Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghi lễ cầu an, cầu siêu trong phật giáo ở miền Trung hiện nay (Luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Nghi lễ cầu an, cầu siêu trong phật giáo ở miền Trung hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
115
41
111

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC THÀNH (Thích An Nhiên) NGHI LỄ CẦU AN, CẦU SIÊU TRONG PHẬT GIÁO Ở MIỀN TRUNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC THÀNH (Thích An Nhiên) NGHI LỄ CẦU AN, CẦU SIÊU TRONG PHẬT GIÁO Ở MIỀN TRUNG HIỆN NAY Ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 8.22.90.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM QUỲNH PHƢƠNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Ngọc Thành, ngƣời thực hiện luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và các tài liệu tham khảo đƣợc tôi chú thích rõ ràng và trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Thành LỜI CẢM ƠN Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã hội, nhà trƣờng đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những ngƣời phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Quỳnh Phƣơng, ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt kiến thức và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin kính lời cảm ơn đến ân sƣ Hòa thƣợng tiến sĩ Thích Đồng Bổn, tất cả huynh đệ pháp lữ đồng tu đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn mẹ, gia đình em trai và những ngƣời thân yêu đã tạo điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn! Học viên Nguyễn Ngọc Thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGHI LỄ CẦU AN, CẦU SIÊU 10 TRONG PHẬT GIÁO 1.1. Một số khái niệm cơ bản 10 1.2. Sự hình thành và đặc điểm của nghi lễ Phật giáo 15 1.3. Vai trò cầu an, cầu siêu trong Phật giáo 22 Chƣơng 2: THỰC HÀNH NGHI LỄ CẦU AN, CẦU SIÊU TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỪA THIÊN - HUẾ HIỆN NAY 28 2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu nghi lễ cầu an, cầu siêu tại Thừa Thiên - Huế 2.2. Tình hình nghi lễ cầu an, cầu siêu ở Thừa Thiên - Huế 28 31 2.3. Tiến trình cơ bản của nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo Chƣơng 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 36 51 3.1. Nhận xét chung 51 3.2. Một số vấn đề đặt ra 57 3.3. Đề xuất 64 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghi lễ đƣợc hình thành rất sớm trong đời sống văn hóa của nhân loại. Các nhà nghiên cứu xác định các nghi lễ xã hội đƣợc khởi đầu từ thời đại đồ đá mới (upper paleotic); và còn đƣợc trình bày trong các sách Chu Lễ (Thiên Thu Quan, Tƣ Nghi), Công Dƣơng truyện (Thiên Hy Công nhị niên), Hán Thƣ (Chu Bột truyện),… qua đó thể hiện nghi lễ đã có lịch sử hình thành lâu đời với sự phát triển đa dạng và phong phú trong các nền văn hóa, tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau [50]. Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam trên hai ngàn năm. Ngay từ buổi đầu, Phật giáo (sau khi bản địa hóa) đƣợc tiếp nhận và trở thành một tƣ tƣởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc. Trải qua thăng trầm lịch sử, Phật giáo vẫn đồng hành cùng vận mệnh nƣớc nhà, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng nhƣ sự nghiệp dựng nƣớc, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mƣu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phƣơng Bắc trong nhiều giai đoạn. Với đặc trƣng là một đất nƣớc đa văn hóa, tộc ngƣời và tôn giáo, mỗi vùng miền đều có những nét văn hóa truyền thống đặc trƣng. Do đó, khi vào Việt Nam, Phật giáo thể hiện rõ tinh thần “tùy duyên bất biến” (Tùy theo nhân duyên nhƣng không thay đổi bản thể của Phật giáo) kết hợp hài hòa giữa đạo pháp và dân tộc, tinh tuyển những yếu tố văn hóa truyền thống và nhu cầu tâm linh của con ngƣời nhằm phục vụ cho cộng đồng Phật giáo và cộng đồng xã hội. Các nghi lễ Phật giáo tạo ra những dƣỡng chất nuôi dƣỡng tâm linh các tín đồ, đồng thời tạo nên mạch sống luân lƣu giữa đạo và đời trong khung tổng thể hài hòa của Phật giáo. Phật giáo Trung Bộ - một bộ phận của Phật giáo Việt Nam, đƣợc hội tụ nhiều sắc thái đặc trƣng thông qua các hoạt động 1 nghi lễ, điển hình nhƣ nghi lễ cầu an, cầu siêu - bƣớc gạch nối thông thƣơng để bình an lòng ngƣời. Các nghi lễ cầu an, cầu siêu gắn kết cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội, cá nhân với thế giới Thiêng, từ đó tƣơng quan tƣơng duyên với nhau, hình thành các nghi lễ mang sắc thái riêng biệt. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và đi kèm với nó là những rủi ro, bất an hiện hữu thì dƣờng nhƣ có sự gia tăng các hoạt động cầu an, cầu siêu trong đời sống. Sự thông dụng của các nghi lễ này cho thấy những nhu cầu của xã hội hiện đại, việc thƣơng mại hoá và những dạng thức biến dạng của nghi lễ đang diễn ra. Thực trạng này đòi hỏi cần nhìn lại bản thể của nghi lễ Phật giáo; mặt khác, cần đặt nó trong tƣơng quan với đời sống xã hội đƣơng đại, nơi mà con ngƣời mỗi ngày phải đối diện với những bất an, rủi ro trong đời sống gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau tệ nạn xã hội, bạo hành gia đình, bạo lực học đƣờng, kinh tế thị trƣờng, mê tín dị đoan… Phật giáo Việt Nam gồm ba hệ phái đang tồn tại và phát triển: Nam tông, Khất sĩ và Bắc tông. Mỗi hệ phái đều có hệ thống nghi lễ riêng biệt, mỗi vùng miền lại âm hƣởng sắc thái văn hóa địa phƣơng tạo nên tính đa dạng và phong phú trong nghi lễ. Đối với nghi lễ cầu an, cầu siêu tại đất Huế, do nhu cầu tâm linh về cầu an, cầu siêu của tín đồ đang phát triển có chiều hƣớng tiêu cực, đồng thời số lƣợng ngƣời thực hành nghi lễ vận dụng nghi thức dần “biến dạng”, chƣa đúng với tinh thần Phật giáo. Vì vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu để giải quyết hai vấn đề nhƣ sau: Thứ nhất, khái quát nét đặc trƣng mang tính nhạc điệu cung đình trong nghi lễ cầu an, cầu siêu tại Thừa Thiên - Huế. Thứ hai, minh định tinh thần “hằng thuận chúng sanh” thông qua các nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo, đồng thời để phát huy vai trò của nghi lễ này, cần thiết có sự định hƣớng cho tín đồ và đào tạo ngƣời thực hành nghi lễ về mặt nhận thức và tu tập. 2 Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “NGHI LỄ CẦU AN CẦU SIÊU TRONG PHẬT GIÁO Ở MIỀN TRUNG HIỆN NAY” để làm đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, trong nƣớc và ngoài nƣớc có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về nghi lễ Phật giáo rất đa dạng, phong phú. Mỗi tác phẩm hàm chứa nội dung, mục đích khác nhau, những tất cả đều chuyển tải lời Phật dạy đến gần với chúng sanh: Các tác phẩm về nghi lễ cầu an, cầu siêu Thích Trí Quảng (2007), Nghi Thức Cầu An Cầu Siêu, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội [61]. Tác phẩm tiếng Việt, dịch từ Kinh Hán Việt, nội dung ngắn gọn, chuyển tải ý nghĩa của Kinh một cách rõ ràng, văn phong hiện đại, giúp cho tín đồ thực hành dễ dàng cho các khóa lễ cầu an, cầu siêu. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2007), Nghi thức Cầu An - Cầu Siêu, Sám Hối - Cúng Ngọ, Nxb. Tôn Giáo [54]. Đây là nghi thức phổ cập cho Phật giáo Việt Nam, nội dung tác phẩm sử dụng âm Hán Việt, mặc dù thông dụng tại các chùa nhƣng hiệu quả tác động đến sự hiểu biết tín đồ rất hạn chế. Bên cạnh còn nhiều các nghi thức thuộc trong nhóm cầu an, cầu siêu nhƣ: Thích Nhật Từ (soạn dịch, 2009), Nghi thức Đại Bi Thập Chú, Nxb. Tôn giáo [100]. Thích Nhật Từ (soạn dịch, 2014), Nghi thức trì chú Đại bi, Chú dược Sư và niệm Phật Di Đà, Nxb. Phƣơng Đông [104]. Hai tác phẩm hƣớng dẫn tín đồ có nhu cầu thực hành về mật chú với nhiều mục đích khác nhau, nhƣng họ tin rằng nhờ oai lực của các Thần chú tín đồ đƣợc tiêu tai, giải nạn và nhiều quan niệm mong cầu khác sẽ mau thành tựu. 3 Thích Nhật Từ (soạn dịch, 2010), Nghi thức Lễ Thành hôn, Nxb. Tổng hợp Tp. HCM [101]. Nghi thức này, đƣợc ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại, đây là cách thức hành lễ “hôn phối” cho tín đồ dƣới sự chứng minh của Tam Bảo (Phật bảo - Pháp bảo - Tăng Bảo) và dƣới sự tham dự của hai họ (câu dâu và chú rể) cùng các tín đồ khác. Nội dung hƣớng dẫn nghi thức lễ bao gồm: nguyện hƣơng, đảnh lễ Tam Bảo, tụng kinh chúc phúc, thứ đến là quý Thầy, Sƣ Cô gửi thông điệp lời Phật dạy về nghĩa vụ “làm vợ, làm chồng, làm con, làm cha, làm mẹ” đến hai tín đồ những trách nhiệm trong tƣơng lai. Các tác phẩm về nghi lễ tổng hợp Bên cạnh những tác phẩm chuyên về nghi thức cầu an, cầu siêu, nhiều tác phẩm đƣợc biên soạn tổng hợp, nội dung hàm chứa nhiều nghi thức khác nhau, với mục đích giúp cho tín đồ dễ dàng thực hành các khóa lễ trong ngày cho cả hai giới Xuất gia và Tại gia nhƣ: Thích Thiện Thanh (soạn và dịch, 2015), Nghi thức tụng niệm hằng ngày của hai giới Xuất gia và Tại gia, Chùa Phật Tổ, 905 Orange Avenue Long Beach, CA 90813 [99]. Thích Nhật Từ (soạn dịch, 2011), Nghi thức tụng niệm, Nxb. Phƣơng Đông [102]. Thích Nguyên Tạng (Biện tập, 2002), Nghi thức Tụng Niệm, Tu Viện Quảng Ðức, Fawkner, Melbourne, Úc Châu [68]. Ba tác phẩm trên, đƣợc tập hợp nhiều nghi thức khác nhau cho cả hai giới Xuất gia và Tại gia thực hành. Mỗi tác phẩm tùy vào nhu cầu của tín đồ địa phƣơng mà thiết kế nghi thức thích ứng, nhƣng nhìn chung các phần căn bản nhƣ: Niệm hƣơng, lễ Tam Bảo… Hồi hƣớng, Tam Tự quy đều giống nhau, nhƣng văn phong soạn dịch khác nhau. 4 Thích Nhật Từ (biên soạn, 2014), Kinh cho người Phật tử tại gia, Nxb. Hồng Đức, tái bản lần 3 [103]. Tác phẩm đƣợc chia ra thành 4 phần: Dẫn nhập, chánh Kinh, Sám nguyện và phụ lục. Đặc biệt, phần chánh Kinh đƣợc chia thành năm chủ đề: Các Kinh về đạo đức; Các Kinh về gia đình, xã hội và chính trị; Các Kinh về Trí lý; Các Kinh về Thiền và chuyển hóa và Các Kinh về Tịnh Độ (bao gồm nghi thức cầu an, cầu siêu). Thích Phƣớc Tiến (biên soạn, 2016), Nghi thức kinh tụng hằng ngày, (dành cho ngƣời Phật tử tại gia), Nxb. Phƣơng Đông [98]. Tác giả biên soạn những nghi thức thông dụng gồm nhiều Kinh hằng ngày cho tín đồ hành trì tại nhà, hoặc tại các chùa, nhƣ: cầu an, cầu siêu, sám hối… nội dung rõ ràng, dễ hiểu, văn phong giản dị, dễ tụng niệm, giúp cho Phật tử nắm bắt nghĩa lý tƣờng tận. Thích Huyền Quang (soạn dịch giả, 2002), Pháp sự khoa nghi, Chùa Quang Thiện Califonia, USA ấn hành [59]. Thích Giải Hòa (biên soạn, 2008), Pháp Sự Khoa Nghi 1 2 3 4 5 6, Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định ấn hành [43]. Hai tác phẩm tập hợp nhiều khoa nghi nhất trong Phật giáo từ trƣớc đến nay, nhƣng không ngoài việc đáp ứng hai nhu cầu của tín đồ: Cầu cho ngƣời sống đƣợc bình an; nguyện cho ngƣời mất đƣợc siêu thoát. Nội dung tác phẩm đƣợc biên soạn khá công phu cả âm Hán Việt và dịch tiếng Việt. Các nghi thức đƣợc hƣớng dẫn một cách chi tiết cụ thể, với các bài tán, tụng, xƣớng, vịnh, cúng bái, cầu nguyện… đồng thời kết hợp các loại pháp khí nhƣ: tang (đẩu), mõ, chuông, linh, khánh… Tại nƣớc ngoài, nhiều tác phẩm nghiên cứu về nghi lễ cầu an hoặc cầu siêu trong Phật giáo tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu trong khu vực Châu Á nhƣ: Funerary rites and the buddhist meaning of death: an interpretative text from Northern Thailand 5 (của tác giả Phra Khru Anusaranasasanakiarti và Charles F. Keyes); The Buddhist Dead: practices, discourses, representations (của tác giả Bryan J. Cuevas và Jacqueline I. Stone); Funeral Buddhism: a religion in crisis (của Nika Efanova); Buddhist funeral cultures of Southeast Asia and China (của Paul Williams và Patrice Ladwig)... Nhìn chung, các nghiên cứu trên chƣa đƣa ra đƣợc một bức tranh tổng thể từ góc độ nghiên cứu khoa học về nghi lễ trong Phật giáo nói chung và nghi lễ cầu an, cầu siêu tại miền Trung nói riêng. Trong luận văn này, chúng tôi chọn nghiên cứu về nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo tại miền Trung, cụ thể tập trung vào Thừa Thiên Huế - nơi đƣợc coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam với những đặc điểm tôn giáo, văn hóa, lịch sử đặc biệt tạo nên những nét văn hóa vùng miền ở nơi đây. Dựa trên những hƣớng tiếp cận nghiên cứu khác nhau, chúng tôi cố gắng đƣa ra lý giải về vai trò và sự phục hồi của nghi lễ trong đời sống tôn giáo đƣơng đại, thông qua nghiên cứu một dạng nghi lễ cụ thể của Phật giáo là nghi lễ cầu an, cầu siêu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực hành nghi lễ cầu an và cầu siêu tại miền Trung (Thừa Thiên - Huế), từ đó, đặt ra một số vấn đề đối với nghi lễ Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về Phật giáo và nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo. - Tiếp cận nghiên cứu về các nội dung cơ bản của nghi lễ cầu an và cầu siêu. 6 - Phân tích việc thực hành nghi lễ cầu an và cầu siêu tại miền Trung (Thừa Thiên - Huế) - Chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại và đề xuất phƣơng hƣớng giải quyết. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hành nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Từ góc tiếp cận của Phật giáo, tìm hiểu nghi lễ cầu an cầu siêu tại miền Trung Việt Nam (cụ thể là tỉnh Thừa Thiên - Huế). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Công trình này không tiếp cận từ góc nhìn của tín ngƣỡng và văn hoá dân gian, mà từ từ góc tiếp cận tôn giáo học, cụ thể là từ góc nhìn của Phật giáo. Phật giáo là một tôn giáo quan trọng, đồng hành cùng lịch sử phát triển của quốc gia, và là nhân tố thúc đẩy sự hình thành văn hóa tôn giáo ngƣời Việt ở miền Trung (Thừa Thiên - Huế). Phật giáo nơi đây cũng chịu ảnh hƣởng của lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, văn hóa vùng miền nên cũng trải qua những giai đoạn phát triển hƣng - suy và có những nét đặc thù riêng mang tính chất vùng miền của miền Trung. Tôn giáo đƣợc xem là một thực thể xã hội tồn tại khách quan. Vì thế, khi soi chiếu về khách thể trên nền tảng tôn giáo học, theo TS. Nguyễn Quốc Tuấn gọi là Lý thuyết thực thể tôn giáo [95], nghiên cứu về một thực thể xã hội khách quan gồm ba cốt lõi: Niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo; với sự kết hợp sử dụng lý thuyết cấu trúc để tìm ra ý nghĩa của các nghi lễ cầu an, cầu siêu và lý thuyết chức năng để xác định đƣợc vai trò của nghi lễ trong đời sống dân tộc và văn hóa tôn giáo. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng đa dạng các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận văn thu thập, phân tích các tài liệu viết về nghi lễ Phật giáo. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một cách tự nhiên và ngẫu nhiên những ngƣời thực hành và đã có kinh nghiệm, hiểu biết về thực hành nghi lễ trong Phật giáo để có những góc nhìn sát thực hơn về thực trạng nghi lễ Phật giáo tại Việt Nam. Dựa trên phƣơng pháp này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực địa tại các điểm chùa trên địa bàn Huế: Chùa Từ Hiếu, Chùa Phƣớc Duyên, Chùa Từ Đàm, Chùa Thuyền Tôn, Chùa Tây Thiên,… Trong những điểm này, chúng tôi vừa tham dự với tƣ cách là ngƣời thực hành nghi lễ, vừa quan sát và phỏng vấn một số Hòa thƣợng, Thƣợng tọa là những vị chuyên nghiên cứu và thực hành các nghi lễ Phật giáo tại Thừa Thiên - Huế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu này góp phần đƣa lại cái nhìn tổng thể về nghi lễ trong Phật giáo nói chung, cũng nhƣ có sự hiểu biết về nghi lễ cầu an, cầu siêu nói riêng. Từ đó giúp tìm hiểu vai trò của nghi lễ Phật giáo trong đời sống vật chất và tâm linh, đặc biệt trong bối cảnh xã hội phát triển mạnh mẽ với nhiều thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần vào việc nâng cao nhận thức của các tín đồ Phật tử về ý nghĩa cốt lõi của nghi lễ cầu an, cầu siêu nói riêng, Phật giáo nói chung trong đời sống 8 Công trình cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hoá và những nhà nghiên cứu quan tâm đến Phật giáo nói chung, nghi lễ Phật giáo nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần Nội dung gồm ba chƣơng: Chương 1: Tổng quan về nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo. Nội dung chƣơng này nhằm đƣa ra cái nhìn tƣơng đối hệ thống về những khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của nghi lễ cầu an và cầu siêu trong Phật giáo Việt Nam. Chương 2: Thực hành nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo tại Huế hiện nay. Chƣơng này giới thiệu về những nội dung chính để thực hành nghi lễ cầu an, cầu siêu; ngƣời thực hành trong Phật giáo. Chương 3: Nhận xét chung và một số vấn đề đặt ra. Chƣơng này nêu lên những nhận xét chung, đề xuất về thực hành nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo tại miền Trung (Thừa Thiên - Huế), đồng thời một số vấn đề về nghi lễ đƣợc đặt ra, nhằm mục đích lƣu tâm và khuyến nghị để khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh vai trò của nghi lễ này trong đời sống xã hội hiện nay. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ NGHI LỄ CẦU AN, CẦU SIÊU TRONG PHẬT GIÁO 1.1. Một số khái niệm cơ bản Nghi lễ Phật giáo là một hệ thống tổng thể các hoạt động tôn giáo, nhƣ nếp sống sinh hoạt của Tăng già; sự bố trí của tổ chức giáo hội; sự sắp xếp của một ngôi chùa; cách giao tiếp ứng xử giữa những ngƣời tƣơng quan với nhau. Các yếu tố này hết sức quan trọng vì rằng đây là huyết mạch để nuôi dƣỡng mạng mạch của Phật giáo. Nghi lễ Phật giáo có nội hàm phong phú, đa dạng. Nội dung chuyển tải đƣợc ý nghĩa sâu sắc về giáo lý, hình thức cảm hóa đƣợc lòng ngƣời. Vì thế, để có tầm nhìn tổng quan về nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo, chúng tôi sẽ trình bày một số khái niệm căn bản có liên quan. 1.1.1. Nghi lễ Phật giáo Theo định nghĩa của Hòa thƣợng Giải Năng trong tác phẩm “Nghi lễ Phật giáo tán tụng” [57, tr.137] thì: - Nghi thuộc về phần sự, là khuôn mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức. Nghi cũng có nghĩa là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lƣờng; ngoài ra còn có nghĩa là đồ cúng (vật cúng); Nghi thức (nội dung cúng)… - Lễ thuộc về phần Lý, đây là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức và nội dung lễ cúng để nói lên niềm tôn kính bên trong. Còn có nghĩa là phép tắt, khuông mẫu mà ngƣời xƣa đã thực hiện thông qua các hình thức giao tế xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thƣờng; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện… Nhƣ vậy, nghi lễ là cách thức bày tỏ tấm lòng, niềm tôn kính của mình đối với ngƣời khác đƣợc thể hiện dƣới những hình thức khác nhau cần hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh. Đối với nghi lễ Phật giáo đây là lĩnh 10 vực hết sức quan trọng duy trì sự gắn kết với cộng đồng, đƣợc chia ra hai phần: Lý và sự. Chính các nghi lễ, nghi thức sẽ xác lập đƣợc nét đặc thù của Phật giáo, đồng thời qua đó sẽ phát khởi niềm tin cho tín đồ mới, giữ vững niềm tin cho các tín đồ tạo nên vị thế vững mạnh cho Phật giáo. 1.1.2. Cầu an Cầu an còn đƣợc gọi là Kỳ an, là mong muốn có đƣợc đời sống an vui, hạnh phúc, không bệnh tật, khổ não, ít rủi ro, bất trắc... “An” ở mỗi con ngƣời là thân an (khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn hay rủi ro...), tâm an (trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, không khủng hoảng, không căng thẳng, không bức bối...), hoàn cảnh an (gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống tốt, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống). Trong vòng quay của đời ngƣời, có những năm rơi vào hạn nặng, sao xấu hoặc điều bất tƣờng sẽ xảy đến. Theo quan điểm nhân gian, đây là số phận đƣợc định trƣớc bởi một đấng Tạo hóa hay một ngƣời nào đó bí mật. Theo Phật giáo, mỗi ngƣời sinh ra không phải do Trời hay bất kỳ thần linh nào sắp đặt sẵn. Không ai có thể ban phƣớc hay giáng họa cho chúng ta, kể cả Đức Phật. Ngài khẳng định: “Không có một năng lực nào bên ngoài ta có thể tạo nên sự phát sinh và chấm dứt khổ đau, trái lại chỉ có con người là có khả năng nắm vững vận mệnh của mình, tốt hay xấu đều do chúng ta quyết định” [63, tr.65]. Tƣ tƣởng này nhƣ bản tuyên ngôn khẳng định con ngƣời hoàn toàn tự chủ, tự mình định giá trị đạo đức, thể hiện đƣợc khả năng chuyển hóa thân tâm. Đối với nghi lễ cầu an trong Phật giáo, không mang ý nghĩa cầu xin đấng Quyền Năng ban cho sự bình an hay cho điều cứu rỗi, mà có nghĩa là vận dụng năng lƣợng bình an của chính mình hòa nhập với năng lƣợng nhiệm 11 mầu trong thế giới Thiêng, chuyển đến ngƣời thân với ƣớc nguyện trợ giúp cho họ đƣợc bình an. Đầu năm mọi ngƣời lên chùa lễ Phật, cúng sao, giải hạn, giải oan kết từ nhiều đời trƣớc, mong đƣợc bình an cả năm. Trong Phật giáo, không nhất thiết những năm có sao Thái bạch, sao La hầu, sao Kế đô mới cần cầu an; mà cầu an ở đây là mong cầu một chữ “an” cho bản thân và gia đình, Đức Phật dạy: “Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!” [15, tr.57]. Mục đích của chƣ Phật ba đời là khai thị cho chúng sinh tin nhận lại Phật tâm của chính mình - đó mới là mùa xuân miên miễn, bình an miên miễn mà Phật Di lặc đã chứng đƣợc và dạy cho chúng sinh. 1.1.3. Cầu siêu Cầu siêu còn đƣợc gọi là Kỳ siêu, theo quan điểm nhân gian đây là lễ tƣởng nhớ về những ngƣời đã khuất thể hiện đạo lý nhớ ơn. Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát, nghi thức này là cầu nguyện hƣớng về ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ những ngƣời thân của mình đã khuất đƣợc giải thoát khỏi cảnh giới khổ đau, sinh về cảnh giới an lành, hoặc về Tịnh độ của đức Phật A Di Đà. Tinh thần cầu siêu của Phật giáo là sự gắn kết vô hình giữa hai cảnh giới âm và dƣơng, ngƣời hiện còn dùng tâm lực cầu nguyện để truyền năng lƣợng tỉnh thức: “Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ (và nhờ vậy) được quả báo lớn, lợi ích lớn!” [15, tr.57], để hỗ trợ cho ngƣời mất sinh tâm hỷ lạc, nhẹ nhàng siêu thoát. Theo quan niệm Phật giáo, nghi lễ cầu siêu có hiệu quả cần có bốn yếu tố sau: 12 - Lòng thanh tịnh và sự nhiệt tâm của ngƣời cầu nguyện (chƣ Tăng và Đạo Tràng Phật tử) và lời khai thị của chƣ Tăng chỉ lối dẫn đƣờng cho Hƣơng Linh. - Niềm tin và lòng chí thành tha thiết của thân quyến phát nguyện hƣớng về điều lành tạo công đức lành (nhƣ cúng dƣờng, bố thí phóng sanh, ăn chay niệm Phật), tất cả hồi hƣớng về cho hƣơng linh. - Niềm khát khao vƣợt thoát khổ đau sanh tử của hƣơng linh cảm ứng với sự thiết tha cầu khẩn của thân quyến. - Thần lực gia hộ của mƣời phƣơng Tam Bảo. Tất cả các yếu tố đó tạo thành năng lực cảm ứng đạo giao, giúp cho hƣơng linh chuyển hóa đƣợc những tâm hành tham ái, si mê, vƣợt thoát vô minh, xa lìa phiền não, chứng nhập vô sanh pháp nhẫn. 1.1.4. Các khái niệm liên quan Nhân quả - nghiệp báo Tƣ tƣởng căn bản của Phật giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo. Luật nhân quả cần đƣợc quan sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Phật giáo. Theo đó, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo (nghiệp nhân, nghiệp duyên, nghiệp quả) của Phật giáo, đƣợc con ngƣời tiếp nhận nhanh, trở thành nếp sống tín ngƣỡng sáng tỏ đối với ngƣời Việt Nam. Giáo lý này phù hợp với mọi ngƣời, bao gồm cả giới bình dân và giới trí thức. Vì thế, giáo lý nghiệp báo luân hồi đã in đậm trong văn chƣơng dân gian, văn học chữ Nôm, chữ Hán. Từ đó, dẫn dắt từng thế hệ con 13 ngƣời biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả - nghiệp báo để có hành động tốt đẹp, đem lại hòa bình, an vui cho mọi ngƣời. Ngay cả trẻ con, ngƣời trẻ tuổi cũng biết đƣợc câu: “ác giả ác báo”, “chạy trời không khỏi nắng” để hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể thay đổi đƣợc. Nếu họ biết tự sửa chữa, tu tập, cải ác thành thiện thì những tai ƣơng, biến cố sẽ đƣợc đẩy lùi. Không nên than trời trách đất, mà nên tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp đó. Nguyễn Du đã chuyển tải nguồn giáo lý này trong truyện Kiều rằng: “Có trời mà cũng có ta, Tu là cội phúc, tình là dây oan” [Nguyễn Du, Truyện Kiều]. Nếu nắm vững đƣợc giáo lý nhân quả - nghiệp báo, chúng ta có thể chuyển nghiệp trong kiếp hiện tại. Điểm đích của việc chuyển nghiệp, tái tạo cá nhân là hƣớng đến việc thay đổi hành nghiệp thiện và ác. Trƣớc tiên, từ ba nghiệp Thân, Khẩu và Ý của chính mỗi cá nhân. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần dần chuyển hóa và tạo nên một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau. Chánh báu - y báu Chánh báo và y báo là thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo. Chánh báo là chỉ chung cho các loài hữu tình chúng sanh, tiêu biểu là loài ngƣời. Còn y báo là chỗ nƣơng tựa cho các loài hữu tình. Chữ y là nƣơng, báo là đáp lại - nghĩa là chỗ để cho các loài hữu tình nƣơng tựa mà sống. Chánh báo là quả báo gốc hay là quả báo chủ yếu của nghiệp nhân đã tạo; còn y báo là quả báo nƣơng nơi chánh mà có (nhƣ nhà cửa, xe cộ, vƣờn tƣợt, cảnh vật xung quanh...). Chánh báo và y báo là chỉ cho con ngƣời và cảnh vật thuộc về con ngƣời. Quay về đời sống thực tại hàng ngày, giáo lý chánh báo và y báo đƣợc vận dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn nhƣ đối với việc dạy dỗ con cháu. Có những gia đình Phật tử quan niệm phải làm sao có nhiều tiền của để lại cho con cháu. Nhƣng nếu có nhiều tiền mà con cháu bất tài, vô đức, lêu lổng ăn 14 chơi thì của cải khó bề bảo quản, sớm muộn rồi cũng tiêu tán. Do đó, hiện giờ điều thiết thực hơn cả là dành sự yêu thƣơng, quan tâm và dạy dỗ nếp sống trí đức cho con cháu, hƣớng cho con cháu trở thành ngƣời có đức, có tài để mai sau nên ngƣời. Của cải có thể tiêu tán theo thời gian, hoàn cảnh; nhƣng tài đức, trí tuệ thì còn lại với mỗi con ngƣời. Lại có nhiều ngƣời phiến diện, chỉ lo cho con học giỏi trên lớp mà bỏ qua việc tu dƣỡng, giáo dục đức hạnh cho con. Đây là một khuyết điểm mà các bậc cha mẹ thƣờng hay mắc phải. Những ngƣời tài giỏi mà không có đạo đức trở thành tai họa cho xã hội. Cho nên, cái tài cần có cái đức, cần sự kết hợp giữa gia đình và nhà trƣờng để giáo dƣỡng đức hạnh của các con cháu, hƣớng con cháu trở thành ngƣời có ích cho xã hội. 1.2. Sự hình thành và đặc điểm của nghi lễ Phật giáo 1.2.1. Vài nét về nghi lễ Phật giáo Việt Nam với vị trí địa trí địa lý thuận lợi, nằm trong bán đảo Đông Dƣơng giữa Ấn Độ và Trung Hoa cho nên Phật giáo du nhập vào nƣớc ta một cách nhanh chóng. Các tu sĩ Ấn Độ theo các thƣơng thuyền vào Giao Châu và Phật giáo đƣợc biết đến qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo Sử luận: “Đạo Phật đầu tiên do các thương gia Ấn Độ đem đến, họ đọc ba điều quy y, giữ tam quy, giữ ngũ giới. Họ tin ở thuyết nhân quả; vì vậy họ bố thí cúng dường, nhất là cúng dường y phục và chỗ cư ngụ cho Tăng sĩ. Họ còn thờ phụng xá lợi Phật, đốt hương trầm, đọc thuộc một vài đoạn kinh nhân quả, kể chuyện tiền thân của Đức Phật” [49, tr.44]. Nội dung sinh hoạt của các tu sĩ ban đầu đơn giản, hình thức này phù hợp với tín ngƣỡng văn hóa bản địa ngƣời Việt thời bấy giờ, các nghi thức dần hòa nhập vào nền văn hóa nƣớc ta và trở thành các nghi lễ nhật dụng của Phật giáo. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hƣởng phần nào của Trung Quốc, các nghi lễ của Phật giáo có nét tƣơng tự nghi lễ của Khổng giáo, nổi bật nhất là tục thờ cúng ông bà 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan