Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón ntr2 và k2so4 đến năng suất và chất...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón ntr2 và k2so4 đến năng suất và chất lượng của giống cam xã đoài tại huyện hàm yên tuyên quang

.PDF
106
4
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------ VŨ VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN NTR2 VÀ K2SO4 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CAM XÃ ĐOÀI TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN – NĂM 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------ VŨ VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN NTR2 VÀ K2SO4 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CAM XÃ ĐOÀI TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TUYÊN QUANG Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huấn Thái Nguyên – Năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vũ Văn Dũng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Huấn người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và khoa sau đại học - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Văn Dũng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Yêu cầu đề tài ..........................................................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3 4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4 1.1.Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................................4 1.2.Tình hình sản xuất cam trên thế giới và trong nước .............................................6 1.2.1.Tình hình sản xuất cam trên thế giới ..................................................................6 1.2.2. Tình hình sản xuất cam trong nước ...................................................................8 1.2.3. Tình hình sản xuất cam tại Hàm Yên ..............................................................12 1.3. Nguồn gốc cam và phân loại ..............................................................................14 1.4. Nghiên cứu dinh dưỡng đối với cây cam ...........................................................15 1.5. Tổng quan về phân hữu cơ .................................................................................23 1.5.1. Phân loại và tiêu chuẩn phân hữu cơ...............................................................23 1.5.2. Giá trị sử dụng của phân hữu cơ .....................................................................28 1.6. Giới thiệu phân NTR2 và K2SO4 .......................................................................29 1.6.1. Phân hữu cơ khoáng NTR2 .............................................................................29 1.6.2. Phân khoáng K2SO4 ........................................................................................33 1.7. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ...................................................................34 iv CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................36 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .......................................................................36 2.1.1. Đối tượng ........................................................................................................36 2.1.2. Vật liệu ............................................................................................................36 2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................36 2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................36 2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................37 2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37 2.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến năng suất và chất lượng giống cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. ...............37 2.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân K2SO4 bón bổ sung đến năng suất và chất lượng giống cam Xã Đoài .................................................................................38 2.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................38 2.5.4. Biện pháp kĩ thuật ...........................................................................................41 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................42 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến năng suất và chất lượng của giống cam Xã Đoài huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ................42 3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến thời gian ra hoa của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ....................................................................42 3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến tỷ lệ đậu hoa và quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang .................................................................43 3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến động thái rụng quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang............................................................45 3.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................47 3.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến biểu hiện sâu bệnh hại cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.............................................................51 v 3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..............................................54 3.1.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến một số chỉ tiêu chất lượng quả cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..............................................57 3.1.8. Hiệu quả kinh tế bón phân NTR2 trên cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .............................................................................................................58 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân K2S04 bón bổ sung đến năng suất chất lượng giống cam Xã Đoài huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .......60 3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân K2S04 đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..............................................60 3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân K2S04 đến biểu hiện sâu bệnh hại cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang .................................................................62 3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân K2S04 đến chất lượng quả cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .........................................................................63 3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng liều lượng phân K2S04 trên cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ....................................................................65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................66 1. Kết luận .................................................................................................................66 2. Kiến nghị ...............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC : Chiều cao CD : Chiều dài CT : Công thức ĐC : Đối chứng ĐK : Đường kính DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính FAO : Food and Agricultural Organization of the Unitet National Kg : Kilogam KL : Khối lượng NSTB : Năng suất trung bình TB : Trung bình TG : Thời gian TT : Thứ tự vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam trên thế giới ..........................................................7 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam .........................................................12 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất 1 số xã trồng cam tại huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang năm 2016....................................................................................13 Bảng 1.4: Mức phân bón đối với cam .......................................................................21 Bảng 1.5: Yêu cầu về dinh dưỡng đối với cam .........................................................22 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến thời gian ra hoa của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang .............................................42 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến tỷ lệ đậu hoa và quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..................................44 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến động thái rụng quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..................................46 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..........................48 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái sinh trưởng đường kính quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ....................49 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến biểu hiện bệnh hại cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ........................................51 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến biểu hiện sâu hại cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ........................................52 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..........................55 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến một số chỉ tiêu quả cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ......................................................57 Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế sử dụng liều lượng phân K2S04 trên cây cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................................65 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến động thái rụng quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ....................................47 Hình 3.2. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .............................48 Hình 3.3. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái sinh trưởng đường kính quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ......................50 Hình 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .............................56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cam (Citrus sinensis Osbeck) là một loại quả á nhiệt đới và nhiệt đới có giá trị cao trên thị trường quốc tế, là một sản phẩm lý tưởng đã được nghiên cứu trong mậu dịch thương mại và ở Việt Nam cây cam đã trở thành một cây trồng phổ biến trong các vườn cây ăn quả. Cam là loại quả được nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và được bán rộng rãi trên thị trường, chúng đã trở thành loại quả có giá trị vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế và dinh dưỡng cho con người. Nghề trồng cam ngày càng được quan tâm phát triển không chỉ về diện tích mà cả năng suất và chất lượng. Trong nhiều năm qua cam đã trở thành cây chủ lực kinh tế ở nhiều vùng, nhiều địa phương như: cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (Hà Giang).... Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có múi (Trung tâm Đông Nam Á), nên cây có múi đã được trồng từ rất lâu đời và phân bố rộng khắc từ Bắc đến Nam. Nhiều giống cam đã nổi tiếng với tên gọi như: cam Xã Đoài, cam Canh, cam Sông Con, cam Vân Du, cam sành Hàm Yên, cam sành Bố Hạ,.. Ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế cao cam còn có hàm lượng dinh dưỡng khá lớn có ý nghĩa trong việc bồi bổ sức khoẻ ví dụ như: Hàm lượng đường tổng số là 6 - 12%, vitamin C là 49 - 90%; đạm là 0.9%, chất béo là 0.1%, sắt 0.2mg/100g tươi, năng lượng 430 - 460cal/kg, canxi 26 - 40mg. (Ngô Xuân Bình, Đào Thanh Vân, 2003) [4]; (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn, 2000) [28]. Hàm Yên là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Tuyên Quang, có điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây cam. Hiện nay toàn huyện có 2.365 ha diện tích đất trồng cam, trong đó có 1.776 ha cam cho thu hoạch. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất trồng cam trên 05 ha; nhiều hộ có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm. 2 Diện tích cam giảm do nhiều nguyên nhân, cam Xã Đoài chủ yếu trên các sườn đồi do đó công tác quản lý dinh dưỡng, nước tưới cho cam rất hạn chế dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Kỹ thuật canh tác của người dân chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống bón phân hữu cơ và phân khoáng riêng rẽ. Nếu bón phân hữu cơ riêng không đúng kỹ thuật hoặc ủ chưa hoai mục sẽ dẫn đến cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng, sâu bệnh hại phát sinh nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cam. Việc sử dụng phân khoáng riêng sẽ làm rễ cây bị sót, phân dễ bay hơi cây hấp thụ được ít dinh dưỡng từ phân bón. Phân NTR2 là hữu cơ khoáng được phối trộn giữa phân hữu cơ và hàm lượng phân khoáng phù hợp cân đối cho cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng. Sự kết hợp này làm giảm công bón phân, giảm chi phí phân bón, phân cố định đạm tốt hạn chế sự bay hơi, hạn chế được sâu bệnh hại giúp cây trồng có khả năng hấp thụ tốt hơn và nhanh hơn. Để làm tăng chất lượng cũng như năng suất của cam, việc bổ sung sử dụng phân K2SO4 cung cấp dưỡng chất quan trọng Kali tan gốc sulphat (SO4), Lưu huỳnh giúp cây trồng hấp thụ nhanh qua rễ, lá, giảm rụng hoa, quả sáng bóng đẹp, tăng vị ngọt, mùi thơm của quả. Nâng cao sức chịu hạn, chịu mặn, chịu úng, chịu rét, tăng sức đề kháng cho cây trồng Để khắc phục những tồn tại trên, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây cam Xã Đoài có năng suất cao và chất lượng tốt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu liều lượng phân bón NTR2 và K2SO4 đến năng suất và chất lượng của giống Cam Xã Đoài trồng tại Huyện Hàm Yên, Tuyên Quang" 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu liều lượng phân NTR2 và K2SO4 đến năng suất và chất lượng của giống cam Xã Đoài từ đó góp phần xây dựng quy trình trồng cam ở Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang 3. Yêu cầu đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân NTR2 đến năng suất chất lượng của giống cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang. 3 - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân K2SO4 bón bổ sung đến năng suất chất lượng của giống cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng liều lượng phân NTR2 và liều lượng phân K2SO4 đến năng suất chất lượng của cây cam Xã Đoài. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây cam ở nước ta. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng phân NTR2 và K2SO4 để tăng năng suất cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho cây cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên và các nơi có điều kiện sinh thái tương tự trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đang được đầu tư với hướng đi đúng đắn và chuyên biệt rõ rệt nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, chi phí thấp, lợi nhuận cao. Song song với việc phát triển nông nghiệp là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực phân bón, trong đó phân bón hữu cơ đã được nông dân sử dụng từ rất lâu đời trong quá trình trồng trọt như dùng trực tiếp các loại phân gia súc, gia cầm, ủ cây, lá… Từ khi có phân hóa học ra đời nâng cao được năng suất thì vai trò phân hữu cơ giảm nhẹ, thậm chí lạm dụng phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp mà không cần sự hiện diện của phân hữu cơ nhưng việc sử dụng sai lầm này đã dẫn đến một nền nông nghiệp không bền vững, chi phí sản xuất tăng, sâu bệnh nhiều, năng suất không ổn định và đặc biệt chất lượng nông sản thấp, giá thành giảm mạnh. Chất hữu cơ đối với cây ăn quả thì không thể thiếu, nó có một số tác dụng cụ thể như sau. Thứ nhất chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng. Thứ hai chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn. Thứ ba, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. 5 Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất. Chế độ phân bón ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và quyết định năng suất, chất lượng của cây. Hiểu rõ tác dụng của từng loại phân bón trong từng thời kỳ phát triển của cây sẽ giúp người nông dân có kế hoạch chăm sóc, bón phân hợp lý đảm bảo tăng năng suất cây trồng nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái. Cây Cam cần rất nhiều phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây phân hữu cơ còn có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất, làm đất tơi xốp. Khi cây lớn lên, nhu cầu kali của cây càng tăng đặc biệt là giai đoạn cây trồng trưởng thành và chuẩn bị ra hoa. Kali hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để kiến tạo năng suất và chất lượng sản phẩm. Bón đủ kali sẽ tạo điều kiện cho cây có khả năng hút đạm và lân tốt hơn, điều hòa tốt các chất dinh dưỡng là nền tảng cho một vụ mùa bội thu. Được xem là nguyên tố phẩm chất (quả to và ngọt hơn), chắc mô giúp chống tốt. Thiếu kali lá phát triển không bình thường. có những vết xám hay màu đồng, dễ rụng, cây chịu rét kém, sức chống chịu bệnh yếu, chất lượng kém, nhiều kali ảnh hưởng đến sinh trưởng Bón lưu huỳnh không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng: + Tăng lượng protein, đặc biệt đối với cây lương thực + Giảm tỷ lệ N : S, sẽ giảm hàm lượng nitrat trong nông sản. + Cung cấp thêm hương vị cho lương thực, thực phẩm. + Tăng hàm quang dầu + Tăng tính chịu hạn, chống chịu sâu bệnh - Việc bón phân cho cây cam không thể định lượng được mà phải căn cứ theo điều kiện đất đai ở từng nơi, điều kiện thời tiết, từng thời kỳ phát triển của cây cam. Chỉ có thể tạo được sự hợp lý trong cách bón phân khi vận dụng tốt những kết quả thu được và được tổng kết cho các trường hợp điển hình vào hoàn cảnh và điều 6 kiện cụ thể một cách khoa học và sáng tạo. Tuy nhiên người nông dân rất cần quan tâm đến những chỉ số có tính chất hướng dẫn này để tích lũy kinh nghiệm trồng trọt và làm tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất hàng hóa và tăng hiệu quả kinh tế. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân trong từng giai đoạn là rất cần thiết vì cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, chính vì vậy cần nghiên cứu liều lượng bón phân thích hợp cho cây trồng cung cấp đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu liều lượng phân bón NTR2 và K2SO4 đến chất lượng và năng suất của giống Cam Xã Đoài trồng tại Huyện Hàm Yên, Tuyên Quang là rất cần thiết. 1.2.Tình hình sản xuất cam trên thế giới và trong nước 1.2.1.Tình hình sản xuất cam trên thế giới Cam nổi tiếng thế giới hiện nay được trồng phổ biến ở những vùng có khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Các nước trồng cam nổi tiếng hiện nay đó là: - Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Isaren, Tunisia, Algeria - Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Mexico, - Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước: Braxin,Venezuela, Argentina, Uruguay. - Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc và Nhật Bản. - Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm các nước: Jamaica, CuBa, Cộng hòa Dominica. 7 Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam trên thế giới Các châu lục trên thế giới Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng ( nghìn tấn) Năm Châu Phi 2012 2013 2014 2015 2016 2012 2013 2014 2015 2016 2012 2013 2014 2015 2016 462,5 479,8 452,3 465,6 482,3 185,7 185,9 203,4 200,5 193,3 8588,2 8920,1 9201,7 9334,2 9322,8 Châu Thế giới Châu Mỹ Châu Á Đại Dương 1618,4 1549,4 293,5 21,1 3945,0 1583,8 1728,5 296,9 21,6 4110,7 1562,9 1.29,6 281,5 19,1 4045,4 1556,2 1619,6 302,4 18,4 3962,2 1506,4 1657,1 297,9 21,6 3965,3 212,0 137,2 197,5 190,2 178,3 212,2 138,5 209,8 190,3 177,9 204,5 142,5 219,8 189,3 178,9 202,8 157,4 200,6 189,1 183,7 207,5 158,8 197,3 189,6 184,6 34305,3 21262,5 5794,9 401,8 70352,7 33609,3 23939,8 6231,2 412,5 73112,6 31965,2 24641,9 6186,9 361,6 72357,2 31553,2 25492,7 6065,8 348,5 72794,3 31259,8 26319,4 5876,5 409,0 73187,6 Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics - năm 2018 [31] Châu Âu Năm 2012 diện tích cam của toàn thế giới là 3945,0 nghìn ha, năng suất đạt 178,3 tấn/ha, sản lượng đạt 70352,7 nghìn tấn. Đến năm 2016, các chỉ tiêu đều tăng và đạt: diện tích là 3965,3 nghìn ha, năng suất đạt 184,6 tấn/ha và sản lượng đạt 73187,6 nghìn tấn. Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành trồng cam ở đây phát triển rất mạnh. Tuy diện tích đứng thứ 2 thế giới và có xu hướng giảm từ 1618,4 nghìn ha năm 2012 còn 1506,4 nghìn ha năm 2016, nhưng năng suất và sản lượng của châu Mỹ lại đứng đầu thế giới với năng suất 207,5 tấn/ha năm 2016 và sản lượng đạt 31259,8 nghìn tấn năm 2016. Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam với diện tích lớn trong đó phải kể đến Trung Quốc, Việt Nam, 8 Thái Lan…So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2016, Châu Á có tổng diện tích lớn nhất là 1657,1 nghìn ha tuy nhiên do chưa áp dụng được tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chất lượng giống thấp nên năng suất của châu Á lại đạt mức thấp nhất, năm 2016 năng suất của châu Á là 158,8 tấn/ha thấp hơn thế giới 25,8 tấn/ha. Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng của châu Á đều có xu hướng tăng cụ thể như sau: Diện tích từ năm 2012 đến năm 2016 tăng từ 1549,4 nghìn ha lên 1657,1 nghìn ha, năng suất tăng từ 137,2 tấn/ha năm 2012 lên 158,8 tấn/ha năm 2016, sản lượng cũng tăng từ 21262,5 nghìn tấn năm 2012 tăng lên 26319,4 nghìn tấn năm 2016. Châu Âu có diện tích,năng suất và sản lượng có sự biến động qua các năm: Diện tích từ 293,5 nghìn ha ở năm 2012 tăng lên 296,9 nghìn ha ở năm 2013, sau đó lại giảm xuống còn 281,5 nghìn ha năm 2014, tiếp đó lại tăng lên 302,4 nghìn ha năm 2015 và cuối cùng giảm xuống 297,9 nghìn ha năm 2016. Năng suất tăng từ 197,5 tấn/ha năm 2012 lên 219,8 tấn/ha lên năm 2014, sau đó lại giảm xuống còn 197,3 tấn/ha năm 2016. Sản lượng tăng từ 5794,9 nghìn tấn năm 2012 lên 6231,2 nghìn tấn năm 2013 sau đó giảm cuống còn 5876,5 nghìn tấn năm 2016. Vùng lãnh thổ châu Phi: Diện tích, năng suất và sản lượng có sự biến đông nhẹ qua các năm. Diện tích là 482,3 nghìn ha năm 2016, năng suất là 193,3 tấn/ha năm 2016 và sản lượng đạt 9322,8 nghìn tấn năm 2016. Châu Đại Dương do khó khăn về đất đai nên diện tích và sản lượng thấp nhất, cụ thể như sau: diện tích năm 2016 là 21,6 nghìn ha, năng suất đạt 189,6 tấn/ha, sản lượng đạt 409,0 nghìn tấn. 1.2.2. Tình hình sản xuất cam trong nước Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam. Theo sử sách "Vân đài loại ngữ " của Lê Quý Đôn có viết: Nước Việt Nam cũng có rất nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là Liên Cam), cam Vú (Nhũ cam) loại quả có vỏ mỏng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam Sành (Sinh cam) vỏ dày, vị chua; cam Mật (mật cam) vỏ mỏng, vị chua; cam Động Đình quả to, vỏ dày, vị chua; cam Giấy (chỉ cam) tức là Kim quýt, vỏ rất mỏng, sắc hồng, trông mã đẹp, vị chua; quất Trục (cây quýt) ghi trong Thiên Vũ 9 Cống và sách Thu Thư là tài sản rất quý của Nam Phương đem sang Trung Quốc trước tiên (Lê Quý Đôn, 1962) [9]. Cam được trồng phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất nước. Theo tổng cục thống kê tính đến năm 1999 cả nước có 69.965 ha với sản lượng 476.795 tấn. * Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam + Vùng đồng bằng sông cửu long Theo Trần Thế Tục (1980) [21], các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Xã Đoài, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ độ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3 - 5m so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Cam được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam rất phong phú như: Cam chanh, cam Sành, Bưởi, chanh Giấy, quýt. Theo Gurdwer (1967) [29], cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống được ưa chuộng và trồng nhiều hiện nay là: Cam sành, cam Mật, quýt Tiều (quýt hồng), quýt Siêm, quýt Đường, bưởi Đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyễn...Năng suất các giống kể trên ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu long tương đối cao. + Vùng khu 4 cũ Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ độ bắc, trọng điểm trồng cam vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An gồm một cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600ha. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế tiềm về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại năng trên cả cây và quả (Lê Đình Sơn, 1990) [18]. 10 Huyện Hương khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay (Đỗ Xuân Trường, 2003) [25]. Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam rất nổi tiếng đó là cam Bù (Lê Quang Hạnh, 1994)[12]. Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá/ cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600 - 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp (Bùi Huy Kiểm, 2000) [16]. + Vùng miền núi phía Bắc Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất ven sông, suối như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gậm, Sông Thương, Sông Chảy...Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1000ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng (Đỗ Đình Ca, Trần Thế Tục, 1994) [5], (Nguyễn Duy Lam, 2011) [17]. Khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang hiện nay là một vùng sản suất cam lớn của miền bắc với giống cam sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc vào dịp tết và sau tết (Trần Thế Tục và cs, 2001) [26]. Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là quýt Chum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng phát triển với thời gian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm cao (Trần Thế Tục và cs, 1995) [22].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất