Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống cam v2 tại huyện bảo yên tỉnh lào cai

.PDF
75
84
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- HÀ VIỆT ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM V2 TẠI HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- HÀ VIỆT ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM V2 TẠI HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Dũng Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Hà Việt Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Trung Dũng là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình cao học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thànhluận văn này, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Hà Việt Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 4 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phân bón hữu cơ vi sinh ............... 4 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng .......... 4 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới và Việt Nam .................. 5 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới..................................... 5 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trong nước....................................... 8 1.3. Giống cam V2 .......................................................................................... 12 1.4. Các nghiên cứu về phân bón đối với cây có múi ..................................... 13 1.5. Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh trên cây có múi và cam ................... 19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24 2.1.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 27 2.4. Biện pháp kĩ thuật áp dụng cho thí nghiệm ............................................. 30 2.5. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán .................................................... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại giống cam V2 ................................................................ 32 3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng giống cam V2 ............................................................................................................ 32 3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến phát sinh đợt lộc giống cam V2 .................................................................................................. 35 3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến thời điểm ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cam V2 ................................................................................ 36 3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cam V2 ............................................................. 38 3.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng quả cam V2...................................................................................................... 40 3.1.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại cam V2 .............................................................................................. 41 3.1.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh cho giống cam V2 .................................................................................................. 44 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến năng suất, chất lượng giống cam V2 .................................................................................................. 45 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến ra hoa giống cam V2 .. 45 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến tình hình ra hoa đậu quả giống cam V2 .................................................................................................. 47 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến tốc độ tăng trưởng quả giống cam V2 .................................................................................................. 48 3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống cam V2 ............................................................. 50 3.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến chất lượng quả giống cam V2 ............................................................................................................ 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v Tỷ lệ chất khô .................................................................................................. 53 3.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại cam V2 ...................................................................................................... 54 3.2.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân vi lượng cho giống cam V2 ............................................................................................................ 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 58 1. Kết luận ....................................................................................................... 58 2. Đề nghị ........................................................................................................ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cây cam trên thế giới từ 2015 - 2017 ................. 6 Bảng 1.2. Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2017 ........... 7 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam ở nước ta giai đoạn 2013 -2017 ................. 9 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân HCVS đến sinh trưởng của cây cam V2 ...... 33 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân HCVS đến phát sinh đợt lộc xuân của cam V2 ...................................................................................................... 35 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân HCVS đến ra hoa, đậu quả của giống cam V2 trồng tại Lào Cai.............................................................................................. 37 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân HCVS đến yếu tố cấu thành năng suất ........ 38 và năng suất của giống cam V2 trồng tại Lào Cai .......................................... 38 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân HCVS đến chất lượng quả cam V2 .............. 40 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân HCVS đến sâu hại cam V2 .......................... 41 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân HCVS đến bệnh hại cam V2 ........................ 43 Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh cho giống cam V2 .................................................................................................. 44 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến thời gian ra hoa của cam V2 ... 46 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến tỷ lệ đậu quả ổn định của giống cam V2 tại Lào Cai ......................................................................................... 47 Bảng 3.11. Tốc độ tăng trưởng quả của giống cam V2 năm 2018 tại Lào Cai ............................................................................................................ 49 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến yếu tố cấu thành năng suất.... 51 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến một số chỉ tiêu chất lượng quả giống cam V2 tại Lào Cai ............................................................................... 53 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến sâu hại cam V2 ..................... 54 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến bệnh hại cam V2 ................... 55 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân vi lượng cho giống cam V2 trồng tại Lào Cai ................................................................................ 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng đường kính quả của cam V2 năm 2018 .......... 50 tại Lào Cai ....................................................................................................... 50 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao quả của cam V2 năm 2018 tại Lào Cai ....................................................................................................... 50 Hình 3.3: Năng suất thực thu của các loại phân vi lượng khác nhau trên giống cam V2 tại Lào Cai ......................................................................................... 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FAO : Food and Agricultural Organization of the Unitet National CC : Chiều cao CD : Chiều dài CT : Công thức DT : Diện tích ĐC : Đối chứng ĐK : Đường kính ĐVT : Đơn vị tính Kg : Kilogam KL : Khối lượng KTNN : Kinh tế nông nghiệp KT - KT : Kinh tế - Kỹ thuật HCHC : Hữu cơ vi sinh NSTB : Năng suất trung bình PTNT : Phát triển nông thôn TB : Trung bình TG : Thời gian TT : Thứ tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi phun phân qua lá dạng hòa tan cho cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng, lá cây sẽ hấp thụ hết 95% lượng phân, vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8-10 lần so với cung cấp dinh dưỡng qua đất. Ngoài ra, khi nghiên cứu tác dụng của một số loại phân bón lá Komix, Thiên nông, Pomior cũng đã cho kết quả tốt trên một số loại cây ăn quả: hạn chế rụng quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không gây ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã quả Hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế phân hóa học ngày càng tăng, về lâu dài sẽ dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng phospho và Kali dễ tan trong đất canh tác; cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra. Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hoá học Cam V2 là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Quả gần như không hạt (từ 0 đến 6 hạt, trung bình 4,5 hạt/quả trong điều kiện trồng xen), trong khi giống cam Xã Đoài trung bình 19,6 hạt/quả. Quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo. Quả to trung bình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước. Thực hiện dự án cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả có múi của huyện Bảo Yên, diện tích cây cam V2 trồng tại Bảo Yên là 25 ha (tính đến tháng 12 năm 2016). Cây cam V2 được trồng tại địa phương với mục đích tạo thành vùng phát triển cây cam hàng hóa, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, quy trình trồng và chăm sóc giống cam V2 tại Bảo Yên chưa cụ thể đặc biệt là phân bón . Các hộ trồng cam chăm sóc theo kinh nghiệm và mức phân bón theo khả năng đầu tư của từng hộ. Loại phân bón sử dụng cũng rất đa dạng. Để nâng cao hiệu quả cây trồng, bổ sung kỹ thuật chăm sóc khi triển khai nhân rộng phục vụ sản xuất cây cam V2 tại Bảo Yên - Lào Cai chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống cam V2 tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào cai” 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được loại phân hữu cơ vi sinh và loại phân vi lượng thích hợp để giống cam V2 sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất, chất lượng tốt tại xã Lương Sơn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh và phân vi lượng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng giống cam V2 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất biện pháp kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh nhằm nâng cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 năng suất, chất lượng của giống cam V2 trong thời gian tới tại địa phương. - Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát triển của cây và làm nền tảng cho những thí nghiệm khoa học về cây ăn quả nói chung và cây cam V2 nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phân bón hữu cơ vi sinh Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái, trong chu kỳ sống một năm, cam thường ra 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu, Đông). Quá trình ra lộc ở cam liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm và khả năng điều chỉnh cân đối giữa bộ phân dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất, quá trình ra lộc năm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau (Đào Thanh Vân và cs, 2000). Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều chỉnh quá trình ra lộc sẽ hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của cam. Từ cơ sở khoa học này, việc nghiên cứu quá trình ra lộc, mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm nhằm có thêm thông tin cơ bản, tiền đề của các biện pháp kỹ thuật là cần thiết. Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Chính vì thế việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết (Đỗ Đình Ca và cs, 2005). Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun bón phân cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng Cùng với việc sử dụng phân bón, sử dụng chất kích thích sinh trưởng là một biện pháp kĩ thuật tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 điều tiết sinh trưởng ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt như là một phương tiện điều chỉnh hóa học rất quan trọng đối với nhiều loại đối tượng cây trồng. Các ứng dụng như kích thích nhanh sinh trưởng của cây, sự ra hoa của cây, tăng tỷ lệ đậu quả và tạo quả không hạt,… Quả được hình thành sau khi xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh sau đó hợp tử phát triển thành phôi. Phôi sinh trưởng là trung tâm sinh ra các chất kích thích sinh trưởng có bản chất auxin và gibberellin. Các chất này khuyếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của quả . Vì vậy, nếu không có quá trình thụ phấn, thụ tinh thì hầu hết hoa sẽ rụng. Trong số các hoocmon sinh trưởng thì Gibberellin axít (GA3) có ảnh hưởng lớn, quan trọng đối với các hoạt động sinh lý của cây. Vai trò sinh lý quan trọng của Gibberellin đối với cây trồng nói chung là kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc, giúp kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các cơ quan, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, ảnh hưởng đến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự phát triển hoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh trưởng của quả (Võ Tá Phong, 2004). Việc sử dụng phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng trên cơ sở chăm sóc tốt đã được khẳng định qua nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước từ đó làm tăng năng suất và chất lượng quả cam Sành. 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới Trên thế giới có khoảng 140 nước sản xuất cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, hầu hết sản lượng lại tập trung theo những vùng nhất định. Hiện nay có 3 nước sản xuất quả có múi lớn nhất thế giới là Braxin, Mỹ và Trung Quốc, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng quả có múi toàn cầu (Nguyễn Quang Hân, 2016). Các thống kê về thị trường tiêu thụ quả tươi cũng cho thấy khoảng 60% sản lượng quả có múi được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, 40% còn lại là đưa vào chế biến. Sao Paulo (Braxin) và Florida (Mỹ) là 2 vùng sản xuất cam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 chủ lực, chiếm khoảng 90% sản lượng nước cam toàn cầu. Braxin là nước xuất khẩu quả có múi lớn nhất, chiếm 20% tổng sản lượng quả có múi của thế giới, tiếp theo là Mỹ (14%), Trung Quốc (12%) và Mexico (6%). Quả có múi được xếp thứ nhất trong số các loại cây ăn quả về giá trị thương mại quốc tế. Quả có múi được tiêu thụ dưới hai phương thức: quả tươi (chủ yếu là cam) và nước quả (chủ yếu là nước cam) (Đào Thanh Vân và cs, 2000). Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2018 sản xuất cam của toàn thế giới đạt 1.415 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 96 tạ/ha, sản lượng đạt 13.590,6 nghìn tấn. Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 2015 đến năm 2017 diện tích trồng cam trên thế giới tăng qua các năm. Từ 1.376,8 nghìn ha (năm 2015) lên 1.415,6 nghìn ha (năm 2017) tăng 42,9 nghìn ha. Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng cam tăng nhưng không liên tục theo các năm. Sản lượng tăng từ 13.062,8 nghìn tấn năm 2015 lên 13.590,6 nghìn tấn năm 2017. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cây cam trên thế giới từ 2015 - 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2015 1.376,8 94,81 13.062,8 2016 1.419,7 96,12 13.647,0 2017 1.415,6 96,0 13.590,6 Năm (Nguồn: FAOSTAT, 2019) Diện tích trồng cam, năng suất và sản lượng tăng dần qua các năm là do người dân đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, năng lực kĩ thuật của người dân được nâng cao, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế khi trồng cây cam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 Bảng 1.2. Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2017 (Đơn vị: nghìn tấn) Vùng lãnh Cam Quýt Chanh Bưởi Châu Phi 9.317,5 3.024 1.460,9 796,3 Châu Mỹ 30.954,4 4.134,4 7.329,8 1.571,4 Châu Á 26.535,3 23.167,8 6.968,2 6.594,6 Châu Âu 6.163,2 2.953,4 1.409,8 92,6 thổ (Nguồn: FAOSTAT, 2019) Số liệu bảng 1.2 cho thấy sản lượng cam trên thế giới rất cao nhưng lại không đồng đều giữa các châu lục, sản lượng cam chiếm tỷ lệ cao nhất là châu Mỹ (30.954,4 nghìn tấn), chanh, quýt, bưởi đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với cam (bưởi chỉ có 1.571,4 nghìn tấn). Không chỉ dẫn đầu về sản lượng cam mà châu Mỹ còn có sản lượng chanh (hơn 7.329,8 nghìn tấn) cao hơn so với các châu lục còn lại. châu Á đứng thứ 2 về quýt với 26.535,3 nghìn tấn, sản lượng chanh với 6.968,2 nghìn tấn. Sản lượng cam thấp nhất là châu Âu ( chỉ có 6.163,2 nghìn tấn). Những năm tới đây theo dự đoán sẽ có hai hướng phát triển về nhu cầu cam, đầu tiên là sự phát triển về nhu cầu cam sẽ chậm lại. Một số nước hiện nay đang phải đối phó với hai vấn đề trong sản xuất là bệnh loét (cakel) và hiện tượng biến vàng trên cam (Citrus varriegatet chlorosis), ngoài ra thu nhập người trồng cam thấp do giá thành không cao nên diện tích trồng mới sẽ không tăng. Hai là xu hướng sử dụng quả cam tươi đối với các quốc gia phát triển sẽ giảm và công nghiệp chế biến cam sẽ tiếp tục phát triển ở những quốc gia đang phát triển mặc dù thị trường chính vẫn là các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 - Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mexico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kì đã thúc đẩy ngành cam ở đây phát triển rất mạnh. - Vùng châu Á: được khẳng định là quê hương của cam, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam. Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn đang ở mức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có những hạn chế nhất định, nghề trồng cam chưa được chú trọng nhiều và đang tồn tại sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại như: Nhật Bản, Hàn Quốc... và sự canh tác truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin... tình trạng sâu bệnh hại nhiều nghiêm trọng. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trong nước Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam. Cam được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước. Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)... đây là 2 vùng chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến. Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam như Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sông Con... đã hình thành một số vùng trồng cam chính ở nước ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam ở nước ta giai đoạn 2013 -2017 Năm STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1 Diện tích (nghìn ha) 43,4 46,2 45,4 50,9 56,7 2 Năng suất (tấn/ha) 12,26 12,76 12,47 12,52 13,54 3 Sản lượng (nghìn tấn) 532,0 589,5 566,1 636,9 768,3 Nguồn: FAOSTART, (2019) Số liệu bảng 1.3. cho thấy diện tích cam tăng mạnh từ năm 2013 là 43,4 nghìn đến năm 2017 là 56,7 nghìn ha. Tổng sản lượng cam đạt cao nhất vào năm 2017 đạt 768,3 nghìn tấn. * Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam + Vùng đồng bằng sông cửu long C ác tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ độ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3 - 5m so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Cam được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam rất phong phú như: Cam chanh, cam sành, Bưởi, chanh Giấy, quýt....(Nguyễn Thị Bích Hường, 2017) Theo Gurdwer, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống được ưa chuộng và trồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều (quýt hồng), quýt siêm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 quýt đường, bưởi đường, bưởi năm roi, bưởi long tuyễn...năng suất các giống kể trên ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu long tương đối cao. + Vùng khu 4 cũ Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ độ bắc, trọng điểm trồng cam vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An gồm một cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600ha. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại trên cả cây và quả . Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay. Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam rất nổi tiếng đó là cam Bù. Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá/cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600 - 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp. + Vùng miền núi Phía Bắc Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam được trồng ở các vùng đất ven sông, suối như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gâm, Sông Thương, Sông Chảy...cam được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1000 ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, tại những vùng này cam trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất