Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm tại thái nguyên​

.PDF
147
82
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THỊ THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU THỰC PHẨM TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2015 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THỊ THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU THỰC PHẨM TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP Thái Nguyên - 2015 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp thực hiện từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Luân Thị Đẹp. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hà Thị Thanh Hƣơng Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Luân Thị Đẹp, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo bộ phận Sau Đại học, phòng Đào tạo, đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa nông học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh em, bè bạn và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hà Thị Thanh Hƣơng Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................2 1.2.1. Mục đích ............................................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4 1.2. Khái quát về cây Cẩm ..........................................................................................4 1.2.1. Phân bố của cây Cẩm ........................................................................................4 1.2.2. Phân loại ............................................................................................................5 1.2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái .........................................................................5 1.2.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch .............................................................6 1.1.5. Sự đa dạng di truyền của loài Cẩm ...................................................................7 1.2.6. Tác dụng của cây Cẩm ......................................................................................9 1.2.7. Quy trình chế biến một số sản phẩm có sử dụng cây cẩm ..............................10 1.2.8. Kinh nghiệm chế biến cây nhuộm màu của đồng bào dân tộc thiểu số ..........12 1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây nhuộm màu thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................14 1.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới ...............................................14 1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây có chất màu ở Việt Nam ....................20 CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................................27 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................27 2.1.1. Vật liệu ............................................................................................................27 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................27 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................27 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27 2.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................27 2.3.2. Phương pháp trồng cây Cẩm ...........................................................................29 2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi. .........................................30 2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................31 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................32 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014..........32 3.1.1.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ..........32 3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra lá của cây Cẩm ......................34 3.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái của cây Cẩm thời kỳ thu hoạch .......................................................35 3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014 ...........................................................37 3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tái sinh của cây Cẩm tại Thái Nguyên năm 2015 ..........................................................................................38 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tai Thái Nguyên năm 2014........................40 3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và khả năng ra lá của cây cẩm ...................................................................................40 3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến một đặc điểm hình thái của cây Cẩm thời kỳ thu hoạch. .....................................................................44 3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất cây cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014 .............................................................................46 3.2.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân trong thí nghiệm .....................47 3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tái sinh sau thu hoạch ......................48 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................50 1. Kết luận .................................................................................................................50 2. Đề nghị ..................................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51 PHỤ LỤC Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm CT : Công thức CMTP : Chất màu thực phẩm Đ/C : Đối chứng NSTT : Năng suất thực thu Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Đặc điểm hình thái của 4 dạng Cẩm ở Mường Khương, Lào Cai .............8 Bảng 2.1: Danh mục các chất nhuộm màu thực phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam .....................................................................................................21 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây Cẩm đỏ tại Thái Nguyên năm 2014 ...............................................32 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Cẩm tím taị Thái Nguyên năm 2014 ....................................................33 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của cây Cẩm đỏ tại Thái Nguyên năm 2014 ...............................................................................34 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của cây Cẩm tím tại Thái Nguyên năm 2014 ...............................................................................35 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái cây Cẩm đỏ thời kỳ thu hoạch ....................................................................................36 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái cây Cẩm nhuộm màu tím thời kỳ thu hoạch ..............................................................37 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014 ........................................................37 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tái sinh của cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2015 ....................................39 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây Cẩm đỏ tại Thái Nguyên năm 2014 ......................................................40 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Cẩm tím .......................................................................................................41 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Cẩm đỏ tại Thái Nguyên năm 2014 ...............................................................................42 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Cẩm tím tại Thái Nguyên năm 2014 ...............................................................................43 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc điểm hình thái thời điểm thu hoạch của cây cẩm đỏ ...........................................................................44 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc điểm hình thái thời điểm thu hoạch của cây cẩm nhuộm màu tím ......................................................45 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất cây cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014 ................................................................46 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm của cây Cẩm đỏ .........................................................................47 Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm đối với cây Cẩm tím. .................................................................48 Bảng 3.18 : Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất tái sinh của cây cẩm ở các công thức thí nghiệm. ...........................................................................49 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ ngàn đời xưa, màu sắc là phần không thể thiếu trong cuộc sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Người cổ đại từ hàng ngàn năm trước đã biết sử dụng nguyên liệu tự nhiên để vẽ lên đá các bức tranh mô tả lại cuộc sống thường nhật và cả mơ ước ngoài ra họ còn dùng nguyên liệu tự nhiên để vẽ lên cơ thể, vẽ mặt trong các buổi lễ, nhuộm vải cho quần áo và cao hơn nữa là nhuộm màu cho cho các món ăn làm chúng hấp dẫn hơn và mang tính biểu tượng cao. Ngày nay, với yêu cầu của cuộc sống chất nhuộm màu thực phẩm chủ yếu nước ta chưa sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài. Một số trường hợp, sử dụng chất màu không đủ tiêu chuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy trong những năm gần đây con người càng thấy được tính ưu việt của các sản phẩm tự nhiên và đã quan tâm nghiên cứu các chất nhuộm màu có nguồn gốc thực vật để sử dụng chúng nhất là trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Nhuộm màu thực phẩm bằng thực vật là tri thức và kinh nghiệm truyền thống lâu đời của các dân tộc Việt Nam, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số. Một số cây cho màu rất đặc trưng như màu đỏ, tím (Cẩm đỏ, Cẩm tím), màu đỏ, cam (Tô mộc, gấc) và màu xanh (lá dứa, lá gai). Trong đó cây Cẩm là có khả năng gây trồng quy mô lớn, không gây mùi lạ cho thực phẩm, chưa thấy có hiện tượng độc và có khả năng phát triển thành sản phẩm màu. Mặt khác bộ phận sử dụng là thân lá có thể nhuộm màu tiện lợi quanh năm. Do vậy cẩm được sử dụng phổ biến nhất trong các cây nhuộm màu thực phẩm hiện nay. Cây Cẩm (Peristrophe bivalvis (L.) Merr.) là cây có nhiều công dụng như làm thuốc, chất nhuộm màu thực phẩm (xôi, các loại bánh)… Ở Việt Nam, cành lá của cây này đã được biết đến như một vị thuốc nam. Trong y học cổ truyền, Cẩm được dùng trị lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy, lỵ, ổ tụ máu, bong gân... Ở nước ta, cây Cẩm mọc nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Hòa Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 Bình, Lai Châu, Mộc Châu, Sơn La, Bắc Kạn... vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ....) (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [9], đặc biệt cẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhuộm màu thực phẩm. Trong quá trình điều tra tri thức và kinh nghiệm sử dụng các cây nhuộm màu thực phẩm ở nước ta, Lưu Đàm Cư và Trần Minh Hợi, (1995) [2]. Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KH - CN Việt Nam) và Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) cho thấy, hệ thực vật Việt Nam có tiềm năng lớn về các loài cây dùng để nhuộm màu cho thực phẩm, hiện mới chỉ phát hiện 112 loài thuộc 48 họ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây nhuộm màu ở nước ta nói chung và cây Cẩm nói riêng chỉ là việc làm theo kinh nghiệm truyền miệng từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác, chưa có một nghiên cứu nào tập trung vào quy trình trồng trọt và chăm sóc cụ thể, do vậy năng suất và hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Trước thực trạng đó việc nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc thích hợp để cây Cẩm sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Xác định mật độ và tổ hợp phân bón thích hợp có hiệu quả đối với cây Cẩm đỏ và Cẩm tím tại Thái Nguyên làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển sản xuất chất nhuộm màu thực phẩm an toàn có nguồn gốc thực vật với quy mô công nghiệp. 1.2.2. Yêu cầu - Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Cẩm đỏ và Cẩm tím. - Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất cây Cẩm. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 - Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng tái sinh và năng suất sau thu hoạch của cây Cẩm đỏ và Cẩm tím. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần lưu giữ, bảo tồn nguồn gen và đẩy mạnh phát triển sản xuất cây nhuộm màu thực phẩm - Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây nhuộm màu thực phẩm nói chung và cây Cẩm nói riêng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định mật độ và phân bón thích hợp cho cây Cẩm nhuộm màu đỏ và màu tím - Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa. - Góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi phía Bắc và phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, toàn quốc nói chung. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Tăng năng suất cây trồng là mục tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ thuật về giống và canh tác. Giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả tối đa của giống cần xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây cẩm nói riêng. Với mục đích là thu hoạch thân lá, do vậy mật độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng thân lá của cây cẩm. Nếu trồng quá thưa thì cây sinh trưởng tốt nhưng số lượng cây trên đơn vị diện tích ít nên năng suất không cao. Nếu trồng dày thì số cây trên đơn vị diện tích tăng nhưng do tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Do đó cần căn cứ vào giống, điều kiện đất đai, mùa vụ để xác định mật độ và khoảng cách trồng hợp lý tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt đạt năng suất tối đa. Để bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng và môi trường, cần phải bón phân phù hợp với đặc điểm của từng loại cây và từng loại đất. Cơ sở của việc bón phân hợp lý cho cây trồng cần được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu cơ bản như cây trồng cần được cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết để cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Không ngừng ổn định và nâng cao độ phì của đất, đem lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp kỹ thuật trồng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất hiện tại. 1.2. Khái quát về cây Cẩm 1.2.1. Phân bố của cây Cẩm Ở Việt Nam cây Cẩm có vùng phân bố tương đối rộng, phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình… Hiện nay hiếm Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 khi gặp cây Cẩm mọc hoang dại, để thuận tiện cho việc sử dụng, mỗi hộ dân ở các địa phương nói trên chỉ trồng 1 - 2 m2 ngay trong vườn nhà hoặc trên nương rẫy (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [9]. 1.2.2. Phân loại Cả 2 loài cẩm đỏ và tím đều thuộc loài Peristrophe bivalvis (L.) Merr, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). 1.2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái * Đặc điểm sinh học của cây cẩm đỏ - Thân cây cẩm đỏ: Là loại cỏ thấp sống nhiều năm, cao từ 40 - 60cm, tỏa ra nhiều nhanh, thân nhẵn, thường 4 cạnh, có rãnh dọc sâu, đường kính 1 - 2 mm, cành non có lông về sau nhẵn. - Lá cây cẩm đỏ: Lá hình bầu dục, mọc đối, gốc lá thon, xanh đậm, lá có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng. * Đặc điểm sinh học của cây cẩm tím - Thân cây cẩm tím: Thân thảo, lâu năm, cao khoảng 30 - 60 cm, cành non có lông về sau nhẵn, thân thường 4 - 6 cạnh, có rãnh dọc sâu. - Lá cây cẩm tím: Lá đơn, mọc đối; lá hình trứng, gốc lá tròn, chóp lá hơi tù tròn, màu xanh nhạt, thường có bớt màu trắng ở dọc gân; kích thước lá 2 - 10 cm x 1,2 - 3,6 cm; hai mặt không có lông. - Hoa cây cẩm tím: Cụm hoa chùm ở ngọn hay nách lá, chùm ngắn; bao chung của cụm hoa có lá bắc không đều, lá bắc cụm hoa thường hình trứng, có khoảng 10 hoa nằm lẫn giữa những lá bắc con hình tam giác nhọn, nhỏ hơn lá đài. Đài 5 răng đều, dính nhau ở nửa dưới, kích thước ngắn hơn lá bắc hoa. Tràng màu tím hay hồng, phân 2 môi, môi dưới hơi khía, có 3 thuỳ, ống hẹp kéo dài. Nhị 2, bao phấn tù thò ra khỏi ống tràng. Bầu 2 ô, mỗi ô 2 noãn. Hàng năm, hoa nở vào mùa Thu, Đông. * Đặc điểm sinh thái của cây cẩm đỏ và cây cẩm tím Cẩm thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng, nhưng không chịu được úng, cây thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, gần bờ suối và được trồng dưới tán các cây ăn quả, bên cạnh các nguồn nước. Cây sinh trưởng mạnh vào Xuân Hè, có hoa vào Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 mùa Thu. Vào cuối mùa Thu khi nhiệt độ xuống thấp và ít mưa cây bắt đầu bị rụng lá và vào mùa Đông thì cây hầu như không còn lá (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [9]. 1.2.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Cây cẩm sẽ sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trên loại đất đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Đất có hàm lượng mùn cao, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng. - Đất có độ ẩm cao, dễ thoát nước. - Đất có độ che bóng (chú ý là cây cẩm sẽ tổng hợp rất ít chất màu trong điều kiện nhiệt độ cao và chiếu sáng mạnh). Đất được cầy bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên luống cao 20 cm, rộng 1,0 - 1,2 m. Vào mùa xuân, tháng 2 - 3 chọn các cành cẩm bánh tẻ khoẻ mạnh, cắt bỏ bớt lá để giảm bớt sự bay hơi nước, cắt phần thân thành những đoạn hom dài khoảng 15 - 20 cm, mỗi hom có 2 - 3 mắt, sau đó đem đi trồng với khoảng cách hố cách hố 30 - 40 cm, hàng cách hàng 30 - 40 cm. Để cây sinh trưởng tốt ta nên bón lót 8 - 10 tấn phân chuồng đã ủ hoai cho 1 ha, đối với các khu vực nương rẫy, đất dốc có thể bón thêm 100 - 150 kg lân và 50 kg kali. Sau khi bón lót phân chuồng, phân lân và phân kali, lớp một lớp đất mỏng rồi đặt từ 3 - 5 hom giống/ hố, lấp đất, chỉ để 1 - 2 mắt ló trên mặt đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước và duy trì độ ẩm của đất trong vòng 7 - 10 ngày đầu để hom ra rễ và đâm chồi mới. Trong thời gian đầu, cần chú ý giữ sạch cỏ dại và thường xuyên duy trì độ ẩm. Cây cẩm có thể trồng dưới tán cây ăn quả, trồng xen với ngô, đỗ tương hay các cây rau khác. Sau khi trồng khoảng 3 - 4 tháng, có thể thu lứa 1 (vào tháng 6 - 7 hàng năm). Khi cây cao khoảng 40 - 50 cm có thể cắt phần cành mang lá dài 30 - 40 cm để làm nguyên liệu chiết chất màu. Nếu gặp thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt, thì có thể thu hái 2 - 3 lứa cẩm/năm. Sau mỗi lứa thu hoạch cần làm cỏ, xới xáo mặt Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 luống, bón phân và vun gốc để cây tiếp tục sinh trưởng tốt. Để lứa cắt sau có năng suất cao, lứa thu trước nên cắt cây ở độ cao cách mặt đất khoảng 10 - 15 cm. Nếu chăm sóc tốt, trồng một lần cây cẩm có thể cho thu hoạch liên tục trong 3 - 4 năm (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., 2010) [9]. 1.2.5. Sự đa dạng di truyền của loài Cẩm Kết quả điều tra Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự năm 2010 cho thấy, tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai có gặp 4 giống Cẩm khác nhau (Cẩm đỏ, 2 giống Cẩm tím và Cẩm vàng), các giống Cẩm này đều được trồng. Cây Cẩm chủ yếu được nhân giống bằng cành, hiện tại chưa phát hiện cây con từ hạt. Chúng tôi cho rằng sự đa dạng ở mức độ dưới loài của cây Cẩm về mặt khoa học là một vấn đề rất lý thú và đáng được quan tâm nghiên cứu (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [12]. Tên của 4 giống Cẩm khác nhau được các dân tộc thiểu số tại Mường Khương đặt theo màu sắc của dịch chiết, dịch chiết nhuộm cho màu đỏ (Cẩm đỏ), cho màu tím (Cẩm tím), hoặc theo hoa văn trên mặt lá, theo hình dạng hay màu sắc của lá hoa: * Cẩm đỏ Cẩm đỏ gọi là “Chằm thủ” theo tiếng Nùng, Chằm là nhuộm, thủ là đũa, có nghĩa là cây nhuộm đũa. Ngoài việc nhuộm xôi cho màu đỏ tươi, người Nùng còn dùng dịch chiết từ cây này để nhuộm đũa cho đẹp và không bị mốc. Trên phần thân non hoặc lá của cây Cẩm này có rất nhiều lông, đặc biệt là lá non, trên mặt lá không có đốm trắng. * Cẩm tím (Chằm lai) Cẩm tím gọi là “Chằm lai” theo tiếng Nùng, lai có nghĩa là hoa. Cây Cẩm này có hoa văn, vân trắng ở mặt trên của lá. Lá hình trứng rộng, gốc lá tròn, xanh nhạt và mỏng. Xôi nhuộm bằng dịch chiết nước từ cành lá của cây này cho màu tím huế rất đẹp. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì Chằm lai có màu đậm đặc và đẹp hơn Chằm khâu. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 * Cẩm tím (Chằm khâu) Một giống Cẩm tím khác được gọi là “Chằm khâu” theo tiếng Nùng, Chằm là nhuộm, khâu là gạo. Giống Cẩm này có lá hình bầu dục, gốc lá tròn hay thon, xanh đậm, dầy, rất giống lá ớt. Chính vì vậy mà người Tu dí gọi cây này là “chư dè” (là chư là ớt, dè là lá, có nghĩa là cây lá ớt). Cũng theo người Tu dí Cẩm tím còn gọi là “Gú hoá”, gú là tím, hoá là hoa, có nghĩa là cây hoa tím. Dịch chiết từ thân và lá cho chất nhuộm màu tím. * Cẩm vàng Cẩm vàng có lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, cả 2 mặt có lông rải rác, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá. Dịch chiết từ thân và lá cho chất nhuộm màu vàng xanh. Bảng 1.1: Đặc điểm hình thái của 4 dạng Cẩm ở Mƣờng Khƣơng, Lào Cai STT 1 2 3 Tên Tên dân phổ tộc thông (Nùng) Cẩm đỏ Cẩm tím Phân biệt theo Màu của hình thái của lá dịch chiết Nhuộm Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh Chằm thủ đậm, có nhiều lông, mặt trên Đỏ Đũa, xôi Tím Xôi Tím Xôi không có bớt trắng Lá hình trứng rộng, gốc tròn, xanh Chằm lai nhạt, mỏng, ít lông, diện tích mang đốm trắng ở dọc gân lá lớn Cẩm Chằm tím khâu Lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dầy, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá Lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá 4 Cẩm Chằm thon nhọn, 2 mặt có lông rải rác, Vàng vàng hiên phiến lá thường nhăn nheo, đặc xanh biệt là mép lá (Nguồn: Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2009) [12]. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Xôi 9 1.2.6. Tác dụng của cây Cẩm Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự, năm 2010 [9] Cẩm là cây có nhiều công dụng như làm thuốc, làm phẩm màu v.v... Ở Việt Nam, cành lá của cây này đã được biết đến như một vị thuốc nam. Trong y học cổ truyền, Cẩm được dùng trị lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy, lỵ, ổ tụ máu, bong gân. Cây cẩm được các dân tộc thiểu số phía Bắc dùng để nhuộm xôi nhiều màu trong những ngày lễ tết, nhiều loài cây có thể sử dụng tốt để nhuộm màu thực phẩm như các loại bánh, xôi, nước giải khát, rượu... Trong công nghệ thực phẩm cây cẩm tím là nguồn nguyên liệu cung cấp chất màu tím tự nhiên đầy triển vọng. Ngoài ra, phẩm màu được chiết từ cành lá cẩm hoàn toàn không có độc tính, tan tốt trong nước và có độ bền màu ở nhiệt độ dưới 650C. Vì vậy, chúng ta có thể dùng nó để tạo màu cho một số loại thực phẩm như : Kem, kẹo, nước giải khát , rượu màu , thạch rau câu , sữa chua ... hoă ̣c dùng để chế biế n các món ăn (Lưu Đàm Cư, 2002) [2]. Tại Trung Quốc, Cẩm là dược liệu có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chữa viêm họng, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em, lao hạch, mụn nhọt. Theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, 2005, thì chi Peristrophe Nees có 4 loài, trong đó chỉ có loài Cẩm (P. bivalvis (L.) Merr.) ở Bắc Bộ và loài Kim loung nhuộm (P. montana (Wall.) Nees) ở Nam Bộ được coi là cây nhuộm màu (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [9]. Thành phần hóa học trong cây lá Cẩm Thành phần hoá học chính của phẩm màu tím chiết từ cây cẩm là các anthocyanin, bao gồm các chất có hai loại khung chính perlagonidin và pyranopeonidin. Thành phần chính bao gồm: Afzelechin(4-8)pelargonidyl glucozit, Pelargonidin-3-O-gentiobiozơ và Pelargonidin-3-O-sambabiozơ và 4’-sucxinoyl-3rhamnozyl-(4H, 5H)-pyranocyanidin. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Hàm lượng chất màu đỏ trong cành lá Cẩm tương đối cao, phẩm màu đỏ ở dạng thô đạt 4,66 - 5,21% trong cành lá Cẩm tươi (Chằm lai) và 3,24 - 4,40% trong cành lá Cẩm khô (Chằm khâu). Cẩm đỏ là nguồn nguyên liệu cung cấp chất màu đỏ tự nhiên đầy triển vọng. Ngoài ra, phẩm màu đỏ được chiết từ cành lá Cẩm hoàn toàn không có độc tính, tan tốt trong nước và có độ bền màu ở nhiệt độ dưới 650C. Vì vậy, chúng ta có thể dùng nó để tạo màu cho một số loại thực phẩm như: kem, kẹo, nước giải khát, rượu màu, thạch rau câu, cũng như tạo màu cho các viên thuốc (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [9]. 1.2.7. Quy trình chế biến một số sản phẩm có sử dụng cây cẩm * Chế biến xôi nhiều màu: - Nguyên liệu: Gạo nếp, lá cây cẩm đỏ, cẩm tím, lá cây sau sau, củ cây nghệ, củ cây rừng để tạo màu cho xôi. - Sơ chế: Đun riêng từng loại lá cây, củ cây để lấy nước màu ngâm gạo (riêng để tạo màu xanh thì dùng lá cẩm tím giã tươi rồi thêm ít nước tro). Vo sạch gạo nếp sau đó ngâm gạo với nước vắt từ các loại lá, củ cây có màu sắc tự nhiên: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen. Thời gian ngâm bình thường như ngâm gạo nấu xôi (từ 5 10 giờ). - Chế biến: Gạo sau khi được ngâm với nước lá, củ cây đem đồ trên bếp lửa hồng cho đến khi xôi chín. Nếu làm lễ ở quy mô lớn thì mỗi loại xôi màu có thể đồ bằng một chõ riêng. Nếu làm quy mô nhỏ mà đồ 5 loại chung một chõ thì phải làm thật cẩn thận. Khi bỏ gạo vào chõ phải bỏ theo từng lớp màu riêng và loại nào dễ ngấm màu sang các loại khác thì để lớp gạo ấy ở đáy chõ. Người cẩn thận có thể đan những tấm vỉ bằng tre để ngăn cách các loại gạo màu trong một chõ xôi (http://www.agroviet.gov.vn) [19]. - Cách sử dụng và bảo quản: Cách bày xôi ngũ sắc cũng phải rất khéo léo, có ba cách bày như: Dùng khuôn tròn bằng ống tre, nứa để đóng xôi theo từng màu như đóng oản rồi bày cả 5 màu chung một đĩa. Cách hai là, dùng khuôn gỗ để nén xôi thành từng khuôn màu rồi chồng từng loại lên nhau theo hình trụ. Cách ba là Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan