Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily lake c...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily lake carey tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu

.PDF
134
95
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG HOA LILY LAKE CAREY TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 60.62.01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐIỀN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015 Tác giả Trần Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn của mình, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy PGS.TS. Trần Văn Điền, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu trên. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015 Tác giả Trần Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1 2. Mục tiêu ..................................................................................................... 2 3. Yêu cầu ...................................................................................................... 2 4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3 1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 5 1.2. Giới thiệu chung về cây hoa lily .............................................................. 6 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................ 6 1.2.2. Đặc điểm hình thái và yêu cầu sinh thái của hoa lily............................. 7 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới ..................................... 10 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắm trên thế giới ........................... 10 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới ............................ 14 1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa ở Việt Nam ................................ 14 1.4.1 Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam ..................................................... 14 1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam .......................................... 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 21 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21 2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 23 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 25 2.6. Quy trình kỹ thuật.................................................................................. 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến sinh trưởng và phát triển của giống lily Lake Carey ............................................................. 29 3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa lily Lake Carey ................................................................ 29 3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của hoa lily Lake Carey ............................................................................ 32 3.1.3 Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa lily Lake Carey .................................................... 35 3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến động các chỉ tiêu chất lượng của hoa lily Lake Carey ...................................................................... 38 3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến chỉ tiêu chất lượng của hoa lily Lake Carey ..................................................................................... 41 3.1.7. Tình hình sâu, bệnh hại trên giống hoa lily Lake Carey ...................... 45 3.1.8. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức tính cho 360 m2 ............................................................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển của giống lily Lake Carey ..................................... 48 3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa lily Lake Carey ............................................. 48 3.2.2 Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến động thái tăng trưởng số lá của hoa lily Lake Carey ............................................................ 50 3.2.3 Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa lily Lake Carey ............................................ 52 3.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến động các chỉ tiêu chất lượng của hoa lily Lake Carey ....................................................... 53 3.2.5. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chỉ tiêu của hoa lily Lake Carey ...................................................................................... 55 3.2.6. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến độ bền của hoa Lily Lake Carey ..................................................................................... 57 3.2.7. Tình hình sâu, bệnh hại trên giống hoa lily Lake Carey ...................... 58 3.2.8. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức tính cho 360 m2 ............................................ 59 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 61 1. Kết luận .................................................................................................... 61 2. Đề nghị ..................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62 PHỤ LỤC.................................................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBI : Centre for the Promotion of Imports from developing countries Đ/c : Đối chứng M1 : Mật độ 44 củ/ m2 M2 : Mật độ 33 củ/ m2 M3 : Mật độ 25 củ/ m2 M4 : Mật độ 20 củ/ m2 P1 : Đầu trâu 501. P2 : Bio 8. P3 : Blago. KTST : Kích thích sinh trưởng TW : Trung ương UN : United Nations Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa lily Lake Carey ................................... 30 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của hoa lily Lake Carey .......................................... 33 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa lily Lake Carey .................................. 35 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến động các chỉ tiêu chất lượng của hoa lily Lake Carey............................................. 38 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến chỉ tiêu chất lượng của hoa lily Lake Carey .................................................... 41 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến độ bền của hoa lily Lake Carey ........................................................................... 43 Bảng 3.7: Tình hình sâu, bệnh hại trên giống hoa lily Lake Carey ................ 45 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đến sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức tính cho 360 m2 .................................. 46 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa lily Lake Carey .................... 48 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến động thái tăng trưởng số lá của hoa lily Lake Carey ............................ 50 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa lily Lake Carey ........... 52 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến các chỉ tiêu chất lượng của hoa lily Lake Carey ...................................... 53 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chỉ tiêu của hoa lily Lake Carey ....................................................... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii Bảng 3.14: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến độ bền của hoa lily Lake Carey .............................................................. 57 Bảng 3.15: Tình hình sâu, bệnh hại trên giống hoa lily Lake Carey .............. 58 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức tính cho 360 m2 .................. 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tình hình sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới ............................... 11 Hình 1.2: Thị phần hoa cắm cành thế giới thay đổi....................................... 13 Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của Lily Lake Carey dưới tác động của mật độ và phân bón ........................................................... 29 Hình 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao của lily Lake Carey dưới tác động của chế phẩm kích thích sinh trưởng ....................................... 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ lâu hoa đã đi vào cuộc sống của con người và trở thành sản phẩm không thể thiếu, khi cuộc sống ngày càng nâng cao thì con người lại càng có nhu cầu thưởng thức những loài hoa đẹp. Hoa tạo cho con người sự thư thái khi chiêm ngưỡng, thưởng thức. Hiện nay con người đã tạo ra rất nhiều loài hoa đẹp có giá trị kinh tế cao, trong đó có các loại hoa cắm cành phổ biến và có giá trị như: hồng, cúc, phăng, lay ơn, đồng tiền, lily… Hoa lily được đánh giá là một trong những loài hoa đẹp, có giá trị kinh tế cao. Hoa lily là linh hồn của các loài hoa bởi nó tượng trưng cho sự thanh khiết, dịu dàng, hoa lily có ưu điểm tươi lâu, thơm nồng nàn, màu sắc tươi sáng. Hoa lily du nhập vào nước ta cùng với hoa cẩm chướng. Hoa lily được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loài hoa này, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet... thì hoa lily được người tiêu dùng rất ưa chuộng, hoa lily được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý. Với nhu cầu sử dụng hoa ngày càng tăng thì việc sản xuất hoa để đáp ứng nhu cầu của từng vùng, nghiên cứu những điều kiện thích hợp cho việc phát triển hoa của các khu vực là hết sức cần thiết, đặc biệt là việc sản xuất hoa lily hiện nay. Trước vấn đề đó đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hoa lily tại các vùng ở Việt Nam với các yếu tố nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa lily dưới tác động của một số biện pháp kỹ thuật một cách có hệ thống tại các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước đặc biệt là tỉnh Lai Châu. Việc phát triển sản xuất hoa thương phẩm tại Lai Châu là hết sức mới mẻ, đặc biệt là hoa lily. Hoa lily mới được đưa vào trồng thử nghiệm tại Lai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 Châu từ năm 2006, đến nay việc phát triển hoa lily trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, lượng hoa trồng trên địa bàn tỉnh còn chưa thường xuyên, phải nhập hoa từ các tỉnh lân cận để đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily Lake Carey tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu". 2. Mục tiêu - Xác định loại phân bón lá và mật độ trồng thích hợp nhằm tăng năng suất chất lượng hoa của giống hoa lily Lake Carey. - Xác định chế phẩm kích thích sinh trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa của giống hoa lily Lake Carey. 3. Yêu cầu Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống hoa lily Lake Carey trong các công thức thí nghiệm. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài nhằm bổ sung thêm tài liệu về ảnh hưởng của phân bón lá và mật độ, chế phẩm chất kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa lily trồng tại điều kiện sinh thái tỉnh Lai Châu. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào hoàn thiện qui trình sản xuất giống hoa lily Lake Carey tại tỉnh Lai Châu nhằm phát triển được hoa lily thương phẩm góp phần vào thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận *Cơ sở khoa học đối với việc bón phân qua lá Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng. Cây không những hấp thu chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích rễ cây. Phân bón là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Ngoài dinh dưỡng qua đất thì phân bón lá góp phần hỗ trợ cho cây phát triển tốt. Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy bón phân qua lá giúp tăng năng suất từ 12- 25 % so với cách bón phân thông thường. Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng. Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng. * Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu mật độ Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây hoa lily nói riêng. Mật độ trồng quá dày sẽ có sự cạnh tranh về dinh dưỡng lớn, làm cho cây không có khả năng phát triển hết tiềm năng của giống. Mỗi một loại cây trồng, yêu cầu trồng ở một mật độ nhất định mới sinh trưởng, phát triển thuận lợi, cho năng suất và chất lượng tốt. Đối với hoa lily, tuỳ theo mục đích thương mại làm hoa cắm cành hay hoa chậu mà người ta trồng ở mật độ khác nhau. Ở nước ta, hoa lily là một cây mới được nghiên cứu về mật độ trồng còn ít, việc nghiên cứu để xác định mật độ trồng phù hợp sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật và mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. * Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng Chế phẩm chất kích thích sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực vật học của cây hoa như: chiều cao cây, màu sắc lá, thời gian sinh trưởng, thời gian ra hoa, chất lượng, tuổi thọ hoa. Khi sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng cần chú ý về nồng độ vì ở nồng độ thấp chúng có tác dụng kích thích sinh trưởng, nồng độ cao có tác dụng ức chế. Chế phẩm chất kích thích sinh trưởng không phải là dinh dưỡng nên không dùng thay thế phân bón.. Ứng dụng cơ bản của chất điều hòa sinh trưởng thực vật không chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh ra hoa ra trái như chúng ta thường nghĩ, mà còn có thể tác động hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu của con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 - Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây tăng chiều cao, tăng sinh khối. - Tăng kích thước và năng suất quả. - Kích thích sự ra rễ phụ của cành giâm, cành chiết. - Điều khiển sự ngủ nghỉ của cơ quan thực vật. - Điều chỉnh sự ra hoa của cây. - Điều chỉnh giới tính của hoa. - Hạn chế sự rụng của lá, hoa và quả. - Tăng đậu quả và tạo quả không hạt. - Điều chỉnh sự chín của quả. - Tăng tính chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi môi trường. - Tạo dáng cho cây cảnh. - Trừ cỏ dại cho cây trồng. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Lai Châu là một tỉnh phía nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Địa hình phức tạp, chia cắt, khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một số khu vực có nhiệt độ mát mẻ quanh năm. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 906.878,7 ha. Trong đó: Đất Nông nghiệp: 832.355 ha chiếm 91,7%, đất chưa sử dụng 47.632,6 ha, chiếm 5%, còn lại là đất khác (theo Quyết định số 17/2012/QĐUBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020). Quỹ đất dành cho nông nghiệp là rất lớn, tuy nhiên diện tích dành cho phát triển cây hoa chưa nhiều, còn manh mún, nhỏ lẻ. Vấn đề phát triển nông, lâm nghiệp được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó có các mô hình thuộc các dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015”, có dự án chuyển giao kỹ thuật trồng hoa lily tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 Châu, mô hình cho thấy hoa lily phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Việc phát triển hoa lily trên địa bàn tỉnh còn hết sức mới mẻ, diện tích trồng hoa lily không cao chỉ vài nghìn m2/năm với khoảng 10.000 củ bởi một số nguyên nhân như kỹ thuật trồng hoa lily tương đối phức tạp, đầu tư lớn về giống lớn, công chăm sóc tỉ mỉ... Trước những khó khăn như vậy thì đó cũng lại trở thành một tiềm năng có thể phát triển hoa lily tại địa phương, bởi Lai Châu không có vùng trồng hoa tập trung, chỉ trồng manh mún và theo mùa vụ, lại luôn phải nhập hoa từ nơi khác trong đó có hoa lily. Huyện Tân Uyên nằm dọc Quốc lộ 32, cách Hà Nội gần 400 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Lai Châu 60km. Việc trồng hoa lily mới nhỏ lẻ ở một vài hộ gia đình khoảng vài trăm củ/năm, chưa có mô hình hay đề tài nào được triển khai nghiên cứu tại huyện mà tự phát trong nhân dân. Qua tìm hiểu, cây hoa lily có thể sinh trưởng phát triển tại địa phương cho bông to, đẹp, thích nghi với điều kiện khí hậu. Để góp phần vào việc đưa hoa lily sản xuất tại địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì đề tài xác định phân bón lá và mật độ, chế phẩm kích thích sinh trưởng phù hợp để trồng hoa lily là hết sức cần thiết. 1.2. Giới thiệu chung về cây hoa lily 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại Lily (Limo Spp) là tên gọi chung tất cả các cây thuộc loài Lilium, họ Lilyaceae, bộ phụ của thực vật một lá mầm. Đặc trưng của loài này là thân ngầm dưới đất có rất nhiều vảy bao bọc lại nên người ta còn gọi đó là loại hoa bách hợp. Theo hệ thống phân loại của Takhtajan cây lily thuộc ngành hạt kín Angiospermae, thuộc lớp một lá mầm Monocotyledoneae hay lớp hành Liliopsida, phân lớp hành Liliae, bộ hành Liliales, họ hành Liliaceae. Họ Liliaceae là một trong những họ thực vật lớn nhất với 200 chi và hơn 3.000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 loài. Chi Lilium gồm khoảng 220 loài, trong đó có một số loài đã được trồng cách đây 3000 năm. Sau năm 1950, khoảng 100 giống Lily mới đã được lai tạo và đăng kí trên thế giới với nhiều giống lai nguồn gốc từ hai loài Nhật Bản L.auratum và L.speciosum. (Mai Văn Phô, 2003) [10]. Theo Đào Thanh Vân và cộng sự (2007) [15], trên thế giới có trên 300 giống khác nhau, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới - Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại tay nhất và cũng là trung tâm, nguồn gốc của tay trên thế giới. Theo kết quả điều tra, ở Trung Quốc có khoảng 460 giống, 280 biến chủng (chiếm trên tổng số giống hoa tay trên thế giới), trong đó có 136 giống, 52 biến chủng do Trung Quốc tạo ra. Nhật Bản có 145 giống trong đó có 19 giống là đặc trưng của của nước này. Hà Lan có khoảng 320 giống, trong đó 80% là các giống do chính Hà Lan tạo ra. 1.2.2. Đặc điểm hình thái và yêu cầu sinh thái của hoa lily 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái Theo Đặng Văn Đông và cộng sự (2005) [7], lily là cây thân thảo lâu năm. Phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số không có mầm hạt). - Thân vảy (củ): thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại, vảy hình cầu dẹt, hình trứng, thân vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc và kích thước thân vảy phụ thuộc từng loài. - Rễ: rễ gồm rễ thân và rễ gốc. Rễ gốc là hệ rễ chùm, sinh ra từ gốc thân vảy. Rễ thân do phần thân dưới mặt đất sinh ra. Những rễ này sẽ nhanh chóng vượt trội những rễ củ và cung cấp cho cây 90% lượng nước và chất dinh dưỡng mà cây cần hấp thu và có nhiệm vụ nâng đỡ thân (Đặng Văn Đông và cộng sự 2005) [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 - Lá: lá mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xòe hoặc hình thuôn, hình giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý, lá có màu xanh bóng. - Thân: thân màu xanh bóng, trên thân mang nhiều lá, trong các nách lá có thể mọc lên mầm hạt (củ con). - Củ con và mầm hạt: đại bộ phận lily có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi củ từ 0,5 - 3 cm, số lượng củ con tùy thuộc giống và điều kiện trồng trọt. - Hoa: hoa đều, lưỡng tính, hoa mẫu ba. Hoa mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa. Bao hoa đơn, dạng cánh, không phân hóa thành đài và tràng rõ rệt, gồm 6 cánh xếp hai dãy xen kẽ nhau, cánh hợp lại thành vòng khác nhau và không dính nhau. Bộ nhị gồm 6 nhị. Trục hoa nhỏ, dài, đầu trục phình to. Màu sắc hoa rất phong phú, nhiều giống ở gốc cánh còn có màu tím, hồng,… - Quả: quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn (Đặng Văn Đông và cộng sự, 2004) [7]. 1.2.2.2. Yêu cầu sinh thái - Nhiệt độ: Theo Đào Thanh Vân và cộng sự, (2007) [15], lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-250C, ban đêm là 12oC. Các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-28oC, ban đêm 18-20oC. Dưới 12oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ và sự phân hóa hoa. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lily, quan trọng nhất ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Nhiệt độ ảnh hưởng tương đối lớn tới nảy mầm của hạt. - Ánh sáng: Theo Nguyễn Minh Trí, (2009) [12], lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, vì vậy nếu trồng vụ Hè Thu cần phải che bớt ánh sáng, tạo ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 cường độ ánh sáng thích hợp (từ 12000-15000 lux), nhất là ở thời kỳ cây cao 20-30cm. Lily là cây dài ngày, chiếu sáng ngày dài hay ngắn không những ảnh hưởng đến phân hoá hoa, mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa. Theo Boonteps (1973) phát hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8 giờ chiếu sáng có thể hoa ra sớm 5 tuần. Xử lý ngày dài sẽ tăng động thái sinh trưởng và số lượng hoa (Nguyễn Minh Trí, 2009) [12]. - Nước: Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-85%. Nếu ẩm độ biến động lớn dễ dẫn đến thối củ. Cần chú ý là củ lily rất mọng nước nên ngay sau khi trồng phải tiến hành tưới thật đẫm để không xảy ra hiện tượng đất rút nước từ trong củ làm củ héo và sau này sinh trưởng kém (Nguyễn Minh Trí, 2009) [12]. - Không khí: Lily là cây khá mẫn cảm với khí etylen, tuy nhiên độ mẫn cảm của các giống rất khác nhau, giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các dòng giống khác. (Nguyễn Minh Trí, 2009) [12]. - Đất: Lily có thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước rất quan trọng. Lily rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối khiến cây không hút được nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hoá hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối không được vượt quá 15mg/cm2, chất ôxy hoá không cao quá 1,5mmol/l. Đất quá chua cây hút ion sắt, nhôm, magiê nhiều gây hại cho cây; đất kiềm quá, lượng hút sắt, magiê, lân không đủ sẽ dẫn đến thiếu các sắc tố. Các giống thuộc giống lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7, giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 thuộc nhóm phương Đông lại yêu cầu thấp hơn pH từ 5,5-6,5. (Nguyễn Minh Trí, 2009) [12]. - Dinh dưỡng: Lily yêu cầu mức độ phân bón cao nhất trong 3 tuần đầu kể từ sau khi trồng. Tuy nhiên, lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3 nguồn là phân bón, nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng vụ trước. Vì vậy để tránh tác hại của muối trong đất, trước khi trồng 6 tuần cần phân tích đất để biết hàm lượng muối. Lily cũng mẫn cảm với hợp chất chứa Clo, yêu cầu lượng Clo trong đất không vượt quá 15 mmol/lít, nếu không sẽ hại rễ. Lily cũng mẫn cảm với Flo, nếu hàm lượng Flo trong không khí cao dễ gây cháy lá. Vì vậy không được bón phân có chứa Flo như muối Flophotphat, mà phải bón loại phân có hàm lượng Flo thấp. Đất thiếu canxi, lily dễ bị vàng lá, lá phát triển không gọn (Nguyễn Minh Trí, 2009) [12]. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắm trên thế giới * Tình hình sản xuất hoa cắm thế giới Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắm và cây cảnh không ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc, Newzealand, Kenya, Ecuador, Colombia, Israel. Theo thống kê của Hiệp hội Hoa Trung Quốc, nước này đã sản xuất gần 9 tỉ cành hoa tươi mỗi năm. Với diện tích trồng hoa đạt 636.000ha, chiếm 1/3 diện tích trồng hoa trên toàn thế giới, đã đưa Trung Quốc trở thành nước sản xuất hoa lớn nhất thế giới trong khi cách đây 20 năm, công nghiệp sản xuất hoa tươi gần như không tồn tại ở nước này. Theo CBI, (2013) [23], châu Âu là một thị trường lớn đối với hoa cắm cành và cây cảnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các cành hoa tươi và cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan