Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật làm phim hoạt hình nhật bản (anime)...

Tài liệu Nghệ thuật làm phim hoạt hình nhật bản (anime)

.PDF
96
231
51

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ----[ \---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT LÀM PHIM HOẠT HÌNH NHẬT BẢN (ANIME) Sinh viên thực hiện : VŨ XUÂN NAM Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thu Hương BIÊN HÒA, THÁNG 12/2010 1 LỜI CẢM ƠN Trong 4 năm học ở ngành Nhật Bản học, khoa Đông phương, trường Đại học Lạc Hồng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ quý thầy cô và các bạn, em xin chân thành cảm ơn. Trước hết em muốn nói lời cảm ơn đến thầy Hiệu trưởng, các giáo viên khoa Đông phương, các giáo viên bộ mộn tiếng Nhật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em. Em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn mặc dù rất bận rộn nhưng cô đã dành nhiều thời gian giúp em hoàn thành báo cáo. Và cũng rất cảm ơn các bạn đồng niên khóa đã luôn động viên và ủng hộ em trước mọi khó khăn. Tuy nhiên đối với bài luận văn tốt nghiệp này không hẳn là hoàn toàn không có sai sót. Vì vậy rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn hơn nữa. Một lần nữa em xin cảm ơn đến tất cả mọi người. 2 MỤC LỤC DẪN LUẬN........................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................. 5 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 6 5. Những đóng góp của đề tài.......................................................................... 7 6. Cấu trúc đề tài. ............................................................................................. 7 CHƯƠNG I:.................................................................................................... 8 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ANIME NHẬT BẢN ................................... 8 1.1. Khái niệm: ......................................................................................... 8 1.1.1. Định nghĩa:................................................................................... 8 1.1.2. Đặc trưng của anime:.................................................................. 9 1.1.3. Các thể loại anime: .................................................................... 10 1.2. Lịch sử phát triển ............................................................................. 12 1.2.1. Bước khởi đầu: .......................................................................... 12 1.2.2. Cách mạng anime:..................................................................... 13 CHƯƠNG II:............................................................................................... 16 QUY TRÌNH LÀM ANIME NHẬT BẢN .................................................. 13 2.1. Những yếu tố cần thiết..................................................................... 16 2.1.1. Đạo diễn: ................................................................................... 16 2.1.2. Ý tưởng:...................................................................................... 17 2.1.3. Kinh phí và phát hành .............................................................. 18 2.1.3.1. Kinh phí sản suất ................................................................ 18 2.1.3.2. Hình thức phát hành: ......................................................... 18 2.2. Kĩ thuật làm anime .......................................................................... 19 2.2.1. Vẽ ................................................................................................ 19 2.2.2. Đồ họa máy tính: ....................................................................... 22 2.2.2.1. Làm phim 2D ...................................................................... 22 2.2.2.2. Làm phim 3D ...................................................................... 24 2.2.3. Nhạc phim ................................................................................. 26 3 CHƯƠNG III: ............................................................................................. 28 ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM LÀM PHIM HOẠT HÌNH ANIME NHẬT BẢN ............................................................................................................. 28 3.1.Tổng quan về hiện trạng phim hoạt hình Việt Nam ...................... 28 3.2. Những khó khăn hiện nay đối với phim hoạt hình Việt Nam...... 28 3.2.1.Kinh phí và kỹ thuật sản xuất. .................................................. 28 3.2.2. Sáng tác kịch bản....................................................................... 30 3.2.3. Áp lực cạnh tranh...................................................................... 31 3.2.4. Vấn đề nhân lực........................................................................ 32 3.3. Những kinh nghiêm đúc kết từ phim anime Nhật Bản ............... 33 3.3.1. Vấn đề kỹ thuật......................................................................... 33 3.3.2. Sáng tác kịch bản....................................................................... 32 3.3.3. Vấn đề nhân lực......................................................................... 33 3.3.4. Thị trường cạnh tranh .............................................................. 34 3.4. Hướng phát triển cho phim hoạt hình Việt Nam .......................... 38 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 45 4 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Nhật Bản được thế giới biết đến với vẻ đẹp dịu dàng của những cánh hoa anh đào mỏng manh vi vu trước gió, phảng phất trong đó hình ảnh những dũng sĩ samurai bước đi bên cạnh những vóc dáng nhỏ nhắn trong bộ kimono tinh xảo, cầu kì. Đến với Nhật Bản ta còn hiểu hơn về nền văn hóa đa dạng, hòa trộn một cách tinh tế giữa nền văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Tính phong phú và toàn diện của văn hóa Nhật Bản được thể hiện trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật gấp giấy origami, trà đạo…Trong đó không thể không nhắc đến nghệ thuật làm phim hoạt hình nổi tiếng được cả thế giới biết đến. Từ những câu truyện được chuyển thể từ những bộ truyện tranh (manga) ăn khách, qua bàn tay khéo léo của những đạo diễn tài ba, đã trở thành những nhân vật đầy sức sống và sinh động hơn. Qua những tác phẩm phim hoạt hình (anime) nổi tiếng, người ta có thể hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, cũng như con người của đất nước mặt trời mọc. Không những vậy phim hoạt hình còn mang lại một nguồn doanh thu lớn mỗi năm cho nền công nghiệp giải trí của Nhật Bản. Nếu như những thanh niên Braxin quê hương của vũ điệu samba, dùng sự khóe léo của đôi chân làm bàn đạp để thúc đẩy phát triển sự nghiệp bóng đá của mình, thì tại Nhật bản, xứ sở hoa anh đào. Tất cả các tác giả manga đều xem anime như bước đột phá trong nghề nghiệp và hầu hết các đạo diễn anime đều xuất thân từ họa sĩ manga. Giờ đây phim hoạt hình (anime) mở rộng phạm vi người xem không chỉ là những em nhỏ mà ngay cả những thanh niên, người lớn tuổi đều có thể thấy thích thú thực sự khi xem hoạt hình, vốn từ lâu đã là món ăn tinh thần chỉ dành cho trẻ em. Anime trong thời đại hiện nay đã trở thành một nền công nghiệp lớn và trở thành một đặc trưng cho xã hội Nhật Bản . . . lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của người Nhật được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này. Thông qua đề tài “ Nghiên cứu về nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (anime)” người viết muốn giới thiệu rõ nét hơn về nghệ thuật làm phim hoạt hình 5 độc đáo, đậm màu sắc văn hóa, làm cho cả thế giới hiểu hơn về Nhật Bản. Qua đó ta còn thấy được đức tính kiên nhẫn và sáng tạo của những con người sống trong một xã hội tôn trọng kĩ luật, thời gian và luôn đề cao chữ tín. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Về nguồn tài liệu trong nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu, bài niên luận nghiên cứu về đề tài anime và manga Nhât Bản có giá trị thông tin cao, được xem như nguồn tài liệu tham khảo bổ ích, ngoài ra trên một số trang báo như Thanh Niên, Tuổi trẻ, Sài Gòn Giải Phóng ..cũng đã đăng tải một số thông tin hữu ích liên quan đến mảng đề tài này. Đối với tài liệu nước ngoài có một tác phẩm tiếng Anh “ Anime esential – Everything a fan needs to know” (tạm dịch: anime – Những điều một người hâm mộ cần biết ) của tác giả Gilles Poitras. Đây là quyển sách nói rất rõ về quá trình hình thành và phát triển anime, cách thức phát hành của một anime, thể loại anime, giải thích tại sao anime lại trở nên phổ biến ở nước Nhật và trên thế giới, đồng thời hướng dẫn cho khán giả làm thế nào để trở thành một người yêu thích anime. Chính quyền thủ đô Tokyo, Nhật Bản vừa phát hành một bộ sách giới thiệu về quá trình sản xuất anime. Bộ sách là sản phẩm của sự hợp tác giữa chính quyền, ngành công nghiệp anime và các trường đại học với mục đích tìm kiếm và đào tạo nhân tài cho nước nhà, đẩy mạnh nền công nghiệp anime. Theo chính quyền thủ đô Tokyo thì: "Tại Tokyo, chúng ta có một nền công nghiệp anime tầm cỡ thế giới, chuyên cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và là cái nôi của không biết bao nhiêu nghệ sĩ tài năng. Hiện nay chúng ta đã có lứa nghệ sĩ mới cùng những cái đầu bùng nổ ý tưởng, nhưng họ lại chưa có đủ hiểu biết để tạo ra sản phẩm của riêng mình. Bộ sách được xuất bản để trau dồi thêm kiến thức cho những tài năng trẻ." Bộ sách gồm 4 quyển: - Tập 1 "Ngành công nghiệp Anime Nhật Bản": ghi lại đầy đủ lịch sử phát triển của anime và nghiên cứu về những xu hướng của thị trường. 6 - Tập 2 "Quá trình sản xuất Anime": đưa ra những ví dụ thực tế của quá trình tạo ra một sản phẩm anime từ bước lập kế hoạch cho đến khi hoàn thành. - Tập 3 "Các quy tắc cơ bản của hình họa" - Tập 4 "Bộ sưu tập những DVD độc đáo" Ngoài ra còn có sách “ Triết học anime và manga”. Nhà xuất bản Open Court xuất bản 2 quyển sách mới tên "Anime và Triết học" và "Manga và Triết học". Quyển "Anime and Philosophy" được viết bởi Josef Steiff, giáo sư giảng dạy tại trường cao đẳng Columbia khoa Điện Ảnh và Tristan D. Tamplin giáo sư triết học. Quyển "Manga and Philosophy" được viết bởi Josef Steiff và Adam Barkman, giáo sư triết học của trường đại học Yonsei ở Nam Hàn. Hai quyển sách này nằm trong loạt series "Popular Culture and Philosophy" của Open Court. Series này được bắt đầu từ năm 2000, giới thiệu những định nghĩa, các câu hỏi về triết học xuất hiện trong TV, phim ảnh, sách truyện, âm nhạc và giờ đây là manga và anime. Vài quyển sách khác trong loạt series này như "The Legend of Zelda and Philosophy", "World of Warcraft and Philosophy", "The Lord of the Rings and Philosophy"1 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài “ Tìm hiểu nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (anime)” lấy đối tượng là nghệ thuật làm phim hoạt hình anime Nhật Bản. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về nghệ thuật làm phim hoạt hình anime Nhật Bản và rút kinh nghiệm cho hướng phát triển của phim hoạt hình Việt Nam cho nên đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi đất nước Nhật Bản và Việt Nam. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển anime Nhật Bản trong giai đoạn từ đầu thế kỷ19 đến đầu thế kỷ 20. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, chọn lọc nguồn tài liệu cần thiết cho đề tài. Phương pháp lịch sử: sử dụng tài liệu tham khảo tìm hiểu về lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của anime Nhật Bản từ đó hiểu rõ hơn con người cũng như văn hóa Nhật Bản. 1 Nguồn: http://diendan.truyenmoi.com/showthread.php?t=1128 7 Phương pháp so sánh: dùng phương pháp so sánh để thấy được điểm khác biệt giữa thể loại phim hoat hình anime và phim hoạt hình Việt Nam Ngoài ra, nguồn tài liệu phong phú trên Internet cũng cung cấp thông tin hết sức cần thiết và những số liệu mà không thể tìm thấy trong sách tham khảo. 5. Những đóng góp của đề tài. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đạt được những kết quả như sau: Giúp ta hiểu hơn về nghệ thuật làm phim anime, lịch sử ra đời, quá trình phát triển, đặc điểm của các thể loại anime và nguồn lợi nhuận mang về cho Nhật Bản từ nền công nghiệp giải trí này, cũng như sự ảnh hưởng của anime đối với giới trẻ Nhật Bản và giới trẻ khắp nơi trên thế giới. Vận dụng những kiến thức và kỹ thuật đó nhằm thúc đẩy thể loại phim hoạt hình giải trí tại Việt Nam 6. Cấu trúc đề tài. Trong đề tài này ngoài phần dẫn luận và phần kết luận thì nội dung được chia làm 3 chuơng như sau: - Chương I: Quá trình hình thành anime Nhật Bản. - Chương II: Quy trình làm phim anime. - Chương III: Những kinh nghiệm rút ra từ nghệ thuật làm phim anime Nhật Bản. Đề xuất hướng phát triển mới cho phim hoạt hình Việt Nam. 8 CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ANIME NHẬT BẢN 1.1. Khái niệm: 1.1.1. Định nghĩa: “Hoạt hình Nhật Bản hay còn gọi là Anime (tiếng Nhật là アニメ, phát âm là a-ni-me, là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là "phim hoạt hình"), nhằm chỉ các bộ phim hoạt hình được sản xuất tại Nhật Bản hay với phong cách riêng. Cũng giống như phim truyền hình, phim hoạt hình anime Nhật Bản bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau (hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu...). Hiện nay phim hoạt hình anime Nhật Bản chiếm 60% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới”2 Tại Nhật Bản, phim hoạt hình anime thường được phát trên các kênh truyền hình (hầu hết các kênh truyền hình đều do tư nhân quản lí). Những bộ anime chiếu trên TV thường được phát theo mùa (season シーズン), được gọi là TV series, mỗi 1/2 mùa thường bao gồm 12 tập (episode エピソード), vì thế những TV series thường có 12 tập (nửa mùa) hoặc 26 tập (một mùa), hay 52 tập (hai mùa). Cá biệt có những anime rất dài như Inu Yasha (犬夜叉) (167 tập), Doraemon (ドラエモン), hay Naruto (ナルト) và mới nhất là Bleach (漂白剤). Anime thường được chiếu vào đêm khuya, trên những kênh nổi tiếng như Tokyo TV. Sau khi đã công chiếu trên các kênh truyền hình, các công ty sản xuất anime thường cho lồng lại tiếng Anh và phát hành trên DVD tại thị trường nước ngoài để kiếm thêm lợi nhuận. Nhật Bản là nước duy nhất mà khán giả vẫn thường đến rạp rất đông để xem những phim hoạt hình chiếu trên rạp. Những phim này có thể có cốt truyện hoàn toàn mới như Mononoke Hime (もののけ姫), hay Spirited Away (千と千尋の 神隠し) hoặc đôi khi chỉ là một phim rút gọn của một bộ TV series như Rahxephon (ラーゼフォン) hay Shakugan no Shana ( 灼眼のシャナ) có nội dung giống y chang TV series, nhưng được rút gọn còn 90 phút). Hãng làm phim anime nổi tiếng nhất hiện nay tại Nhật Bản là Studio Ghibli. 2. Nguồn:http://forum.cuasotinhoc.vn/topic/352979-khai-niem-ve-anime-va-nhung-gi-lien-quan 9 1.1.2. Nét đặc trưng của anime Không giống như phim hoạt hình của Mỹ, vốn chỉ nhằm vào trẻ em, anime được đông đảo giới trẻ trên thế giới hâm mộ. Người hâm mộ của anime chủ yếu từ tuổi teen(13-16 tuổi) đến hơn 30 tuổi. Tuy nhiên, phần đông những người xem anime nghiệp dư ở nước ngoài chỉ biết đến những anime thuộc thể loại hành động cho trẻ em hay Shōnen manga (少年漫画) như Dragon Ball (ドラゴンボ ール ) hay Yugi Oh mặc dù những phim dạng nay hầu như không được yêu thích lắm tại Nhật Bản. Ngoài ra, phim hoạt hình của Mỹ thường không có cốt truyện rõ ràng, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, ví dụ như mèo Tom và chuột Jerry (nhân vật trong phim hoạt hình Tom and Jerry) chạy qua chạy lại, hay Batman (バットマン) đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Anime thường có cốt truyện không dài lắm. Mỗi tập anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch(人目を引く物、目玉商品). Cốt truyện anime thường diễn ra và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập như vậy. Tuy một số anime được kéo rất dài (như Naruto chẳng hạn), và những anime này do đó trở nên được nhiều người biết đến, nhưng do nội dung thường chẳng có gì mà cố gắng kéo ra thật dài nên kết quả là chỉ có trẻ con xem. Khác vơi các phim hoạt hình phương Tây, đặc biệt là những phim nổi tiếng ăn khách của các hãng Walt Disney(ウォルトディズニー) hay Dreamwork (夢 の仕事), nơi các nhân vật thường có tầm vóc rất to lớn, mang sứ mệnh cao cả là biểu tượng của Thiện hay Ác rất rõ ràng, kết thúc luôn là cái thiện chiến thắng cái ác thì anime của Nhật lại rất khác biệt. Các nhân vật trong phim anime thường đại diện cho tốt - xấu có thể tồn tại đan xen, mỗi nhân tố đều có vai trò riêng, các mâu thuẫn giữa nhân vật không phải sự đối đầu thiện ác mà là sự xung đột chủ yếu về quan điểm và quyền lợi với nhau. Không có phe thiện hay phe ác rõ rệt, tất cả họ đều nằm trong một mối liên quan và ràng buộc nhau bởi những quy tắc chung nhất định. Ta có thể thấy rõ điều này trong Spirited Away (千と千 尋の神隠し, cuộc phiêu lưu của chihiro vào thế giới linh hồn), nếu Kohaku (紅 10 白) - cậu bé linh hồn của dòng sông là biểu tượng cho cái tốt, còn phù thuỷ Yubaba (湯婆魔女) - chủ nhà tắm hơi của các vị thần là đại diện có cái xấu, tuy nhiên, Yubaba có thể thao túng và lợi dung Kohaku bằng thủ đoạn như lấy mất tên, làm cho cậu mất hoàn toàn ký ức chứ không loại trừ cậu. Tuy là một phù thủy độc ác và bóc lột nhân công nhưng bà ta hoạt động rất có nguyên tắc và dựa trên những quy ước riêng. Kết thúc phim, bà ta đã chấp nhận trả lại cha mẹ cho Chihiro, chỉ vì cô bé đã thắng bà trong vụ cá cược. Một điểm khác biệt nữa là anime thường có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với phim hoạt hình Mỹ, do vậy nên dù truyền thống là vẽ bằng tay, nhưng gần đây các công ty thường chuyển cho các công ty con ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... vẽ để giảm chi phí, hoặc dùng kỹ thuật 3D để hỗ trợ. Các nhà sản xuất anime thường dùng xảo thuật để giảm chi phí sản xuất, ví dụ như chiếu những góc quay che miệng nhân vật, để khỏi phải vẽ môi nhấp nháy. Cử động môi của các nhân vật anime cũng không bao giờ chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl (ガスリンガー). 1.1.3. Các thể loại anime: Cũng như manga, anime gồm nhiều loại khác nhau: • Action (アクション) Phim anime hành động (như Naruto: ナルト ) • Adventure (冒険) Phim anime phiêu lưu (như Inu Yasha: 犬夜叉) • Comedy (コメディ) Phim anime hài (như School Rumble: スクールラ ンブル) • Demetia (デメテア) Những phim thuộc thể loại này thường "điên điên"( như Fooly Coolly) • Detective (探偵) Phim anime thám tử (như Thám tử lừng danh Conan: 名 探偵コナン) • Drama (ドラマ) Phim anime kịch (như Aria, Honey & Clover:アリア 、蜂蜜&クローバ) 11 • Fantasy (ファンタジー) Phim anime có bối cảnh tưởng tượng, phép thuật (như Slayers: スレイヤーズ ) • Girls-with guns (女と銃) Phim anime có mấy cô bắn súng (như Noir, Chrno Crusade: ノワール、クロノクルセイド) • Horror (ほーらー)Phim anime kinh dị (như Jigoku Shōjo:地獄少女) • Mafia (マフィア) Phim anime có mafia (như Gungrave:ガングレインウ • Samurai (サムライ) Phim anime có samurai (như Rurouni Kenshin:る ろうに剣心) • Sci-Fi (サイファイ) Phim anime viễn tưởng (như Last Exile: ラストエ グザイル) • Sports (スポーツ)Phim anime thể thao (như Captain Tsubasa: 船長翼) • School (学校) Phim anime trường học (như Azumanga Daioh:阿須漫画 大王) • Parody ( パ ロ デ ィ ) Những anime hài hước, nhái hay chọc những anime/manga khác (như Excel Saga: エクセルサーガ) • Vampire (吸血鬼) Phim anime có quỉ hút máu (như Hellsing, Vampire Hunter D:ヘルシング、バンパイアハンターD) • Bishōjo (美少女), Moe Phim anime có các nhân vật chính là nữ, xinh đẹp (như Mai-hime: 舞姫) • Bishōnen(美少女)Phim anime có các nhân vật chính nam, nhưng thường được vẽ như nữ, hoặc những nhân nữ có nét đẹp nam tính (như Ran The Samurai Girl:ランー侍―ガール) • Mahō Shōjo(魔法小女)Phim anime có các nhân vật chính là nữ, có phép thuật, biến hình (như Sailor Moon: 美少女戦士セーラームーン) • Harem (ハーレムー) Phim thường có một nhân vật nam không có điểm gì đặc biệt nhưng được nhiều nhân vật nữ hâm mộ (như Love Hina, Ai Yori Aoshi, Happy Lesson, Inukami, Seitokai no ichizon, ラブひな、藍 より青し、ハッピーレッスン、犬上、 生徒会の一存) 12 • Shōjo anime (少女アニメ) Phim anime dành cho nữ, thường thiên về tình cảm (như Fruits Basket: フルーツバスケット) • Shōnen anime (少年アニメ) Phim anime dành cho nam, thiên về các loại như khoa học viễn tưởng, thể thao, hành động, và thường mang tính chất bạo lực (như Dragon Ball: ドラゴンボール) • Kodomo (子供) Phim anime cho trẻ em (như Damekko Doubutsu: だめっ こどうぶつ) • Seinen (青年) Phim anime dành cho lứa tuổi thanh niên, trung niên (như Akira,あきら) • Mecha(メチャ)Phim anime về robot hoặc máy móc (như Gundam: 機 動戦士ガンダム) • Shōnen ai(少年愛)Phim anime về tình yêu giữa đồng tính nam, thường nhẹ nhàng (như Graviation: グラビテーション) • Yaoi ( やおい) Phim anime về tình yêu giữa đồng tính nam, có thể có cảnh sex • Shōjo ai (少女愛) Phim anime về đồng tính nữ, thường nhẹ nhàng (như Strawberry Panic: ストロベリーパニック) • Yuri (ゆり) Phim anime về đồng tính nữ, thường nhẹ nhàng, có thể có cảnh sex (như Kannazuki no Miko) • Ecchi (エッチ) Phim anime thường có những cảnh hở hang để gây cười, dụ khán giả, nhưng không có cảnh sex (như マホロマンチック) • Hentai (変態) Phim anime bao gồm sex ,cấm trẻ em dưới 18 tuổi (như La Blue Girl: 淫獣学園) 1.2. Lịch sử phát triển 1.2.1. Bước khởi đầu: “Khác với manga (漫画、truyện tranh nhật bản), anime ra đời khá lâu về sau. Xuất phát ban đầu từ khi hoạt hình phương Tây có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hàng loạt độc giả hâm mộ. Sau đó các họa sĩ Nhật Bản đã bắt tay 13 vào nghiên cứu cách làm hoạt hình. Anime đầu tiên là một đoạn phim rất ngắn được làm năm 1907, chỉ vỏn vẹn có 3 giây. Công việc này được bắt đầu từ năm 1914, nhưng mãi 4 năm sau, vào năm 1918, anime đầu tiên – Momotaro(桃太 郎) mới được ra đời. Mặc dù vậy, có lẽ là do không thu hút được nhiều người xem do bản thân chất lượng anime lúc đó và thị hiếu của người xem. Nền công nghiệp anime bị đình trệ cho đến khi Chikara To Onna No Yononaka(力と女の 世の中) – anime đầu tiên có lồng tiếng của Nhật Bản ra đời vào năm 1932”3 Trong thập niên 1970, anime phát triển xa hơn và tách ra khỏi gốc Mỹ, phát triển những thể loại đặc biệt như Mecha. Trong thập niên 80, anime đã được chấp nhận là chủ lưu ở Nhật Bản, trải qua một thời kì nở rộ sản xuất. Từ những năm đầu thế kĩ 21, chúng ta được chứng kiến một sự chấp nhận anime rộng rãi trên thị trường ngoài Nhật Bản. Nhưng có lẽ đó vẫn là chưa đủ vì vào thời điểm này, hoạt hình phương Tây đã tự đưa mình lên những tầm cao mới khi hoạt hình của Công ty Walt Disney trở nên nổi tiếng và chứng tỏ được vị trí của mình ngang tầm với phim người thật. Và người đã có những cống hiến cho sự phát triển của phim anime Nhật Bản lúc bấy giờ và mãi đến sau này là Osamu Tezuka (手塚 治虫). Với những tác phẩm của mình, ông đã tạo ra nhiều sự thay đổi lớn cho nền hoạt hình Nhật. Với nét vẽ khá đơn giản, không thực sự phức tạp về chi tiết cá nhân cho nhân vật, manga của Osamu đã trở nên nổi tiếng ở Nhật. Nhưng không chỉ có một mình Osamu mà còn một người nữa đã đóng góp một phần quan trọng cho nền công nghiệp anime của Nhật, đó là Hiroshi Okawa (小川浩) người sáng lập ra hãng Toei Animation (東映アニメーション). Kéo theo đó là việc hợp tác giữa hãng và Osamu. Điều này đã đưa hàng loạt manga của Osamu lên trở thành những bộ phim anime nổi tiếng. 1.2.2. Cách mạng anime: “Trong suốt những năm 80 của thế kỷ 20, trào lưu Suparobo anime (スパロ ボアニメ、phim anime về thể loại robot) rất ăn khách, và thể loại mecha (phim anime về khoa hoc viễn tưởng, có các robot khổng lồ) chiếm đa số những anime 3 Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Anim 14 được sản xuất. Những anime về "Super Robot" này bắt đầu với những phim như: Mazinger Z ( マ ジ ン ガ ー Z), và sau đó là Getter Robo ( ゲ ッ タ ー ロ ボ ), Dancouga (ダンクーガ), nội dung của phim thường nói về một nhà bác học tạo ra các robo khổng lồ do một số cô cậu bé lái, để chống lại người ngoài hành tinh xâm lăng. Ngày nay người hâm mộ gọi thể loại này là oldschool (オウルドスク ール). Gần đây có một số nhà sản xuất cố gắng khôi phục thể loại Suparobo với những loạt anime như phim Gao Gai Gar(ガオーガイーガルー) nhưng thất bại thảm hại”.4 Tiếp theo đó phải kể đến sự ra đời của loạt phim về robot Gundam (機動戦士 グダム、phim anime về các robot có khả năng chiến đấu). Loạt anime Gundam của hãng Sunrise (サンライズ) tuy cũng là mecha, nhưng có vẻ người lớn hơn, có cốt truyện sâu sắc và mô phỏng theo Thế chiến thứ hai. Một bên là Amuro Ray (アムロレイ), anh hùng của phe Earth Federation (tương tự như phe Đồng Minh), một bên là Char Aznable (シャアアズナブル) của Neo Zeon (tương tự như phe Trục). Loạt Gundam cổ điển đã đưa ra những vấn đề lớn và nghiêm túc, như hai phe đều là người, đều theo đuổi lý tưởng riêng, đều có tình cảm chứ không chỉ là những anh hùng bắn bọn ngoài hành tinh gian ác rồi chiến thắng vui vẻ. Dù một số series mới như Gundam Seed Destiny bị chỉ trích khá nhiều nhưng loạt anime này đã lấy lại được uy tín với series mới nhất Gundam 00 (機動戦士 ガンダム 00) là một trong nhưng anime được đón xem nhiều nhất tại Nhật cuối năm 2008. Bộ anime đã làm thay đổi cả thể loại mecha chính là Neon Genesis Evangelion (NGE) của hãng GAINAX ( ガ イ ナ ッ ク ス ー ス タ ジ オ ) do Hideaki Anno (庵 野 秀 明) đạo diễn. Bộ phim ẩn chứa nhiều thông điệp mà các khán giả nhỏ tuổi không thể tiếp thu nổi. Chính vì vậy, khi mới chiếu lần đầu, NGE không được hâm mộ mấy, nhưng sau này lại trở thành anime luôn xếp trong top 10 anime nỗi tiếng nhất mọi thời đại. Phim Macross (マクロス) cũng là một bộ thể loại mecha khá nổi tiếng trước đó. Anime dần có xu hướng nhân vật trẻ con hơn là người lớn, và ít bạo lực đẫm máu hơn. 4 .Nguồn:http://my.opera.com/nhinvaihang/blog/tim-hieu-ve-anime-va-manga-cua-nhat-ban 15 Cách tạo hình nhân vật cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, thay vì các nhân vật được vẽ tối, có gương mặt chi tiết khá giống kiểu phim hoạt hình cartoon của Mỹ, các nhân vật anime thường có tóc và quần áo màu sáng và rực rỡ hơn, khuôn mặt được vẽ đơn giản nhưng xinh hơn, với mắt to, mũi và miệng rất nhỏ. Những nhân vật kiểu chibi (チビ、nhỏ nhắn) thường được ưa chuộng. Phim hài cũng được ưa thích hơn, và anime thể loại mecha như phim anime Full Metal Panic ( フルメクルパニック) cũng đã rất thành công khi chuyển thể thành anime comedy (thể loại hài hước, vui nhộn). Kịch bản anime cũng được chú trọng hơn, và những anime như Ergo Proxy ( エルゴプラクシー) có tính triết lý khá cao, hay Welcome to the NHK (NHK に ようこそ) đưa ra vấn đề xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều tốt đẹp, do có quá nhiều anime được sản xuất hàng năm, kịch bản đa phần là nhại lại như harem và có cả những anime sao chép nội dung của phim khác như DearS (可愛 い S) là phim nhái Chobits. Thêm nữa, một số lượng lớn anime bạo lực nhảm nhí và vô số hentai ( 変態、thể loại phim anime có sex) khiến nhiều người nghĩ xấu về anime. 16 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH LÀM PHIM ANIME NHẬT BẢN 2.1. Những yếu tố cần thiết 2.1.1. Đạo diễn: Anime sinh sau đẻ muộn hơn so với phim hoạt hình phương tây, vì vậy học hỏi được rất nhiều từ phim hoạt hình phương tây. Và cũng từ đó cũng bị ảnh hưởng từ nội dung đến nét vẽ của phim hoạt hình phương tây mà đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi Walt Disney. Ngay từ nhỏ, các họa sĩ đã được xem các tác phẩm của Disney, lớn lên cùng với chú chuột Mikey, vit Donald...thậm chí người có công trong việc khơi nguồn cảm hứng cho anime – manga là Osami Tezuka (手 塚 治虫) cũng là một người hâm mộ cuồng nhiệt của Disney. Chính tuổi thơ và những bộ phim hoạt hình Disney đã nung nấu ước mơ trở thành nhà sản xuất phim hoạt hình Nhật Bản cho những con người trẻ tuổi, những nhà sản xuất phim hoạt hình lớn sau này. Từ lâu các nước phương Tây, Mỹ đã bị hấp dẫn bởi nguồn lao động dồi dào và giá rẻ ở các nước Châu Á và Nhật Bản, các nước này thuê nhân công với mức lương rẻ để làm việc ở các ngành, lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình. Các hãng sản xuất Mỹ, Canada, Tây Âu đặt chi nhánh ở Nhật và thuê các họa sĩ Nhật làm việc. Kịch bản của các bộ phim hoạt hình sẽ được gửi từ công ty chính rồi gửi đến chi nhánh ở Nhật, nơi các họa sĩ Nhật vẽ, tô màu...sau đó rồi lại gửi ngược lại công ty chính để biên tập, chỉnh màu và lồng tiếng...Trong thời kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nghệ thuật làm anime hầu như không phát triển mạnh ở Nhật Bản, sức sáng tạo của các họa sĩ hầu như phụ thuộc vào các nước đầu tư. Mặc dù vậy các họa sĩ cũng đã tận dung cơ hội làm phim cho nước ngoài để học hỏi thêm kỹ thuật, cách làm việc tiên tiến, trau dồi thêm kinh nghiệm. Mãi cho đến những năm cuối thập niên 1990 khi các nước tư bản lao đao với cuộc khủng hoảng kinh tế, các họa sĩ Nhật Bản đã chiếm lấy cơ hội sau những tháng năm dài học hỏi, rèn luyện và phát triển, chuyển từ “làm công ăn lương” sang vị trí đồng sản xuất.Từ đó các họa sĩ Nhật Bản đã có cơ hội làm việc và thỏa sức sáng tạo. 17 Hầu hết các đạo diễn sản xuất phim anime đều có xuất phát điểm chung là những tác giả vẽ truyện tranh manga hoặc những người ban đầu làm trợ lí, phụ việc cho các cho các xưởng phim sau quá trình rèn luyện và học hỏi đã đưa kết quả lao động của mình đến gần với công chúng, và được công chúng thừa nhận. Vì vậy, thật không sai khi cho rằng các đạo diễn anime đều là họa sĩ. Tuy có các giám đốc nghệ thuật phụ trách, nhưng những đạo diễn nổi tiếng như MiYaZaKi ( 宮崎 駿) nếu có thời gian rảnh rỗi thường tự mình kiểm tra và chỉnh sửa các bản vẽ của các họa sĩ dưới tay. Vì vậy khi xem rạp hoặc xem các chương trình phim anime tại nhà ta đã có thể thưởng thức những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển của những họa sĩ Nhật Bản. 2.1.2. Ý tưởng: “Quá trình thực hiện anime bắt đầu từ ý tưởng, kịch bản hay một manga đã có số lượng độc giả yêu thích nhất định, thường xuất phát từ sự thành công của các bộ truyện manga. Điều này nhằm đảm bảo an toàn về mặt hoàn vốn cho các nhà tài trợ. Khi manga thành công, tác giả được chào mời tham gia trực tiếp làm phim anime hoặc gián tiếp với tư cách người cố vấn”5 Yếu tố quyết định là óc sáng tạo phong phú và khả năng có thể tiếp tục cho ra mắt những câu chuyện làm thích thú độc giả. Việc phác họa ý tưởng cho một câu chuyện được các họa sĩ thực hiện trong lúc nhìn ngắm 1 tờ giấy trắng, đi dạo quanh chung cư, hay đang đi du dịch thư giãn cùng với gia đình, đây cũng là một trong những phương phát tốt để tìm ra những ý tưởng thú vị cho tác phẩm của mình. Vì vậy họ tranh thủ thời gian hiếm hoi của mình sao cho có hiệu quả nhất. Ý tưởng của các đạo diễn có tên tuổi trong ngành công nghiệp được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý khi xem xét tính khả thi của việc tài trợ. Những ý tưởng này được đề nghị làm thành phim, trong đó phác thảo chi tiết câu chuyện, các nhân vật chính và những yếu tố để nó trở thành bộ phim ăn khách. Bản đề nghị được kèm theo vài bức vẽ minh họa cho ý tưởng và khả năng thể hiện của đạo diễn. Ngoài ra, ở Nhật Bản người dân được hưởng quyền tự do trong sáng tạo, ít bị trói buột bởi những quy tắc khó khăn. Đây cũng là nhân tố quyết định hàng đầu để có thể sáng tác kịch bản một cách đa dạng và hấp dẫn hơn. Nhà nước tạo mọi điều kiện cho người dân, với chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo 5 Nguồn:http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=182006 18 thâm niên ...đã giúp các họa sĩ Nhật Bản có thể yên tâm ổn định hơn trong công việc. Và ngày nay cả thế giới hướng về Nhật Bản và trầm trồ trước sức sáng tạo của giới trẻ Nhật từ quần áo, vật trang sức, đến những vật dụng nhỏ nhặt. Anime cũng vậy, những tác phẩm tạo được những cơn sốt ấy đã làm cho những khán giả yêu thích tự hỏi “ sao tác giả có thể nghĩ ra một chuyện như thế này được nhỉ ?”. Vì vậy những ý tưởng đó đã đưa anime lên vị trí cao trong lĩnh vực phim hoạt hình giải trí mang tầm vóc thế giới. 2.1.3. Kinh phí và phát hành 2.1.3.1. Kinh phí sản suất “Tương quan mà nói, làm phim hoạt hình tốn ít chi phí hơn làm phim nhựa với những ngôi sao minh tinh màn bạc. Trung bình một anime màn ảnh rộng có ngân sách từ 5 đến 10 triệu USD. Trong khi đó ngân sách phim hoạt hình nhựa thường lên tối thiểu vài triệu USD. Tuy nhiên các anime được đặt biệt đầu tư như Mononoke Hime (もののけ姫), Spirited Away (千と千尋の神隠し) luôn đòi hỏi tài năng, kỹ thuật và đồng thời nguồn tài chính vô cùng lớn.”6 Sản xuất phim hoạt hình bắt đầu ngay khi kinh phí được chấp thuận bởi hội đồng tài trợ. Làm anime bao giờ cũng như một sự thử thách đối với nhà sản xuất vì họa sĩ tài năng rất đắt khách. Nếu không có người có khả năng thực hiện và thực hiện đúng tiến độ thì sẽ không đảm bảo phim sẽ được ra mắt đúng như cam kết với nhà đầu tư. Do bị giới hạn về tài chính và tính thời gian của việc sản xuất nên các studio anime không thể thuê các họa sĩ dài hạn mà chỉ theo hợp đồng. Mỗi khi có dự án, các studio phải cố gắng chiêu mộ các họa sĩ làm việc bán thời gian. Và khi tìm được thì tận dụng năng lực của các họa sĩ hết khả năng. Ở cao điểm của quá trình sản xuất hầu hết các studio làm việc 24/24, chia ra làm nhiều ca. Đèn luôn thắp sáng ngày cũng như đêm qua khung cửa những tòa nhà Studio anime tập trung thành từng cụm ở Tokyo. 2.1.3.2. Hình thức phát hành: Hình thức phát hành anime được xếp vào 1 trong 3 loại sau: Phim điện ảnh: thường được chiếu trong rạp, đại diện cho lợi nhuận lớn nhất và chất lượng video cao nhất. Anime điện ảnh đã phá kỷ lục lợi nhuận gồm có các phim Akira, Ghost in a shell, và Spirited Away. Một số phim anime chỉ được 6 Nguồn:http://truyenmoi.com/tin-tuc/anime-tin-tuc/quy-trinh-lam-mot-anime 19 trình chiếu ở các liên hoan phim hoạt hình. Ví dụ như Winter Days (冬の日) và Legend of Forest (森の伝説) của Osamu Tezuka. Các loại phim khác là phim biên soạn, là các tập phim truyền hình được hiệu chỉnh và chiếu rạp vì lí do gì đó, thế nên chỉ là một dạng đầu tư của phim truyền hình. Tuy nhiên dạng này có thể dài hơn phim bình thường. Phim anime truyền hình: thường được cung cấp và chiếu trên truyền hình theo lịch (con nhà giàu, 花より団子). Phim truyền hình thường có chất lượng thấp hơn so với OVA (anime được phát hành dưới dạng video) và các phim điện ảnh, vì kinh phí sản xuất thường trải ra trên nhiều tập hơn là một phim hoặc một đoạn ngắn. Hầu hết các tập đều dài 23 phút, và để đủ 30 phút chiếu thông thường thì có thêm các đoạn quảng cáo sản phẩm. Một mùa đầy đủ có 26 tập, và nhiều phim chỉ chiếu nửa mùa, tức 13 tập. Hầu hết các tập phim truyền hình đều có credit mở đầu, credit kết thúc và thường thêm các đoạn “chú ý”, một cảnh rất ngắn, thường là hài hước hay ngớ ngẩn, dùng để đánh dấu bắt dầu hay kết thúc đoạn quảng cáo sản phẩm. Ðoạn credit thường đi kèm với cảnh giới thiệu tập kế tiếp. OVA (Original Video Animation, Hoạt hình video gốc): thường giống như các loạt phim truyền hình ngắn(Bari Bari Densetsu バリバリ伝説, Chrono Trigger クロノ・トリガー). OVA có thể dài bao nhiêu tập cũng được, phim lẻ thường ngắn hơn phim điện ảnh. Chúng thường được sản xuất trực tiếp ra video. Như một luật chung, OVA anime thường có chất lượng cao, gần với phim điện ảnh. Các đầu phim thường có các tình tiết liên tục, nếu xem liên tục sẽ cảm thấy thú vị. Credit mở đầu, credit kết thúc, và những đoạn “chú ý” cũng thỉnh thoảng bắt gặp trong OVA nhưng không phải là tất cả . 2.2. Kĩ thuật làm phim anime 2.2.1. Vẽ Cũng giống như phim thường, anime Nhật Bản được chia làm nhiều cảnh và cuối cùng ghép lại với nhau. Từ bản vẽ phân cảnh, những gì xảy ra trên màn ảnh qua từng cảnh một, họa sĩ sẽ vẽ khung hình chính, đầu và cuối của ảnh. Đạo diễn thường xuyên kiểm tra các khung hình chính. Trong trường hợp cần thiết phải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan