Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây

.PDF
122
95
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------ NGUYỄN NGỌC CƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY THẠCH ĐEN TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------ NGUYỄN NGỌC CƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY THẠCH ĐEN TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng GS.TS. Nguyễn Thế Hùng Thái Nguyên - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng đào tạo và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Cương ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Viết Hưng - Trưởng khoaNông học; GS.TS. Nguyễn Thế Hùng - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo và Khoa Nông học trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, cơ quan, bạn bè những người luôn quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 02 tháng 03 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Cương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2 3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm hình thái cây Thạch đen ....................... 3 1.2. Tình hình sản xuất cây thạch đen ở Việt Nam ........................................... 4 1.2.1. Tình hình sản xuất cây thạch đen ở Việt Nam ........................................ 4 1.2.2. Tình hình sản xuất cây thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn................................. 6 1.3. Tình hình nghiên cứu về cây thạch đen trên thế giới và Việt Nam ......... 10 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về cây thạch đen trên thế giới ............................ 10 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về cây thạch đen ở Việt Nam ............................ 13 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 16 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 16 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 16 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 16 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 16 iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16 2.4. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 16 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 16 2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 20 2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.................................................... 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 24 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến khả năng sinh trưởng, nhân giống cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân năm 2018. .............................................................................................. 24 3.1.1. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tỷ lệ sống của các loại hom giống ........................................................................................................ 24 3.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của các loại hom giống ....................................................................... 26 3.1.3. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ ra lá của các loại hom giống ........................................................................................................ 28 3.1.4. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến đặc điểm hình thái cây thạch đen ......................................................................................................... 31 3.1.5. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tình hình sâu, bệnh hại các loại hom giống tham gia thí nghiệm ......................................................... 32 3.1.6. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến năng suất thân lá và hệ số nhân giống các loại hom giống tham gia thí nghiệm ....................................... 37 3.1.7. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các phương pháp nhân giống.............. 38 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Hè Thu năm 2018 ......................................................................................................... 38 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây Thạch đen.................................................................................................. 38 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của cây thạch đen ........... 41 v 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái của cây thạch đen ................................................................................................................... 43 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu, bệnh hại cây thạch đen ................................................................................................................... 45 3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây thạch đen ................................................................................................................... 46 3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của cây thạch đen ...... 48 3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Hè Thu năm 2018.................................................................................................. 49 3.3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen ............................................................................................ 49 3.3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của cây thạch đen......... 51 3.3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của cây thạch đen ................................................................................................................... 53 3.3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại cây thạch đen ................................................................................................................... 54 3.3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng của cây thạch đen ......................................................................................................... 55 3.3.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây thạch đen .. 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 58 1. Kết luận ....................................................................................................... 58 2. Đề nghị ....................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSTL: Năng suất thân lá vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tỷ lệ sống của các loại hom giống khác nhau tham gia thí nghiệm............................ 25 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của các loại hom giống ........................................... 26 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ ra lá của các loại hom giống tham gia thí nghiệm ............................................. 29 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến chiều dài cây, tổng số lá trên thân chính và số cành cây thạch đen.................................. 31 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tình hình nhiễm sâu, bệnh hại của các loại hom giống tham gia thí nghiệm ................. 32 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến năng suất thân lá và hệ số nhân giống của các loại hom giống tham gia thí nghiệm.... 37 Bảng 3.7: Hạch toán hiệu quả kinh tế của cây thạch đen đem trồng từ các phương pháp nhân giống tham gia thí nghiệm ............................. 38 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây Thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ....................... 39 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá củacây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ........................................................... 41 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài cây, số cành và tổng số lá trên thân chính của cây thạch đentại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .......43 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu, bệnh hại cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ............................................... 45 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn...................................... 46 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ............................................... 48 viii Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .................. 49 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá củacây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ...................................................... 51 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều dài cây, số cành và tổng số lá trên thân chính của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ......................................................................................... 53 Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình nhiễm sâu, bệnh hại cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ............................... 54 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ............................... 55 Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn...................................... 56 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của các loại hom giống ............................................. 28 Hình 2: Ảnh hưởng phương pháp nhân giống đến tốc độ ra lá của các loại hom giống tham gia thí nghiệm ...................................................... 30 Hình 3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ................................. 40 Hình 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 42 Hình 5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .......................... 51 Hình 6: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 52 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ................................................................................. 17 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................................. 19 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 ................................................................................. 20 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thạch đen hay còn gọi là Xương sáo có tên khoa học Mesona chinensis Benth.Là cây thân thảo có chiều dài từ 40 - 60 cm, bò lan trên mặt đất, là cây ưa sáng và ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Thạch đen có tác dụng giải nhiệt, đây là một mặt hàng dùng trong giải khát được nhiều người ưa chuộng, do lá cây thạch đen có vị hơi ngọt, tính mát, có công dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng, trị cảm mạo, hỗ trợ người bị tiểu đường, hỗ trợ giảm huyết áp, chống lão hóa và các bệnh xương khớp. Ngoài ra, thạch đen còn được coi là một tân dược với hàm lượng polyphenol, tanin, pectin chiếm trên 50%. Đây là những chất làm tăng đáng kể tính giãn nở của mạch máu, chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu (Thuận Thắng 2016) [9]. Thạch đen có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc nhưng được nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và được trồng nhiều ở một số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đồng Tháp... Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, thạch đen được trồng nhiều ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn; huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở vùng này. Bởi thạch đen là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít bị sâu bệnh và cho năng suất cao. Trung bình năng suất cây thạch đen sẽ cho thu hoạch hơn 4,0 tấn thạch khô/ha với giá bán dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/1kg như hiện nay thì người dân thu được từ 100 đến 120 triệu đồng/ha, nếu trồng thâm canh năng suất có thể đạt từ 10 - 15 tấn/ha hiệu quả kinh tế thu được từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do vậy, thạch đen được coi là cây xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ loại cây trồng này. 2 Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như: kỹ thuật nhân giống; mật độ trồng và tổ hợp phân bón …chưa đúng mức nên chưa phát huy được giá trị của cây trồng này. Do vậy, để phát triển được cây thạch đen có hiệu quả, bền vững, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao cho sản xuất thì việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen và góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu hoc tập và tham khảo về xây dựng quy trình nhân giống và kỹ thuật canh tác cây thạch đen cho tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các địa phương có điều kiện sản xuất cây thạch đen tương tự. 3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Xác định được kỹ thuật nhân giống, mật độ trồng và tổ hợp phân bón thích hợp nhằm nâng cao được năng suất và chất lượng trong sản xuất thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác thạch đen đạt năng suất và chất lượng cao, bền vững cho huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các địa phương có điều kiện sản xuất tương tự nói chung. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm hình thái cây Thạch đen Cây Thạch đen (Mesona chinensis Benth) là loài thực vật thân thảo thấp, có nhựa kết thạch trong nước được dùng để làm thức uống giải khát. Ở Trung Quốc, tiếng Quan Thoại gọi là “xiancao” (tiên thảo), người Mân Cao ở Đài Loan gọi là “sian-chháu”, người Quảng Đông gọi là “leung fan cao” (lương phấn thảo). Người Việt Nam gọi là “xương sáo”. Thạch đen là cây thân thảo có chiều dài cây từ 40 - 60 cm, bò lan trên mặt đất, là cây ưa sáng và ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Thạch đen có tác dụng giải nhiệt, đây là một mặt hàng dùng trong giải khát được nhiều người ưa chuộng, do lá cây thạch đen có vị hơi ngọt, tính mát, có công dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng, trị cảm mạo, hỗ trợ người bị tiểu đường, hỗ trợ giảm huyết áp, chống lão hóa và các bệnh xương khớp. Ngoài ra, thạch đen còn được coi là một tân dược với hàm lượng Polyphenol, tanin, pectin chiếm trên 50%. Đây là những chất làm tăng đáng kể tính giãn nở của mạch máu, chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu. Cây Thạch đencó nguồn gốc ở Đông và Đông Nam Châu Á, phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan và khu vực Đông Nam Á. Loài cây này mọc mạnh trên các khu vực đất dốc, đất cát và đất khô. Ở Việt Nam cây Thạch đenmọc hoang dại ở vùng rừng núi phía Bắc như các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, về sau này được trồng ở nhiều vùng đồng bằng như ở như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Cây Thạch đen có đặc điểm hình thái như sau: - Thân: Cây Thạch đen là loại cây họ hòa thảo, thân có bốn cạnh, hình đứng mềm, bên ngoài thân có phủ một lớp lông thô, rậm. Cây có chiều dài trung 4 bình từ 40 - 60 cm, tùy điều kiện chăm sóc và thổ nhưỡng có thể dài tới 1 mét. Cây thạch đen có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc, nhánh tỏa ra phủ kín trên mặt đất giống như cây bạc hà. - Chồi và lá: Lá cây thạch đen mọc ra từ các mấu, chồi mọc ra từ nách lá. Lá thạch đen thuộc loại lá đơn, mọc đối, dày, màu xanh nhạt, hình trứng hoặc trứng thuôn, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp. Lá dài từ 3 - 6 cm, rộng 1 - 2 cm, cuống lá dài 1 - 2 cm. Hai mặt lá đều có phủ một lớp lông mỏng, mép lá có hình răng cưa. - Hoa và quả: Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành, khá dày đặc vào lúc hoa nở rộ, cuống hoa có thể kéo dài tới 10 - 12 cm, có lông. Đài hoa có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thùy, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím. Quả của cây thạch đen nhỏ, nhẵn, thon dài khoảng 0,7 mm. Cây thạch đen ra hoa vào cuối thu, đầu mùa đông. - Hệ rễ: Rễ cây thạch đen có dạng chùm, rễ tỏa rộng và ăn nông. Rễ của cây thạch đen có thể mọc từ gốc, thân khi tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm. Do vậy, khi cây thạch đen phát triển, thân cây dài có thể có nhiều đốt thân mọc rễ cắm xuống để hỗ trợ hút chất dinh dưỡng. 1.2. Tình hình sản xuất cây thạch đen ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất cây thạch đen ở Việt Nam Hiện nay, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Thạch đen được trồng nhiều ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn; huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và được coi là một trong những cây góp phần trong việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở vùng này. Bởi Thạch đen là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít bị sâu bệnh và cho năng suất cao. Trung bình 1ha cây Thạch đen sẽ cho thu hoạch hơn 40 tạ thạch đen 5 khô, với giá bán dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/1kg như hiện nay thì đây cũng là cây trồng mang lại thu nhập khá cao cho người nông dân. Năm 2013, diện tích Thạch đen ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng chỉ có 172 ha, đến năm 2014 tăng 284 ha. Hiện nay, diện tích trồng Thạch đen ở Thạch An đã tăng lên 335 ha (Phương Oanh 2015) [6]. Tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 đến nay, diện tích trồng cây Thạch đen hàng năm tại huyện luôn được duy trì ổn định từ 1.500 đến 2.000ha, năng suất bình quân từ 5,8 - 6,0 tấn/ha, sản lượng bình quân 8.700 - 12.000 tấn (Nguyên Khê 2009) [5]. Năm 2016, toàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trồng được gần 140 ha cây Thạch đen, đạt trên 279% kế hoạch (Trung Dương 2016) [3]. Mặc dù được coi là cây trồng xoá đói, giảm nghèo nhưng thực tế Thạch đen chưa bao giờ được quy hoạch vùng trồng và có những nghiên cứu một cách bài bản, khoa học, kết hợp với chế biến sau thu hoạch, liên kết tìm đầu ra ổn định cho nông dân để cây trồng này phát triển bền vững (Thuận Thắng 2016) [9]. Từ việc nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất cây thạch đen cũng như điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu cho thấy: Thực trạng phát triển cây Thạch đen tại địa phương nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung còn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch thành vùng sản xuất, cũng như công nghệ chế biến sau thu hoạch để phát triển bền vững cây trồng này; Mặt khác việc chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và năng lực đầu tư thâm canh còn hạn chế, năng suất không ổn định, chất lượng cây Thạch đen chưa đồng đều. Việc liên kết sản xuất còn hạn chế, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chưa kết nối theo chuỗi sản phẩm; mặt khác do chưa đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản sau thu hoạch, chưa có nơi thu gom và tiêu thụ ổn định nên giá cả bấp bênh, phụ thuộc vào các tư thương thu mua nên diện tích cây Thạch đen những năm gần đây có xu hướng giảm dần. 6 1.2.2. Tình hình sản xuất cây thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn Tại tỉnh Bắc Kạn, cây Thạch đen được trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Na Rì. Đây là cây trồng được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là một trong những cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Na Rì, cây Thạch đen được người dân địa phương đưa vào trồng từ trước những năm 2000, đến năm 2009 diện tích cây Thạch đen trên địa bàn huyện Na Rì đạt trên 200 ha nhưng đến năm 2016 diện tích chỉ còn gần 140 ha, được trồng tập trung tại các xã Vũ Loan, Kim Lư, Cư Lễ, Lam Sơn, Liêm Thủy, Cường Lợi,… trong đó, được trồng nhiều nhất tại xã Vũ Loan 60 ha. Cây Thạch đen được trồng ở ruộng, soi bãi hoặc trên đất dốc, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Na Rì, năng suất đạt từ 38-40 tạ/ha; thị trường tiêu thụ Thạch đen khô chủ yếu là do các tư thương bán sang Trung Quốc; giá Thạch đen khô khoảng 25.000 đồng/kg. Vị trí địa lý Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn. - Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông. Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách thành phố Bắc Kạn 72km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư song vẫn còn nhiều khó khăn. 7 Địa hình Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình vùng núi đá và địa hình vùng núi đất. Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới. Thủy văn Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì. Do ảnh hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới sông suối khá phức tạp trên địa bàn huyện. Phần lớn đồi núi sát thềm sông, thềm suối đã khống chế quá trình bồi tụ phù sa, chính vì vậy trong huyện không có những cánh đồng rộng lớn mà chỉ có những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ, hẹp dọc theo các triền sông, triền suối. Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất: Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống 8 sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: Nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành. - Nhóm đất địa thành (đồi núi): Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất thủy thành: Có diện tích 1.977ha, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên. Nhìn chung đất đai Na Rì cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong sử dụng đất. Tài nguyên nước * Nước mặt: Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai. * Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào. Tài nguyên rừng Hiện nay, huyện có 66.949,96ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện. Nhìn chung, Na Rì là huyện có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở trong nước và quốc tế. Tuy 9 nhiên do nạn phá rừng cùng với công tác quản lý chưa được chặt chẽ đã làm cho nguồn tài nguyên phong phú này có nguy cơ bị cạn kiệt. Tài nguyên khoáng sản Theo kết quả điều tra, thăm dò, Na Rì là một trong những khu vực trọng điểm, tập trung nhiều khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn với các khoáng sản sau: Vàng, nhôm, Atimon, thủy ngân và đá vôi xây dựng. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú cả về chủng loại lẫn quy mô. Hiện tại trên địa bàn đã có một số mỏ đang được khai thác, trong thời gian tới cần phải có các biện pháp khai thác hợp lý, khoa học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tài nguyên du lịch Huyện Na Rì có một số tài nguyên du lịch thiên nhiên rất kỳ vĩ, hứa hẹn đem lại nhiều sự hấp dẫn cho du khách như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên huyền bí và thác Nà Đăng cùng với thảm thực vật da dạng. Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển, nhu cầu cần phát triển văn hóa chưa tương xứng, vì vậy, việc phục hồi và xây dựng lễ hội Lồng Tồng được xem là bước khởi đầu cho chặng đường phát triển văn hóa mới ở huyện Na Rì. Tài nguyên nhân văn Na Rì là huyện có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,… (trong đó đông nhất là dân tộc Tày và dân tộc Nùng). Trong suốt chiều dài lịch sử, Na Rì luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, trong xu hướng hội nhập; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan