Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghên cứu giải pháp chính trị sông vệ đoạn qua xã đức nhuận, huyện mộ đức, tỉnh ...

Tài liệu Nghên cứu giải pháp chính trị sông vệ đoạn qua xã đức nhuận, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi

.PDF
100
3
129

Mô tả:

ii NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ SÔNG VỆ ĐOẠN QUA XÃ ĐỨC NHUẬN, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI Học viên: Võ Văn Tiến ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số: 60.58.02.02 Khóa: K31 Trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN Tóm tắt – Hiện nay việc đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho cho nhân dân ở những vùng sạt lở trong mùa mưa lũ là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền và toàn xã hội. Hàng năm trước mỗi mùa mưa lũ, chính quyền các cấp tại địa phương hai bên bờ Sông Vệ phải xây dựng các phương án di dời dân khẩn cấp. Sự đầu tư công sức, tiền bạc, phương tiện, chổ ở mới ...cho những hộ dân bị di dời là một gánh nặng thật sự cho Chính quyền và người dân. Mặt khác người dân ở những vùng sạt lở luôn phải sống trong trạng thái lo âu. Đời sống sản xuất luôn bị đe dọa. Tuyệt đại đa số những hộ dân này sống bằng nông nghiệp. Toàn bộ đất đai canh tác đều nằm bên cạnh bờ sông, vì vậy tác động bất lợi của dòng sông gây ra không những đe dọa đến an toàn tính mạng mà còn gây nguy cơ mất đất sản xuất. Khu dân cư thôn 2 xã Đức Nhuận nằm trên bờ Sông Vệ là một trong những vùng nói trên. Nội dung đề tài là nghiên cứu giải pháp chỉnh trị Sông Vệ đoạn qua xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi thông qua việc điều tra, thu thập, phân tích số liệu và tài liệu về dân sinh, địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn,...liên qua đến khu vực nghiên cứu. Kế thừa các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến khu vực; Sử dụng phần mềm RIVER2D để đánh giá tính hợp lý của giải pháp bảo vệ bờ sông đoạn từ thôn An Long xã Đức Hiệp đến thôn 2 xã Đức Nhuận từ đó vận dụng kết quả của đề tài là cơ sở có tính khoa học để các đơn vị chức năng đề xuất giải pháp bảo vệ bờ Sông Vệ đoạn từ thôn An Long xã Đức Hiệp đến thôn 2 xã Đức Nhuận nói riêng và toàn tuyến Sông Vệ nói chung. Từ khóa –xã Đức Nhuận, Sông Vệ, phần mền RIVER2D, kè mỏ hàn, kè lát mái ASSESS RESEARCH POLICY SOLUTIONS RIVER SEA VILLAGE IN DUC NHUAN COMMUNE, DIEN DUC DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE Abstract - At present, the safety of life and property for the people in the erosion during flood season is the top concern of the government and the whole society. Every year before each rainy season, authorities at all levels in the two sides of Song Ve should build the emergency relocation plan. The investment of energy, money, means, new housing ... for displaced households is a real burden for the Government and people. On the other hand, people in landslide areas must always live in a state of anxiety. Production life is always threatened. The vast majority of these households live on agriculture. All the cultivated land is located next to the riverbank, so the adverse impact of the river is not only a threat to the safety of life, iii but also the risk of loss of productive land. Village 2 in Duc Nhuan Commune located on the bank of the river is one of the above. The subject of the study is to study the solution of Vien river correction through Duc Nhuan commune, Mo Duc district, Quang Ngai province through the survey, data collection and analysis on population, terrain, terrain Substances, meteorology, hydrology, etc. to the study area. Inheriting research topics and projects related to the area; Using RIVER2D software to evaluate the reasonableness of the riverbank protection solution from An Long hamlet Duc Hiep commune to hamlet 2 of Duc Nhuan commune, thereby applying the results of the thesis as a scientific basis for Functional units propose solutions to protect the river bank from An Long hamlet Duc Hiep commune to hamlet 2 Duc Nhuan commune in particular and the entire Song Ve river in general. Key words - Duc Nhuan Commune, Song Ve, RIVER2D software, welding grout, roof embankment . iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU ........................ 4 1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 4 1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................... 5 1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ................................................... 5 1.1.4. Thảm phủ thực vật ...................................................................... 6 1.2. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội vùng ............................................... 7 1.2.1. Tình hình dân sinh ...................................................................... 7 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế ........................................................ 7 1.3. Hiện trạng các công trình chỉnh trị sông vệ ........................................... 10 1.3.1. Hiện trạng nghiên cứu quy hoạch sông Vệ ................................ 10 1.3.2. Quá trình phát triển thủy lợi ....................................................... 10 1.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 11 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ DIỄN BIẾN SÔNG VỆ ĐOẠN TỪ TRẠM AN CHỈ ĐẾN CẦU SÔNG VỆ THÔN 2 , XÃ ĐỨC NHUẬN..... 13 2.1. Đặc điểm chung đoạn sông nghiên cứu ................................................. 13 2.1.1. Đặc điểm địa chất lòng sông, bãi sông ....................................... 13 2.1.2. Đặc điểm khí tượng - thủy văn - hệ thống sông ngòi ................. 13 2.1.3. Đặc điểm khí hậu ........................................................................ 15 2.1.4. Các hình thế thời tiết nguy hiểm ................................................ 18 2.2. Phân tích chế độ thủy lực đoạn sông ...................................................... 19 2.2.1 Dòng chảy chuẩn ......................................................................... 19 2.2.2. Chế độ dòng chảy năm ............................................................... 19 2.2.3. Dòng chảy mùa lũ ....................................................................... 19 2.2.4. Dòng chảy mùa cạn .................................................................... 20 2.2.5. Dòng chảy bùn cát ...................................................................... 20 2.2.6. Đặt trưng thủy triều .................................................................... 21 2.2.7. Tính toán lưu lượng tạo lòng ...................................................... 21 v 2.2.8. Tính mực nước ứng với lưu lượng tạo lòng tại cầu Sông .......... 24 2.3. Nguyên nhân xói lỡ bờ sông ở đoạn sông ................................................ 25 2.3.1. Nguyên nhân trực tiếp ............................................................... 25 2.3.2. Những nguyên nhân gián tiếp .................................................... 28 CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RIVER2D TÍNH TOÁN ĐOẠN SÔNG TỪ TRẠM AN CHỈ ĐẾN CẦU SÔNG VỆ ................................................... 30 3.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH RIVER2D ......................................... 30 3.1.1. Giới thiệu .................................................................................... 30 3.1.2. Các modul chính trong phần mềm RIVER2D............................ 30 3.2. Cơ sở lý thuyết mô hình River2d ........................................................... 33 3.2.1. Phương trình chủ đạo.................................................................. 33 3.2.2. Phương pháp giải số ................................................................... 34 3.2.3. Sai số trong quá trình rời rạc hóa của chương trình ................... 35 3.2.4. Phương pháp giải bài toán theo thời gian ................................... 35 3.2.5. Khả năng ứng dụng của RIVER 2D ........................................... 36 3.3. Áp dụng mô hình river2d tính toán trường ............................................ 36 3.3.1. Dữ liệu đầu vào .......................................................................... 36 3.3.2. Chạy chương trình river 2d ........................................................ 38 3.3.3. Đánh giá các chỉ tiêu ổn định của sông Vệ ................................ 42 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ BẢO VỆ BỜ SÔNG VỆ,TỈNH QUẢNG NGÃI ĐOẠN TỪ THÔN AN LONG XÃ ĐỨC HIỆP ĐẾN THÔN 2 XÃ ĐỨC NHUẬN................................................................................... 45 4.1. Mục tiêu và tiêu chuẩn chỉnh trị ............................................................. 45 4.1.1. Mục tiêu chỉnh trị ....................................................................... 45 4.1.2. Tiêu chuẩn chỉnh trị .................................................................... 45 4.2. Lựa chọn phương án chỉnh trị .............................................................. 46 4.2.1. Phương án 1: Kè mỏ hàn .......................................................... 46 4.2.2. Phương án 2: Kè lát mái ............................................................. 46 4.2.3. Phương án 3: Kè bê tông trọng lực............................................. 46 4.2.4. Phương án 4: Biện pháp phi công trình ...................................... 47 4.3. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CHỌN ..................................................... 47 4.3.1. Tính toán thiết kế kết cấu kè lát mái .......................................... 47 4.3.2. Tính toán thiết kế kè mỏ hàn ...................................................... 51 4.3.2.8.Cao trình kè mỏ hàn ................................................................. 52 4.4. Đánh giá sơ bộ tác động của công trình tới ............................................ 56 4.4.1. Phạm vi tác động của dự án ................................................................ 57 vi 4.4.2. Tác động đến môi trường của dự án.................................................... 57 4.4.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi và cải thiện môi trường 58 4.5. Kiểm tra lại trường phân bố vận tốc .................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 62 1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 62 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 62 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI .......................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 64 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 66 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 Tên bảng Kết quả phân tích thống kê lượng mưa năm Kết qua thống kê lượng mưa ngày lớn nhất Bảng thống kê các giá trị trung bình các tháng trong năm của nhiệt độ Bảng thống kê các giá trị trung bình các tháng trong năm của độ ẩm Bảng thống kê các giá trị trung bình số giờ nắng các tháng trong năm Bảng tốc độ gió lớn nhất các tháng trong năm Bảng các tham số thống kê dòng chảy năm trạm An Chỉ Bảng dòng chảy năm theo tần suất Bảng cường suất lũ trung bình các trạm Bảng thống kê lưu lượng, tổng lượng dòng chảy các tháng mùa cạn Bảng dòng chảy mùa kiệt theo tần suất Bảng phân phối hàm lượng chất lơ lửng trạm An Chỉ Bảng thống kê mực nước triều đặt trưng từng tháng Bảng tính toán lưu lượng tạo lòng Trang 19 19 20 20 20 21 22 23 23 24 24 24 25 27 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ lưu vực sông Vệ 4 2.1 Mạng lưới trạm thủy văn 18 2.2 Biểu đồ quan hệ Pi.Qi2.Ii~Qi 21 2.3 Biểu đồ quan Q~f(H) trạm An Chỉ 21 3.1 Vị trí đoạn sông tính toán trên Google map 36 3.2 Lưới phần tử tam giác trên đoạn sông tính toán 37 3.3 Sơ đồ tính toán với gán điều kiện biên 38 3.4 Kết quả trường vận tốc tính toán theo River2D 39 3.5 Kết quả độ sâu mực nước tính toán theo River2D 39 3.6 Kết quả độ cao mực nước tính toán theo River2D 40 3.7 Kết quả lưu tốc tại mặt cắt 1-1 40 3.8 Kết quả độ sâu mực nước tại mặt cắt 1-1 41 3.9 Kết quả lưu tốc tại mặt cắt 2-2 41 3.10 Kết quả độ sâu mực nước tại mặt cắt 2-2 41 3.11 Kết quả lưu tốc tại mặt cắt 3-3 42 3.12 Kết quả độ sâu mực nước tại mặt cắt 3-3 42 4.1 Các lực tác dụng vào kè 53 4.2 Mặt cắt đặc trưng của kè lát mái 54 4.3 Mặt bằng bố trí kè 59 4.4 Cắt dọc kè mỏ hàn 59 4.5 Kết quả trường vận tốc sau khi có kè 59 4.6 Kết quả lưu tốc tại mặt cắt 1-1 sau khi có kè 60 4.7 Kết quả lưu tốc tại mặt cắt 2-2 sau khi có kè 60 4.8 Kết quả lưu tốc tại mặt cắt 3-3 sau khi có kè Kết quả độ sâu mực nước tại mặt cắt 1-1 sau khi có kè Kết quả độ sâu mực nước tại mặt cắt 2-2 sau khi có kè Kết quả độ sâu mực nước tại mặt cắt 3-3 sau khi có kè 59 4.9 4.10 4.11 61 61 62 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích 5.137,6km², dân số 1.217.159 người, có mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú và phân bố đều trên khắp lãnh thổ.Phần lớn sông ngòi đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông với các đặt điểm chung có độ dốc lớn. Sông Vệ là con sông lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ngãi. Sông Vệ bắc nguồn từ rừng núi của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc giữa các huyện Ngĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy và Đức Lợi. Sông dài khoảng 90km, trong đó 2/3 chiều dài chảy trong vùng núi có độ cao 100-1.000m. Sông có 05 phụ lưu cấp I và 02 phụ lưu cấp II. Các phụ lưu không lớn, đáng kể là: Sông Liên bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ. Sông Tà Nô hay sông Tô chảy từ đồng Bia xã Ba Tô có độ cao trên 200m, theo hướng Tây – Đông hợp với sông chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18km về phía hạ lưu. Sông Mễ chảy từ vùng núi Mun, phần tiếp giáp giữa hai huyện Ba Tơ và Minh Long theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hợp lưu tại làng Teng xã Ba Thành, dài khoảng 09km. Dòng chính cơ bản chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc dọc huyện Nghĩa Hành đến hết xã Hành Thiện thì sông thoát khỏi núi, chảy trên vùng Đồng bằng. Sông Vệ có một chi lưu đáng kể nhất là sông Thoa. Sông Thoa bắt nguồn từ thôn Mỹ Hưng ( xã Hành Thịnh, huyện Ngĩa Hành) và thôn Phú An ( xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức) theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến Sa Bình (xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ) thì nhập với Sông Trà Câu rồi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Ngoài ra còn có các sông nhánh khác như sông Cây Bứa dài 15km, sông Phú Thọ dài 16km, hợp lưu với sông chính vùng gần cửa sông. Nguồn của chúng chủ yếu là nước mưa của vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng Bằng. Sông Vệ có diện tích lưu vực 1.260 km2, bao gồm địa hạt các huyện Ba Tơ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành và một phần nhỏ diện tích huyện Tư Nghĩa. Độ cao trung bình lưu vực khoảng 170m, mật độ lưới sông 0.79km/km2. Sông Vệ có ý nghĩa về mặt thủy lợi, cung cấp nguồn nước cho các vùng đồng bằng thuộc các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức Minh Long nơi mà dòng sông đi qua. Các vùng hạ lưu của các lưu vực sông ở Việt Nam nói chung cũng như vùng hạ lưu sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, là khu vực phát triển của tất cả các ngành kinh tế xã hội như ngành công nghiệp, xây dựng, đô thị, nông lâm ngư 2 nghiệp, du lịch dịch vụ, giao thông… Do đó nó sẽ có tác động mạnh mẽ đến dòng sông và nguồn nước, cho nên cơ sở hạ tầng về thủy lợi nói chung và cụ thể là cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phòng chống lũ lụt, bảo vệ bờ sông, luồng lạch đảm bảo cho các ngành kinh tế xã hội phát triển bền vững là vô cùng quan trọng. Trên một con sông, xói lở và bồi tụ là một quá trình hoạt động tự nhiên, có đoạn sông bị xói lở có đoạn sông bị bồi tụ. Đó là hệ quả của mối tương tác giữa dòng chảy và lòng sông mà tác nhân trung gian là bùn cát vận chuyển. Tuy là hoạt động bình thường của thiên nhiên, song hiện tượng xói – bồi bờ sông rất phức tạp chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố và không có quy luật. Do đó ảnh hưởng của xói – bồi, đặc biệt là ảnh hưởng của xói sạt lở bờ sông là vô cùng nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng mưa phân bổ vốn không đồng đều càng ngày càng trở nên cực đoan hơn. Lượng mưa tập trung vào các tháng trong mùa mưa lũ chiếm hơn 2/3 tổng lượng mưa cả năm nên trong mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về lớn, kết hợp triều dâng đã làm ngập sâu, xói lở bờ nhiều đoạn sông nghiêm trọng. Theo thống kê sơ bộ mỗi năm có đoạn bờ sông xói lở ăn sâu vào đất sản xuất của nhân dân từ 0,8÷2m, có đoạn xói sâu vào đất thổ cư của người dân sống ven bờ sông, gây uy hiếp đến tính mạng tài sản của nhân dân. Với tình hình trên, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm ra các nguyên nhân và xác lập các cơ sở khoa học để đánh giá khả năng sạt lở bờ sông từ đó đề ra các biện pháp chỉnh trị đoạn sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi là vô cùng cấp thiết. Do đó, đề tài “Nghiên cứu giải pháp chỉnh trị Sông Vệ đoạn qua xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng” là rất cần thiết. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu đánh giá sự ổn định bờ sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi, đoạn qua xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. - Đề xuất biện pháp bảo vệ cho bờ sông Vệ, tỉnh Quảng . 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề ổn định của bờ sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu: Bờ sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi, đoạn qua xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức (đoạn từ trạm An chỉ đến cầu Sông Vệ). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp thu thập thông tin - Điều tra, thống kê và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; - Các số liệu thiết kế công trình (hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, địa chất 3 thủy văn, thiết kế kỹ thuật công trình…); - Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý thuyết của công nghệ, các biện pháp xử lý. b. Phương pháp nghiên cứu trên mô hình tính toán - Lựa chọn phần mềm tính toán; - Chọn đoạn sông cụ thể để áp dụng mô hình toán. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ứng dụng các thành tựu khoa học, tin học, các tiến bộ kỹ thuật mới và các kinh nghiệm thực tế để đánh giá ổn định bờ sông. - Định hướng sự xói lở, bồi lắng do biến đổi dòng chảy để đưa ra phương án chỉnh trị nhằm hạn chế thiệt hại do dòng chảy gây ra. Phục vụ công tác phòng chống lũ, chỉnh trị bờ sông, lòng sông nhằm phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống dân cư ven bờ sông Vệ đoạn từ trạm An Chỉ đến cầu Sông Vệ. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, gồm có 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đoạn sông nghiên cứu Chương 2: Nghiên cứu chế độ thủy lực và diễn biến sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi (đoạn từ trạm An chỉ đến cầu Sông Vệ). Chương 3: Áp dụng phần mềm River2D tính toán trường phân bố vận tốc bờ sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi (đoạn từ trạm An chỉ đến cầu Sông Vệ). Chương 4: Đề xuất giải pháp chỉnh trị bảo vệ bờ sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi (đoạn sông cong từ thôn An Long xã Đức Hiệp đến Thôn 2 xã Đức Nhuận thuộc đoạn sông nghiên cứu - trạm An chỉ đến cầu Sông Vệ) 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1.1.1 Vị trí địa lý Khu vực nghiên cứu: Bờ sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi, đoạn qua xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. Đoạn từ trạm An chỉ đến cầu Sông Vệ. Lưu vực sông Vệ nằm ở phạm vi từ 14°53,7’ đến 15°01,2’ vĩ độ Bắc và từ 108°47,3’ đến 108°54,8’ kinh độ Đông. Hình 1.1: Sơ đồ lưu vực sông Vệ Sông Vệ bắc nguồn từ rừng núi của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc giữa các huyện Ngĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy và Đức Lợi. Sông dài khoảng 90km với diện tích lưu vực 1.260km2. Đặc điểm các sông của tỉnh Quảng Ngãi nói chung với sông Vệ nói riêng là: đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông với các đặt điểm chung có độ dốc lớn, chịu ảnh hưởng của thủy triều. 5 1.1.2. Đặc điểm địa hình Đọan sông có đặc trưng chuyển tiếp giữa sông miền núi và đồng bằng. Toàn bộ đoạn sông nghiên cứu có thể phân chia thành 03 phân đoạn với các đặc trưng địa hình như sau: Phân đoạn 1: từ suối cầu Suối Lim đến trạm An Chỉ, tổng chiều dài L = 10.238,0m, độ dốc lòng sông tương đối lớn i = 8%; Phân đoạn 2: Từ trạm An Chỉ đến cuối thôn An Tĩnh, tổng chiều dài L = 13.355,0m, độ dốc lòng sông i = 0,045%; Phân đoạn 3: từ cuối thôn An Tĩnh đến Cửa Lở, tổng chiều dài L = 6.929,0m, độ dốc lòng sông tương đối ổn định i = 0,028%; Khu vực cắt qua thềm Sông Vệ, nhìn chung có độ dốc dọc tự nhiên thấp dần từ điểm đầu cho đến điểm kết thúc và có độ nghiêng từ phía làng, nơi tập trung các điểm dân cư, ra tới mép sông. Cao độ mặt đất thiên nhiên phía thượng lưu và phía hạ lưu đọan giao nhau của Sông Vệ và Sông Thoa chênh lệch nhau từ 2  4m, có nơi tới chục mét. Trên toàn tuyến hình thành nhiều khe xói và rãnh sâu vào phía làng dài tới chục mét, sâu một vài mét, rộng từ vài mét đến hàng chục mét, hậu quả hoạt động xâm thực của dòng chảy mặt trong mùa mưa lũ. Đặc biệt, có từng đoạn tuyến bị xói lở, vách dốc đứng hoặc tạo hàm ếch, sâu tới 5 mét. Địa hình, địa mạo thềm sông chủ yếu là bờ thềm cổ Sông Vệ, bề mặt địa hình tương đối thoải có cao độ phổ biến +3.00m đến +3.60m đôi chỗ lớn hơn +4.00m có hướng nghiêng thoải phía sông. Bờ Tả hình thành bãi bồi lòng sông được phủ đầy cát, cát lẫn sỏi có bề mặt địa hình biến thiên thay đổi theo mùa. Địa mạo đặc trưng bởi trầm tích có thành phần nham thạch chủ yếu là cát, cát lẫn ít vật liệu hữu cơ, cát sét, sét, bùn sét có nguồn gốc bồi tích – tích tụ sông, sông biển. Khu vực nghiên cứu xã Đức Nhuận thuộc hạ lưu Sông vệ, đoạn dòng chảy sông xãy ra quá trình xâm thực bên gây sạt, trượt bờ khá mạnh mẽ và hình thành các bãi bồi cao ven bờ Bắc dọc sông theo uốn khúc dòng chảy. Đáy sông có cao độ khá phổ biến từ -0.50m đến -1.50m cá biệt dọc theo chân mép sông bờ Nam hình thành các hố xói có cao độ sâu đến -1.75 đến -2.08m có dòng chảy ôm sát bờ thềm sông tạo vách đứng, có đoạn vách dốc 80-900 xâm thực khá mạnh mẽ bởi tác động của dòng chảy. 1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 1.1.3.1. Địa chất Cấu tạo địa chất bờ Sông Vệ, Sông Thoa gồm các lớp nham thạch nguồn gốc bồi tích thềm, có đăc điểm chung thấm nước từ trung bình đến mạnh, thậm chí rất mạnh, tính chất cơ lý lực học yếu, dễ bị xói lở, sạt, truợt và rửa trôi bởi hoạt động 6 xâm thực từ dòng chảy mặt. Tại khu vực nơi hình thành các phức hệ chứa nước ngầm lớn nhỏ, hoạt động xâm thực càng diễn biến phức tạp và mạnh mẽ hơn. Nước ngầm được thành tạo và lưu trữ trong các hệ tầng cát cuội sỏi hoặc cát lẫn sỏi, nguồn gốc đáy thềm sông, có áp tạm thời hoặc không có áp. Về mùa khô mực nước ngầm hạ thấp đáng kể, nhưng vẫn cao hơn hoặc bằng mực nước sông, bù cấp cho nước trong sông. Còn về mùa mưa lũ, nước ngầm dâng cao theo mực nước sông. Nước ngầm nhìn chung có hướng vận động từ phía bờ ra phía sông. Khu vực nghiên cứu nằm trên nền đá granit phức hệ Trà Bồng - Ba Tơ với cấu trúc bị phá hủy, kiến trúc hạt vừa đến hạt thô, cấu tạo không liền khối. Tầng phủ Đệ tứ, từ mặt đất thiên nhiên xuống tới nền đá gốc, dày thay đổi từ vài mét đến hàng chục mét, bao gồm á sét hạt cát, á sét hữu cơ, bùn á cát hoặc á sét lẫn cuội sỏi, cát sỏi...Trong các lớp bùn á cát – á sét lẫn cuội sỏi, có nơi tạo thành các túi cát chảy, các lớp kẹp mỏng dưới dạng thấu kính, cũng có nơi các lớp nham thạch đã dẫn cấu tạo xếp lớp mỏng từ chục cen-ti-mét đến dưới năm chục cen-ti-mét rồi lặp lại theo quy luật, tương đối phức tạp. Cấu tạo tầng phủ Đệ tứ với các lớp nham thạch có tính thấm tăng dần theo chiều sâu tại khu vực xây dựng là yếu tố thuận lợi để hoạt động xâm thực của dòng chảy trở nên mạnh mẽ hơn. Ngoài ra các tụ điểm dân cư với mật độ tương đối đông tập trung hai bên bờ sông có các hoạt động xây dựng làm ảnh hưởng đến tính bền vững của môi trường đất và nước, cũng góp phần không nhỏ vào sự sạt lở bờ sông. 1.1.3.2. Thổ nhưỡng Lưu vực sông Vệ có thể phân chia thành các vùng thổ nhưỡng: vùng đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng đồi núi dãy Trường Sơn. - Vùng đồng bằng ven biển phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Dạng trầm tích biển được hình thành từ kỷ Q IV. Cát trắng chiếm ưu thế, tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi đỏ. Lớp vỏ phong hóa khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát. - Vùng gò đồi: hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức trên vỏ phong hóa Mazma.. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. Đá xuất lộ lên bề mặt tạo nên dòng chảy mạnh gây ra xói lở. - Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn bị chia cắt mạnh, thực vật nghèo. 1.1.4. Thảm phủ thực vật Thảm phủ thực vật có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và điều tiết dòng chảy. Đặc biệt rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy lũ và tăng lượng dòng chảy mùa kiệt. 7 Rừng trong lưu vực chủ yếu tập trung ở vùng thượng nguồn trên các vùng núi cao, độ dốc lớn. Việc trồng cây gây rừng vẫn chưa hàn gắn được những tổn thất về rừng trong thời kỳ chiến tranh, hậu quả của việc khai thác bừa bãi, chưa hợp lý và tệ chặt phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy. Hiện nay có xu thế giảm rừng giàu và trung bình, tăng diện tích rừng nghèo. Độ che phủ của rừng thấp làm cho xói mòn đất, suy thoái nguồn nước làm cho tình hình lũ lụt hạn hán ngày càng gia tăng. 1.2. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tình hình dân sinh 1.2.1.1. Dân số và lao động Khu vực ở đoạn sông nghiên cứu thuộc xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức), Theo số liệu điều tra thống kê, dân số và lao động của địa phương hưởng lợi có 30.898,0 người với 6.475,0 hộ. Trong khu hưởng lợi có tổng số dân 23.893,0 người với 4.762,0 hộ. Số hộ nghèo chiếm khoảng 2,7% tổng dân số.Hầu hết nhân dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp chiếm 80% dân số, còn lại là nghề biển và các nghành nghề khác chiếm khoảng 20%. 1.2.1.2. Đặc điểm xã hội - quan hệ sản xuất Nhân dân trong vùng chủ yếu là người dân tộc Kinh. Trước năm 1975, đây là vùng bị chiến tranh ác liệt nhất nên cuộc sống của người dân không được ổn định, tuy vậy sản xuất đã hình thành các tổ chức như hợp tác xã. Sau năm 1975, cuộc sống dần dần ổn định, các thế mạnh tiềm năng kinh tế được phát huy, khai thác có hiệu quả. 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế Kinh tế của vùng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá qua các năm và cao hơn thời kỳ trước đó. Nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt mục tiêu đề ra. Các khu dân cư thuộc vùng nghiên cứu đa phần được hình thành và phát triển lâu đời nên đời sống văn hóa, xã hội tương đối phát triển. Điện: xã Đức Nhuận đã được sử dụng điện lưới Quốc gia. Giao thông: mạng lưới giao thông những năm qua được đầu tư nâng cấp rất nhiều, chương trình bê tông hóa nông thôn đã và đang phát triển rộng khắp vùng, điều kiện đi lại của nhân dân tương đối phát triển. Các mặt khác như giáo dục, y tế…cũng được Chính quyền và nhân dân đầu tư xây dựng, đã có những bước phát triển. 1.2.2.1.Sản xuất nông nghiệp Có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời. Hiện nay nhiều huyện đã áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất, năng suất cây trồng tăng cao và 8 giảm thiểu chi phí sức lao động. Đất sản xuất nông nghiệp có: 2.883,0 ha, đất lâm nghiệp: 2.450,0 ha, đất ở: 239,0 ha và đất hoang song suối:905,0 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên tương đối lớn nhưng đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối thấp. Thu nhập của người dân chủ yếu là nông nghiệp nhưng sản xuất khó khăn, đất bị bỏ hoang do thường xuyên bị lũ lụt và mất đất. Tình hình sạt lở đất ngày càng lớn nên ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân trong vùng. Lương thực bình quân qui thóc khoảng 380kg/năm - người. Đây là mức thu nhập thấp so với toàn xã hội. 1.2.2.2.Phát triển các ngành nghề khác * Về chăn nuôi: Chưa có qui mô lớn, chủ yếu chăn nuôi ở dạng cá thể ở mỗi hộ gia đình. * Giao thông vận tải: Phát triển mạnh mạng lưới giao thông đường liên xã, thị xã. Phần lớn các đường đã được cấp phối hoặc nhựa bê tông hóa. Hệ thống đường lien thôn, lien xã được mở rộng và một số đường bê tông hóa, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu giao thông, đặc biệt là cứu hộ cứu nạn trong mùa mưa bão. Nhiều trục đường chính chưa hoàn chỉnh được do các khâu công tác giải phóng mặt bằng, đền bù bị vướng mắc, phức tạp. Nhìn chung, giao thông tuy phát triển mạnh nhưng do nguồn vốn còn hạn chế, việc đầu tư lại dàn trải trên địa bàn rộng nên nhiều vấn đề bất cập thường nảy sinh theo. * Xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng các trụ sở làm việc, nhà trẻ, trường lớp,... và đặc biệt chú trọng phát triển 100% mạng lưới điện nông thôn. Mạng lưới điện đã phủ khắp các thôn, đạt 100% số hộ gia đình dùng điện trong sinh hoạt và sản xuất. Sản lượng điện dùng cho dịch vụ sản xuất còn rất thấp. * Về Y tế: Có các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn để phục vụ nhân dân. Đã xây dựng hệ thống nhà trạm y tế ở các xã; nhưng trang thiết bị và thuốc men còn thiếu thốn không đủ đáp ứng để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Các chương trình dự án Quốc gia về y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện có hiệu quả, nhất là công tác tiêm chủng cho trẻ em. Công tác phòng chống các bệnh xã hội như lao, phong, bướu cổ, ... có nhiều tiến bộ. Số lượng bác sĩ ở các trạm xá xã còn thiếu nhiều, chất lượng đội y bác sĩ còn yếu, tình trạng quá tải ở các bệnh viện đa khoa của tỉnh chưa giải quyết được. * Về giáo dục - đào tạo: Đã xây dựng các trường học nhà xây kiên cố từ cấp 1 đến trường phổ thông Trung học, một số trường được xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau đạt tiêu 9 chuẩn của ngành giáo dục. Hệ thống các trường mẫu giáo + nhà trẻ phát triển mạnh; đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các phụ huynh. Nhìn chung chất lượng giáo dục chuyển biến khá tốt, chương trình xóa mù đang được tích cực thực hiện. Về cơ bản đã xóa được tình trạng học 3 ca, xóa được việc học ở các lớp tạm nhà cấp 4. * Về văn hóa - xã hội: Phát triển mạnh hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến, hữu tuyến. Sóng truyền hình của Trung ương + kênh đài địa phương. Sóng phát thanh và hệ thống phát thanh của xã phát triển mạnh. Đời sống văn hoá nghệ thuật của nhân dân cũng được chú trọng và phát triển. Thành lập các trung tâm hướng dẫn du lịch, tour du lịch sinh thái, thăm các địa điểm di tích lịch sử,... ở trên địa bàn tỉnh nhà và các tỉnh bạn. 1.2.2.3.Phương hướng phát triển sản xuất * Về nông nghiệp: Chú trọng phát triển sản xuất đảm bảo tự cung tự cấp lương thực trong vùng. Áp dụng nền khoa học tiên tiến và giống cây trồng năng suất cao vào sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao của vùng gò đồi như: Tiêu, Cà phê, cao su,... Nâng cấp và xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ trong vùng nhằm tăng diện tích được tưới cho các loại cây trồng: lúa, tiêu,… đồng thời cải tạo tiểu vùng khí hậu trong vùng dự án. Chủ đầu tư đạt được tiến bộ về diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng. * Về lâm nghiệp: Tiếp tục phủ xanh đất trống đồi trọc theo các chương trình của Nhà nước nhằm tăng cường khả năng phòng hộ rừng đầu nguồn, bảo vệ các công trình thủy lợi, tạo cảnh quan môi trường và giữ cân bằng sinh thái. Ngoài ra tích cực trồng cây ở vùng cát để phòng hộ ven biển. * Về giao thông vận tải: Từng bước hoàn chỉnh đường giao thông liên thôn, liên xã, đảm bảo sự đi lại của nhân dân trong vùng thuận lợi hơn, thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phát triển hệ thống đường nhựa, đường bê tông hóa. Phát triển giao thông cần đi trước một bước để làm tiền đề cho sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác phát triển. Đẩy mạnh phát triển giao thông đường thủy, khai thác triệt để tuyến đường Bắc - Nam. Nghiên cứu xây dựng đường bộ đáp ứng sự phát triển hệ thống giao thông xuyên các Quốc gia trong tương lai. * Về xây dựng: Từng bước hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống điện, xây dựng mới + nâng cấp nhiều công trình như: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trụ sở, bệnh viện, 10 trạm xá,... Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác vệ sinh môi trường. 1.3. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ SÔNG VỆ Từ khi lịch sử bước vào thế kỷ XX, năng lực cải tạo tự nhiên của con người đã được nâng cao chưa từng có, công trình chỉnh trị sông từ mức độ bị động, phải thích ứng với tự nhiên chuyển sang chủ động cải tạo tự nhiên bằng những công trình quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Từ đó, nhân lực, kinh phí, kỹ thuật đã không còn là yếu tố hạn chế đối với công trình chỉnh trị sông; vấn đề đặt ra là sẽ chỉnh trị sông với quan điểm, ý tưởng nào để đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của thời đại mới. Giờ đây, khi đời sống con người đã được nâng cao, thời gian lao động rút ngắn, phương tiện giao thông được hiện đại hóa, yêu cầu về không gian hoạt động của con người ngày một mở rộng, quan hệ giữa con người và môi trường càng gắn bó hơn, sự hòa hợp giữa sông nước và con người trở thành đặc trưng chủ yếu của đương đại. Vì vậy, có thể nói giữa chỉnh trị sông truyền thống và chỉnh trị sông hiện đại đã có những biến đổi về chất. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, một mặt cần làm tốt những công việc truyền thống, một mặt cần từng bước hướng đến những phát triển mới mẻ của công trình chỉnh trị sông. 1.3.1. Hiện trạng nghiên cứu quy hoạch sông Vệ - Trước giải phóng 30-04-1975, do điều kiện chiến tranh nên công tác quy hoạch không được tiến hành trên vùng này. - Năm 2007 Trung tâm thủy văn ứng dụng và kỹ thật môi trường – Đại học Thủy lợi đã nghiên cứu dự án đê và kè chống sạt lở sông Vệ. - Năm 2010 Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai dự án đê kè chống sói lở sông Vệ. - Năm 2016 Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai dự án quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Vệ ( Đoạn từ xã Hành Tín Tây đến Cửa Lở) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 1.3.2. Quá trình phát triển thủy lợi - Giai đoạn trước năm 1975, lưu vực sông Vệ thuộc vùng chế độ cũ quản lý. Trong giai đoạn này công tác phát triển thuỷ lợi chưa phát triển. - Giai đoạn sau năm 1975: Do đất đai trong vùng không bằng phẳng nên tận dụng các sông, suối nhỏ để xây dựng các công trình thủy lợi. Từ năm 1976 đến năm 2004, toàn vùng có 59 công trình thủy lợi các loại, gồm: 6 hồ chứa, 39 đập dâng, 9 trạm bơm, 5 kênh dẫn nước. Tổng năng lực tưới theo thiết kế 2.474ha, thực tế tưới được 1.338ha, bằng 54% năng lực thiết kế. Toàn vùng chỉ có 6 công trình có diện tích tưới thiết kế trên 100ha, còn lại đa phần tưới ở diện tích từ 30 - 50ha. Vùng thượng lưu sông Vệ có 11 các công trình tiêu biểu sau: + Hồ Tôn Dung: Được xây dựng vào năm 1978 trên nhánh suối nhỏ thượng lưu sông Liên, thuộc địa phận thị trấn Ba Tơ. Hồ có diện tích lưu vực 20km2, với diện tích tưới thiết kế là 150ha. Những năm trước, do kênh mương chưa hoàn chỉnh nên chỉ tưới được khoảng 30ha; năm 2001 - 2002, đã xây dựng hoàn chỉnh kênh mương, đảm bảo tưới đủ diện tích thiết kế. + Đập nước Lang và đập Làng: Đập nước Lang được xây dựng năm 1993 thuộc xã Ba Dinh (huyện Ba Tơ) và đập Làng ở xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành) xây dựng năm 1977. Hai đập này lần lượt có diện tích tưới thiết kế là 110ha và 80ha, song thực tế chỉ tưới được 50ha và 45ha do khi khảo sát và thiết kế ban đầu chưa đúng, đưa diện tích khu tưới lớn so với thực tế. Mặt khác, đập Làng có diện tích lưu vực quá nhỏ, chỉ khoảng 4km2 nên nguồn nước đến hạn chế. + Đập Suối Lớn: Được xây dựng trên nhánh suối Lớn thuộc xã Long Hiệp, huyện Minh Long, hệ thống được đưa vào hoạt động năm 1979. Đập có diện tích lưu vực trên 30km2, với diện tích tưới thiết kế 160ha, chiều dài kênh chính 5km. Hiện tại kênh mương đã hư hỏng nhiều nên đập chỉ tưới được 50ha, ngoài ra một số đoạn kênh nội đồng chưa hoàn chỉnh. Cần sửa chữa, nâng cấp kiên cố hóa kênh mương thì công trình mới đảm bảo diện tích tưới theo thiết kế. + Đập Đồng Thét: Được xây dựng vào năm 1962 trên sông Phước Giang, thuộc xã Hành Nhân (huyện Nghĩa Hành), được sửa chữa lại vào năm 1975. Hiện nay, công trình đầu mối và hệ thống kênh mương đã xuống cấp nặng. Diện tích tưới thiết kế của công trình là 250ha, thực tế chỉ mới tưới được 80ha. Nguồn nước đến đập đầy đủ nhưng cần phải sửa chữa, nâng cấp lại công trình đầu mối và hệ thống kênh để công trình đảm bảo diện tích tưới thiết kế. + Hồ Suối Chí: Được xây dựng trên suối Chí, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành vào năm 2002. Năng lực tưới theo thiết kế là 250ha, năng lực tưới thực tế xấp xỉ năng lực thiết kế. + Ngoài ra, trong vùng còn có trạm bơm Vạn Xuân đặt tại xã Hành Thiện (huyện Nghĩa Hành) được xây dựng năm 1993 với diện tích tưới theo thiết kế 180ha, thực tưới được 170ha. Trạm bơm này hiện nay vẫn hoạt động tốt. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Xuất phát từ yêu cầu chỉnh trị đoạn sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi (đoạn từ trạm An chỉ đến cầu Sông Vệ) đề tài đi nghiên cứu các nội dung sau: 1- Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Vệ và đoạn sông nghiên cứu. - Đặc điểm địa lý tự nhiên: Địa hình, khí tượng, thủy văn, địa chất, xâm nhập triều mạng lưới sông Vệ và đoạn sông nghiên cứu. 12 - Điều kiện kinh tế xã hội và vai trò quan trọng của đoạn sông nghiên cứu đối với vùng hạ du sông Vệ. 2- Phân tích diễn biến, đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân bất ổn định đoạn sông nghiên cứu: - Đặc điểm: dòng chảy, vận chuyển bùn cát, hình thái lòng dẫn, tình hình địa chất mái bờ sông, tình hình ở hạ du. - Diễn biến lịch sử xói bồi lòng dẫn và thực trạng hiện nay: diễn biến theo chiều ngang, diễn biến theo chiều dọc, xói sạt lở bờ, bồi tụ lòng sông. - Phân khu vực diễn biến lòng dẫn: Đoạn sông nghiên cứu. - Xác định nguyên nhân gây mất ổn định và diễn biến lòng dẫn. 3- Xác lập cơ sở khoa học và bản chất của mất ổn định lòng dẫn đoạn sông nghiên cứu: - Xác định (tính toán) lưu lượng tạo lòng Qtl. - Xác lập các chỉ tiêu ổn định của đoạn sông nghiên cứu: + Chỉ tiêu ổn định theo chiều dọc của Lôtchin, của Makaveep,… + Chỉ tiêu ổn định theo chiều ngang của Antunin. 4- Đề xuất các giải pháp ổn định lòng dẫn đoạn sông nghiên cứu: - Xác lập tuyến chỉnh trị đoạn sông bảo đảm hạn chế các biến động gây xói sạt lở bờ và bồi lấp lòng sông. - Từ tuyến chỉnh trị đề xuất các giải pháp công trình chỉnh trị bảo vệ bờ dạng mỏ hàn, kè lát mái, đập hướng dòng, công trình chống bồi lấp...phù hợp về kinh tế và kỹ thuật. - Đề xuất các giải pháp phi công trình. 13 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ DIỄN BIẾN SÔNG VỆ ĐOẠN TỪ TRẠM AN CHỈ ĐẾN CẦU SÔNG VỆ THÔN 2 , XÃ ĐỨC NHUẬN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm địa chất lòng sông, bãi sông Lớp 2a: Á cát nặng hạt bụi, màu xám nâu, bồi tích thềm. Ở điều kiện thiên nhiên đất ít ẩm, trạng thái nửa cứng, kết cấu chặt vừa, thấm trung bình. Lớp phân bố trên mặt, gặp ở cuối đoạn tuyến, dày tới 5,00m. Lớp 2b: Á sét nặng - sét nhẹ, màu nâu vàng, bồi tích thềm. Ở điều kiện tự nhiên, đất ẩm vừa, trạng thái cứng, kết cấu chặt, thấm yếu. Lớp phân bố trên mặt, gặp ở đầu và giữa đoạn tuyến, dày không được xác định, tới trên 5,00m. 2.1.2. Đặc điểm khí tượng - thủy văn - hệ thống sông ngòi 2.1.2.1. Hệ thống sông ngòi Sông Vệ là con sông lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ngãi. Sông Vệ bắc nguồn từ rừng núi của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc giữa các huyện Ngĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy và Đức Lợi. Sông dài khoảng 90km, trong đó 2/3 chiều dài chảy trong vùng núi có độ cao 1001.000m. Sông có 05 phụ lưu cấp I và 02 phụ lưu cấp II. Các phụ lưu không lớn, đáng kể là : Sông Liên bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ. Sông Tà Nô hay sông Tô chảy từ đồng Bia xã Ba Tô có độ cao trên 200m, theo hướng Tây - Đông hợp với sông chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18km về phía hạ lưu. Sông Mễ chảy từ vùng núi Mun, phần tiếp giáp giữa hai huyện Ba Tơ và Minh Long theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hợp lưu tại làng Teng xã Ba Thành, dài khoảng 09km. Dòng chính cơ bản chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc dọc huyện Nghĩa Hành đến hết xã Hành Thiện thì sông thoát khỏi núi, chảy trên vùng Đồng bằng. Sông Vệ có một chi lưu đáng kể nhất là sông Thoa. Sông Thoa bắt nguồn từ thôn Mỹ Hưng (xã Hành Thịnh, huyện Ngĩa Hành) và thôn Phú An ( xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Sa Bình (xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ) thì nhập với Sông Trà Câu rồi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Ngoài ra còn có các sông nhánh khác như sông Cây Bứa dài 15km, sông Phú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan