Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn hưng yên hiện nay...

Tài liệu Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn hưng yên hiện nay

.PDF
77
104
112

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 12 1.3. Tiểu kết ................................................................................................. 19 Chương 2: THỰC TRẠNG NGHI LỄ HÔN NHÂN Ở THÔN VÕNG PHAN, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN ......................................... 21 2.1. Quan niệm, kiêng kị trong hôn nhân .................................................... 21 2.2. Quy trình nghi lễ trong hôn nhân hiện nay ........................................... 31 2.3 Tiểu kết .................................................................................................. 45 Chương 3: BIÊN ĐỔI TRONG NGHI LỄ HÔN NHÂN Ở THÔN VÕNG PHAN, PHÙ CỪ, HƯNG YÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ........... 46 3.1. Sự pha trộn giữa "nếp cũ" và "cái mới" trong quan niệm và thực hành hôn nhân ....................................................................................................... 46 3.2. Biến đổi trong quy trình nghi lễ hôn nhân ............................................ 49 3.3. Biến đổi trong cách thức tổ chức .......................................................... 61 3.4 Các yếu tố chi phối sự biến đổi trong hôn nhân hiện nay ..................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tác phẩm nổi tiếng Các nghi lễ chuyển đổi (Rite the passage) xuất bản đầu tiên vào năm 1909 của nhà nhân học người Pháp Arnold van Gennep, thì hôn nhân được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người. Còn theo phong tục Việt Nam, “hôn nhân” được coi là cái gốc của gia đình. Bởi vậy, mà từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay” cho thấy tầm quan trọng của hôn nhân đối với đời sống mỗi cá nhân riêng rẽ trong đời sống xã hội. Chính vì vậy mà cưới hỏi đã trở thành một nét văn hóa, một nghi lễ nhằm thông báo rộng rãi về sự thừa nhận của xã hội và hai bên gia đình, khẳng định mối quan hệ giữa một người nam và một người nữ trở thành quan hệ “vợ - chồng”. Chính vì hôn nhân là gốc của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội nên có thể khẳng định thông qua nghi lễ hôn nhân có thể phản ánh được vũ trụ quan, nhân sinh quan và các khía cạnh văn hoá, xã hội và kinh tế của mỗi tộc người, mỗi quốc gia. Trong hệ thống nền văn hóa Việt Nam, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội và được thể hiện qua những thói quen trong các phong tục, tập quán, nghi thức, nghi lễ ăn sâu vào trong tâm thức truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ xưa đến nay người Việt luôn quan niệm rất coi trọng các nghi lễ, nghi thức trong các ngày trọng đại của gia đình, xã hội bao gồm cả nghi lễ hôn nhân. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vự c riêng tư nhất bởi hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc “hai người” lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái. Cũng giống như các thành tố khác, từ những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta đã có nhiều thay đổi với những chuyển biến lớn về mọi mặt trong xã hội. Sự hội nhập cùng với sức mạnh lan tỏa của công nghệ thông tin làm thay đổi nhận thức trong đời sống xã hội của người dân, đặc biệt đối với người dân ở làng quê nông thôn hiện nay. Sự thay đổi về mọi mặt đã kéo theo những biến đổi về phong tục, tập quán, các nghi lễ, nghi thức. Vì lẽ đó, cùng với sự biến chuyển của xã hội hiện nay và sư thay đổi về nhu cầu của con người thì một số những nghi 1 lễ truyền thống cũng đang trên đà bị mai một dần, ít được quan tâm, nhiều nghi lễ bị lược bỏ và có những nghi lễ đang dần bị thương mại hóa, không loại trừ nghi lễ hôn nhân. Do vậy, trong bối cảnh xã hội như hiện nay, thực sự cần thiết có những nghiên cứu mới, đặc biệt về sự thay đổi xã hội đã tác động đến sự thay đổi về các nghi lễ tồn tại ở nông thôn cụ thể hơn là trong nghi lễ hôn nhân hiện nay. Đặc biệt là đối với vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - nơi mà đang diễn ra nhiều thay đổi về không gian đã ảnh hưởng tới các thành tố, thực hành văn hóa khác. Vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài “Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên hiện nay” thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể tại thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên là hết sức cần thiết và kịp thời. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghi lễ trong hôn nhân là một trong những nghi lễ chuyển đổi quan trọng phản ánh nhiều mặt quan trọng của đời sống con người, như quan hệ xã hội, nhân sinh quan, thực hành văn hoá, vv…Vì vậy, đây là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu quan trọng, cơ bản về chủ đề hôn nhân của người Việt bao gồm: - Việt Nam phong tục nghi lễ dựng vợ gả chồng theo phong tục người Việt – giữ gìn bản sắc văn hóa Việt, NXB Hồng Đức; - Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1990; - Gia lễ xưa và này, Phạm Côn Sơn, NXB Thanh Niên, 1999; - Văn hóa phong tục, Hoàng Quốc Hải, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2000; - Tục cưới hỏi, Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo, NXB Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, 2006; Những công trình trên đã đề cập đến nghi lễ cưới hỏi của người Việt xưa, là nguồn tài liệu có giá trị để luận văn định hướng nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nêu trên mới chỉ khái quát chung chưa đi sâu vào nghi lễ của những dân tộc, vùng miền đặc trưng và cụ thể là tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Do đó, luận văn này tập trung vào nghi lễ cưới hỏi tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên để làm rõ các nét đặc trưng, là hướng nghiên cứu chính xác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: 2 - Nhận biết và làm sáng tỏ về những biến đổi trong thực hành nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên hiện nay trong đó tập trung nghiên cứu tại khu vực thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Thông qua các kết quả đó, tiến hành làm rõ về những sự biến đổi trong các nghi lễ hôn nhân hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan về tình hình nghiên cứu về nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Việt Nam nói chng và ở Hưng Yên hiện nay, cụ thể tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Nghiên cứu thực trạng nghi lễ trong hôn nhân hiện nay ở nông thôn Hưng Yên, cụ thể tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa trong thực hành nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên và đưa ra những quan điểm để bàn luận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên, cụ thể tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Pham vi nghiên cứu: + Về không gian: thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên + Về thời gian: lịch sử, phong tục lâu đời trong nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên đến năm 2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, học viên đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính sau đây: + Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu: Tổng hợp tài liệu, các công trình nghiên cứu và các bài viết được đăng trên tạp chí khoa học Việt Nam. + Phương pháp điền dã dân tộc học: Trong đó học viên kết hợp giữa hai phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát tham gia. Cụ thể, tại ba đám cưới của bạn H (27 tuổi, thư ký tòa án nhân dân, xóm 3), cô H (32 tuổi, xuất khẩu lao động đi nước ngoài, xóm 2), anh L (34 tuổi, cán bộ, xóm 6). Học viên theo dõi, quan sát và phỏng vấn sâu bố mẹ của cô dâu, chú rể và đặc biệt nói chuyện thân mật với cô dâu, chú rể những người trực tiếp thực hành các nghi lễ hôn nhân. Ngoài ra, trong quá trình tham dự các nghi lễ học viên có dịp trò chuyện với họ hàng và hàng xóm láng giềng 3 của những đám cưới nơi học viên tham dự để hiểu được những vấn đề thay đổi trong quan hệ xã hội. Đặc biệt là học viên may mắn được phỏng vấn sâu và nói chuyện rất nhiều lần với bác Ch (63 tuổi, thầy bói, thôn An Cầu) để có thể tìm hiểu được những quan niệm trong việc xem bói ngày nay của các gia đình, của chính những bạn trẻ và cả những quan niệm trong việc thực hiện một số nghi lễ mới hiện nay trong đám cưới như cắt tiền duyên, đưa dâu hai lần...Tất cả những cuộc trò chuyện với những nhân vật học viên được tiếp xúc đều cho học viên một cái nhìn khách quan hơn, giúp học viên có nhiều tư liệu mới để đưa vào đề tài luận văn của mình. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài nghiên cứu trường hợp về sự thay đổi trong phong tục cưới hỏi của những người dân nông thôn ở Hưng Yên, qua nghiên cứu thực địa tại thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm phần bổ sung tư liệu thêm một nghiên cứu trường hợp cho lĩnh vực nghiên cứu về các thực hành văn hoá của người dân nông thôn nói chung và nghi lễ hôn nhân của người Việt trong xã hội Việt Nam đương đại nói riêng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách phát triển và quản lý văn hoá ở khu vực nghiên cứu nói riêng. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu và sinh viên có mối quan tâm tới nghi lễ hôn nhân và biến đổi văn hoá. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Chương 2. Thực trạng nghi lễ hôn nhân ở thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Chương 3. Biến đổi văn hóa trong hôn nhân ở thôn Võng Phan, Phù Cừ, Hưng Yên - Những vấn đề bàn luận. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: Có thể ước đoán hôn lễ ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ tòng phụ cư (chế độ mẫu hệ) sang chế độ tòng phu cư (chế độ phụ hệ). Theo thời gian, cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ - một chồng thì hôn lễ ngày càng phức tạp hơn. [22, tr.16]. Có thể thấy rằng, hôn nhân có nguồn gốc lịch sử từ rất sớm, trải qua dòng thời gian hôn nhân cũng không ngừng thay đổi để có thể phù hợp với thời đại của xã hội. Theo một số nghiên cứu hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề theo Chu Công lễ, về sau dần dần cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc Việt. [22, tr.17]. Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, hôn lễ trong đời sống Việt Nam bắt đầu có tính cởi mở nhiều hơn và được giản lược để phù hợp với xã hội hiện nay hơn tuy nhiên vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời. Và trong đời sống tinh thần của người Việt (kinh) thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi người. Nó trở thành là một phong tục, một nghi lễ mang đậm nét văn hóa tinh hoa của dân tộc. Phần lớn người Việt xưa đều được tổ chức đám cưới theo một cuốn sách cổ gọi là “Thọ mai gia lễ”, một cuốn sách nói về những vấn đề trong quan, hôn, tang, tế. Càng về sau này việc tổ chức hôn lễ lại phụ thuộc vào từng vùng miền với các hoàn cảnh khác nhau; một đám cưới truyền thống thường bao gồm các thủ tục chính là: kén chọn, giạm ngõ (dạm ngõ), hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo.[22, tr.21]. Ngay nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn, vừa truyền thống vừa hiện đại và trang trọng. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, thì việc tổ chức đám cưới đều biểu hiện nét nếp sống văn hóa của dân tộc đó; nó được kế thừa và phát huy những nét đẹp trong phong tục, tập quán của dân tộc thông qua từng giai đoạn phát triển của đất nước. 5 Thông qua quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nghi lễ hôn nhân học viên nhận thấy trước hết cần phải hiểu các khái niệm liên quan đến hôn nhân. Điều này chính là tiền đề cơ sở lí luận giúp học viên có thể hiểu về vấn đề mình sẽ nghiên cứu một cách cơ bản nhất. Cụ thể như cụm từ “Nghi lễ” thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu nhiên. Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm nhiều nghi thức (rituals) hành lễ hợp lại. Thêm vào đó, “Lễ” là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa đã thực hiện; là hình thức thể hiện việc tổ chức giao tiếp xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện, v.v... Như vậy, Nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh. Trong thời đại ngày nay khi mà khoa học hiện đại càng phát triển, đời sống vật chất của con người về đời sống vật chất được nâng lên ở tầm cao và được cải thiện thì những giá trị văn hóa tinh thần đòi hỏi cũng phải được thay đổi để phù hợp với thời đại. Tuy vậy, nghi lễ hôn nhân hiện nay đang có xu hướng coi trọng vấn đề kinh tế mà mất dần đi các giá trị tinh thần. Đây là một trong những thực trạng cho thấy cho các giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa con người bị suy giảm. Trước thực trạng này các nhà văn hóa và các nhà xã hội, nhất là các nhà quản lý đang nỗ lực đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm để cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, góp phần cải thiện văn hóa, đạo đức xã hội. Tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt từ xưa bị ảnh hưởng từ lễ giáo phong kiến và tư tưởng Nho giáo của Trung quốc nên có những quan niệm và tục lệ hôn nhân rất phức tạp nhưng đa dạng và được quy định bởi bản sắc văn hóa tộc người. Theo từ điển Nhân học, “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi 6 giống một cách hợp pháp, lập gia đình hạt nhân mới hoặc nhằm tạo ra hộ gia đình mới” [28, tr.16]. Theo tác giả Đoàn Văn Chúc (2004) “Trong tiếng Việt, việc trai gái lấy nhau thành vợ chồng gọi là việc hôn nhân hay việc giá thú. Hôn nhân là một danh từ để chỉ việc lấy vợ lấy chồng của đôi trai gái. Hôn nhân là ghép bởi hai từ gốc hán là hôn và nhân, trong đó hôn là bố mẹ cô dâu, nhân là bố mẹ chú rể. Hôn nhân là việc đôi bên cha mẹ hai gia đình lo lấy vợ gả chồng cho con. Còn giá thú được ghép từ hai từ Hán- Việt, trong đó giá là việc lấy chồng, thú là việc lấy vợ. Việc giá thú là việc đôi trai gái lấy nhau làm chồng làm vợ để lập thành gia đình. Như vậy, khi gọi là hôn nhân là đứng trên quan điểm của cha mẹ hai gia đình, còn gọi là giá thú là trên quan điểm của đôi trai gái”. [7, tr.10]. Trong nghiên cứu “Đám cưới người Việt xưa và nay”, của tác giả Bùi Xuân Mỹ (2014) “Trong các nền văn hóa, từ thời tiền lịch sử và cổ xưa, dưới hình thức này hay hình thức khác, hôn nhân bao giờ cũng là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà lại với nhau suốt đời, với tư cách là vợ chồng, và các tập tục trong hôn nhân, qua các thời đại, xem ra cũng đa dạng như chính các nền văn hóa mà trong đó chúng tồn tại.” [12, tr.11]. Trong từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1988), tác giả đã đưa ra một số khái niệm ngắn gọn: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”. Hôn nhân đặt trên sự tự nguyện, không ràng buộc là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người” [7, tr.11]. Còn khi coi hôn nhân là một quy tắc xã hội, Nguyễn Văn Tiệp cho rằng: “Nếu như gia đình là hình thức kết hợp cá nhân có tính lịch sử của tổ chức đời sống xã hội loài người, đó là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà thì hôn nhân là những quy tắc của sự kết hợp đó, sự kết hợp mang yếu tố giới tính. Những hình thức của hôn nhân phản ánh những quy luật chung nhất sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử và mang những đặc thù văn hóa tộc người”. [7, tr.12]. Trong cuốn sách Những điều cần biết về Nghi lễ hôn nhân người Việt của Trương Thìn đã khái niệm hôn nhân “Việc lấy vợ lấy chồng gọi là hôn nhân, cưới xin hôn thú, hôn thư hay giá thú...” hay định nghĩa đơn giản trong Nghi lễ vòng đời 7 người chỉ là “Hôn nhân là một danh từ để chỉ việc lấy vợ lấy chồng của đôi trai gái”. [22, tr.18]. Các quan điểm như trên về hôn nhân được hiểu theo cách chung nhất đó là việc kết hợp một nam và một nữ tạo nên một mối quan hệ được gọi là vợ chồng có sự chấp thuận của bố mẹ hai bên gia đình và được hợp pháp hóa đầy đủ thông qua giấy đăng ký kết hôn. Theo quan điểm của học viên thì hôn nhân là một mối quan hệ hợp pháp giữa nam và nữ trở thành vợ chồng thông qua việc tổ chức đám cưới với sự chứng kiến của tổ tiên và sự xác nhận của xã hội. Hôn nhân mang một ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống của mỗi người. Do vậy, nghi lễ hôn nhân có thể được hiểu là những ứng xử của con người đối với thần linh, tổ tiên gia đình, là những quy tắc có đi có lại của văn hóa cộng đồng giữa các mối quan hệ trong xã hội. Từ đó, nghi lễ trong hôn nhân là các hình thức ứng xử văn hóa của con người được thực hiện thông qua các nghi lễ tổ chức đám cưới, là lối ứng xử của con cái đối với tổ tiên những người đã mất và là nơi thực hành văn hóa tổ chức cộng đồng qua mối quan hệ họ hàng, láng giềng và bạn bè của hai bên gia đình. Hôn nhân là đề tài luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Từ xưa đến nay có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về những nghi lễ trong hôn nhân truyền thống, sự ảnh hưởng của xã hội Nho giáo tới nhận thức và lối sống trong tổ chức nghi lễ hôn nhân với các mối quan hệ họ hàng; vấn đề về tuổi kết hôn; tình trạng ly hôn; tình trạng sống thử trước hôn nhân. Một số khác các nhà nghiên cứu thì đi sâu tìm hiểu về các vấn đề hôn nhân truyền thống của các dân tộc người thiểu số, các mối quan hệ trong quá trình phát triển xã hội. Cụ thể như sau: - Qua bài viết nghiên cứu “Mời cưới ở Hà Nội và quản lý các mối quan hệ” của Alexander Soucy trong sách “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam”, nghiên cứu một trường hợp đám cưới ở Hà Nội cho thấy các mối quan hệ xã hội được thiết lập mà ở đó địa vị xã hội là một yếu tố quan trọng trong các đám cưới. Đồng thời duy trì các mối quan hệ xã hội bằng tình cảm thông qua các hình thức khác nhau. Qua những mô tả các tiến trình ở một đám cưới đương đại ở Hà Nội gồm có: Ăn hỏi, cỗ cưới và đón dâu. Nghiên cứu này, giúp cho học viên và các 8 độc giả tiếp nhận một cách rõ ràng và cụ thể các thông tin về đám cưới hiện nay ở thành phố, thể hiện những nét mới trong cách nhìn của tác giả về các nghi lễ mang tính truyền thống nhưng đã và đang dần thay đổi qua những chi tiết trong quy trình tổ chức đám cưới. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến vấn đề “mối quan hệ, tình cảm và ơn” từ các món quà có thể hiểu được mức độ tình cảm và mối quan hệ xã hội. Đặc biệt, tác giả đã có nhiều phát hiện mới về sự thay đổi trong đám cưới hiện nay thông qua câu chuyện mời cưới của bố, mẹ, vợ hay những mô tả khác trong vấn đề tiền cưới. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của tác giả mới chỉ thu gọn trong một trường hợp đám cưới cụ thể ở Hà Nội mà chưa có những mở rộng đối chiếu với những đám cưới ở các vùng khác trong xã hội hiện nay. Việc quan sát mô tả rất sinh động của tác giả đã giúp học viên hình thành và hoàn thiện cách tiếp cận trong nghiên cứu của mình khi tiến hành triển khai nghiên cứu một số trường hợp cụ thể tại phạm vi làng quê nông thôn trong phạm vi nghiên cứu đã đề cập.[1, tr.257-269]. - Trong nghiên cứu “Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Việt Nam” (Qua nghiên cứu tại ba tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên - Huế và Tiền Giang) của tác giả Trịnh Thị Lan, nghiên cứu về sự biến đổi nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực của xã hội đã tác động mạnh mẽ đến hôn nhân và gia đình nông thôn ở Việt Nam trong đó có nhiều sự thay đổi trong nghi lễ, tập quán. Tuy nhiên, đề tài chỉ đề cập đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, không phải người kinh. Đề tài cũng đưa ra những quan niệm về hôn nhân và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời trong hôn nhân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào sự lựa chọn của cá nhân, đưa ra những tiêu chuẩn để lựa chọn người bạn đời của mình. Bài viết còn đề cập tới những vấn đề mới xuất hiện trong xã hội hiện nay trong hôn nhân dẫn đến sự thay đổi về nghi lễ đó là sự mở rộng nghề nghiệp làm phong phú thêm phạm vi giao tiếp dẫn đến những mối quan hệ rộng, số lượng khách mời cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn. [8, tr. 35-40]. - Lý thuyết nghiên cứu nghi lễ chuyển đổi của Arnold Van Gennep trong “Những nghi lễ chuyển đổi”[Les rites de passage], xuất bản năm 1909 (qua nghiên cứu của NCS.ThS Trần Hạnh Minh Phương về lý thuyết nghiên cứu nghi lễ chuyển đổi Arnold Van Gennep) cho biết hôn nhân là một trong những nghi lễ chuyển đổi quan trọng của một đời người. Lễ cưới bao gồm nghi lễ mang tính bảo vệ và sinh 9 sản, nó có thể là nghi thức giao cảm hay lây truyền, vật linh hay động lực, trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Tác giả chủ yếu mô tả những nghi lễ phân ly và sum họp trong trật tự của chúng. Hôn nhân luôn mang khía cạnh kinh tế, hành vi mang bản chất kinh tế (thách cưới, tiền cưới). Để kết hôn, một cá nhân sẽ phải vượt qua nhóm của những đứa trẻ hoặc tuổi thiếu niên để bước vào nhóm trưởng thành, chuyển từ thị tộc này sang thị tộc khác, từ gia đình này sang gia đình khác, từ làng này sang làng khác. Cá nhân sẽ bị phân ly những nhóm này và gia nhập vào những nhóm khác. Về cơ bản, lễ cưới ở những dân tộc khác nhau thì có những nét tương đồng nhau, chỉ khác ở chi tiết để chúng ta biết rằng mục đích của nghi lễ là sự hòa nhập của một người vào một cộng đồng. Từ lý thuyết chuyển đổi này có thể tìm hiểu được về phạm vi và các mối quan hệ của vợ hoặc chồng. Các đối tượng sẽ được mời cưới, từ đó thấy được nhiều vấn đề mới trong việc mời cưới [29]. - Theo cuốn “Dựng vợ gả chồng - Hôn lễ và Nghi thức” của tác giả Phạm Côn Sơn (2012), mô tả rất chi tiết “tam thư, lục lễ” của người Trung và so sánh với người Việt Nam. Ngày nay, trong nghi lễ hôn nhân của người Việt không chỉ rút gọn từ ba lễ xuống thành hai lễ mà còn thu gọn hơn nữa. Một số gia đình đồng ý với nhau chỉ thực hiện một lần tức là lễ cưới. Tuy thực hiện một lần nhưng vẫn phải đảm bảo có những nghi lễ tương ứng như lễ dạm và lễ hỏi. Đồng thời người ta cũng đã giảm bỏ đi rất nhiều lễ vật, nghi thức được coi là rườm rà, phiền phức. Trái hẳn với xu hướng hiện nay thì một số nơi họ lại bắt đầu cầu kì hơn về hình thức trong các nghi lễ, nghi thức để thể hiện mức độ tình cảm của nhà trai đối với nhà gái cũng như vấn đề coi trọng các nghi lễ truyền thống. Từ đó có thể đối chiếu với vùng quê nông thôn ở Hưng Yên hiện nay đang thực hành các nghi lễ hôn nhân đã giản lược hay vẫn còn cầu kì phức tạp như các đám cưới ngày xưa. - Trong cuốn “Tục cưới hỏi ở Việt Nam” của tác giả Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo đã giới thiệu những nội dung cơ bản của tục cưới hỏi người Việt bao gồm những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu. Đồng thời mở rộng trình bày, phản ánh những phong tục, những hình thức hôn nhân sớm nhất của loài người, góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi. 10 - Trong cuốn sách “Những điều cần biết về nghi lễ hôn nhân người Việt” của tác giả Trương Thìn (2010), Nxb Thời đại đã nghiên cứu tìm hiểu rất kĩ về các vấn đề liên quan đến hôn nhân như các thuật ngữ cưới hỏi của người Việt, lịch sử của hôn lễ, lễ nghi và các thủ tục trong hôn lễ truyền thống của người Việt... Đây là một cuốn sách viết rất chi tiết về nghi lễ hôn nhân của người Việt, giúp cho học viên có một hiểu biết rõ hơn về các nội dung nghi lễ hôn nhân truyền thống để từ đó thấy được những sự thay đổi của xã hội trong thực hành nghi lễ hôn nhân hiện nay. Tuy nhiên, tác giả không đề cập nhiều về bối cảnh lịch sử của xã hội trước kia đã tác động đến các thực hành của nghi lễ hôn nhân và hiện nay thực hành nghi lễ hôn nhân đã có gì thay đổi. Đây cũng là một hướng đi mở để học viên muốn thực hiện tiếp trong đề tài của mình. Các công trình nghiên cứu đã nêu trên cho thấy các nghi lễ của hôn nhân truyền thống thông qua tìm hiểu các nghiên cứu của Phạm Côn Sơn “Dựng vợ gả chồng - nghi lễ hôn nhân”, của Bùi Xuân Mỹ và Phạm Minh Thảo trong cuốn “Tục cưới hỏi ở Việt Nam”, của Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã mô tả rất cụ thể và chi tiết các nghi lễ hôn nhân truyền thống với các khía cạnh tiếp cận khác nhau giúp học viên hiểu hơn được những nét truyền thống trong hôn nhân của người Việt. Từ đó, thông qua những nghiên cứu của Arnold Van Gennep với “Lý thuyết về nghi lễ chuyển đổi”, Alexander Soucy qua bài viết “Mời cưới ở Hà Nội và quản lý các mối quan hệ”, nghiên cứu “Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Việt Nam” của Trịnh Thị Lan đã giúp học viên có cái nhìn mới trong thực hành các nghi lễ hôn nhân ở hiện tại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở trên còn chưa đề cập được nhiều đến sự thay đổi trong xã hội hiện nay đã làm ảnh hưởng đến biến đổi trong nghi lễ hôn nhân. Cùng với các luận điểm của các công trình, bài viết nghiên cứu nêu trên có giá trị đặc biệt cho việc tham khảo trong luận văn. Đặc biệt là đối với các thực hành nghi lễ tại các vùng nông thôn phía Bắc, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang kéo theo những sự thay đổi trong văn hóa làng quê nông thôn Việt Nam. Những biến đổi xã hội từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với các chính sách xã hội của nhà nước đã và đang ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến hôn nhân và gia đình nông thôn Việt Nam. Trong đó, một 11 phần lớn là những nghi lễ, phong tục tập quán đã một phần bị thay đổi trong thực hành nghi lễ ở hôn nhân. Thông qua lịch sử nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, học viên thấy được rõ hơn nhiệm vụ trong đề tài nghiên cứu của mình. Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu văn hóa học, học viên mong những đóng góp của mình góp phần vào trong những nghiên cứu mới về vấn đề nghi lễ hôn nhân hiện nay ở nông thôn Hưng Yên, qua nghiên cứu thực tế tại thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính. Hưng Yên là vùng đất phù sa cổ, nằm trong khu vực trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, liền kề với thủ đô Hà Nội, có diện tích 923,4Km2, dân số gần 1,2 triệu người, bao gồm 09 huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lũ và 01 thành phố Hưng Yên. Huyện Phù Cừ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hưng Yên nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, là nơi có vị trí địa lý quan trọng cụ thể: - Phía Tây giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây Bắc giáp huyện Ân Thi (đều thuộc tỉnh Hưng Yên). Phía Đông Bắc và phía Đông giáp huyện Thanh Miện (thuộc tỉnh Hải Dương, ranh giới chủ yếu là sông Cửu An, chi lưu của sông Luộc). Góc phía Đông Nam giáp huyện Quỳnh Phụ, còn phía Nam giáp huyện Hưng Hà (thuộc tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Luộc). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Nghĩa Lý, một chi lưu khác của sông Luộc chảy qua. - Huyện nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ QL.38B và tỉnh lộ TL.386 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh, thuận tiện trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Trong lịch sử, địa danh và phạm vi hành chính vùng đất này đã nhiều lần thay đổi. Theo tư liệu lịch sử và một số thư tịch cổ khác, vùng đất thuộc huyện Phù Cừ ngày nay có cư dân Việt cổ định cư khá sớm, ngay từ buổi đầu thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 12 Qua mỗi giai đoạn lịch sử, đơn vị hành chính cấp cơ sở trong huyện có sự thay đổi. Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, toàn huyện có 56 xã (tức 56 làng bằng 60 thôn), các thôn chỉ là điểm tụ cư nằm trong làng. Khi cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân xây dựng chế độ mới. Đến tháng 3/1946, các xã mới được thành lập trên cơ sở các làng. Toàn huyện Phù Cừ được phân giới thành 15 xã mới gồm 56 thôn. Đến năm 2000 toàn huyện có 54 thôn được phân giới thành 14 xã. Huyện Phù Cừ có diện tích tự nhiên là 9.385 ha, trong đó có 5.800ha đất canh tác. Nơi đây có địa hình tương đối phẳng, cốt đất trũng thuộc diện nhất nhì trong tỉnh. Nơi cao nhất tại đống Lang thôn Đoàn Đào và nơi trũng nhất thuộc xã Minh Tiến so với mặt nước biển. Do độ dốc không đều, nghiêng thoải về phía đông bắc, đông và nam nên dọc theo sông Cửu An và sông Luộc thường trũng như các xã: Nguyên Hòa, Tống Trân, Minh Tiến và khu lòng chảo xã Minh Tân. Mặt khác, hệ thống đê điều của sông Luộc, sông Cửu An, sông Kẻ Sặt làm cho việc tiêu úng, cải tạo đồng ruộng ở Phù Cừ rất khó khăn, vất vả so với nhiều huyện trong tỉnh. Xã Tống Trân nằm ở phía Nam của Huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên có tuyến đê ngăn lũ Sông Luộc chạy qua địa bàn xã. Phía Bắc giáp xã Minh Tiến; Phía Nam là con Sông Luộc giáp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; Phía Đông giáp xã Nguyên Hoà; Phía Tây giáp xã Minh Phượng Huyện Tiên Lữ. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 904,59ha (theo kiểm kê đất đai năm 2014) được chia làm 3 thôn gồm: Võng Phan, An Cầu và Trà Dương. Dân số toàn xã: 7.395 người và trên 4.500 lao động. Trong đó nữ chiếm: 55,8% với 4.073 người. Mật độ dân số bình quân: 823 người/Km2. Làng Võng Phan trước đây có tên gọi là Võng Phan tổng, thôn Võng Phan thuộc Tổng Võng Phan. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đã được đổi thành thôn Võng Phan cho phù hợp với giai đoạn cách mạng mới. Địa hình của thôn trải dài theo đê Sông Luộc, phía Đông giáp thôn An Cầu; phía Tây giáp thôn Mai Xá Tiên Lữ, phía Nam giáp sông Luộc - huyện Hưng Hà (Thái Bình), phía Bắc giáp xã Minh Tiến - huyện Phù Cừ. Với tổng diện tích đất tự nhiên của làng là 242,4ha, số diện tích này phục vụ chủ yếu cho cấy lúa, trồng hoa màu quanh năm. Làng có 582 hộ (tính đến năm 2017) với 2.064 nhân khẩu. Cơ cấu tổ chức trong làng gồm có 06 13 xóm, 06 đoàn thể chính trị, 04 đoàn thể xã hội, có 01 chi bộ Đảng, 01 ban Chủ tịch mặt trận thôn, 02 chi hội Cựu chiến binh, 01 chi hộ Nông dân, 01 chi hội phụ nữ, 36 dòng họ và có 05 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, 01 đội bóng chuyền nam. 1.2.2 Đặc điểm tự nhiên Khí hậu Phù Cừ mang những đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió đông nam, nóng và mưa nhiều; mùa đông là mùa gió đông bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu. Với những điều kiện tự nhiên đó, huyện Phù Cừ có lợi thế phát triển nông nghiệp: cây lúa là cây lương thực chính, một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đay, lạc và đặc biệt cây rau màu vụ đông, cùng một số loại cây trồng, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển, đa dạng bảo đảm phục vụ nhu cầu của nhân dân và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong vùng và xuất khẩu. Tóm lại với vị trí địa lý cùng với điều kiện khí hậu như trên đã góp phần tạo ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của làng quê nông thôn. Từ đó quyết định đến đời sống của nhân dân được đầy đủ về vật chất sẽ tạo ra một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. 1.2.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội - Về mặt xã hội: Về tên gọi, giống như nhiều vùng khác ở Bắc Bộ người dân không phân biệt từ “thôn - làng”. Nó đều là cấp cơ sở không pháp nhân dưới cấp xã để quản lý dân cư ở vùng sử dụng từ này, và cấp tương đương là khu dân cư (ở thành phố/làng/bản/buôn/sóc) tùy theo vùng. Vì vậy mà hiện nay ở nông thôn, có người thì gọi là thôn Võng Phan, có người thì gọi là làng Võng Phan. Nhưng theo trong 14 quy ước của từng làng thì vẫn gọi là Làng Võng Phan, còn theo đơn vị hành chính thì là thôn. Năm 2017, xã Tống Trân chính thức trở thành một trong năm xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới của cả huyện. Mục đích của nông thôn mới là nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Vì vậy nên cơ sở hạ tầng của xã đều được quan tâm tu sửa rất khang trang và đạt chuẩn theo quy định của nông thôn mới. Đặc biệt với các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, sân chơi cho thiếu nhi đã được tu sửa và xây mới. Trước kia khi chưa có nhà văn hóa thì mọi sinh hoạt cộng đồng trong thôn đều được tổ chức tại các sân ở đình hoặc chùa. Đó là nơi diễn ra nhiều các hoạt động vui chơi, ca hát của mọi người dân trong làng từ già đến trẻ. Vào những dịp như mùa hè thường tổ chức nhiều các hoạt động vui chơi ca hát cho thanh thiếu niên như trại hè hay các nhóm các ông các bà tham gia tập văn nghệ tại sân đình, chùa. Nhưng thường được tổ chức tại đình - là nơi có vị trí trung tâm của thôn nên tụ tập rất nhiều thanh thiếu niên các xóm của thôn để tập múa hát tham gia dự thi theo cấp xã, cấp huyện. Vì vậy đây là một dịp để giao lưu và tìm hiểu của các đôi nam nữ trong làng. Không chỉ có những người đến tham gia tập múa hát mà còn có những thanh thiếu niên đi xem và cổ vũ biến nó trở thành một nét văn hóa làng quê nông thôn trước kia. Nơi mà trai gái trong làng có thể hẹn hò và tìm hiểu nhau. Khác với thời buổi hiện nay, thanh thiếu niên ít khi tụ tập buổi tối như vậy. Một phần là do áp lực học hành, một phần do xã hội phức tạp nên ra ngoài buổi tối sẽ không an toàn. Một số đối tượng thanh thiếu niên khác thì đi học, đi làm ăn xa quê hoặc làm công nhân ở các công ty nên sẽ không có thời gian tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Dù hiện nay, theo quy định của nông thôn mới thì các xã đạt chuẩn nông thôn mới đều được trang bị và xây dựng các thiết chế văn hóa đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì vậy nên nhà văn hóa của các thôn trên địa bàn của xã đều được tu sửa hoặc xây mới để phục vụ nhân dân tốt hơn. Nhưng trong thực tế hiện nay nhà văn hóa ít được sử dụng đến đặc biệt đối với đối tượng thanh thiếu niên mà chủ yếu phục vụ cho các ông các bà tham gia các câu lạc bộ văn nghệ của thôn. Các thế hệ trẻ người thì đi làm ăn xa, người thi đi làm công nhân tại các công ty đến tối muộn mới được về nên cũng không có thời gian để 15 tham gia sinh hoạt tại nhà văn hóa. Hơn nữa, thời buổi của công nghệ thông tin cùng với chiếc điện thoại smart phone, máy tính bảng, ví tính… các thiết bị công nghệ đã kết nối mọi người với nhau mà không cần phải đến các nơi như nhà văn hóa hay đình, chùa. Do đó kết nối giao lưu trong cộng đồng của người dân trong làng có phần bị giảm đi. Đồng thời, người dân được tiếp thu thông tin từ nhiều chiều hướng khác nhau dẫn đến việc ảnh hưởng đến nhận thức của người dân, có những thay đổi tích cực trong việc cập nhật thông tin và cũng giảm bỏ những tiêu cực được coi là hủ tục, lạc hậu mà đã được nhà nước phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ hiện nay ở địa phương, việc lễ đen (hay còn gọi là thách cưới) trong tổ chức đám cưới được nhiều gia đình bỏ qua để phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình nhà trai. Một vấn đề khác trong xã hội nông thôn hiện nay đó là việc thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của nông thôn mới, tức là các làng phải tuân thủ theo các quy định về làng văn hóa. Nó giúp nâng cao và cải thiện chất lượng đời sống và hạn chế các tiêu cực, các vấn đề tệ nạn xã hội, tạo nên một không gian sống đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Điều này giúp cho đời sống tinh thần của người dân được nâng cao và cải thiện giúp cho nhận thức của thanh thiếu niên có một lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể trong quy ước của làng là không được tảo hôn, không được tổ chức đám cưới lãng phí, đình đám và khuyến khích các đám cưới theo nếp sống văn minh như báo hỉ, tiệc ngọt và không được bật loa đài to đến quá 10 giờ tối và trước 5 giờ sáng, tạo nên một nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới. Ở thôn cũng đã xuất hiện một trường hợp đám cưới theo nếp sống văn minh của một đồng chí cán bộ bí thư thôn. Đám cưới được tổ chức bằng tiệc ngọt, ăn trầu, uống nước và không hút thuốc. Trước kia Võng Phan vốn là một làng thuần nông với tổng diện tích đất tự nhiên của làng đều phục vụ cho việc cấy lúa và trồng hoa màu hàng năm. Bởi vậy mà quan hệ họ hàng, làng xóm cũng được gắn kết thân thiết nhau hơn so với hiện nay. Bởi những công việc đồng áng, cấy cầy, thu hoạch… luôn cần một lượng lao động lớn nên việc giúp đỡ, trao đổi những công việc của nhà nông diễn ra thường xuyên, khiến cho tình làng nghĩa xóm trở nên gần gũi, thân thuộc hơn. Cuộc sống 16 tuy vất vả nhưng cũng là lúc mà tình cảm họ hàng, láng xóm được gắn kết nhất vì có sự kết hợp giao lưu với nhau. Khác với hiện nay, tuy vẫn còn là một làng thuần nông nhưng công việc đồng ruộng chủ yếu là thuê người hoặc dùng máy móc hiện đại vì đời sống vật chất đã tiến bộ lên và phần lớn các thanh thiếu niên đều đi học hoặc đi làm ăn xa. Từ đó việc giao tiếp trong cộng đồng hiện nay đã bị thay đổi ít nhiều. Những thế hệ trẻ thường phải giới thiệu là con người này, cháu người kia thì các ông các bà mới biết được là ai. Vậy nên, nếu trước kia nhà nào có đám cưới thì cả làng, cả xóm cùng đến chung vui. Còn ngày nay, đám cưới chỉ thu gọn lại bởi một số bộ phận láng giếng gần gũi, có qua lại thân mật. Các mối quan hệ đang dần bị thu hẹp lại ở trong làng quê nhưng lại mở ra những mối quan hệ ở ngoài xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không chỉ ảnh hưởng tới các thành phố, khu đô thị mà còn ảnh hưởng đến các vùng quê nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay người dân đã bắt đầu sử dụng máy móc công nghệ cao để phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy gặt, máy cấy, máy cày. Nhờ có những thiết bị hiện đại đó mà có thể giúp cho đời sống của người nông dân được cải thiện hơn, dành nhiều thời gian để chăm sóc cho gia đình và bản thân mình hơn thay vì phải dành toàn bộ thời gian làm việc ở ngoài đồng ruộng. Từ đó, các mối quan hệ họ hàng, làng xóm láng giềng cũng bắt đầu có nhiều sự thay đổi. Sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng góp phần tích cực vào việc truyền bá văn hóa địa phương như vào những dịp tổ chức hội làng được người dân địa phương quay lại và phát lên trên các trang mạng xã hội để người xem ở nhiều nơi có thể biết đến lễ hội truyền thống của làng quê mình. Hoặc đối với chính những người con xa quê sẽ có cơ hội theo dõi. Tuy nhiên cũng có mặt hạn chế đó là việc mọi người dành quá nhiều thời gian vào việc sử dụng điện thoại trên các trang mạng xã hội dẫn tới việc nam nữ thanh niên ngày nay tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin còn chưa phù hợp với độ tuổi làm sai lệch trong nhận thức. Có những trường hợp con cái đòi hỏi bố mẹ phải tổ chức đám cưới giống như trên các phim truyền hình và có những hành động gây chú ý rồi đem lên mạng để chia sẻ với mọi người. Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống của người dân, nó rút ngắn đi khoảng cách tìm hiểu, giao tiếp trong mối quan hệ nam nữ hiện nay. Việc tìm hiểu ai đó 17 trước kia phải thông qua bà mai mối để giới thiệu và tìm hiểu thông tin thì hiện nay, việc tìm hiểu thông tin về một người dễ dàng hơn qua thông tin mạng xã hội hoặc nếu trước kia trai gái muốn tìm hiểu nhau thì người con trai phải chủ động đến tận nhà người con gái để xin phép và đến ngồi nói chuyện tại nhà người con gái. Còn ngày nay với một chiếc điện thoại thì hai bên bạn trẻ có thể nhắn tin và hẹn gặp nhau ở ngoài quán cà phê vừa uống nước và nói chuyện sẽ cảm thấy thoải mái và tự do hơn trước kia khi phải đến tận nhà để nói chuyện. - Về mặt văn hóa: Ở địa phương hiện nay có một nhà thờ Thiên chúa giáo và một ngôi chùa (chùa Trường Phúc Tự), có 02 ngôi đình (nhân dân thường gọi là đình trong và đình ngoài). Nơi đây không chỉ là nơi để người dân thực hiện niềm tin tôn giáo mà còn là nơi để diễn ra các hoạt động văn hóa của người dân địa phương. Khi chưa có nhà văn hóa thì người dân thường tổ chức họp làng tại sân Đình hoặc Chùa. Nơi đây cũng là nơi tổ chức nghi lễ hôn nhân của những người theo đạo Phật và đạo Thiên chúa giáo. Một số trường hợp hiện nay ở nông thôn, nhiều gia đình có con cái muốn tổ chức đám cưới hai lần; Một lần được tổ chức ở trên chùa do chủ trì trong chùa sẽ tổ chức cưới bằng tiệc ăn chay và được học cách đối xử giữa vợ và chồng sau khi chung sống. Ngoài ra còn thực hiện cả những nghi lễ phóng sinh để tạo phước đầu tiên của cuộc hôn nhân đấy. Đó là những hình thức và ý nghĩa tổ chức đám cưới theo đạo Phật. Còn nếu là người theo đạo Thiên chúa giáo thì đám cưới được tổ chức dưới sự hướng dẫn của linh mục (hay còn gọi là Cha) quản lý nhà thờ sẽ đứng ra làm lễ tổ chức cho đôi bạn trẻ cũng với hình thức như bên đạo phật để răn dạy cách sống, cách cư xử giữa vợ và chồng. Rồi sau đó cặp đôi sẽ đứng trước chúa đọc các lời hứa, lời thề về đạo làm chồng làm vợ. Ngoài ra hàng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày tổ chức lễ hội truyền thống của cả làng. Sẽ có nghi lễ rước nước từ Đình làng ra giữa dòng sông luộc làm lễ và xin nước sông mang về Đình thờ để cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nhiều các hoạt động văn hóa đặc trưng tiêu biểu của dân làng diễn ra trong lễ hội như là một dịp mà cả làng tụ tập đông vui cùng nhau sắm sửa lễ, tham dự lễ hội và giao lưu văn nghệ. Lễ hội truyền thống của làng được coi 18 là lớn nhất trong năm của người dân trong làng. Mỗi khi vào dịp hội làng, người dân trong làng chuẩn bị kỹ lưỡng, họ cùng nhau tham gia các hoạt động sắp lễ, văn nghệ, tế nữ, tế nam và tham dự lễ rước nước (người dân trong làng tấp nập theo kiệu ra bến sông lấy nước đưa về đình). Qua mỗi dịp lễ hội người dân trong làng trở nên gần gũi, thân mật hơn. Các mối quan hệ làng xóm trở nên khăng khít. Đồng thời, thể hiện nếp sống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân nơi đây. Đó cũng là tập tục chung của người dân Việt Nam. Vậy nên trong bất cứ sự kiện trọng đại nào, dù là của cộng đồng hay của cá nhân thì quan niệm nhớ đến cội nguồn, công lao của tổ tiên, các bậc sinh thành cũng đều được trân trọng và thực hiện trong nghi lễ, nghi thức. Và trong hôn nhân cũng vậy, việc thể hiện lòng kính trọng với tổ tiên cùng các bậc sinh thành đều được thể hiện qua các nghi lễ như: lễ của nhà trai mang đến trước tiên đều được thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái trong ngày ăn hỏi; xin phép thắp hương gia tiên báo cáo với tổ tiên xin được đón dâu trong ngày tổ chức lễ cưới. Sự thành kính đó luôn được thể hiện qua từng giai đoạn của nghi lễ trong hôn nhân. Nói tóm lại các hoạt động văn hóa được tổ chức góp phần nâng cao chất lượng của đời sống tinh thần. Thanh niên có cơ hội giao lưu, người già có thêm sức khỏe, các bạn trẻ cũng có điều kiện để tiếp xúc tìm hiểu làm gắn kết thêm tình làng nghĩa xóm ở trong thôn. 1.3. Tiểu kết Các kết quả nghiên cứu nói trên đưa đến nhận định rằng, thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên là khu vực có nền kinh tế phát triển cùng với lịch sử văn hóa của người dân nơi đây mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đó là thành tựu của nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Trong những năm gần đây, xã hội đang trong quá trình phát triển và hội nhập, cuộc sống của con người đã có những bước thay đổi tích cực về nhận thức và đời sống xã hội. Kéo theo sự thay đổi của bộ mặt xã hội thì nhu cầu trong đời sống của con người đòi hỏi lại càng cao. Những tập tục với nhiều vấn đề phát sinh mới trong xã hội khiến cho một số nghi lễ, nghi thức cũng thay đổi theo. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời đại kỹ thuật số đã khiến cho người dân nông thôn có những tiếp nhận từ nhiều chiều hướng khác nhau ảnh hưởng mạnh 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan