Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Nghệ thuật chỉ đạo của đảng kết thúc cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước 1973 197...

Tài liệu Nghệ thuật chỉ đạo của đảng kết thúc cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước 1973 1975 (nxb quân đội 2010) nguyễn xuân tú, 200 trang

.PDF
200
63
81

Mô tả:

Tiến sĩ NGUYỄN XUÂN TÚ ÌnilỉỉỊỈÉẳng chien 5^-^; n Pi] fĩỊỊ ỊIÌỊ ỊỊĨỊ iiiị ỈÌ|J V ' • " i • h É T i f £ ff ;; r ?V .•_•' NHÀ X U Ấ T BẨN MONG BẠN ĐỌC GÓP Ý K IẾ N , P H Ê BÌN H 3K V 1.2 ------------------- 2 9 6 - 2 0 1 0 QĐND - 2010 T iến sĩ NGUYỄN XƯÂK TÚ NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG KẾT THÚC CUỘC KÍIÁNG CHIẾN CHỐNG MY, CỨU NƯỚC ( 1973- 1975) N H À X U Ấ T B Ả N Q U Â N D Ộ I N H Â N D ÀN Hà Nôi - 2010 LÒI NÓI ĐẦU Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta (1954 - 1975) là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử của dân tộc. Đây là thắng lợi trọn vẹn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thế kỷ XX. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng nước ta, thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đả đ ể lại cho Đảng ta, nhản dân ta và dân tộc ta nhiều kinh nghiệm quý báu, trong đó có kinh nghiệm về nghệ thuật chỉ đạo giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cách mạng giải phóng dân tộc, đây là một nét độc đáo, một bài học kinh nghiệm quý háu của cách mạng nước ta. Bài học này không chỉ có giá trị lịch sử lớn lao mà còn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc trong sự nghiệp đổi mới vi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công hằng, dân chủ uà văn minh hiện nay. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30-4-1975 - 30-4-2010), nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu sâu sắc nghệ thuật chỉ đạo tài tỉnh của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Nhà xuất bản Quân đội nhăn dân ấn hành cuốn sách "Nghệ thuật chỉ đạo của Đảng kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1973-1975)” của tác giả tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ X U Ấ T BẢ N QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN C hương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO KẾT THÚC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứu N ư ớ c (1973- 1975) 1. Tình thê cách mạng và chủ trương của Đảng trong giai đoạn mới Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari về châm dứt chiến tranh, lập lại hoà binh ở Việt Nam được ký kết. Điều 4 của hiệp định ghi nhận: "T ro n g thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nưốc ngoài khác". Việc ký kết Hiệp định Pari là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ke từ đây, đất nước ta bước vào một giai đoạn mối vối những điêu kiện cơ bản rất thuận lợi để thực hiện kêt thúc chiến tranh, thông nhất đất nước. Buộc phải tuân thủ hiệp định, cuôi tháng 3 năm 1973, tất cả các đơn vị quân viễn chinh Mỹ và quân đội một số 7 nước khác đã rút hết về nưốc. Ngày 29 tháng 3 năm 1973, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuôn cò. Tổng chỉ huy và Bộ tham mưu quân viễn chinh Mỹ cùng 2.051 lính Mỹ cuôì cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ đã sốm triển khai những âm mưu và hành động đi ngược lại những điều mà chính họ đã cam kết trong hiệp định. Trong các ngày 14 và 17 tháng 1 năm 1973, tổng thống Mỹ đã gửi thư cho Nguyễn Văn Thiệu, vừa ép Thiệu phải ký hiệp định, vừa cam kết với Thiệu "tiếp tục viện trỢ đầy đủ về kinh tê và quân sự", chỉ công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là "Chính phủ hỢp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam". Tiếp đó, ngày 23 tháng 1, Níchxơn tuyên bô" không ủng hộ tuyển cử tự do ở miền Nam Việt Nam... Trên thực tế, dù buộc phải rút quân, nhưng Mỹ không hủy bỏ các căn cứ quân sự ỏ miền Nam Việt Nam như quy định trong Điều 6 của hiệp định. Mỹ chuyển giao toàn bộ các căn cứ quân sự đó cho quân đội Sài Gòn. Trong một thòi gian ngắn trước khi ký hiệp định, Mỹ đã viện trỢ cho chính quyền Sài Gòn một khối lượng khổng lồ về trang bị vũ khí với 700 máy bay, 400 xe tăng, 2.000.000 tấn vật tư và những viện trỢ khác trị giá khoảng 750 triệu đôla. Mỹ chủ trương hiện đại hoá và tinh nhuệ hoá quân đội Sài Gòn bằng kế hoạch 6 năm (1974-1979) làm cho chúng trở thành đội quân tay sai mạnh nhất của Mỹ. Mỹ cũng chủ trương làm cho kinh tế miền Nam tự lực bớt phụ thuộc viện trỢ Mỹ bằng kế hoạch kinh tế hậu chiến 8 năm (1973-1980), trước 8 mắt phục hồi kinh tế (1973-1974), tiếp đó là phát triển (1975-1976), tiến lên làm cho nền kinh tế của chính quyền Sài Gòn hấp dẫn hơn kinh tê miền Bắc (1977-1980). Cùng với kế hoạch kinh tế, Mỹ và chính quyền Sài Gòn xúc tiến mạnh mẽ kê hoạch chiến tranh 3 năm (1973-1975) nhằm xoá "thê da báo" ở miền Nam, tiêu diệt các lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng miền Nam, xoá bỏ tình trạng hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng hiện có, biến miền Nam Việt Nam thành quốc gia tiếp tục phụ thuộc Mỹ. Ngay sau ngày ký hiệp định, Mỹ đã tăng cường viện trỢ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Năm 1973, Mỹ đưa thêm vào miền Nam 90 máy bay, 100 pháo và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Nhằm chỉ huy và điều hành cuộc chiến tranh cho phù hỢp với tình hình mối, Mỹ đổi tên cơ quan chỉ huy quân sự MACV thành cơ quan Tuỳ viên quốc phòng (DAO). Các cố vấn quân sự Mỹ đều khoác áo dân sự do sứ quán Mỹ điều khiển. Tổ chức và nhân viên tình báo CIA hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức USAID. Hệ thống cố vấn quân sự, hành chính Mỹ gồm 24.000 người, hoạt động trong các cơ quan đầu não của chính quyền và các đơn vỊ quân đội Sài Gòn, ở địa phương và một số ngành. Chúng quyêt định các chủ trương về quân sự, chính trị, kinh tế và các vấn đề về nhân sự của chính quyền Sài Gòn. Thực tế cho thấy cuộc chiến tranh ở miền Nam vẫn tiếp diễn sau khi Hiệp định Pari được ký 9 kết. Đó vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ nhưng không có lính Mỹ. Thực hiện kế hoạch xoá "thế da báo", dưới sự chỉ huy của Mỹ, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ". Gần 60% quân đội Sài Gòn được huy động cho các chiến dịch này. Mục tiêu hàng đầu được Mỹ đặt ra là lấn chiếm các vùng chiến lược quan trọng. Lấn chiếm và bình định đã được nâng lên thành quốc sách của chúng. Ngay trong đêm 27 tháng 1 năm 1973, chúng đưa quân đánh chiếm cảng cửa Việt (Quảng Trị). Trong tháng 2 và tháng 3, chúng đánh chiếm cảng Sa Huỳnh, một sô" vùng ta giải phóng ỏ ven đưòng 1, đường 14, 19, 21 (Tây Nguyên), tam giác Bình Thuận, đường 20 (Nam Trung Bộ), đường 1, 13, 22 (Đông Nam Bộ), nam - bắc quốc lộ 4 (Trung Nam Bộ), Chương Thiện, Bảy Núi (Tây Nam Bộ) và vành đai Sài Gòn. Chỉ trong năm 1973, địch đã mở tới 325.225 vụ hành quân lấn chiếm, hành quân cảnh sát, chiếm lại hầu hết các vùng ta mới giải phóng từ thòi gian trưốc. Đồng thời với các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tăng cưòng chính sách khủng bô" phát xít trong vùng chúng kiểm soát. Thiệu giải tán 26 đảng phái và các tổ chức không ăn cánh; ra lệnh bắn bỏ những ai "kêu gọi nhân dân biểu tình, những ai gây mất trật tự và hô hào kẻ khác theo chủ nghĩa cộng sản"; bắn bỏ bất cứ ai bỏ ngũ; bắt và giam những ngưòi trung lập... 10 Thực tế cho thấy: Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thi hành các điều khoản của Hiệp định Pari. Chúng không hề chấm dứt cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam mà vẫn tiếp tục dưới hình thức mới. Âm mưu cơ bản của Mỹ là tiếp tục duy trì chê độ thực dân mối ở miền Nam. Nhờ viện trỢ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ra sức bắt lính, tăng quân. Cuối năm 1973, số quân chính quy của quân đội Sài Gòn đã lên tới 710.000 tên, cùng với 1.500.000 bảo an, dân vệ được vũ trang đầy đủ. Chúng tăng cường kiểm soát các vùng đồng bằng đông dân, các đô thị, đưòng giao thông chiến lược. Tuy nhiên, quân đội Sài Gòn đã mất hẳn chỗ dựa là đội quân viễn chinh Mỹ. Đã có lúc với hơn 60 vạn quân Mỹ và quân đồng minh tham chiến, nhưng Mỹ đã không xoay chuyển đưỢc tình thế, nay quân Mỹ không còn nữa, một mình quân đội Sài Gòn khó có thể chông đỡ với lực lượng cách mạng. Về phía Mỹ, sau 8 năm sa lầy vào cuộc chiến tranh kéo dài nhất, tô"n kém nhất, đã đến lúc Mỹ không thể tiêp tục một kiểu chiến tranh làm cho nước Mỹ kiệt quệ, khó khăn chồng chất. Từ sau thất bại trong Têt Mậu Thân 1968 và đặc biệt là sau khi ký Hiệp định Pari, Quốc hội và nhân dân Mỷ ngày càng đòi hỏi phải rút hêt quân đội Mỹ về nưốc. Thất bại của cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ giữa Quôc hội và Chính phủ của Mỹ. Quốc hội không cho Chính phủ được 11 quyền tự do hành động chiến tranh như trước. Trong các ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1973, Thượng nghị viện Mỹ bỏ phiếu đòi Chính phủ Mỹ chấm dứt mọi hành động quân sự tại Đông Dương và cấm mọi khoản kinh phí quân sự chi cho Cămpuchia và Lào. Cùng với những khó khăn trong nước, nước Mỹ bối rôi, khó khăn trưốc cao trào dân tộc, dân chủ ở châu Á, châu Phi. Chưa bao giờ đê quốc Mỹ lại bị những đòn tiến công dồn dập, quyết liệt từ nhiều phía, chưa bao giò Mỹ bị khủng hoảng sâu sắc về nhiều mặt như lúc này. Những khó khăn trong và ngoài nước buộc Quốc hội Mỹ phải cắt giảm viện trỢ cho chính quyền Sài Gòn, làm cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngày càng khó khăn. Tháng 9 năm 1974, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn tường trình vối Nguyễn Văn Thiệu: nếu Mỹ viện trỢ 1,4 tỷ đôla, họ sẽ kiểm soát được toàn miền Nam; 1,1 tỷ đôla sẽ mất một nửa Quân khu I (từ Quảng Trị tối Quảng Ngãi); nếu 900 triệu đôla sẽ mất toàn bộ Quân khu I và vài tỉnh Quần khu III; còn nếu chỉ có 750 triệu đôla thì chỉ có thể kiểm soát được một nửa Quân khu III từ Biên Hoà đến đồng bằng sông cử u Long\ Tuy trên thực tế, tình hình diễn ra không hoàn toàn như nhận định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhưng nó 1. Hoàng Văn Thái (Hổi ký), Những năm tháng quyết định, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985, tr. 140. 12 phản ánh một sự thật là sức chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hoà phụ thuộc một phần lớn vào viện trỢ Mỹ. Sau khi Mỹ rút quân, tổng quân sô" địch giảm trên 40%, xe pháo giảm gần một nửa, không quân giảm 2/3, do khó khăn về nhiên liệu, sức cơ động của quân đội Sài Gòn giảm đi 50% (đến tháng 9 năm 1974, đã có 1.000 máy bay không hoạt động được vì thiếu nhiên liệu và phụ tùng). Trong hơn 700.000 lính chính quy, có 150.000 không chiến đấu và 200.000 "quân sô" ma". Trên thực tế, quân chủ lực Sài Gòn chỉ có 13 sư đoàn (khoảng 150.000 quân). Trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát giá cả tăng vọt, nhất là dầu, gạo. Hai triệu người thất nghiệp vì mất thu nhập từ khi quân Mỹ rút đi. Nhằm đôl phó với nạn lạm phát, ngày 7 tháng 3 năm 1973, Thiệu cho ban hành thuế "trị giá gia tăng" (TVA), làm cho giá càng tăng, đòi sông nhân dân thêm khốn đôn, nhất là người dân lao động. Trưốc tình hình đó, ngày 13 tháng 7 năm 1973, hơn 500.000 ngưòi biểu tình đòi bỏ thuế TVA, ngày 9 tháng 8 năm 1973, Thiệu phải nhưỢng bộ, ra quyết định hủy bỏ thuế này trong một số ngành. Khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến đòi sông binh sĩ quân đội Sài Gòn. Thu nhập của gia đình họ dựa vào dịch vụ quân đội Mỹ không còn. Giá gạo tăng, thu hút khoảng 2/3 tiền lương tháng của họ. Tinh thần binh sĩ giảm sút. Vấn dê nhức nhôi thường xuyên của chính quyền Sài Gòn sau khi quân Mỹ rút là làm thế nào để nuôi đưỢc đội quân hơn một triệu người. Chính quyền bị mắc kẹt giữa hai gọng kìm nếu giảm quân 13 sô" thì không bảo đảm nhiệm vụ tiếp tục chiến tranh, nếu không giảm quân sô" thì không có đủ ngân sách như khi còn quân Mỹ. sỉạn đào rã ngũ trong quân đội Sài Gòn và phong trào chông bắt lính trong nhân dân làm cho chúng ngày càng thiếu hụt quân sô". Kế hoạch "chiến tranh diện địa" và "tràn ngập lãnh thổ" làm cho quân đội Sài Gòn phải căng mỏng trên những địa bàn quá rộng, làm giảm sức chiến đấu khi phải đốì phó vối chủ lực cơ động của Quân giải phóng. Những khó khăn về quân sự, kinh tế, chính trị và thất bại trên chiến trường khoét sâu thêm những mâu thuẫn vốn có trong nội bộ quân đội Sài Gòn. Phong trào chông tham nhũng, chống chính sách độc tài, hiếu chiến của Thiệu, đòi Thiệu từ chức; đòi thi hành Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình, thả tù chính trị; đòi công ăn việc làm; cứu đói ngày càng lan rộng trong nhiều tầng lốp và các giáo phái, kể cả một sô" phần tử tay sai Mỹ. Theo quy luật phát triển của chiến tranh, những chỗ yếu của địch được đẩy nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào một yếu tô" rất quan trọng, đó là sức mạnh tổng hỢp của cách mạng, chủ yêu là lực lượng vũ trang cách mạng có nhanh chóng khắc phục được khuyết điểm, tăng cường sức mạnh để đủ sức giáng cho địch những đòn chí mạng hay không. V.I. Lênin đã khẳng định; "Chính phủ cũ là chính 14 phủ, ngay cả trong thời kỳ có những cuộc khủng khoảng, cũng sẽ không bao giờ "đổ" nếu không đẩy nó "ngã"\ Sau những đợt chiến đấu dài ngày trong năm 1972, lực lượng vũ trang của ta bị tiêu hao nhiều, một sô" đơn vị thiếu hụt quân số (chỉ còn 1/3 hoặc 1/2 biên chể). Bộ đội địa phương và dân quân du kích phát triển chậm so với chủ lực. Lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị không theo kịp yêu cầu của đấu tranh vũ trang. Tư tương muốn nghỉ ngơi, mất cảnh giác có biểu hiện gia tăng. Việc bảo đảm vật chất có khó khăn do sự cắt giảm viện trỢ của nước ngoài. Đây là những khó khăn mới của ta sau Hiệp định Pari. Tuy nhiên, điều khẳng định là sau khi Mỹ phải rút khỏi miền Nam, cách mạng miền Nam đứng trưóc tình thế mới. Chính quyền tay sai Sài Gòn có nguy cơ sụp đổ. Quân và dân ta có đủ sức mạnh để đập tan quân đội và chính quyền Sài Gòn. Lực lượng vũ trang đứng vững trên các địa bàn chiến lược và trong thê xen kẽ với địch. Bộ đội chủ lực gồm 13 sư đoàn tại chỗ, đang được củng cô, nâng cao sức mạnh chiến đấu, có khả năng tiêu diệt các binh đoàn lốn quân đội Sài Gòn. Bộ đội địa phương và dân quân du kích tiếp tục phát triển về quân sô", trang bị. Nhân dân vùng bị tạm chiếm đẩy mạnh đấu tranh chông chính sách độc tài, tham nhũng, hiêu chiến của chính quyển Sài Gòn. Cách 1. Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 269. 15 mạng Lào và cách mạng Cămpuchia đang phát triển mạnh mẽ. Trên chiến trường Cămpuchia, sau những thất bại của chiến dịch Toàn thắng tháng 1 năm 1971, Chen la 1, Chen la 2 và ở Xnun, chính quyền Phnôm Pênh đứng trưốc nguy cơ sụp đổ. Ngày 30 tháng 4 năm 1973, các Nghị sĩ Dân chủ tại Hạ nghị viện Mỹ bỏ phiếu cắt kinh phí dùng cho ném bom Cămpuchia. Ngày 19 tháng 5 năm 1973, với tỷ lệ 219 phiếu thuận, 188 phiếu chông, Hạ nghị viện đã bỏ phiếu chấp thuận chủ trương trên. Ngày 6 tháng 7 năm 1973, theo chỉ đạo của Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao chính quyển Lonnon đề nghị "đàm phán ngừng bắn" và "chấm dứt chiến tranh". Đây là dấu hiệu chính quyền Lonnon không kiểm soát được lãnh thổ Cămpuchia và đang có nguy cơ thất bại. Ngày 15 tháng 8 năm 1973, trước sức ép của Quốc hội cắt bỏ chi phí ném bom, Níchxơn buộc phải đơn phương chấm dứt việc ném bom ở Cămpuchia. Quân và dân Cămpuchia tiếp tục tiến công quân đội Lonnon vây ép thủ đô Phnôm Pênh. Tại chiến trường Lào, sau những thắng lợi trong năm 1971 và 1972, tháng 2 năm 1973, Hiệp định Viêng Chăn được ký kết. Hội đồng Chính trị liên hỢp quốíc gia và Chính phủ Liên hiệp lần thứ ba được thành lập. Hai thành phô^ Viêng Chăn và Luôngphabăng được coi là trung lập, có quân đội hai bên đóng giữ. Phát huy thắng lợi của Hiệp định Viêng Chăn, Đảng nhân dân cách mạng Lào phát động phong trào nổi dậy của nhân dân, phong trào ly 16 khai và binh biến trong quân đội phái hữu, giàxlh ưu thế trong Chính phủ Liên hiệp, tiến lên giành quyền làm chủ đất nưốc. Những phát triển mới của cách mạng Cămpuchia và Lào cùng vối thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, hình thành một tình thế cách mạng mới ỏ Đông Dương. Trước nhu cầu bức thiết của lịch sử, đòi hỏi Đảng ta phải giải đáp những vấn đề lốn; Một là, đất nưốc sẽ bước vào hoà bình hay chiến tranh lại tiếp tục? Hai là, trước mắt sẽ là một giai đoạn quá độ hay là giai đoạn cuối của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam? Ba là, phải bắt đầu từ những biện pháp gì để phá âm mưu gây chiến của địch, đưa cách mạng tiến lên? Hoà bình, hoà hỢp dân tộc hay phản công, tiến công chốhg địch lấn chiếm? Ngay sau khi Hiệp định Pari đưỢc ký kết, ngày 28 tháng 1 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra lòi kêu gọi nhân dân cả nưốc, khẳng định cuộc kháng chiến chốhg Mỹ, cứu nưốc đã giành đưỢc thấng lợi rất vẻ vang, oanh liệt. Nhưng phiệt, phát xít, công cụ của chủ nghĩa ngược lại nguyện vọng của dân tộc ta những âm mưu phá hoại hoà bình, ngăn 2 - n t c c ỉ c đ ... các thế lực quân thực dân mới đi vẫn chưa từ bỏ cản con đường đi 17 tối độc lập, tự do của nhân dân ta. Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân cả nước "tăng cưòng đoàn kết đề cao cảnh giác, củng cố những thắng lợi đã giành được, hoàn thành độc lập dân chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình thông nhất nước nhà". Nhận định về triển vọng của đất nước ngay từ trước khi Hiệp định Pari được ký kết, Bộ Chính trị đã dự kiến "tình hình có thể phát triển theo hai khả năng: hoặc giữ đưỢc hoà bình, hoặc chiến tranh trở lại, không thể có ảo tưởng địch sẽ thi hành một cách nghiêm chỉnh, vì chúng rất lo ngại trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn"\ Trong tháng 1, Bộ Chính trị thông qua nghị quyết của Quân ủy Trung ương dự kiến sự phát triển tình hình và xác định nhiệm vụ các lực lượng vũ trang sau khi có hiệp định. Nghị quyết chỉ rõ địch sẽ vi phạm Hiệp định lực lượng vũ trang cần chuẩn bị cuộc tấn công quân sự của địch, đấu tranh đòi chính quyền Sài hiện hiệp định. Pari ở nhiều mức độ, các sẵn sàng đối phó vói các đồng thòi cùng toàn dân Gòn nghiêm chỉnh thực Từ những nhận định trên và dựa vào việc phân tích, đánh giá tình hình thực tê sau khi Hiệp định Pari được ký kết, ngày 3 tháng 2 năm 1973, Hội nghị Thưòng vụ Khu ủy miền Tây Nam Bộ nhận định âm mưu cớ bản của địch là bình định, lấn chiếm, phá hoại Hiệp định Pari. Hội nghị 1. Dự thảo Nghị quyết Bộ Chính trị gửi Trung ương Cục và các Khu cuối tháng 1-1973 (Lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương). 18 đã thống nhất xác định nhiệm vụ của toàn Khu và để nghị vối Trung ương Cục và Trung ương, kiên quyết đánh trả địch, đồng thòi đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tăng cường công tác binh vận, giữ vững thành quả cách mạng, đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Ngày 16 tháng 3 năm 1973, Ban Thường vụ Trung ương Cục cũng nhận định tình hình có hai khả năng phát triển, hoặc địch chịu thi hành hiệp định hoặc chiến tranh sẽ mở rộng. Các địa phương cần dựa vào tình hình thực tê mà chuyển hướng đấu tranh cho phù hỢp. Từ sau khi Hiệp định Pari được ký kết, mặc dù Ban Chấp hành Trung ương Đảng chưa có nghị quyết chính thức về tình hình nhiệm vụ mới, song phương hướng hành động đốì phó với hai khả năng phát triển của cuộc cách mạng ở miền Nam đã phác thảo, con đưòng cách mạng bạo lực vẫn được nhấn mạnh. Tuy ta có dự kiến về khả năng phát triển của tình hình như vậy, nhưng trong diễn biến thực tế ở nước ta lúc này, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ và nhân dân còn đặt hy vọng vào khả năng thi hành hiệp định, vào vai trò của ủy ban giám sát và kiểm soát quốíc tế, ủy ban quân sự liên hiệp, khả năng hoà giải, hoà hỢp dân tộc và chính phủ liên hiệp ba thành phần. Đã xuất hiện những biểu hiện mệt mổí, ẩo tưởng hoà bình, mất cảnh giác. Một số địa phương, đơn vị bị động, địch đánh nơi nào, đối phó nơi đó. Thậm chí "sỢ đánh trả địch là vi phạm Hiệp định, đề ra năm cấm: cấm tiến công địch, cấm đánh quân địch lấn chiếm, 19 cấm vây đồn, cấm pháo kích, cấm xây dựng xã chiến đấu"^ Có nơi rút bỏ các lõm giải phóng, tự mình xoá "thê da báo", rút các đơn vị vũ trang về vùng giải phóng. Đây là một khó khăn do khuyết điểm chủ quan của ta gây ra. Sau này, Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (tháng 7 năm 1973) đã nhận định hiện tượng trên là biểu hiện "lừng chừng, hữu khuynh trong việc đối phó với địch". Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10 năm 1974 kết luận: Lúc đó ta có phần ảo tưởng, chờ đợi, thụ động, thậm chí có nơi rút lui. Hội nghị tháng 1 năm 1975 của Bộ Chính trị nhận xét: lúc đầu một số nơi đã để cho địch lấn tới và ta lâm vào thế bị động. Khó khăn của ta còn ở chỗ, sau cuộc tiến công chiến lược năm 1972, những tổn thất về quân số, về tổ chức, về cơ sở vật chất chưa đưỢc bổ sung, củng cố. Chính những nhận thức ảo tưởng về hoà bình và tình trạng xộc xệch về tổ chức lực lượng làm cho ta không phát huy đưỢc khí thế chiến thắng của cách mạng khi Mỹ rút quân, làm cho ta không đốì phó có hiệu quả vối hành động lấn chiếm, bình định của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Khó khăn đó bắt nguồn từ khuyết điểm của ta chậm phát hiện âm mưu và chính sách gây chiến của địch. Tư tưởng chiến lược tiến công và quan điểm cách mạng bạo lực vì thê không được quán triệt tốt. Hậu quả là trong những tháng đầu năm 1973 địch đã lấn chiếm hầu hết vùng giải phóng 1. Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Nxb Quân đội nhân dân, H. 2000, tr. 62. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan