Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên đông tỉnh điện biên

.PDF
98
70
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH LÂM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH LÂM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU HỒNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa Bắc thơm số 7 tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên” này là của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thanh Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học cây trồng tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Qúy Thầy Cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Nông học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo huyện Điện Biên Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn. Cảm ơn tập thể lớp Khoa học cây trồng K25 Hà Tây đã luôn bên tôi, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như làm luận văn.. Sau cùng xin cảm thông sự hy sinh, chia sẽ và động viên của cha mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... góp phần không nhỏ vào sự thành công của luận án. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thanh Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở xác định mức độ đạm.................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở xác định mật độ cấy ...................................................................... 5 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 6 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ........................................................ 6 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ....................................................... 12 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Điện Biên Đông.................................. 15 1.3. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam ......................................................................................................... 17 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho cây lúa trên thế giới ...... 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho cây lúa ở Việt Nam ....... 19 1.3.3. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa gạo ở Điện Biên ...... 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 1.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................................. 24 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa trên thế giới ............. 24 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa ở Việt Nam.............. 26 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 30 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 2.4. Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................. 33 2.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................ 34 2.5.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 34 2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 34 2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 41 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 41 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chiều cao cây của giống lúa Bắc thơm số 7 ............................................................................................ 46 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 51 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến hệ số đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa Bắc thơm số 7 ................................................. 58 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v 3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng chống chịu của giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 67 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7...................................... 70 3.7.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7 ........................................................... 70 3.7.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7 ............................................................................................ 76 3.8. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ........................ 80 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 83 1. Kết luận ....................................................................................................... 83 2. Đề nghị ........................................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 Tiếng Việt ........................................................................................................ 85 Tiếng Anh ........................................................................................................ 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới giai đoạn 2010-2017.......................................................................................................... 7 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa ở một số châu lục năm 2018 ........................ 8 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của các nước có sản lượng lúa đứng đầu thế giới năm 2018 .............................................................................. 9 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2009-2018 .............. 13 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên từ năm 2011-2018 .......................................................................... 16 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống Bắc thơm số 7.............................................. 42 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Bắc thơm số 7 .............................................. 47 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc thơm số 7 ........................................................................... 52 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến hệ số đẻ nhánh của giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 58 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Bắc thơm số 7 ........................................................................... 62 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến khả năng chống chịu của giống lúa Bắc thơm số 7 ................................................................... 68 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7 ................................................. 72 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 77 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.............................. 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Diện tích thu hoạch trên thế giới ..................................................... 10 Hình 1.2. Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới................................................. 11 Hình 1.3. Giá gạo hàng tuần trên thế giới giai đoạn 2015-2019 ..................... 12 Hình 3.1. Động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc thơm số 7 .......................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BT7 : Bắc Thơm số 7 TW : Trung ương Chiều cao CC : Chiều cao cuối cùng NSLT : Năng suất lý thuyết TGST : Thời gian sinh trưởng USDA : Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa (Oriza sativa L.) là loại cây lương thực chính và cung cấp lương thực cho hơn một nửa dân số thế giới. Người ta ước tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995 mới đảm bảo được an ninh lương thực. Châu Á là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như diện tích, là nơi có nền nông nghiệp cổ xưa nhất gắn liền với canh tác lúa nước (Lâm Văn Bạch, 2011)[7]. Ngành sản xuất lúa gạo còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân ở nông thôn lẫn thành thị, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ở những nước lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính (Trần Văn Đạt, 2005) [23]. Đã có rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau để tìm cách giảm lượng phân bón trong sản xuất mà vẫn duy trì được năng suất lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng lúa. Trong đó giống tốt và kỹ thuật canh tác (mà chủ yếu là mật độ cấy) đã và đang được các nhà nông học quan tâm nghiên cứu (Nguyễn Tuấn Thành, 2013)[12]. Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có diện tích đất tự nhiên là: 120.089,785 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 12.008,98 ha chiếm 10% còn lại là đất phi nông nghiệp, và các loại đất khác, đất trồng lúa 2.410 ha (Số liệu tổng kết sản xuất lúa năm 2017 của huyện Điện Biên Đông)[1]. Giống lúa Bắc thơm số 7 cũng mới được nhân dân trên địa bàn huyện gieo cấy cho nên việc cấy đúng mật độ không những tạo điều kiện tối ưu cho sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao mà còn vô cùng ý nghĩa trong vấn đề chăm sóc lúa. Thực tế trên địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên nhân dân còn canh tác lạc hậu, chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học ký thuật vào sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 xuất. không phải cứ cấy dày, bón nhiều phân thì năng suất, chất lượng lúa tăng và ngược lại. Qua thực tế và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng mật độ và lượng phân bón ở một giới hạn nhất định năng suất tăng, nhưng nếu cấy quá dầy, bón phân quá nhiều, bón không cân đối làm cho cây sinh trưởng phát triển không bình thường, do đó làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo. Bên cạnh đó việc xác định cấy mật độ đúng còn có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng phân bón một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế việc sử dụng phân bón quá mức cần thiết, gây ảnh hưởng xấu đến đất canh tác. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa Bắc thơm số 7 tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xác định được liều lượng phân đạm và mật độ thích hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của giống Bắc thơm số 7 tại địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến đặc tính sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh của giống Bắc thơm số 7 tại địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. - Nghiên cứu hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Bắc thơm số 7 tại địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế các công thức cấy với mật độ và mức đạm khác nhau của giống Bắc thơm số 7 tại địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để xây dựng công thức thâm canh lúa tai Điện Biên Đông, đặc biệt là tìm ra các biện pháp canh tác lúa có hiệu quả để đạt được hiệu quả kinh tế cao. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định được công thức phân bón đạm và mật độ cấy hợp lý cho giống lúa Bắc thơm số 7 góp phần tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở xác định mức độ đạm Trong sản xuất giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng giống. Mỗi giống thích hợp với chế độ canh tác nhất định. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như mật độ trồng, bón phân…đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của giống. Chính vì vậy để phát huy được tiềm năng năng suất lúa của giống thì cần phải nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật phù hợp với giống. Đạm là nguyên tố quan trong nhất giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, các nhánh hữu hiệu và kiến tạo năng suất (Hoàng Thị Thái Hòa, 2018)[4]. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa cần một lượng dinh dưỡng nhất định, đặc biệt là phân đạm. Lượng dinh dưỡng này một phần có sẵn ở trong đất, phần lớn còn lại là do con người cung cấp hợp lý sẽ làm cho cây lúa sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao. Khi nghiên cứu về vai trò của đạm đối với cây trồng nói chung, với cây lúa nói riêng, nhiều tác giả đã ghi rõ: Đạm tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật, đạm có trong protein, đạm có trong diệp lục, đạm điều tiết các hoạt động sống của cây, tham gia vào các chất kích thích sinh trưởng, các Xytokinin, vitamin. Đạm có hoạt tính sinh học cao, làm tăng hay giảm các hoạt đông sinh lý của cây. Người ta còn thấy đạm có trong các enzim xúc tiến các quá trình biến đổi sinh hóa trong cơ thể cây. Đặc biệt đạm có mặt trong diệp lục tố, vì thế lúa được bón đạm sẽ khác hẳn như: lá to, dài, xanh, quang hợp tốt, đẻ nhiều. Nếu thiếu đạm lá vàng, nhỏ, đẻ ít, bông nhỏ, nhưng nếu quá nhiều đạm lúa sẽ lốp đổ, sâu bệnh nhiều, hạt lép. Hiện nay, trên thị trường, các loại phân bón dành cho cây trồng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, vì có quá nhiều chủng loại phân bón, thành phần và kỹ thuật bón khác nhau nên còn nhiều hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 bón không đúng quy trình, gây lãng phí, không hiệu quả, nhất là đối với các loại phân đơn (Khánh Nguyên, 2014)[6]. 1.1.2. Cơ sở xác định mật độ cấy Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa định gieo cấy: Giống lúa chịu thâm canh càng cao, tiềm năng năng suất lớn mật độ gieo cấy càng dày và ngược lại, giống lúa chịu thâm canh thấp mật độ gieo cấy thưa hơn. Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần thể ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh… từ đó mà ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lúa. Xác định mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào độ phì của đất, khả năng thâm canh của hộ nông dân, tuổi mạ, thời tiết. Cấy trên đất tốt, khả năng thâm canh cao thì mật độ gieo cấy thưa hơn loại đất xấu, khả năng thâm canh thấp, mạ non có khả năng đẻ nhánh cao thì cấy thưa, ít dảnh còn mạ già khả năng đẻ nhánh kém thì cấy dày hơn và nhiều dảnh hơn. Vụ Mùa, thời tiết nắng nóng cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm, đẻ nhiều cấy thưa hơn vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp, cây lúa lâu đẻ, đẻ kém thì cấy dày hơn. Mật độ cấy thích hợp sẽ đóng vai trò quan trọng đặc biệt để ruộng lúa đạt năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh và chống đổ tốt. Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan mật thiết với nhau. Số bông/m2 phụ thuộc vào tỉ lệ đẻ nhánh và mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số bông tăng. Khi số bông/m2 tăng quá cao thì bông lúa bé đi, số hạt/bông giảm, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng hạt cũng giảm. Để đạt năng suất cao cần điều khiển cho lúa có số bông tối ưu, đảm bảo số hạt/bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao và khối lượng của hạt lớn (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[18]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 Đối với cây lúa, số lượng về nhánh thay đổi nhiều qua mật độ nhưng số nhánh hữu hiệu giữ các mật độ khác nhau thay đổi không. Mật độ cấy ảnh hưởng lất lớn đến sự phát sinh sâu bệnh, có nhiều tác giả nhận xét rằng: khi mật độ gieo cấy cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, vì khi mật độ gieo cấy cao thân lá cây lúa thường mềm yếu, ẩm độ trong quần thể ruộng lúa cao và thiếu ánh sáng cho nên sâu, bệnh dễ gây hại. Cho nên cấy ở mật đọ hợp lí sẽ hạn chế đươc sâu bệnh phát sinh. Mật độ cấy tỉ lệ thuận với số bông nhưng tỉ lệ nghịch với số hật trên bông. Tức là nếu mât độ gieo cấy càng cao thì cho số bông càng nhiều, song số hạt trên bông càng ít và ngược lại. Vì thế cấy quá dầy sẽ làm năng suất giảm đi nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với những giống có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trên chân đất nghèo dinh dưỡng thì cấy thưa rất khó đạt năng suất mong muốn. Xác định được mật độ gieo cấy lúa hợp lý là biện pháp kỹ thuật làm giảm sự phá hoại của sâu, bệnh, tăng đáng kể năng suất, chất lượng lúa cuối vụ (Nguyễn Văn Duy, 2018) [15]. 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đã có những thay đổi quan trọng. So với các cây ngũ cốc khác sản lượng thóc có tốc độ tăng trung bình hàng năm cao nhất. Trong các cây lương thực chính lúa gạo là cây chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản xuất. Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng lúa với diện tích khoảng 158,9 triệu ha (2017). Châu Á có diện tích trồng lúa chiếm tới trên 90% tổng diện tích trồng lúa trên thế giới, châu Mỹ chiếm 3,6%, châu Phi chiếm 3,1% và châu Úc chiếm 1%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới giai đoạn 2010-2017 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 161,7 162,7 162,2 164,5 162,9 160,7 159,8 158,9 43,3 44,6 45,4 45,1 45,6 46 46,4 46,8 Sản lượng (triệu tấn) 701,1 726,4 736,2 741,9 742,4 740,1 740,9 741,7 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[29] Qua bảng số liệu 1.1 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2010 - 2013 diện tích có xu hướng tăng từ 161,7 triệu ha năm 2010 lên đến 164,5 triệu ha năm 2013 nhưng sau đó lại có xu hướng giảm, đến năm 2017 diện tích lúa đạt 158,9 triệu ha. Từ năm 2010 - 2013 không chỉ diện tích tăng mà năng suất cũng tăng từ năm 2010 năng suất đạt 43,3 tạ/ha, năm 2013 năng suất đạt 45,1 tạ/ha, tuy giai đoạn 2014 – 2016 diên tích giảm nhưng năng suất vẫn tăng nhẹ đến 2016 đạt 46,8 tạ/ha. Sản lượng tăng từ năm 2010 đạt 701,1 triệu tấn, đến năm 2013 tổng sản lượng đã tăng lên đến 741,9 triệu tấn. Dù năng suất có tăng từ năm 2014 đến năm 2016 nhưng sản lượng lúa vẫn giảm từ năm 2014 đạt 742,4 triệu tấn đến năm 2017 còn 741,7 triệu tấn. Theo Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở châu Á tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn giảm lượng gạo xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trường gạo sẽ thiếu hụt so với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 cầu, giá gạo trên thị trường thế giới giữ ở mức cao. Lượng gạo thương mại trên thế giới sẽ đạt mức 35 triệu tấn vào năm 2017. Tuy nhiên, trước nguy cơ dân số tăng nhanh như hiện nay, ước tính sẽ đạt 8 tỉ người vào năm 2030 và nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ…giảm lượng gạo xuất khẩu, trong khi nhiều nước tăng lượng nhập khẩu. Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa ở một số châu lục năm 2018 Châu Á Diện tích (triệu ha) 143,48 Năng suất (tạ/ha) 46,49 Sản lượng (triệu tấn) 667,02 Châu Mỹ 6,63 57,54 38,12 Châu Phi 11,88 25,91 30,79 Châu Âu 0,64 73,34 4,72 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[29] Châu lục Qua bảng 1.2 cho thấy châu Á luôn đi đầu về diện tích và sản lượng. Năm 2018 tổng diện tích trồng lúa ở châu Á là 143,48 triệu ha, năng suất lúa đạt 66,49 tạ/ha cao hơn năng suất trung bình của thế giới (45,57 tạ/ha năm 2018). Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90% toàn thế giới, tức là 667,02 triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2018 đạt tới 44,97 triệu tấn. Châu Phi là châu lục có năng suất lúa thấp nhất (năng suất đạt 25,91 tạ/ha năm 2018), tuy năng suất lúa thấp nhưng so với những năm về trước thì cũng đã được cải thiện hơn nhiều. Châu Âu là châu lục có diện tích và sản lượng lúa thấp nhất nhưng lại là châu lục đạt năng suất lúa cao nhất, do áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ sớm và liên tục có những thành tựu khoa học đáng nể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của các nước có sản lượng lúa đứng đầu thế giới năm 2018 Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Trung Quốc 30,3 67,4 204,3 Ấn Độ 42,5 35,9 152,6 Indonesia 13,4 51,4 69 Bangladesh 11,6 29,3 33,9 Viet Nam 7,8 56,3 43,7 Mianma 8,2 40,5 33 Thai Lan 12,6 30 37,8 Philipin 4,7 38,4 18 Barazil 2,4 47,8 11,5 Nhật Bản 1,6 67,3 10,7 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[29] Nước Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 2018, các nước sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đang có xu hướng tăng lên nhưng cùng với đó là tốc độ gia tăng dân số hiện nay thì để đảm bảo an ninh lương thực thì cần phải nâng cao hơn nữa cả về năng suất và sản lượng lúa gạo. Sản lượng, diện tích và năng suất lúa gạo trên toàn cầu năm 2019/2020 dự báo đều giảm so với mức kỷ lục của năm trước, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2017/18, trong đó giảm mạnh nhất sẽ tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ, với cả diện tích trồng và năng suất dự báo sẽ đều giảm. Diện tích và năng suất của Mỹ dự báo cũng sẽ giảm. Trái lại, những nước có sản lượng tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 mạnh nhất sẽ là Thái Lan và Lào, cùng xu hướng tăng sẽ có Bangladesh, Indonesia, Myanmar và Việt Nam. (Theo Vân Chi, 2019)[26] Hình 1.1. Diện tích thu hoạch trên thế giới (Nguồn: USDA, 2019) Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán, trong niên vụ 2019/20, sản lượng gạo toàn cầu sẽ giảm nhẹ do Trung Quốc và Ấn Độ. Trái lại, tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng, nhất là tại Châu Phi cận Sahara, nơi mà người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi giá gạo Châu Á rẻ, và cũng do dân số tăng. Thương mại gạo thế giới dự báo sẽ gần cao kỷ lục, và Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tồn trữ gạo toàn cầu dự báo sẽ tăng, trong đó Trung Quốc chiếm 68% tổng tồn trữ toàn cầu (mặc dù mức tăng tồn trữ của cả thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều chậm nhất trong vòng một thập kỷ). (Theo Vân Chi, 2019)[26] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất