Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lú...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa japonica j02 tại hưng yên

.PDF
123
4
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------  ------------ NGUYỄN THỊ THU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ VÀ LƯỢNG ðẠM BÓN ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA JAPONICA J02 TẠI HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ÍCH TÂN TS. HÀ QUANG DŨNG HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… i LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ích Tân và TS. Hà Quang Dũng, những người ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS ðỗ Năng Vịnh, các thầy cô giáo trong Bộ môn Canh tác học - Khoa Nông học, Viện ðào tạo Sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong Khoa Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Trung cấp kinh tế- kỹ thuật Tô Hiệu, Hưng Yên, các ñồng nghiệp trong Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, ñã tận tình giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến tất cả những bạn bè, người thân và gia ñình ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Với lòng biết ơn sâu sắc, một lần nữa tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu ñó! Hưng Yên, ngày 31 tháng 8 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii 1 ðẶT VẤN ðỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục ñích của ñề tài 2 1.3 Yêu cầu của ñề tài 2 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 2 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm của loài phụ Japonica 4 2.2 Tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới và Việt Nam 6 2.3 Tình hình nghiên cứu mật ñộ ñối với cây lúa 11 2.4 Những nghiên cứu về phân bón ñối với cây lúa 14 2.5 Những nghiên cứu về mật ñộ và phân bón ñối với cây lúa 26 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 28 3.2 Nội dung nghiên cứu 28 3.3 Phương pháp nghiên cứu 29 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ cấy ñến thời gian sinh trưởng của giống lúa Japonica J02 4.2 34 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ cấy ñến sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Japonica J02 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 36 iii 4.2.1 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Japonica J02 4.2.2 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa J02 4.2.3 53 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ cấy ñến khối lượng chất khô tích lũy (DM) của giống lúa Japonica J02 4.5.1 52 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa J02 4.5 49 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa J02 4.4.3 48 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa J02 4.4.2 46 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ cấy ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Japonica J02 4.4.1 44 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến khả năng ñẻ nhánh của giống lúa Japonica J02 4.4 42 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng ñẻ nhánh của giống lúa Japonica J02 4.3.3 41 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến khả năng ñẻ nhánh của giống lúa Japonica J02 4.3.2 39 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ cấy ñến khả năng ñẻ nhánh của giống lúa Japonica J02 4.3.1 38 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa J02 4.3 36 56 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến khối lượng chất khô tích lũy (DM) của giống lúa J02 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 56 iv 4.5.2 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khối lượng chất khô tích lũy (DM) của giống lúa J02 4.5.3 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến khối lượng chất khô tích lũy (DM) của giống lúa J02 4.6 67 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J02 4.7.3 66 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J02 4.7.2 63 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ cấy ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Japonica J02 4.7.1 60 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ cấy ñến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của giống lúa Japonica J02. 4.7 60 71 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J02 73 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 78 5.1 Kết luận 78 5.2 ðề nghị 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCCC : Chiều cao cây cuối cùng DM : Khối lượng chất khô tích lũy IRRI : Viện nghiên cứu lúa quốc tế LAI : Chỉ số diện tích lá NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu SNHH : Số nhánh hữu hiệu ST2T : Sau trỗ 2 tuần TGST : Thời gian sinh trưởng TSC : Tuần sau cấy Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT 2.1 Tên bảng Trang So sánh ñặc ñiểm hình thái, sinh lý của các kiểu sinh thái ñịa lí thuộc loài Oryza sativa (theo Genovera, 1996) 2.2 Lượng phân bón ñược nông dân sử dụng cho lúa trên một số loại ñất ở miền Bắc 4.1 45 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến khả năng ñẻ nhánh của giống lúa Japonica J02 4.8 42 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng ñẻ nhánh của giống lúa Japonica J02 4.7 40 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến khả năng ñẻ nhánh của giống lúa Japonica J02 4.6 39 Ảnh hưởng của mật ñộ và lượng ñạm bón ñến sự tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ ở giống lúa Japonica J02 4.5 37 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến sự tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ ở giống lúa Japonica J02 4.4 35 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến sự tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ ở giống lúa Japonica J02 4.3 20 Ảnh hưởng của mật ñộ và lượng ñạm bón ñến thời gian sinh trưởng của giống lúa Japonica J02 4.2 5 47 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 và vụ xuân năm 2011 4.9 50 Ảnh hưởng của các mật ñộ ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 và vụ xuân năm 2011. 52 4.10 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Japonica J02 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 54 vii 4.11 Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến khối lượng chất khô tích lũy (DM) của giống lúa Japonica J02 57 4.12 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khối lượng chất khô tích lũy (DM) của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 vụ xuân năm 2011 60 4.13 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khối lượng chất khô tích lũy (DM) của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 vụ xuân năm 2011 61 4.14 Ảnh hưởng của mật ñộ và lượng ñạm bón ñến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa Japonica J02 64 4.15 Ảnh hưởng của các mức ñạm bón ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 67 4.16 Ảnh hưởng của các mức ñạm bón ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Japonica J02 trong vụ xuân năm 2011 69 4.17 Ảnh hưởng của các mật ñộ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 71 4.18 Ảnh hưởng của các mật ñộ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Japonica J02 trong vụ xuân năm 2011 72 4.19a Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J02 trong vụ mùa năm 2010 74 4.19b Ảnh hưởng của lượng ñạm bón và mật ñộ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J02 trong vụ xuân năm 2011 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 76 viii 1. ðẶT VẤN ðỀ 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Cây lúa (Oryza sativa L) là một trong những cây lương thực chính của loài người. Trên toàn thế giới có khoảng 50% dân số sử dụng lúa làm thức ăn hàng ngày. Gần 100% dân số các nước ðông Nam châu á và châu Mỹ La Tinh sử dụng lúa làm lương thực chính của mình. Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy từ trước ñến nay ðảng và Nhà nước rất quan tâm và có những chủ trương ñúng ñắn ñể ñẩy nhanh sự phát triển kinh tế, xã hội cho lĩnh vực này. Từ năm 1986, Việt Nam bắt ñầu ñổi mới kinh tế, sản xuất lúa gạo tăng mạnh và ñến cuối những năm 90, Việt Nam chuyển từ một nước nhập khẩu lương thực thành một nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Song thành công ñó cũng không nói ñến việc ñổi mới giống lúa. Trên thế giới người ta biết ñến 2 loại gạo chất lượng cao chính: gạo hạt dài chất lượng cao thuộc loài phụ Indica, ñược sản xuất ở các nước nhiệt ñới và loại hạt tròn thuộc loài phụ Japonica ñược sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp hơn và có chứa amylopectin. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi vàng do có hàm lượng protein trong hạt khá cao. Lúa Japonica là những giống lúa hạt tròn, chất lượng gạo ngon, thấp cây ñến trung bình, chống ñổ tốt, chịu thâm canh, chịu lạnh khỏe, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ ngắn ñến trung bình. Ưu ñiểm quan trọng của lúa Japonica là khả năng chịu lạnh, có khả năng sinh trưởng ở nhiệt ñộ thấp xung quanh 150C. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 1 Những năm gần ñây, mức sống của người dân ngày càng cao dẫn ñến nhu cầu sử dụng lúa gạo, nhất là các loại gạo chất lượng cao và an toàn ngày càng lớn. Viện Di truyền Nông nghiệp ñang triển khai việc chọn tạo các giống lúa chất lượng Japonica. Viện ñã kết hợp với các Viện thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Hội Giống cây trồng TW triển khai việc chọn tạo, khảo nghiệm gần 100 giống lúa Japonica khác nhau ở các tỉnh phía Bắc. ðể có ñược sản phẩm lúa gạo chất lượng, ngoài yếu tố giống ra thì phân bón là một yếu tố quan trọng trong thâm canh giống lúa mới, giống lúa chất lượng hiện nay. ðể góp phần ñưa ra giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của các giống lúa nhập nội có nguồn gốc tại Nhật Bản, chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ với lượng ñạm bón ñến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Japonica J02 tại Hưng Yên”. 1.2 Mục ñích của ñề tài Xác ñịnh lượng ñạm bón và mật ñộ cấy thích hợp cho giống lúa nhập nội Japonica J02 góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất các giống lúa nhập nội có nguồn gốc tại Nhật Bản. 1.3 Yêu cầu của ñề tài ðánh giá ảnh hưởng của các mật ñộ ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Japonica J02 tại Hưng Yên trong vụ mùa năm 2010 và vụ xuân năm 2011, từ ñó ñưa ra mật ñộ cấy thích hợp ñối với mỗi vụ sản xuất. ðánh giá ảnh hưởng của các mức ñạm bón ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống. Từ ñó, xác ñịnh mức ñạm bón và mật ñộ thích hợp cho giống lúa Japonica J02 cho mỗi vụ sản xuất. 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài Từ kết quả nghiên cứu về “ Ảnh hưởng của mật ñộ với lượng ñạm bón Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 2 ñến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Japonica J02 tại Hưng Yên”, chúng tôi ñưa ra ñược mật ñộ và lượng ñạm bón thích hợp cho giống lúa chất lượng nhập nội từ Nhật Bản Japonica J02. Từ ñó góp phần ñưa ra quy trình kỹ thuật sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng của giống. Góp phần vào công tác khảo nghiệm giống và công nhận một số giống lúa Japonica, trong ñó có J02. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm của loài phụ Japonica Năm 1930, Kato ñã phân biệt lúa trồng (Oryza sativa L) thành hai nhóm chung lớn Oryza sativa proles Indica và Oryza sativa proles Japonica, dựa trên sự khác nhau về ñặc ñiểm hình thái cây, kích thước hạt, sự phân bố ñịa lý và hiện tượng khó tạp giao giữa hai nhóm này, cũng như tính bất dục của cơ thể lai [9]. Sự khác nhau giữa hai loài phụ này cũng ñã ñược thừa nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như Terao và Mizushima, 1939; Oka và cộng sự, 1951; Hsiech và Frey, 1972 [35]. Nhưng ñến năm 1954, Morinaga lại xác ñịnh có nhóm phụ thứ ba. Oryza sative javanica ñược thấy ở Indonesia với hai loại hình: bulu và fjereh; loại hình bulu lá rộng, râu trên hạt phát triển, cây không ñổ, ñẻ ít, dễ nhiễm bệnh, cơm ngon. Loại hình fjereh lá hẹp, hạt không râu, dễ ñổ, chống bệnh, chịu ñất xấu, phẩm chất gạo kém [9]. Trên cơ sở của những kết quả nghiên cứu trước ñây, các nhà phân loại học của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế thống nhất chia lúa trồng châu Á (O. sativa) thành ba loài phụ: Indica, Japonica, Javanica. Giữa chúng có một số ñặc trưng cơ bản ñể có thể phân biệt như ở bảng 2.1: Tuy nhiên, cho ñến bây giờ, sự khác nhau về sinh lí giữa hai loài Indica và Japonica vẫn chưa ñược nghiên cứu một cách hệ thống. Bình thường Japonica ñược trồng ở những vùng ôn ñới, như Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; còn Indica ñược trồng ở vùng nhiệt ñới như Nam Trung Quốc, Ấn ðộ, Philipin và Việt Nam. ðài Loan nằm trong vùng bán nhiệt ñới, có trồng cả hai loài phụ này. Lúa Indica truyền thống ở ðài Loan vẫn duy trì ñược sức sản xuất trên những vùng ñất kém màu mỡ trong nhiều năm. Trong suốt thời gian ñó hầu như không một loại phân bón hóa học nào ñược sử dụng. Khi Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 4 lượng dinh dưỡng cung cấp ngày một tăng thì lúa Japonica ñược trồng phổ biến hơn. Những giống Indica hiện nay, khi ñã ñược chuyển gen Japonica vào, thì việc trồng trọt ñược mở rộng trên những vùng ñất màu mỡ và thể hiện khả năng chịu phân cao [35]. Bảng 2.1: So sánh ñặc ñiểm hình thái, sinh lý của các kiểu sinh thái ñịa lí thuộc loài Oryza sativa (theo Genovera, 1996) Tính trạng Lá Indica Rộng ñến hẹp, xanh nhạt (trừ các giống cải tiến) Japonica Javanica Hẹp, xanh tối Rộng, cứng, xanh nhạt Thân Thân dạng thon mảnh Thân dạng thon cứng Thân cứng, ống rạ to Sức ñẻ nhánh ðẻ khoẻ > 16 nhánh Trung bình 11 - 15 nhánh ðẻ ít dưới 10 nhánh Chiều cao Cao ñến trung bình (trừ các giống cải tiến) Thấp ñến trung bình Cao Hạt Dài ñến ngắn, thon, ñôi khi hạt dẹt Ngắn, hạt tròn Dài, rộng và dày Râu hạt Hầu hết không râu Từ không râu ñến râu dài Dài hoặc không râu Lông trên vỏ trấu Lông nhỏ ngắn ở vỏ trấu lưng và bụng, ñôi khi không có lông Có lông dày trên vỏ trấu lưng và bụng Lông dài ở vỏ trấu lưng và bụng, vỏ trơn láng ở nhiều giống lúa cạn Tính rụng hạt Dễ rụng Khó rụng Khó rụng Mô thân Mềm Cứng Cứng Tính phản ứng quang chu kì Có thay ñổi Phản ứng chặt ñến không thay ñổi Ít phản ứng Hàm lượng amyloza 16 – 31% 10 - 24% 20 - 25% Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 5 Tuy nhiên, lúa Indica thường bộc lộ sự già hóa sớm, các lá ở phía dưới chuyển vàng và tàn nhanh hơn so với các lá này ở loài Japonica trong suốt giai ñoạn trưởng thành. Xu hướng này càng thể hiện rõ khi trồng trong ñiều kiện canh tác ngày càng giảm. Vì những thông tin liên quan ñến khả năng thích nghi là rất quan trọng cho việc cải thiện kĩ thuật trồng và làm vật liệu trong chọn tạo giống lúa, nên ñã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh lí của rễ và hình thái lá trên cánh ñồng của Kwan - Long LAI và Chin - Ri HOU [35]. Indica khi trồng ở vùng ngập nước, xuất hiện nhiều ñốm nâu trên lá. Các ñốm này xuất hiện từ những lá dưới ñến những lá phía trên và trong một lá thì xuất hiện từ mép lá vào trong bản lá. Những lá này giá hóa sớm hơn so với ở Japonica [35]. Rễ lúa ở loài Japonica khỏe hơn so với ở Indica. Rễ Indica ñen, thối rữa và dễ ñứt khi cho nước chảy qua. Vì vậy, hệ thống rễ này gày yếu hơn ở giai ñoạn trưởng thành [35]. Ở cả Japonica và Indica trong giai ñoạn ñầu phát triển, khả năng oxi hóa của rễ ñều cao, sau ñó thì giảm dần. Trong toàn bộ giai ñoạn phát triển, khả năng oxi hóa của rễ Japonica luôn khỏe hơn so với rễ Indica là do sự hoạt ñộng mạnh của enzim peroxidasa, catalasa và glycolic acid oxidasa. Ngược lại ở rễ Indica, sự khử diễn ra mạnh hơn so hoạt tính của hai enzim khử nitrata reductasa và glutamat dehidrogenasa. ðó là nguyên nhân tại sao ở rễ Indica quá trình ñồng hóa ñạm diễn ra mạnh hơn nên loài Indica có thể phát triển bình thường ở những môi trường ñơn giản, thiếu dinh dưỡng hơn là loài Japonica [35]. 2.2 Tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng và lúa Japonica trên thế giới Hiện nay, do mức sống ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước ñối với gạo chất lượng ngày càng tăng, tạo ra một thị trường rộng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 6 mở cho các nước xuất khẩu gạo. Tổng diện tích trồng lúa của Thái Lan khoảng hơn 10 triệu ha, trong ñó chủ yếu sản xuất các giống lúa cổ truyền của ñịa phương, có chất lượng cao ñể xuất khẩu, chiếm 90% diện tích trồng lúa cả nước [37]. Tại Nhật Bản giống lúa chất lượng cao ñang ñược trồng phổ biến là giống cổ truyền Koshihikari, J02... là những giống thuộc loài phụ Japonica. Các giống này có năng suất trung bình 5,5-6 tấn/ha, hàm lượng amylosa 1718%, không thơm nhưng có vị ngon ñặc biệt. Ngoài ra, còn có một số giống lúa chất lượng khác ñang ñược gieo trồng tại Nhật Bản như Ettaman-17, Hatsurishiki, Norin [32]. Theo GS.TS ðỗ Năng Vịnh, Phó viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, trên thị trường lúa gạo trong nước, gần ñây xuất hiện các giống gạo thuộc loại Japonica có nguồn gốc Nhật Bản với giá bán cao gấp 2 ñến 3 lần giá gạo loại gốc Indica. Sự gia tăng nhu cầu ñối với lúa gạo chất lượng cao trong nước, ñã thúc ñẩy mở rộng sản xuất và thương mại loại gạo chất lượng cao mới, gạo hạt tròn Japonica (Nguồn:Báo Nông nghiệp Việt Nam). Trên thế giới có 2 loại gạo chất lượng cao, ñó là gạo hạt dài thuộc loài phụ Indica, ñược sản xuất ở các nước nhiệt ñới và loại hạt tròn thuộc loài phụ Japonica, sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp hơn và có chứa amylopectin. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi vàng do có hàm lượng protein trong hạt khá cao (Nguồn:Báo Nông nghiệp Việt Nam). Lúa Japonica là loại hình thấp cây ñến trung bình, chống ñổ tốt, chịu thâm canh, chịu lạnh khoẻ, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh và có thời gian sinh trưởng từ ngắn ñến trung bình. Ưu ñiểm của lúa Japonica là khả năng chịu lạnh, sinh trưởng ở nhiệt ñộ thấp xung quanh 150C, tuy nhiên nhiệt Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 7 ñộ xuống tới 110C ở giai ñoạn trỗ bông sẽ gây hại nặng. Lúa Japonica thường thích hợp với vùng trồng có khí hậu ôn ñới, cận nhiệt ñới và vùng cao nhiệt ñới. Các nước trồng lúa Japonica chủ yếu tập trung ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... trải dài tới Trung Cận ðông như Ai Cập, Ma-rốc, Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam). Theo thống kê của FAO từ năm 1982 - 1994 diện tích trồng lúa Japonica trên thế giới thay ñổi không nhiều, nhưng sản lượng lúa tăng 16,6%, chủ yếu nhờ vào tăng năng suất trung bình ñạt từ 5 - 5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa Japonica trên thế giới chỉ khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng lúa thế giới. Nhưng tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới hiện nay có những thay ñổi, diện tích trồng lúa Japonica ñã lên tới 20% diện tích trồng lúa toàn cầu (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam). Trung Quốc là nước ñứng ñầu thế giới về sản xuất lúa Japonica với tổng diện tích khoảng 7,3 triệu ha, tiếp ñó là Nhật Bản 2,1 triệu ha... Diện tích trồng lúa Japonica ở Trung Quốc ñã tăng hơn 2 lần trong vòng hai chục năm qua, giá lúa Japonica cũng tăng hơn 2 lần. Chính sách ñã có tác ñộng tới thay ñổi cơ cấu giống của Trung Quốc như một số tỉnh trước ñây chủ yếu sản xuất lúa Indica ñã thay bằng các giống Japonica, có tỉnh ñã nâng diện tích Japonica lên khoảng 80%. Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu gạo Japonica sang Nhật, Hàn Quốc và ðài Loan (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam). Ba thị trường nhập khẩu lúa Japonica lớn nhất châu Á là Nhật, Hàn Quốc và ðài Loan của Mỹ, Australia, Trung Quốc và Thái Lan. Riêng Nhật mỗi năm nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo Japonica. Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường lớn thứ nhì, nhập khẩu từ Ai Cập, Mỹ và Australia (Source: Japan Grain and Feed Annual 2002, March 2002. FAS/USDA). Ngoài ra còn khoảng 42 quốc gia khác nhập khẩu gạo Japonica (Mechel S. Paggi and Fumiko Yamazaki 2001) (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam). Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 8 Các nước trồng lúa Japonica chủ yếu tập trung ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trải dài tới Trung Cận ðông: Ai Cập, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ. Do sự ña dạng và tính thích ứng tốt của giống nên các châu lục khác cũng trồng lúa Japonica như châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc, các nước Trung Á thuộc Liên Xô (cũ). Lúa Japonica có năng suất trung bình cao hơn lúa Indica từ 0,5 - 1 tấn/ha. Tại những trạm thực nghiệm năng suất có thể tới 13 tấn/ha. Úc và Ai Cập là nơi sản xuất lúa Japonica có năng suất bình quân 9-9,5 tấn/ha (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam). 2.2.2 Tình hình sản xuất lúa Japonica ở Việt Nam Japonica là (loài phụ) lúa chịu lạnh, là những giống lúa hạt tròn, chất lượng gạo ngon, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với sản xuất vụ xuân và khu vực miền núi phía Bắc. Mấy năm gần ñây, thị trường lúa gạo trong nước thường gặp các giống lúa Japonica có nguồn gốc Nhật Bản với giá bán cao gấp 2-3 lần giá gạo Indica. Nhu cầu ñối với lúa gạo chất lượng cao của người tiêu dùng trong nước và người nước ngoài làm ăn tại Việt Nam ngày càng lớn là cơ hội ñể mở rộng sản xuất và thương mại một số giống lúa mới chất lượng cao - lúa hạt tròn Japonica. Lúa trồng Oryza sativa (2n = 24) ñược phân làm các loài phụ là O.S. Indica, O.S. japonica và O.S. Javanica. Ngoài ra, còn có các nhóm giống lúa trung gian giữa các loài phụ trên. Các giống lúa Japonica ñược sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh và cận nhiệt ñới. Viện Di truyền Nông nghiệp ñang triển khai việc chọn tạo các giống lúa Japonica. Viện ñã kết hợp với các Viện thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Hội Giống cây trồng TW triển khai việc chọn tạo, khảo nghiệm gần 100 giống lúa Japonica khác nhau ở các tỉnh phía Bắc. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 9 Trong ñó, giống lúa Japonica ðS1 do GS.TS Hoàng Tuyết Minh và cộng sự chọn tạo, ñược khảo nghiệm và nhân giống từ năm 2001, có năng suất cao, chất lượng tốt, ñược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tạm thời. Hiện tại giống ðS1 ñang ñược mở rộng sản xuất tại các tỉnh ñồng bằng sông Hồng và miền núi như: Hưng Yên, Thái Bình, Hoà Bình, Thái Nguyên, Yên Bái và một số ñịa phương khác. Giống ðS1 trồng ñược cả hai vụ, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất vụ Xuân ñạt trung bình 7-8 tấn/ha, có nhiều ưu ñiểm: cứng cây, chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh... ðặc biệt, vụ xuân năm 2008 là vụ rét lịch sử, hàng trăm ngàn ha mạ và lúa bị chết rét, nhưng lúa ðS1 mạ vẫn xanh tốt, bộ rễ trắng tinh, năng suất ở nhiều ñiểm ñạt trên 8 tấn/ha. Theo báo cáo của Trung tâm Giống Hoà Bình, lúa ðS1 càng lên vùng cao lạnh hơn thì năng suất cao hơn, một số gia ñình ñạt trên 10 tấn/ha. Giá gạo bán tại ñịa phương cao hơn so với các giống khác 2.500 ñ/kg. Kết quả sản xuất giống ðS1 tại các xã vùng cao Yên Bái, Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi vụ xuân năm 2010 ñã chứng tỏ ñiều ñó. Ngoài ra, Viện Di truyền Nông nghiệp ñang tiếp tục khảo nghiệm và chọn tạo hàng chục giống Japonica khác, trong ñó ñang nhân nhanh một số giống: J01, J02 có thời gian sinh trưởng từ 100-110 ngày, năng suất tiềm năng cao và tỷ lệ gạo cao hơn, có thể tham gia cơ cấu mùa sớm kịp cho sản xuất vụ ñông. Chiến lược phát triển giống lúa Japonica thời gian tới là tuyển chọn những giống có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh ñể phát triển sản xuất ở các tỉnh miền Bắc, ñặc biệt là miền núi phía Bắc. Dự kiến sẽ ñưa kỹ thuật gieo thẳng vào sản xuất và ñưa vụ xuân sớm hơn nhờ ñặc tính chịu lạnh, khai thác các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, bảo ñảm sản xuất ñược 2 vụ lúa có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chất lượng gạo cao hơn so với các giống Indica ở cùng khu vực. Khai thác thêm một vụ ñông giữa 2 vụ lúa ở một Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 10 số ñịa bàn. Gạo Japonica sản xuất ở miền núi cần trở thành thương hiệu với chất lượng và giá trị thương mại cao, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Sự tham gia của các công ty giống, các công ty chế biến cần ñược khuyến khích ñể ñẩy mạnh sản xuất và quảng bá “Gạo núi Japonica”, “Gạo hữu cơ Japonica”. 2.3 Tình hình nghiên cứu mật ñộ ñối với cây lúa 2.3.1 Những nghiên cứu về mật ñộ cấy trên thế giới Mật ñộ cấy là số cây, số khóm ñược trồng trên một ñơn vị diện tích. Với lúa cấy mật ñộ ñược tính bằng số khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật ñộ ñược tính bằng số hạt mọc/m2. Về nguyên tắc thì mật ñộ gieo hoặc cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất ñịnh, việc tăng số bông làm tăng số hạt/bông, nhưng nếu vượt qua giới hạn ñó thì số hạt/bông bắt ñầu giảm ñi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc ñộ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc ñộ tăng của mật ñộ cấy. Tuy nhiên, nếu cấy quá thưa ñối với giống ngắn ngày thì khó ñạt số bông tối ưu cần thiết theo dự ñịnh. Mật ñộ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, ñặc ñiểm giống... Khi nghiên cứu về vấn ñề mật ñộ Sasato (1966) [40] ñã kết luận: Trong ñiều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật ñộ thưa, ngược lại thì phải cấy mật ñộ dày. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn lúa gieo sớm. S. Yosida (1985) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật ñộ cấy và khả năng ñẻ nhánh của lúa khẳng ñịnh: Với lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa ñẻ nhánh khỏe và sớm thay ñổi từ 20 x 20 cm ñến 30 x 30 cm. Theo ông, việc ñẻ nhánh chỉ xảy ra với mật ñộ 30 cây/m2. Năng suất hạt tăng lên khi mật ñộ cấy tăng từ 182 – 242 dảnh/m2. Số bông trên ñơn vị diện tích cũng tăng lên theo mật ñộ nhưng lại giảm số hạt/bông. Mật ñộ cấy thực tế là vấn ñề Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………… 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất