Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong thiên nhân vật chí lịch triều hiến chư...

Tài liệu Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong thiên nhân vật chí lịch triều hiến chương loại chí của phan huy chú

.PDF
112
168
101

Mô tả:

®¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n LƢỜNG THỊ ÁNH NGỌC NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU SỬ NHÂN VẬT TRONG THIÊN “NHÂN VẬT CHÍ” – LỊCH TRIỀU HIẾN CHƢƠNG LOẠI CHÍ CỦA PHAN HUY CHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Hà Nội – 2015 ®¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n LƢỜNG THỊ ÁNH NGỌC NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU SỬ NHÂN VẬT TRONG THIÊN “NHÂN VẬT CHÍ” – LỊCH TRIỀU HIẾN CHƢƠNG LOẠI CHÍ CỦA PHAN HUY CHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 21 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn. Đề tài không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào. Những vấn đề trình bày trong luận văn này là kết quả do chúng tôi nghiên cứu, bảo đảm tính trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc những luận điểm khoa học nêu ra trong công trình này. Tác giả luận văn Lƣờng Thị Ánh Ngọc LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt hai năm trong chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ, dƣới sự truyền dạy, hƣớng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học của tập thể thầy cô là các Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sỹ của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Trƣớc tiên, tôi xin kính gửi đến các thầy, cô lời cảm ơn sâu sắc về những tri thức và tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những bạn bè, đồng nghiệp – những ngƣời đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi, trong quá trình tiếp cận tƣ liệu để hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2015 Lƣờng Thị Ánh Ngọc MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3 1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6 4.Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 5.Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 8 6. Bố cục của luận văn: ............................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: TRUYỀN THỐNG CHÉP SỬ PHƢƠNG ĐÔNG VÀ TÁC PHẨM LỊCH TRIỀU HIẾN CHƢƠNG LOẠI CHÍ ........................................................................ 9 1.1. Truyền thống viết sử và ghi chép lịch sử của các nhà viết sử phƣơng Đông ........................................................................................................... 9 1.2.Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí và thiên Nhân vật chí ......... 12 1.2.1. Cách hiểu về thể chí và tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí 12 1.2.2. Thiên Nhân vật chí ....................................................................... 20 1.3.Tƣ tƣởng sử học Nho gia của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí : ....................................................................................... 22 CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG VÀ CÁCH PHÂN LOẠI CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG THIÊN NHÂN VẬT CHÍ – LỊCH TRIỀU HIẾN CHƢƠNG LOẠI CHÍ ....... 26 2.1. Quan điểm chọn nhóm và mục đích phân loại nhân vật trong thiên Nhân vật chí .............................................................................................. 26 2.2. Hệ thống nhân vật .............................................................................. 29 2.2.1 Nhân vật dòng dõi chính thống các đế vương ................................ 29 2.2.2.Nhân vật người phò tá có công lao tài đức .................................... 36 2.2.3. Nhân vật tướng có tiếng và tài giỏi ............................................... 48 2.2.4.Nhân vật nhà nho có đức nghiệp ................................................... 53 2.2.5.Nhân vật Bề tôi tiết nghĩa .............................................................. 61 CHƢƠNG 3: CÁCH THỨC XÂY DỰNG TIỂU SỬ NHÂN VẬT CỦA PHAN HUY CHÚ TRONG THIÊN NHÂN VẬT CHÍ ......................................................................... 66 1 3.1. Xây dựng tiểu sử nhân vật gắn liền với các thủ pháp kể, tả, luận ........ 66 3.2.Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp sử học và bút pháp văn học .. 77 3.2.1. Tư tưởng văn sử triết bất phântrong văn học trung đại ................ 77 3.2.2.Sự thể hiện bút pháp sử học kết hợp văn học trong thiên Nhân vật chí - LTHCLC ........................................................................................ 80 3.3. Sử dụng bút pháp kì ảo để xây dựng tiểu sử nhân vật ......................... 89 3.3.1. Khái quát chung về văn học kỳ ảo ở Phương Đông ...................... 89 3.3.2. Bút pháp kì ảo trong thiên Nhân vật chí ....................................... 91 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 103 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong lịch sử Việt Nam, Phan Huy Chú là cái tên đƣợc nhắc và đƣợc nhớ đến nhiều nhƣ là một danh nhân văn hóa, nhà bách khoa thƣ văn sử địa nổi tiếng. Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị trong đó, nổi bật nhất là bộLịch triều hiến chương loại chí(LTHCLC)gồm 49 quyển khảo cứu lịch sử Việt Nam từ thời kì lập quốc đến cuối triều Lê. Trong Lịch Triều hiến chương loại chí, nhiều vấn đề khác nhau về văn hóa, lịch sử, xã hội, địa lý…của Việt Nam đều đƣợc đề cập đến nên khi nghiên cứu tác phẩm, ta có thể nghiên cứu theo nhiều chiều, nhiều phƣơng diện. Có thể nói,bên cạnh các tác phẩm văn học sử lớn của dân tộc nhƣ Đại Việt Sử Ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên hay Hoàng Lê nhất thống chí của các tác giả họ Ngô thì LTHCLC là tác phẩm tiêu biểu cho sự hỗn hợp của tƣ duy văn sử bất phân kéo dài và chi phối trong giai đoạn văn học trung đại. Các nhà Nho học là các sử gia ghi chép lịch sử nhƣng cũng đồng thời là nhà văn, nhà triết học, nhà tƣ tƣởng, nhà địa lý học… Một tác phẩm sử học nhƣng cũng đồng thời là tác phẩm văn học, triết học, tôn giáo, địa lý…. Lịch triều hiến chương loại chí đƣợc coi là một bộ bách khoa thƣ, là tập hợp của nhiều bộ môn khoa học khác nhau nhƣng cũng không nằm ngoài tƣ duy chung của văn học trung đại. Có nghĩa là tự thân nó cũng mang trong mình giá trị của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có văn học. Chính vì vậy, bên cạnh giá trị về sử học thì giá trị văn học của LTHCLC là một điều không thể chối cãi. Giá trị này của tác phẩm là một vấn đề quan trọng cần đƣợc quan tâm, nghiên cứu và đánh giá. Nhƣ chúng ta đã biết, trong mƣời phần khác nhau của tác phẩm thì Nhân vật chí là thiên quan trọng, nói về cuộc đời và sự nghiệp của các bậc đế vƣơng, các danh tƣớng công thần, các nhà nho, các bậc bề tôi tiết nghĩa có thật trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Hầu hết, khi nghiên cứu thiên này 3 trong tác phẩm, ngƣời ta chỉ nhìn thấy giá trị lịch sử trong cuộc đời của các nhân vật đƣợc ghi chép lại mà chƣa chú trọng đến cách mà tác giả ghi chép lại tiểu sử nhân vật nhƣ thế nào? Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của tác giả ra sao? Đây cũng chính là giá trị văn học to lớn chƣa đƣợc nhìn nhận xác đáng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giá trị văn chƣơng của Lịch triều hiến chương loại chí nói chung và của thiên Nhân vật chí nói riêng là điều cần thiết. Nó cung cấp cho chúng ta những tri thức và cách nhìn mới mẻ về một tác phẩm đƣợc coi là bộ bách khoa toàn thƣ của lịch sử dân tộc. Chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả cũng giúp chúng ta không chỉ thấy đƣợc giá trị về mặt lịch sử mà còn thấy đƣợc giá trị về mặt văn học cũng nhƣ cách thể hiện các nhân vật lịch sử của tác giả vừa theo truyền thống chung của sử truyện nhƣng lại vừa theo cách thức của văn chƣơng. Nghệ thuật ghi chép tiểu sử nhân vật của tác giả làm cho ranh giới giữa việc chép sử và làm văn chƣơng trở nên mờ nhạt. Hình tƣợng nhân vật lịch sử và nhân vật văn học đan xen nhuần nhuyễn, không có sự phân biệt rạch ròi. Trong các thể loại của sử học, ta thấy ở sử truyện (ghi chép về cuộc đời nhân vật lịch sử)sự giao thoa của cả hai giá trị lịch sử và giá trị văn chƣơng càng trở nên đậm nét. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giá trị văn chƣơng của Lịch triều hiến chương loại chí nói chung và của thiên Nhân vật chí nói riêng là điều cần thiết để chỉ ra giá trị văn học trong một tác phẩm tích hợp giữa văn và sử này. Đó là những lí do thôi thúc ngƣời viết chọn đề tài Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong thiên “Nhân vật chí” - Lịch triều hiến chương loại chí. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phan Huy Chú không chỉ là nhà khoa học nhà nghiên cứu sƣu tầm, biên khảo mà còn là một trong những hiện tƣợng nổi bật của thế kỷ XVIII - XIX, do vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, tham luận với những đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau xoay quanh con ngƣời và tác phẩm của ông. Ngay từ những năm 1961 Nhà xuất bản sử học đã in bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí do tổ phiên dịch của viện sử học Việt Nam đã phiên dịch 4 và chú giải toàn bộ tác phẩm này. Tác phẩm đƣợc chia làm 4 tập (gồm 49 quyển). Có thể nói đây là một trong những văn bản có giá trị lớn mà những ngƣời trong tổ biên dịch lịch sử đã làm đƣợc. Một số các nhà biên chép soạn sử nhƣ Trần Văn Giáp đã viết những cuốn sách nhƣ Lược chuyện các tác gia Việt Nam, Tìm hiểu kho sách Hán nôm đã sử dụng một số tƣ liệu về tác phẩm của Phan Huy Chú và có những lời nhận xét về ông tuy nhiên những tác phẩm này mang tính khảo lƣợc và khái quát nên chỉ điểm qua về tác giả và tác phẩm chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể.. Sách Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy của nhà xuất bản Hà Sơn Bình cũng là một cuốn cần thiết cho việc nghiên cứu về Phan Huy Chú và Lịch triều hiến chương loại chí .Cuốn sách đã tập hợp những bài viết của các giáo sƣ, các nhà nghiên cứu về con ngƣời, gia đình dòng họ và những giá trị của tác phẩm. Cuốn sách tập hợp những bài viết, những bài tham luận ở nhiều mặt khác nhau do vậy nó chƣa có tính thống nhất, đi sâu vào một vấn đề cụ thể. Chỉ duy nhất có bài viết của Vũ Tuân Sán là nghiên cứu một cách tổng quát về thiên Nhân vật chí, nhƣng chỉ dừng lại ở mức đánh giá sơ lƣợc, chƣa đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của tác giả. Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn Việt nam văn học sử yếu đã có những nhận xét chung đánh giá về cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, ngoài ra ông còn giới thiệu những tác phẩm của Phan Huy Chú và trích lời tựa của Lịch triều hiến chương loại chí. Nhìn chung ông đã khái quát qua những nét chính cơ bản về tác phẩm và tác giả song nó mang tính sơ luợc chứ chƣa đi sâu vào vấn đề cụ thể. Trong cuốn Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học (NXB Văn hoá thông tin, 2002), Phƣơng Lựu đã trích dẫn những quan niệm viết văn, chép sử của nhiều tác gia từ trung đại đến hiện đại trong đó có trích dẫn những quan niệm về văn cũng nhƣ chép sử của Phan Huy Chú. 5 Nhìn chung còn rất nhiều những cuốn sách, những bài tham luận rải rác trên các báo hay tạp chí nghiên cứu viết về những vấn đề khác nhau có liên quan đến tác giả tác phẩm hoặc nghiên cứu một mặt nào đó về giá trị, tƣ tƣởng, chính trị xã hội hay lịch sử. Nhƣng đa số các tác phẩm, cuốn sách đều dừng lại ở mức độ khái quát, tổng hợp chứ không đi sâu vào một khía cạnh trong tác phẩm đồ sộ này. Lịch triều hiến chương loại chí là tác phẩm có giá trị trong lịch sử dân tộc. Tuy là bộ sách lớn nhƣng bản chính của tác giả hiện tại cũng không còn, chỉ còn một số sách chép tay. Sách cũng chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi đến ngƣời đọc, ngƣời nghiên cứu nên các tác phẩm nghiên cứu về bộ sách này cũng còn rất hạn chế. Riêng về nhân vật lịch sử trongNhân vật chí chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trƣớc đây chỉ đề cập một vài khía cạnh của Nhân vật chí, đồng nghĩa nghiên cứu và nhìn nhận Nhân vật chí dƣới góc độ lịch sử và so sánh lịch sử, nghiên cứu và phân tích Nhân vật chí mang tính phức tạp và trong mối tƣơng quan so sánh với các sự thật lịch sử mà chƣa chú trọng đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Theo nhƣ ngƣời nghiên cứu đƣợc biết thì đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của tác giả. Chính điều này cũng đã phần nào làm cho công việc nghiên cứu của ngƣời viết gặp nhiều khó khăn. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đề tài mà chúng tôi đƣa ra là Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong thiên “Nhân vật chí”- Lịch triều hiến chương loại chí nên đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là phần Nhân vật chí trongLịch triều hiến chương loại chí. Do không đọc trực tiếp đƣợc nguyên bản chữ Hán nên chúng tôi sử dụng bản dịch của Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những bài viết, bài tham luận, bài nghiên cứu phê bình có liên quan đến đề tài của luận văn. 6 Luận văn này chủ yếu là nghiên cứu về cách viết tiểu sử nhân vật trong một thiên của tác phẩm chứ không phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống nhân vật trong toàn bộ tác phẩm nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi đƣợc giới hạn trong thiên “Nhân vật chí” của Lịch triều hiến chương loại chí. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Đối với đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp khảo sát thống kê: sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời nghiên cứu có thể khái quát đƣợc những nét cơ bản nhất trong nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của thiên Nhân vật chí thông qua việc khảo sát hệ thống các nhân vật đƣợc ghi chép trong tác phẩm. Phƣơng pháp phân tích nhân vật theo loại hình: Hệ thống nhân vật thiên Nhân vật chí đƣợc phân chia rõ ràng theo loại hình nhân vật. Chính vì vậy, sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân vật theo loại hình giúp ta thấy rõ đƣợc đặc trƣng của từng loại hình nhân vật lịch sử, từ đó góp phần làm nổi bật lên đặc trƣng riêng của từng loại hình nhân vật và nghệ thuật viết tiểu sửtừng loại hình nhân vật của tác giả. Phƣơng pháp so sánh: sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời viết có thể đối chiếu nghệ thuật xây dựng tiểu sử nhân vật của tác giả với những ngƣời ghi chép sử khác, từ đó thấy đƣợc những nét riêng trong cách xây dựng nhân vật và hình tƣợng nhân vật. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: đề tài Nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật mang đậm tính văn chƣơng nhƣng lại không chỉ là vấn đề quan tâm của văn học với tƣ cách là một đề tài trong văn học, mà nó còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhƣ triết học, tôn giáo, lịch sử, tƣ tƣởng...Lịch triều hiến chương loại chí đƣợc coi là một bộ bách khoa toàn thƣ nên khi nghiên cứu về bất kì phƣơng diện nào của tác phẩm cũng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu liên ngành thì mới có thể nắm bắt đƣợc ý nghĩa rộng lớn và đích thực của nó. Việc nghiên cứu từ nhiều góc độ sẽ cho phép ta tiếp cận đƣợc vấn đề cách thấu đáo. Hƣớng tiếp cận liên 7 ngành rất cần thiết để nghiên cứu về cách thức thể hiện con ngƣời trong một loại hình tác phẩm tích hợp giữa văn học và lịch sử. Bên cạnh đó bài viết còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp nhân học, phƣơng pháp tiểu sử, phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học... kết hợp với các thao tác phân tích, bình luận văn học...để giải quyết các vấn đề đƣợc đƣa ra trong đề tài. 5.Mục đích nghiên cứu Phan Huy Chú là một trong những nhà sử học nghiên cứu biên khảo sƣu tầm. Nghiên cứu về Phan Huy Chú và tác phẩm giúp chúng ta tìm hiểu đƣợc giá trị văn học trong sáng tác của Phan Huy Chú. Giá trị này đặc biệt quan trọng với những ngƣời nghiên cứu văn học cổ. Luận văn đã triển khai một cách tiếp cận mới mang tính liên ngành giữa nghiên cứu văn học và các lĩnh vực khác, triển khai các thao tác và phƣơng pháp nghiên cứu mới cho việc thể hiện các nhân vật lịch sử vừa theo truyền thống của sử truyện vừa bằng cách thức của văn chƣơng. Lần đầu tiên tìm hiểu về nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật trong Lịch triều hiến chương loại chí. Tìm tòi, phát hiện ra những giá trị về mặt nghệ thuật trong tác phẩm mà bấy lâu nay nhiều ngƣời chƣa biết đến. Làm rõ nghệ thuật viết tiểu sử nhân vật của Phan Huy Chú. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng sau đây : Chƣơng 1: Truyền thống chép sử phƣơng Đông và tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí. Chƣơng 2: Hệ thống và cách phân loại các nhân vật lịch sử trong thiên Nhân vật chí - Lịch triều Hiến chương loại chí. Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng tiểu sử nhân vật trong thiên Nhân vật chí Lịch triều hiến chương loại chí. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TRUYỀN THỐNG CHÉP SỬ PHƢƠNG ĐÔNG VÀ TÁC PHẨM LỊCH TRIỀU HIẾN CHƢƠNG LOẠI CHÍ 1.1. Truyền thống viết sử và ghi chép lịch sử của các nhà viết sử phƣơng Đông Trong kho tàng văn hóa văn học của mỗi quốc gia, lịch sử đƣợc coi là tâm hồn, là tinh túy của núi sông đất nƣớc. Mỗi bộ sử đều mang một giá trị riêng, ghi lại những thời khắc quan trọng của chính trị- xã hội đất nƣớc. Lịch sử không chỉ đơn thuần ghi lại những trận đánh, những cơn biến động lớn của quốc gia dân tộc, mà ta có thể tìm thấy trong đó cả những nhân vật lịch sử nổi tiếng, vang danh một thời. Lịch sử là tài liệu gốc để nghiên cứu các ngành khoa học khác nên việc ghi sử chép sử là một công việc quan trọng đối với quốc gia, dân tộc. Trong thời kì văn học cổ thì việc ghi chép sử lại càng quan trọng hơn. Ở phƣơng Đông nói chung, trong đó có Việt Nam nói riêng, hành trình của các tác phẩm sử kinh điển có những bƣớc phát triển riêng. Ở Trung Quốcmột đất nƣớc rộng lớn có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm, các bộ chính sử xuất hiện sớm. Đầu tiên có thể kể đến là Sử ký Tư Mã Thiên - là một tác phẩm văn học sử đồ sộ, đƣợc xem nhƣ “công trình sử học lớn nhất Trung Quốc, cũng như là một trong những quyển sử nổi tiếng nhất của thế giới”, tác phẩm đã đặt nền móng và định hình cho phong cách viết sử tại Trung Hoa. Đồng thời, đối với nền văn học, Sử Ký cũng đƣợc xem nhƣ chuẩn mực cho lối miêu tả nhân vật và sự kiện tại Trung Hoa, với bút pháp điêu luyện và tinh tế, những nhận xét xác đáng và khách quan làm nổi bật tính cách, chân dung nhân vật cũng nhƣ phản ánh một cách trung thực các sự kiện. Đánh giá về Tƣ Mã Thiên, Bách Khoa Toàn Thƣ Xô Viết đã vinh danh ông nhƣ là “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Khác với những nhà sử học khác, Tƣ Mã Thiên không chỉ nhắc đến những thời đại, những sự kiện đã qua 9 mà còn viết về chính thời đại mình. Đó là những ghi chép cẩn thận, khách quan và phải nói là rất dũng cảm vì dám đề cập đến những sự thật mà các nhà viết sử khác tránh né, cũng chính là động chạm đến triều đại đang cai trị. Cái tâm của ngƣời viết sử, cộng với vốn kiến thức phong phú tích lũy từ khảo cứu và những chuyến đi chu du khắp đất nƣớc Trung Hoa rộng lớn, cùng những tâm sự u uất riêng tƣ và nỗi hàm oan khó rửa - tất cả qua ngòi bút tài hoa của Tƣ Mã Thiên đã đƣợc thể hiện thành một di sản văn học - sử học có giá trị lớn lao cho nhiều đời sau. Bên cạnh Sử ký còn có nhiều tác phẩm khác nhƣ Kinh Xuân Thu của Khổng Tử viết theo lối biên niên, Tư Trị Thông Giám của Tƣ Mã Quang, Thông Giám cương mục của Chu Hy…Tất cả đều là những tác phẩm văn sử học nổi tiếng, chứa đựng hệ tƣ tƣởng Nho gia, có ảnh hƣởng rất lớn đến lối viết sử và cách viết sử của các sử gia ở Việt Nam. Ở Việt Nam, việc ghi chép chính sử xuất hiện muộn hơn. So với các nƣớc láng giềng nhƣ Triều Tiên, Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc thì nền sử học Việt Nam ra đời khá muộn. Theo Tạ Ngọc Liễn, sử học Việt Nam có bề dày khoảng 7 thế kỷ, tính từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hƣu(1272) đến thế kỉ XIII, khi nền sử học chính thức hiện diện. Do quá trình giao lƣu và tiếp biến của văn hóa, hầu hết các thể tài của sử Việt Nam đều ảnh hƣởng của các thể tài đã đƣợc lƣu hành ở Trung Quốc. Sách sử Việt Nam tuy xuất hiện muộn, nhƣng cũng đã đạt đƣợc những thành tựu xuất sắc. Có thể kể đến là Đại Việt sử ký toàn thư là tập đại thành của nhiều bộ sử do nhiều nhà sử học các đời biên soạn, từ Lê Văn Hƣu đời Trần qua Phan Tu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh đời Lê Sơ, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê Trung Hƣng. Tác phẩm ghi chép lịch sử dân tộc ta từ họ Hồng Bàng đến năm 1675. Khâm định Việt sử thông giám cương mục đƣợc vua Tự Đức chỉ đạo biên soạn vào năm Tự Đức thứ 8 (1856), do Phan Thanh Giản làm tổng tài (chủ biên). Bộ sách đƣợc hoàn thành vào năm 1859, sau đó trải qua các lần “duyệt nghị” (1871), “duyệt kiểm” (1872), “phúc kiểm” (1876), “duyệt định” (1878), 10 “kiểm duyệt” (1884), đến năm Kiến Phúc thứ 1 (1884) đƣợc khắc in và ban hành.Khâm định Việt sử thông giám cương mục đƣợc biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư. Đại Việt sử ký tục biên là sự tiếp nối của Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ sách sử đƣợc nhiều tác giả biên soạn vào năm 1775 có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam. Bộ sách đƣợc viết theo thể “cƣơng mục” của Chu Hi thời Tống, chia ra “cƣơng” (phần tóm tắt gọn và sáng) và “mục” (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tƣ liệu của Việt Nam và Trung Quốc, lời chú thích tên ngƣời, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của vua Tự Đức. Tài liệu tham khảo của Cƣơng mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của Trung Quốc. Cùng với Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký tiền biên là một trong ba bộ quốc sử lớn của nƣớc ta còn lại đến ngày nay. Bộ sử 17 tập này đƣợc Sử quản triều Tây Sơn cho khắc in trên cơ sở công trình biên soạn của sử gia Ngô Thì Sỹ, đƣợc con ông là Ngô Thì Nhậm tu đính, thực sự là một thành tựu quan trọng về sử học của vƣơng triều tiến bộ nhƣng quá ngắn ngủi ấy. Đại Việt sử ký tiền biên về phƣơng diện sử liệu, căn bản dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư, nhƣng giá trị chủ yếu là ở những bình luận sắc sảo và những vấn đề tác giả nêu lên để đính chính hoặc đánh giá lại. Tính chất sử luận đậm nét trong ngót năm trăm “lời bàn” của các sử gia nổi tiếng đời trƣớc nhƣ Lê Văn Hƣu, Phan Phu Tiên, Lê Tung, Ngô Sỹ Liên và của chính tác giả, ở đó toát lên lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nƣớc sâu sắc. Hoàng Lê nhất thống chí của dòng họ Ngô Thì cũng là một pho tƣ liệu lịch sử khá đặc biệt về một giai đoạn mà cho đến nay còn lƣu lại không nhiều trong sử sách khác. Ngày nay, nhiều ngƣời khi nghiên cứu lịch sử của giai đoạn 11 cuối thế kỉ XVIII vẫn thƣờng tìm tƣ liệu lịch sử trong tác phẩm này. Tác phẩm có giá trị lớn về mặt văn học cũng nhƣ sử học. Song hành cùng các tác phẩm lịch sử lớn, thì Lịch Triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng là một tác phẩm đồ sộ, không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn có cả giá trị về văn học. Đây cũng xứng đáng là bộ sử lớn của nƣớc nhà đáng đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhìn chung, tất cả các tác phẩm sử học của Việt Nam đều chứa đựng trong mình nhiều giá trị, không chỉ có giá trị về sử học mà còn có cả giá trị văn học. Vì các nhà nho đồng thời cũng là nhà sử học và văn học, họ chịu ảnh hƣởng của Nho giáo và lối viết sử của Trung Hoa và mang trong mình tƣ duy chép sử của văn học trung đại, nghĩa là chép sử đồng thời cũng chép văn nên các tác phẩm sử mang trong mình giá trị văn học. Một tác phẩm sử học nhƣng lại mang chất văn chƣơng. Các tác phẩm sử học là ví dụ tiêu biểu cho tƣ duy văn sử bất phân thời trung đại. 1.2.Tác phẩm Lịch triều hiến chƣơng loại chí và thiên Nhân vật chí 1.2.1. Cách hiểu về thể chí và tác phẩm Lịch triều hiến chƣơng loại chí Muốn hiểu về tác phẩm LTHCLC, trƣớc hết cần hiểu rõ về đặc trƣng thể loại của tác phẩm hay nói cách khác, hiểu rõ về thể chí. Trong LTHCLC, chữ chí ở đây đƣợc dùng để chỉ về mặt thể loại của tác phẩm. Chí có nguồn gốc từ thể tài chính sử Trung Quốc, gồm hai thể loại cơ bản là biên niên(căn cứ vào ngày tháng năm để ghi chép lại sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian nhất định). Còn thể ký truyện xuất hiện muộn hơn. Khi ghi chép sử bằng thể này, các sự kiện phân tán trong các thiên nên không đƣợc miêu tả hoàn chỉnh. Chữ chí mang nhiều nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên của chí là “nghị lực”, “chí hƣớng”. Trong cách hiểu thứ hai, chữ chí cũng đồng âm với chữ chí chỉ sự“ghi chép”, “miêu tả”. Chính nghĩa thứ hai này đã chỉ ra thể loại của tác phẩm. Chữ chí trong sách Chu Lễ đƣợc hiểu là: “Các nhà chép sử ghi chép(chí) những công việc của quốc gia”. Bản chú giải cổ nhất đầu thời kỳ 12 trung kỷ của Nhan Sƣ Cổ có giải thích “Chí- là bản ghi chép; là bộ sưu tập các bản ghi chép về những sự kiện nào đấy”. Vì đặc trƣng của thể loại nên chữ chí đƣợc các nhà chép sử của Trung Quốc sử dụng khá phổ biến trong quá trình ghi chép của mình về lịch sử xã hội, lịch sử đất nƣớc. Vào thời trung thế kỷ, Trần Thọ đã gọi cuốn sử chính thức của mình là Tam Quốc chí và sau ông, còn rất nhiều tác giả những cuốn sử thi viết về đề tài lịch sử, bắt đầu từ La Quán Trung, ngƣời đã đƣa tên Tam Quốc của nhà sử học Trần Thọ vào đầu đề cho nên ở những thời kì xuất bản đầu tiên. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm chí khác nhƣ Tống chí truyện, …. Ở Trung Quốc thời trung đại, chícòn đƣợc hiểu theo cách khác. Chí là một trong 4 nội dung của Đoạn đại sử là Kỷ, Truyện, Biểu, Chí. Trong đó, chí viết về một địa phƣơng nào đó bao gồm về mọi mặt, trừ những hoạt động cụ thể của con ngƣời. Trong Sử thông, xuất hiện các thể loại Thông điển, Thông khảo, Thông chí mô tả về một số vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa – nhằm bổ sung cho Thông Giám (vốn chủ yếu bàn về sự hƣng vong của các thời đại, còn các hiện tƣợng kinh tế, văn hóa, điển chƣơng chế độ nói rất sơ lƣợc). Cụ thể, Thông điển gồm 9 vấn đề Thực hóa, Tuyển cử, Chức quan, Lễ, Nhạc, Binh, Hình, Châu Quận, Biên Phòng. Thông khảo chia làm 24 vấn đề, trong đó 19 vấn đề đã có ở Thông điển nhƣ Điền Phú, Tiền tệ, Hộ khẩu, Chức dịch, Chính giác, Thị địch, Thổ công, Quốc dụng, Tuyển Cử, Học hiệu, Quan chức, Giao tự, Tôn miếu, Vƣơng lễ, Nhạc, Binh, Hình, Dƣ địa, Tƣ duệ. Và bổ sung thêm 5 vấn đề mới (Kinh tịch, Đế hệ, Phong kiến, Tƣợng vật, Vật dị). Còn Thông chí thì trình bày một hệ thống các vấn đề bao gồm: Lễ, Quan chức, Tuyển cử, Hình pháp, Thực hóa, Thị tộc, Lục thƣ, Thất âm, Thiên văn, Địa lý, Đô ấp, Thụy, Khí phục, Nhạc, Nghệ văn, Hiệu thù, Đồ Phổ, Kim thạch, Tai tƣờng, Côn trùng, Thảo mộc. Nhƣ vậy, chí có hai loại. Một loại thuộc về chính sử, viết về một triều đại nhất định với nội dung ghi chép mảng loại vấn đề: điển lệ, chế độ, văn nghệ…ngoài kỉ truyện nói về nhân vật, còn một loại khác khảo về nhiều lĩnh vực theo diễn trình lịch sử. Lịch triều hiến chương 13 loại chí không nằm trong hai thể loại nói trên mà là một cuốn bách khoa thƣ. Cũng có thể coi LTHCLC là tổng hợp của Sử thông, vì nó đề cập đến tất cả các vấn đề mà Thông điển, Thông Khảo, Thông chí đã trình bày. Mƣời chí trong LTHCLC thực chất là ghi chép vềmƣời lĩnh vực khoa học khác nhau, trong đó mỗi nội dung đều đƣợc khảo cứu toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển. Chính Phan Huy Chú đã nói trong Phàm lệ: “Sự tích chép ở sách này, trên từ đời thượng cổ, xuống đến cuối (Hậu) Lê, chứng dẫn đều có điển tích”[15,tr.22]. Ở nƣớc ta, các tác phẩm sử biên soạn theo thể loại bách khoa thƣ đã có từ Vân đài loại ngữ.Vân Đài Loại Ngữ đƣợc Lê Quý Đôn hoàn thành vào năm 1773, lúc ông 47 tuổi. Tác phẩm này đƣợc xem nhƣ một loại “bách khoa thƣ”, đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân Đài Loại Ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bƣớc tiến bộ vƣợt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến. Nhƣng mặt hạn chế của Vân đài loại ngữ là những tác giả và những sách sử kể ra đều là ngƣời Trung Quốc, những sự vật sự việc đƣợc trình bày cũng là của Trung Quốc nên phần nào đó, bộ sử vẫn chƣa thể coi là chính thống. Phải đến LTHCLC thì lần đầu tiên văn hiến, điển chƣơng của nƣớc ta mới đƣợc phân loại và ghi chép một cách đầy đủ theo một tƣ duy khoa học. Ở mỗi chí, Phan Huy Chú đều chú ý đi từ những điểm khái quát chung nhất đến từng yếu tố riêng nhỏ hơn. Phần mở đầu của các chí, ngƣời viết sử đều cho biết rõ nội dung là khảo về lĩnh vực đó trong tiến trình lịch sử. Ở Việt Nam, chữ chí cũng đƣợc dùng nhiều trong tên các tác phẩm lịch sử và địa lý. Các tác phẩm tiêu biểu cho thể loại chí nhƣ Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc miêu tả lịch sử Việt Nam. Nguyên bản Việt Nam thế chí đã mất, nhƣng may mắn Lời tựa tác phẩm này đƣợc Phan Huy Chú (1782 – 1840) chép lại đầy đủ trong thiên Văn tịch chí bộ Lịch triều hiến chương loại chí đồ 14 sộ. Lời tựa này cho ta biết Việt Nam thế chí chép 18 đời vua Hùng & các đời nhà Triệu; và Hồ Tông Thốc là ngƣời đầu tiên đƣa ra danh xƣng Việt Nam với ý nghĩa là quốc hiệu; ngƣời đầu tiên có quan điểm độc đáo, đúng đắn về thời Hồng Bàng (cũng tức là thời Hùng Vƣơng), và mối quan hệ giữa huyền thoại và lịch sử: “Huống chi đất Việt ta ở vào cõi xa, sự hiểu biết cũng khác, từ đời Hồng Bàng thời gian xa cách, trong lúc mở mang, sách vở chưa đủ, lễ nhạc chưa làm, nếu cho là có thực thì bởi đâu mà biết? Nếu cho là không có thì bởi đâu mà xét ra? Cho nên những chuyện cóp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang, chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nếu lưu tâm nhận kỹ, có sức suy nghiệm thì ngọc & đá đều sẽ rõ ràng, những hình tiếng bóng vang của những chuyện quái đản không đợi phá cũng vỡ…”[15]. Bên cạnh Việt Nam thế chí thì Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng là một tác phẩm chí ghi chép về đất nƣớc, con ngƣời và đời sống văn hóa của từng địa phƣơng. Đây đƣợc coi nhƣ là một tác phẩm địa chí đầy đủ đầu tiên của Việt Nam. Tác phẩm mang nhiều giá trị về mặt nhận thức, văn hóa giáo dục, giá trị về địa lý, lịch sử. Nguyễn Trãi viết địa chí là để giúp nhà vua và triều đình tìm hiểu về đất nƣớc, con ngƣời, tài nguyên của dân tộc để thêm một bƣớc khẳng định dân tộc mình, từ đó xây dựng một quốc gia độc lập toàn diện. Thông qua những tƣ liệu ghi chép, cuốn sách đã khắc họa diện mạo của nƣớc Đại Việt cũng nhƣ từng địa phƣơng. Sau phần giới thiệu qua vị trí chung của toàn quốc, đơn vị hành chính, nhân khẩu, quốc hiệu, quốc đô qua các thời đại, Nguyễn Trãi đã chép riêng về các đạo thời Lê Sơ. Mỗi đạo có hai phần, phần trƣớc chép các sông núi đặc biệt của đạo ấy và phần sau nói về diên cách địa lý, vị trí, cƣơng vực, số phủ, huyện, châu, rồi mới nói đến đất đai sản vật phong tục tập quán cùng khí chất con ngƣời và các đồ cống tiến cho vua. Sách đã xác định vị trí địa lý của mỗi địa phƣơng và các địa danh, ghi lại các tên gọi núi sông đặc biệt cũng nhƣ các đơn vị hành chính và tổng số phủ, huyện, 15 xã để chúng ta có thể so sánh sự thay đổi các đơn vị hành chính mỗi địa phƣơng, xác định các mốc địa giới trong hiện tại và địa giới trong lịch sử nhất là vào thế kỉ XV. Dư địa chí thể hiện phƣơng pháp biên soạn chí vừa ngắn gọn, vừa xúc tích, cô đọng, khắc họa đƣợc diện mạo chung nhất của đất nƣớc dân tộc vào thế kỉ XV. Đây có thể coi là một bộ quốc chí mẫu mực của dân tộc, vì từ đó trở đi không ai viết về địa chí mà không quan tâm đến hai chủ đề lớn là lãnh thổ và giống nòi. Ngoài ra, thuật ngữ chí đƣợc dùng trong tác phẩm Đại Nam nhất thống chí. Đây là bộ sách dƣ địa chí (địa lý - lịch sử) Việt Nam, viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức. Có thể coi đây là bộ sách lớn nhất và quan trọng nhất về địa chí Việt Nam dƣới thời phong kiến. Nguyên bản bộ sách đƣợc biên soạn dƣới triều Tự Đức, có 28 tập với 31 quyển, chép tay trên bản thƣờng, khổ 28 x 16 cm.Mỗi quyển trong Đại Nam nhất thống chí chép một tỉnh, bao gồm: Kinh sƣ (Huế), phủ Thừa Thiên, Hà Nội, Hƣng Yên, Sơn Tây, Hƣng Hóa, Bắc Ninh, Quảng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Dƣơng, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long, Gia Định, Biên Hòa, An Giang, Định Tƣờng, Hà Tuyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, và Phụ các nƣớc lân cận (Cao Miên, Tiêm La, Thủy Xá, Hỏa Xá, Miến Điện, Nam Chƣởng). Hoàng lê nhất thống chí cũng là tác phẩm lớn của dòng họ Ngô thì, ghi chép qua nhiều đời, đƣợc viết với mục đích ghi chép lại sự nghiệp thống nhất của nhà Lê, điều đó cũng đồng nghĩa với việc có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là một quyển sử, nhƣng giá trị của nó lại vƣợt mong muốn ban đầu của tác giả. Các nhà soạn sử không chỉ ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong thực tế của dân tộc vào thế kỉ XVIII mà họ còn xen vào đó cách nhìn và nhãn quan riêng, những nhận định chủ quan của ngƣời ghi chép sử. Trong quá trình ghi chép họ đã hóa thân vào nhân vật và sự kiện. Chính điều này đã làm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan