng và phản ứng với cường độ ánh sáng mạnh. Ánh sáng cũng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa, cung cấp năng lượng cho cây quang hợp để tạo chất hữu cơ. Nhờ các phản ứng này đã tạo ra hydratcacbon cho quá trình sinh trưởng. Cường độ quang hợp của cây tăng khi cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng tăng. Trong thực tế sản xuất mùa nắng thường dùng lưới đen để hạn chế bớt ánh nắng cho cây. Ngoài ra ánh sáng có ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa và nở hoa. 10  Ẩm độ Đồng tiền là cây không chịu được úng nhưng có sinh khối lớn, bộ lá to, thoát nước nhiều nên kém chịu hạn. Độ ẩm đất thích hợp từ 60%-70%, độ ẩm không khí 55%-60% là thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh gây thối cho hoa và là điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, tùy theo từng giai đoạn và điều kiện thời tiết mà cung cấp đủ nước cho cây.  Đất và dinh dưỡng Cây đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng cần có đất tơi xốp và nhiều mùn, thoáng khí, độ pH từ 6-6.5, có khả năng giữ và thoát nước tốt, không bị đọng nước cho mùa mưa. Nếu đồng tiền trên đất ngập úng, cây thấp sinh trưởng kém và rất dễ bị thối gốc. Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng và các giai đoạn của hoa đồng tiền Thành phần dinh dưỡng Cây còn nhỏ Cây đẻ nhánh Cây ra hoa N (%) 2,5 2,7 3,0 P (%) 0,5 0,5 0,5 K (%) 3,2 3,2 3,8 Ca (%) 0,5 0,5 1,3 Mg (%) 0,2 0,4 0,6 Fe (ppm) 62 62 132 Mn (ppm) 17 30 82 Cu (ppm) 2 2 4 Zn (ppm) 19 19 24 Nhu cầu dinh dưỡng cho cây thường bón các loại phân chuồng hoai mục đã ủ kỹ, phân vi sinh, phân xanh, các loại phân vô cơ (phân đạm, lân, kali), phân vi lượng (Cu, Mg, Zn…). Chúng có ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng và nâng cao năng suất, chất lượng hoa. 11 Kỹ thuật trồng và chăm sóc đồng tiền  Chuẩn bị nhà che Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng đồng tiền chậu trong nhà có mái che; có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.  Chuẩn bị giá thể - Yêu cầu giá thể trồng đồng tiền chậu: Tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, pH=6 - 6,5 - Giá thể trồng chậu: Có nhiều loại giá thể trồng đồng tiền nhưng giá thể tốt nhất là: 1/3 đất + 1/3 xơ dừa + 1/3 phân chuồng (hoai mục). + Trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 - 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 1-2 ngày. Nếu trồng hoa đồng tiền trong chậu, người trồng nên chuẩn bị giá thể trồng tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, pH = 6 – 6.5, tuy có nhiều loại giá thể trồng đồng tiền nhưng giá thể tốt nhất được trộn theo công thức: 1/3 đất + 1/3 xơ dừa + 1/3 phân chuồng (hoai mục). Chú ý trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh bằng cách dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 - 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 1-2 ngày.  Mật độ và khoảng cách trồng Với kích thước luống 1 thì trồng 3 hàng/luống, với kích thước 2 là trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng 30-35 x 35 cm. Đối với trồng chậu nên chọn loại chậu nhựa hoặc sứ có kích thước là kiểu dáng khác nhau, nếu chậu có kích thước 20 x 16 x 22 cm thì trồng 1 cây/chậu.  Cách tưới nước cho hoa đồng tiền Tưới nước cho hoa đồng tiền vào buổi sáng, tránh tưới vào buổi chiều lúc trời nắng cây dễ bị bệnh. Khi tưới nước chú ý không làm văng đất lên lá. 12 Tuy hoa đồng tiền không chịu được hạn nhưng cũng không ưa ẩm quá, vì vậy tùy vào điều kiện cụ thể có thể 2-3 ngày tưới một lần.  Nên thường xuyên tỉa lá héo úa cho cây để tạo sự thông thoáng cho cây đồng tiền phát triển Hoa đồng tiền khá dễ trồng mà lại có thể trang trí cho ngôi nhà bạn với ý nghĩa hoan hỷ, sự vui vẻ trong gia đình. Hy vọng với cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ mang lại cho các bạn những kinh nghiệm để có chậu cảnh hoa đồng tiền đẹp.  Bón phân Nếu trồng trên luống, nên định kỳ bón cho hoa đồng tiền loại phân Nitrophosphoka (15-5-20 + 2 TE), pha loãng tưới mỗi tuần 1 lần. Ngoài việc bón phân qua rễ, phun thêm phân bón lá cho cây Growmore (30-10-10). Giai đoạn cây ra nụ cần phun thêm các loại phân bón lá như: Multi-K (13-0-46), Nitrat canxi (11-0-0-20 CaO) để làm hoa cứng cáp, màu sắc hoa đậm, lâu tàn. Nếu bón nhiều đạm cành hoa mềm yếu, cắm bình hoa dễ bị gục xuống. Nếu trồng trong chậu, chất liệu trồng là phân rơm và phân trấu mục rất thích hợp với hoa đồng tiền, do đó nên hạn chế bớt lượng phân hóa học. Có thể sử dụng phân DAP bằng cách: ngâm 1 kg DAP vào 5 lít nước, tưới định kỳ 01 tuần/lần theo liều lượng 50 ml phân đã ngâm pha với 10 lít nước, tưới cho cây đến khi cây có nụ hoa (khoảng 4 tháng sau khi trồng). Khi cây có nụ cần bổ sung thêm phân Kali (pha loãng tưới vào gốc) theo liều lượng là 1 muỗng canh + 10 lít nước tưới cho cây. Trong giai đoạn này, nên tưới phân xen kẽ với nhau (1 tuần tưới phân DAP, 1 tuần tưới phân Kali).  Sâu bệnh hại đồng tiền Một số sâu bệnh thường gặp trên cây hoa đồng tiền như: - Nhện đỏ: đây là loài côn trùng gây hại làm giảm năng suất và chất lượng hoa khi thu hoạch. Nhện xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây đang cho hoa, nụ bị hại cánh hoa nhạt màu, có nhiều đốm trắng nhỏ trên cánh hoa làm giảm màu sắc hoa. Phòng trị: sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện để phun xịt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất