Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh sau 1986 tt...

Tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh sau 1986 tt

.PDF
27
279
147

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHẢM VŨ THỊ THANH HẢI NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986 Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 9 22 01 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC PGS. HÀ NỘI, 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đoàn Đức Phương 2. PGS.TS. Lưu Khánh Thơ Phản biện 1: PGS.TS. Trần Khánh Thành Phản biện 2: PGS.TS. Trương Đăng Dung Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Hội trường …................................................................, Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội vào hồi …. giờ … phút, ngày …. tháng …. năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến tranh - đó là một trong những hiện tượng, sự kiện lịch sử, xã hội đặc thù, một thách thức không nhỏ đối với con người và là một đề tài lớn của văn học từ xưa đến nay. Ở Việt Nam, chiến tranh vẫn là đề tài có tính thời sự, luôn thu hút đông đảo các thế hệ nhà văn và vẫn có sức hấp dẫn đối với công chúng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết viết về chiến tranh của những tác giả riêng biệt hay những giai đoạn trước đó, nhưng khám phá tiểu thuyết chiến tranh sau Đổi mới từ phương diện nghệ thuật tự sự vẫn là một vấn đề còn để ngỏ. Do vậy, việc vận dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu phạm trù văn học này là cần thiết và có ý nghĩa. Tiếp cận văn học từ hướng đi này sẽ đem lại một cái nhìn đa chiều, đa diện không chỉ với tiểu thuyết chiến tranh mà cả diện mạo văn xuôi Việt Nam đương đại. Trên đây là tất cả những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 ở phương diện truyện kể, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. - Tìm ra những điểm chung trong sự đổi mới tư duy và phương thức tự sự của các nhà văn có tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn từ 1986 đến nay ở thể loại tiểu thuyết. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 để thấy được sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật, sự đa dạng trong góc 1 nhìn và trong lối viết của các nhà văn sau 1986 về hiện thực chiến tranh và số phận con người. - Vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để tìm hiểu và phân tích một số tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 nhằm thấy được điểm chung, điểm riêng, sự kế thừa và cách tân trong nghệ thuật tự sự của các nhà văn giai đoạn này. - Thông qua việc chứng minh sự linh hoạt, sáng tạo của các nhà văn trong cách vận dụng các phương tiện nghệ thuật để khám phá tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986, chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của họ đối với thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản như truyện kể, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ 1986 đến nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những tiểu thuyết viết về chiến tranh xuất bản tại các nhà xuất bản ở Việt Nam từ 1986 đến nay. Song, do khối lượng tác phẩm khá lớn và sự hạn chế về nguồn tư liệu, chúng tôi chỉ lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Về mặt phương pháp luận, chúng tôi chủ yếu sử dụng những lý thuyết nghiên cứu hình thức từ thi pháp học (poetics) đến tự sự học (naratology) để tái hiện lại cấu trúc tự sự của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. 2 - Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể, chúng tôi sử dụng các phương pháp chuyên ngành của văn học sử và thi pháp học hiện đại như: Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng lý thuyết tự sự học vào việc tìm hiểu các hiện tượng văn học sau Đổi mới, đặc biệt là ở lĩnh vực tiểu thuyết viết về mảng đề tài chiến tranh. - Luận án cung cấp cái nhìn hệ thống về một số vấn đề của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. - Luận án khẳng định vai trò, nỗ lực sáng tạo của các nhà văn trong việc cách tân tiểu thuyết trên phương diện nghệ thuật tự sự, qua đó nhận diện thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có giá trị lý luận và thực tiễn. Luận án là một trong những công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ 1986 đến nay. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ sự vận động và đặc trưng thể loại, truyện kể và người kể chuyện, nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. Luận án được thực hiện thành công sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu khoa học về tiểu thuyết, về văn học chiến tranh nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được triển khai thành bốn chương: 3 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Sự vận động và đặc trưng thể loại của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 Chương 3: Truyện kể và người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 Chương 4: Nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lý thuyết tự sự hiện đại 1.1.1. Những dòng chủ lưu Tổng thuật quá trình nghiên cứu của lý thuyết tự sự hiện đại trên thế giới, nhà lý luận Mỹ Gerald Prince đã chia ra làm ba nhóm, tạo thành những dòng chủ lưu sau: Nhóm thứ nhất chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đối tượng của trần thuật, trong đó chú ý xây dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự kiện, kết cấu logic phát triển của chúng, không đi sâu vào đặc trưng biểu đạt của chất liệu. Nhóm thứ hai tập trung nghiên cứu sự triển khai của diễn ngôn trần thuật. Nhóm thứ ba quan tâm đến phương pháp nghiên cứu tổng thể. Khi tự sự học kinh điển bị công kích bởi chủ nghĩa giải cấu trúc và chủ nghĩa lịch sử, tự sự học hậu kinh điển ra đời. Tự sự học hiện nay có nhiều hướng đi mới mẻ. 1.1.2. Hướng nghiên cứu lý thuyết tự sự ở Việt Nam Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lý thuyết về tự sự học mới được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Gs. Ts. NGND Trần Đình Sử là một trong những người đầu tiên đưa tự sự học vào giới thiệu ở Việt Nam qua nhiều công trình do ông chủ biên như: Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử (phần 1 và phần 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004 & 2008), Dẫn luận thi pháp học, Tự sự học – Lý thuyết và ứng dụng. 1.1.3. Nghệ thuật tự sự và những vấn đề trọng tâm 1.1.3.1. Nghệ thuật tự sự (art of narrative) Nghệ thuật tự sự tức nghệ thuật kể chuyện là một khái niệm có nội hàm rộng lớn, bao gồm rất nhiều phương diện: truyện kể, nhân vật, 5 người kể chuyện, kết cấu, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật… Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước tiếp cận, giới thuyết qua nhiều công trình: Dẫn luận nghiên cứu văn học (G.N. Pospelov), Trần thuật học – Nhập môn lý thuyết trần thuật học (Manfred Jahn), Những vấn đề thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa)… 1.1.3.2. Truyện kể (sujet) Nhờ lý thuyết tự sự học hiện đại, vấn đề này được quan tâm đúng nghĩa hơn qua các nghiên cứu của: Trần Đình Sử trong công trình Dẫn luận Thi pháp học văn học và chuyên luận Lí luận văn học Nga hậu Xô Viết cùng các bài dịch của Lã Nguyên từ nguồn https://languyensp.wordpress.com. 1.1.3.3. Người kể chuyện (narrator) Người kể chuyện là một phương diện quan trọng của lý thuyết tự sự, tìm hiểu người kể chuyện sẽ giúp ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự một cách sâu sắc và trọn vẹn hơn. 1.1.3.4. Điểm nhìn Thuật ngữ điểm nhìn được dịnh danh bằng nhiều từ khác nhau trong các tài liệu, chẳng hạn: viewpoint, view, point of wiew, vision… Thực tế cho thấy, các nhà lý luận phê bình cũng sử dụng rất nhiều những thuật ngữ khác nhau để cùng nói về khái niệm này. 1.1.3.5. Giọng điệu Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của văn học, góp phần xác định hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm văn học. Các nhà lý luận phương Tây và Việt Nam khi gọi tên khái niệm đã có sự phân biệt giữa Voice (giọng) và Tone (giọng điệu). 1.1.3.6. Nhân vật Nhân vật hay gọi đầy đủ hơn, nhân vật văn học đã trở thành khái niệm quen thuộc, thiết yếu được đưa vào trong hầu hết các công trình 6 mang tính công cụ như từ điển thuật ngữ văn học, giáo trình lý luận văn học... 1.2. Tổng quan những nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 1.2.1. Những nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam Sau năm 1986, những công trình, bài viết về đề tài chiến tranh ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Cho đến nay, thật khó có thể liệt kê được đầy đủ nguồn tài liệu phong phú này. Vì thế, chúng tôi chỉ xin điểm những công trình, bài viết có giá trị nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam. 1.2.2. Nghiên cứu các vấn đề của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 Qua khảo sát tài liệu, chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này qua các công trình, bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú, Tôn Phương Lan, Bùi Việt Thắng… Bên cạnh đó là một số luận án của người đi trước: Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 – Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật (Nguyễn Thị Thanh), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh (Ngô Thị Quỳnh Nga)… Tiểu kết chương 1 Trong những năm vừa qua, hướng nghiên cứu văn học dựa trên lý thuyết tự sự học là hướng nghiên cứu đã được quan tâm sâu rộng trên thế giới. Khi được du nhập vào nước ta, hệ thống lý thuyết này đã giúp các học giả Việt Nam có thêm cơ sở đào sâu việc tìm hiểu tác phẩm văn học, hình thành nên những công trình có giá trị trong nghiên cứu văn học. Đặc biệt, trong số đó có rất nhiều công trình ứng dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu thể tài tiểu thuyết Việt Nam 7 viết về chiến tranh. Tuy nhiên, việc khảo sát mới chỉ dừng ở từng tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm cụ thể. Nhiều vấn đề của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 vẫn còn bỏ ngỏ như vấn đề truyện kể, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sự đổi mới hình thức người kể chuyện và phương thức trần thuật… Chương 2 SỰ VẬN ĐỘNG VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986 2.1. Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 2.1.1. Bối cảnh xã hội – văn hóa Năm 1986, nhận thức được sự khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của tình hình kinh tế - xã hội, Đảng ta đã tiến hành đổi mới. Từ đây, kinh tế Việt Nam dần thoát khỏi khủng hoảng, từng bước được phục hồi, khởi sắc, tạo đà cho sự phát triển trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa. Sự phát triển mới trong tư duy sáng tạo và không khí tự do dân chủ mở ra từ sau Đại hội VI đã tạo nên những khởi sắc trong sáng tạo văn học nghệ thuật.. 2.1.2. Sự vận động, đổi mới tư duy nghệ thuật về tiểu thuyết chiến tranh sau 1986 Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), các nhà văn mong muốn “đem đến tinh thần đối thoại” cho văn chương, nhấn mạnh hơn vào yếu tố “chân thực”, không bằng lòng với cái hiện thực được lý tưởng hóa một chiều của giai đoạn trước, quyết tâm từ bỏ việc “mỹ hóa” chiến tranh. 8 2.2. Đặc trưng thể loại của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 2.2.1. Chủ thể tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh sau 1986 Các nhà tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 phần nhiều là nam giới, họ ở các lứa tuổi khác nhau, sống tại các vùng miền khác nhau vì thế cách tri nhận về đời sống chiến tranh ở mỗi nhà văn là không giống nhau. 2.2.2. Đặc trưng phản ánh hiện thực chiến tranh Từ sự kế thừa những đặc điểm của văn học các giai đoạn trước, tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau năm 1986 có sự giản lược độ đậm đặc của các sự kiện lịch sử và thay vào đó là xu hướng lấy số phận con người để dựng lại các sự kiện lịch sử 2.2.2.1. Hiện thực bất thường, phi lý và khốc liệt của chiến tranh Năm 1986, lớp mặt nạ cuối cùng của bộ mặt chiến tranh đã hoàn toàn bị các nhà văn bóc trần. Sự thật về bản chất của chiến tranh nhìn từ phía con người hiện lên là một hiện thực bất thường, phi lý và vô vàn những khốc liệt. 2.2.2.2. Cái nhìn đa diện, phức tạp và sâu sắc về người lính Sau năm 1986, mọi người lính, từ vị chỉ huy cấp cao, những con người dạn dày trận mạc đến các chiến sĩ, từ người lính bên ta đến người lính phía bên kia chiến tuyến đều được khắc họa một cách chân thực, sinh động, “hiện lên hết màu hết nét” qua ngòi bút hiện thực không hoàn mỹ của các nhà văn. 2.2.3. Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1986 đã có những chuyển biến trong cách thức tiếp cận và phản ánh đời sống. Mặc dù đặc điểm nghệ thuật của giai đoạn này trên các phương diện (cốt truyện, kết cấu và các phương thức trần thuật…) không hoàn toàn là những cách tân mới mẻ, độc đáo song đã phần nào khẳng định nỗ lực 9 không ngừng của các nhà văn trong việc tìm tòi phương thức biểu đạt phù hợp cho mảng đề tài cũ trong một giai đoạn mới. Tiểu kết chương 2 Đồng hành cùng sự phát triển của nền văn học dân tộc, tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1986 đã có bước phát triển mới, khẳng định vị trí của đề tài luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho mọi thế hệ nhà văn, “là dòng riêng giữa nguồn chung” trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại. Bối cảnh xã hội văn hóa cùng sự vận động, đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã tạo nên những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ thuật cho giai đoạn này. Kết quả của đổi mới không phải là “phủ nhận truyền thống để tạo lập các giá trị cách tân đối lập với truyền thống” mà nó “luôn lấy truyền thống làm điểm tựa”. 10 Chương 3 TRUYỆN KỂ VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986 3.1. Truyện kể trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 3.1.1. Khái lược về truyện kể Theo Trần Đình Sử trong công trình Dẫn luận thi pháp học văn học, “Truyện kể là hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã được lựa chọn, sắp xếp. Điểm mở đầu và kết thúc của truyện kể rõ ràng là không phải lúc nào cũng trùng khít với điểm mở đầu và kết thúc của câu chuyện… Truyện kể là thực tại nghệ thuật, là các biến cố trong sự miêu tả” [tr.279]. 3.1.2. Các loại truyện kể trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 Việc phân loại truyện kể đến nay vẫn rất phức tạp nên mọi sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối, bởi có những tác phẩm nằm trong sự dung hòa của nhiều loại hình truyện kể. 3.1.2.1. Truyện kể sự kiện Đây là kiểu truyện kể đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nghệ thuật tự sự. Tác phẩm thường có mở đầu và kết thúc trọn vẹn, số phận của nhân vật được miêu tả đầy đủ chứ không mấy khi có kết thúc bỏ lửng hay để ngỏ cho người đọc đoán định. Loại truyện kể này có thể tìm thấy trong Không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy), Vòng tròn bội bạc (Chu Lai), Ở đất kẻ thù (Lê Lan Anh)... 3.1.2.2. Truyện kể tâm lý Truyện kể tâm lý là truyện kể đặc trưng cho tự sự hiện đại. Điểm tựa truyện kể là thế giới nội tâm bao la với vô vàn những ẩn ức và suy nghĩ quá khứ, thực tại chồng chéo lên nhau. Trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986, kiểu tổ chức truyện kể này có 11 thể thấy trong Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần (Chu Lai)... 3.1.2.3. Truyện kể lồng trong truyện Đặc điểm của kiểu truyện kể này là sự đan cài, lồng ghép của hai hay nhiều truyện kể khác nhau tạo nên kết cấu “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”. Sau năm 1986, kiểu truyện kể này đã làm nên thành công cho các tiểu thuyết như: Sông xa (Chu Lai), Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), Hoang tâm, Xác phàm (Nguyễn Đình Tú)… 3.1.2.4. Truyện kể lắp ghép Truyện kể lắp ghép là kiểu truyện kể được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Truyện bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực. Đỉnh cao hoang vắng (Khuất Quang Thụy), Mảnh vỡ của mảnh vỡ (Vĩnh Quyền)… đều thuộc kiểu truyện kể này. 3.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 3.2.1. Giới thuyết về người kể chuyện Theo Từ điển văn học, người kể chuyện (narator) là thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò là chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học. người kể chuyện. Có rất nhiều tiêu chí được các nhà nghiên cứu dựa vào để phân loại kiểu người kể chuyện. 3.2.2. Ngôi kể Tiến hành khảo sát ngôi kể của các tác phẩm tiểu thuyết viết về chiến tranh từ 1986 đến nay, chúng tôi nhận thấy có ba vấn đề sau: Thứ nhất: Hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba (toàn tri) tiếp tục được các tiểu thuyết gia sử dụng. Thứ hai: Các tác giả bắt đầu tìm tòi sáng tạo hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất xuyên suốt (tự sự một người 12 kể). Thứ ba: hình thức kết hợp linh hoạt hai ngôi kể (1+3) và kiểu tự sự nhiều người kể. 3.2.3. Điểm nhìn Theo Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình lý luận văn học: “Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát trần thuật các nhân vật và sự kiện” [tr.61]. Có nhiều cách phân loại điểm nhìn tự sự khác nhau trong văn bản. Trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh từ cuối thập kỷ tám mươi đến nay, chúng tôi nhận thấy điểm nhìn trần thuật rất đa dạng. 3.2.3.1. Điểm nhìn toàn tri Đây là dạng điểm nhìn mà người kể trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật (cái bên ngoài ở đây được hiểu là cái có thể quan sát ở bên ngoài), kể những điều nhân vật không biết, một kiểu điểm nhìn truyền thống, người trần thuật miêu tả, tái hiện cuộc sống chủ yếu từ ngôi thứ ba toàn tri và ngôi thứ ba mang điểm nhìn nhân vật (cái nhìn này cũng chỉ mang tính quan sát bên ngoài chứ không kèm theo đời sống nội tâm). 3.2.3.2. Điểm nhìn bên trong Đây là dạng điểm nhìn mà người trần thuật từng bước nhập vai vào nhân vật, quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình, nhìn thế giới và trình bày cảm nhận bằng chính cảm nhận của nhân vật. Trong tiểu thuyết viết về chiến tránh thời Đổi mới điểm nhìn bên trong sẽ được triển khai theo hai hướng. 3.2.3.3. Sự dịch chuyển và gấp bội điểm nhìn Đó là hình thức có sự phối hợp, đan xen nhiều điểm nhìn, nhiều quan điểm trần thuật. Người kể chuyện trao gửi điểm nhìn cho nhân vật trong truyện và điểm nhìn ấy không chỉ cố định trên một nhân vật duy nhất mà còn được phân tán cho nhiều nhân vật khác. 13 3.2.4. Lời người kể chuyện Theo Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học văn học, lời người kể chuyện là “lời văn đảm đương chức năng trần thuật trong văn bản tự sự, giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện, phân biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc kép hoặc sau gạch đầu dòng” [tr. 376]. 3.2.4.1. Lời dẫn Dẫn chuyện là phần trình bày, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, bối cảnh, tình huống… cung cấp những thông tin bước đầu về nhân vật, chuẩn bị cho các biến cố hoặc thông tin dự báo trong quá trình hoạt động của nhân vật. 3.2.4.2. Lời kể Lời kể là cách thức mà chủ thể phát ngôn (người kể chuyện/ người được nhà văn trao quyền) sử dụng lời kể để thực hiện hành vi kể chuyện. Qua đó, các sự kiện, biến cố, hành động, nhân vật... dần được phục dựng, giúp người đọc khám phá nội dung cùng thế giới nghệ thuật đa dạng, phức tạp của tác phẩm. 3.2.4.3. Lời tả Miêu tả là vẽ ra, tạo hình cho cảnh tượng, con người trở nên có hình hài, thậm chí “biến dạng” qua lăng kính, cảm quan cá nhân của nhà văn. 3.2.4.4. Lời bình luận Đối với các tác phẩm tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh sau 1986, chủ đề bình luận khá đa dạng và phong phú, người kể chuyện có thể bình luận về mọi điều: sự vật, lịch sử, con người, giá trị sống... 3.2.4.5. Lời đa thanh Trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986, đây là loại lời phát triển nhất và phong phú nhất.Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, nó có thể được biểu hiện qua một số dạng thường gặp 14 như: lời phong cách hóa, lời nửa trực tiếp và lời văn nhại. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến lời nửa trực tiếp bởi tần xuất, mật độ và sự thể hiện đa dạng của nó. Ví dụ chứng minh trong Mưa đỏ (Chu Lai), Mảnh vỡ của mảnh vỡ (Vĩnh Quyền) Tiểu kết chương 3 Thực hiện việc khảo sát truyện kể trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986, chúng tôi nhận thấy sự phân rã cấu trúc truyện kể đang là một hiện tượng phổ biến. Nó chứng tỏ các nhà văn luôn nuôi tham vọng vượt qua/ khắc phục kiểu truyện kể sự kiện tuyến tính nhằm biểu đạt các trạng thái một cách sống động và bất ngờ hơn qua loại hình truyện kể tâm lý, truyện kể lồng trong truyện và truyện kể lắp ghép. Tương tự như vậy, khi đi sâu vào vấn đề người kể chuyện qua các phương diện ngôi kể, điểm nhìn và lời người trần thuật chúng tôi đã thấy được vai trò tích cực của anh ta trong việc chuyển tải quan niệm, tư tưởng của các nhà tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn này - giai đoạn mà tinh thần dân chủ trong sáng tạo và tiếp nhận được đề cao. 15 Chương 4 NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986 4.1. Nhân vật trong tự sự của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 4.1.1. Khái lược về nhân vật và nhân vật trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 Theo Hà Minh Đức trong Giáo trình Lý luận văn học, nhân vật trong văn học là “một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…” [tr. 126]. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều tiêu chí để phân loại nhân vật. Trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, người lính luôn đóng vai trò là nhân vật trung tâm quan trọng. Sau 1986, các nhà tiểu thuyết viết về chiến tranh đã đổi mới hình thức xây dựng nhân vật người lính. 4.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1986 4.1.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Ngoại hình là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật (hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong…). 4.1.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật Đó chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. 16 4.1.2.3. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm nhân vật Nội tâm là khái niệm chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. 4.1.2.4. Ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ tính cách, biểu hiện đời sống, phẩm chất, bản chất của mỗi nhân vật. Trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986, nhân vật hiện ra bằng ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại (bao gồm các hình thức song thoại, tam thoại, đa thoại). 4.2. Ngôn ngữ trần thuật Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học. 4.2.1. Ngôn ngữ chiến trường Đây là loại ngôn ngữ dễ nhận thấy nhất trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh, chiếm vị trí chủ đạo không dễ gì thay thế, nhằm chuyển tải các nội dung chính trị, quân sự, nội dung tuyên truyền, cổ vũ… 4.2.2. Ngôn ngữ đời thường Sau năm 1986, ngôn ngữ đời thường hay ngôn ngữ thông tục, dân dã, ngôn ngữ bình dân xuất hiện rất nhiều trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh bởi sự tăng dần của cảm hứng thế sự, đời tư. 4.2.3. Ngôn ngữ trữ tình Với mục đích ngợi ca lý tưởng, ngợi ca cuộc sống, hướng tới tương lai tốt đẹp và thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của con người trong thời đại mới, tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 vẫn cần 17 có những trang văn lãng mạn, thấm đẫm chất thơ, bởi vậy mà ngôn ngữ trữ tình luôn chiếm một tỷ lệ không nhỏ. 4.2.4. Ngôn ngữ tính dục Được xem là thứ ngôn ngữ nhạy cảm khá gần với ngôn ngữ sex (nếu thiếu tính nghệ thuật) song loại ngôn ngữ này lại xuất hiện khá nhiều trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh sau Đổi mới.. 4.3. Giọng điệu trần thuật Sau năm 1986, tính đơn thanh thuần nhất của giọng điệu đã dần được thay thế bằng tính đa thanh và đối thoại, tiểu thuyết có sự đan xen và phối hợp nhiều giọng điệu khác nhau. 4.3.1. Giọng hào sảng, ngợi ca Sau năm 1986, chất giọng này vẫn được xem là giọng điệu cần thiết khi miêu tả cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc nhằm ngợi ca kháng chiến, ngợi ca con người với thái độ kính trọng, tự hào. 4.3.2. Giọng trào lộng, giễu nhại Giọng điệu trào lộng, giễu nhại là chất giọng chủ đạo làm nên tiếng cười. Nó giúp cho đời sống tinh thần của những người lính thêm phần phong phú hơn. 4.3.3. Giọng cảm thương, ngậm ngùi Từ sau Đổi mới, chất giọng cảm thương, ngậm ngùi gần như chiếm vị trí chủ đạo với tần số xuất hiện dày đặc trên khắp các trang tiểu thuyết của số đông nhà văn 4.3.4. Giọng triết lý, chiêm nghiệm Đây là loại hình giọng điệu phổ biến trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời Đổi mới. Cơ sở của giọng điệu này bắt nguồn từ tinh thần dân chủ trong việc nhận thức lại lịch sử và mong ước lý giải về những vấn đề trong cuộc sống của con người. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan