Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nét đặc thù của tranh sơn mài việt nam...

Tài liệu Nét đặc thù của tranh sơn mài việt nam

.PDF
97
1029
104

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan……………………………………………………………………………i Lời cảm ơn………………………………………………………...……………………ii Mục lục……………………………………………...………………………...………..1 MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….3 1. 2. 3. 4. 5. 6. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………3 Tổng quan tình hình nghiên cứu (Lịch sử vấn đề )…………………………………5 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………..5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..5 Phương pháp nghiên cứu…………………………...……………………………….6 Bố cục luận văn…………………………………………………………...………...6 NỘI DUNG…………………………………………………………………………….8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………………….……8 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài……………………………………….….….8 1.1.1. Khái niệm về sơn mài…………………………………………………...……8 1.1.2. Tranh sơn mài……………………………………...………………………..12 1.1.3. Thuật ngữ đặc thù…………………………………………………………...13 1.2. Lịch sử hình thành tranh sơn mài ở Việt Nam……………………………………16 1.2.1. Nghề sơn cổ truyền………………………………………………………...16 1.2.2. Trường Mỹ thuật Đông Dương và sự hình thành tranh sơn mài Việt Nam..26 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1……………………………………………………………..30 CHƯƠNG 2. NÉT ĐẶC THÙ CỦA NGHỆ THUẬT TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM TIÊU BIỂU……….…..31 2.1. Một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu tranh sơn mài của Trường Mỹ thuật Đông Dương………………………………………………………………………………….31 1 2.2. Tác phẩm tranh sơn mài của một số họa sĩ tiêu biểu Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội ( nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam )…………………….……..41 2.3. Tác phẩm tranh sơn mài của một số họa sĩ tiêu biểu Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế ( nay là Trường Đại học Nghệ thuật Huế )…….……………………………42 2.4. Tác phẩm tranh sơn mài của một số họa sĩ tiêu biểu Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định ( nay là Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ) …..…………………………………………………………………………………….44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2……………………………………………...……………...51 CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM…53 3.1. Phân tích, so sánh, đối chiếu giữa sơn mài Việt Nam và một vài nước Châu Á, Châu Âu……………………………………………………...................……………………53 3.2. Định hướng cho học tập, kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của tranh sơn mài Việt Nam……………………………………….………………….73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3……………………………………………………………..88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………….89 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...………………………………94 CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ…………………………...……………………...…97 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi nói đến Mỹ thuật Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến tranh sơn mài, đó là loại hình nghệ thuật hết sức độc đáo của Việt Nam lấy chất liệu từ cây sơn để tạo tác ra tranh sơn mài từ khi còn là sơn sống được nấu chín trải qua nhiều công đoạn của kỹ thuật làm sơn, và nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong làng mỹ thuật Việt Nam mà còn có vị trí xứng đáng trong lĩnh vực mỹ thuật của thế giới ở thế kỷ XX và cả hiện nay như là một bộ phận văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Đó chính là lý do mà tác giả chọn đề tài nầy hầu muốn đóng góp vào kho tàng Mỹ thuật Việt Nam một loại chất liệu quý để người thưởng ngoạn đến gần và hiểu hơn về sơn mài Việt Nam đồng thời trong Ngành Việt Nam Học, sơn mài là một bộ môn nghệ thuật với nét truyền thống riêng của Việt Nam. Nhìn vào bức tranh sơn mài chúng ta thấy rất rõ tính đặc biệt của nó ở kỹ thuật và chất liệu: vẽ, đắp nổi, pha độn mầu, mài, gắn vỏ trứng, thếp vàng, thếp bạc, gắn vỏ sò, xà cừ…, chỗ mài phẳng, chỗ gồ ghề, chỗ biểu cảm nét, chỗ bộc lộ chất… tạo ra biết bao hiệu quả tạo hình thẩm mỹ bất ngờ. Càng nhìn càng thấy lung linh huyền ảo, nó ẩn chứa sâu kín các tầng tầng, lớp lớp các màu sơn mà khi mài thì hiện lên nhiều mầu sắc óng ả, lộng lẫy, kỳ ảo, nó có chiều sâu của không gian vừa hư vừa thực… 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ( Lịch sử vấn đề ) Với đề tài nầy, tác giả đã tập hợp nhiều nguồn tư liệu mà từ xưa đến nay cũng đã có nhiều người nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu đã viết thành sách như họa sĩ Trần Văn Liêm đã bỏ rất nhiều công sức biên soạn cuốn “ Sơn mài Việt Nam – Lịch sử, 3 Kỹ thuật, Mỹ thuật’’. Trong cuốn sách này ông đã lược qua sự hình thành và phát triển ngành sơn mài của một số nước trên thế giới như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay ở các nước phương Tây như Ba Tư, Pháp, Ý và cả Nga nữa… ông cũng đã dành phần lớn thời gian và công sức cho việc sáng tác tranh sơn mài Việt Nam tại Pháp là nơi ông đang sống và làm việc từ sau năm 1975. Bên cạnh đó cũng có nhiều tài liệu có giá trị như “ Kỷ yếu hội thảo Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam ’’. Tài liệu này đã tổng hợp nhiều tham luận về chuyên ngành của các nghệ nhân, họa sĩ có nhiều năm cống hiến với nghề sơn mài tại hội thảo diễn ra ngày 14/4/ 1999 ở Hà Nội do Viện Mỹ thuật thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức. Các công trình nghiên cứu tổng hợp khác của Nguyễn Quang Phòng trong cuốn sách “Các họa sĩ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương’’ cũng đã góp phần tạo dựng một bức tranh của ngành sơn mài Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật cũng đã có nhiều bài viết trên các tạp chí, đặc biệt là trên Tạp chí Mỹ thuật Việt Nam của Hội Mỹ thuật Việt Nam phát hành đã góp nhiều ý kiến đánh giá về sự phát triển của ngành sơn mài Việt Nam qua các thời kỳ như bài viết “ Sơn mài cổ truyền qua bút pháp hiện đại ” của Lê Hiếu, “ Về khả năng diễn tả của sơn mài Việt Nam” của Lê Kim Mỹ, “ Tranh sơn mài Việt Nam ’’ của Trần Đình Thọ, “ Họa sĩ Nguyễn Gia Trí với sơn mài và nghệ thuật tranh sơn mài của ông” của Trần Thức, “ Nhận diện sơn mài truyền thống Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập” của Họa sĩ Nguyễn Văn Minh, đăng trong tạp chí Mỹ thuật Việt Nam số tháng 9/2008, “Vài suy nghĩ về tính truyền thống trong tranh sơn mài Việt Nam hiện đại ’’của Nguyễn Văn Minh cũng đã đề cập tới sự phát triển tranh sơn mài theo lối hiện đại cần được gắn liền với tính truyền thống của chất liệu dân tộc. Về “ Nghề sơn cổ truyền Việt Nam” là tên cuốn sách của PGS.TS Lê Huyên, trong đó ông đã đề cập tới sự ra đời và hình thành nghề sơn cổ truyền của nước ta với các tư liệu lịch sử, bằng các khám phá 4 qua các cuộc khảo cổ trên các vùng đất ở đồng bằng Bắc bộ đã cho thấy nghề sơn của nước ta đã có lịch sử trên 2000 năm vào khoảng thế kỷ IV hoặc III trước Công nguyên. Về kỹ thuật sơn mài, họa sĩ Phạm Đức Cường là người chuyên sáng tác và giảng dạy khoa sơn mài đã đúc kết 30 năm trong nghề để biên soạn cuốn “ Kỹ thuật sơn mài”. Ông đã mô tả khá chi tiết các công đoạn từ kỹ thuật làm nền vóc sơn mài, kỹ thuật pha chế sơn, kỹ thuật thể hiện màu sắc… Trong từng công đoạn đó ông đã đề cập tới những chi tiết kỹ thuật cụ thể để người đọc có thể nắm bắt được kỹ thuật làm các đồ sơn mài hoặc một bức tranh sơn mài. Như vậy có rất nhiều các tư liệu nghiên cứu về lĩnh vực sơn mài đã được đăng thành ấn phẩm hoặc chỉ là những trao đổi về học thuật giữa các nhà chuyên môn với nhau trong suốt thời gian vài chục năm qua đã cho chúng ta thấy sự quan tâm rất lớn trong giới nghệ thuật về một ngành nghề truyền thống, một nghệ thuật rất đặc thù của dân tộc, của sơn mài, nhưng đặc biệt hơn cả,trong lĩnh vực hội họa Việt Nam người ta nhắc tới với sự quan tâm nhiều nhất đó là tranh sơn mài. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả là người đã từng sáng tác tranh sơn mài nghệ thuật và cũng đã có tham gia các triển lãm cá nhân cũng như các triển lãm chung cùng với các họa sĩ vẽ tranh sơn mài nghệ thuật ở trong nước và cả ở nước ngoài nên rất muốn có những đóng góp những hiểu biết của mình về sáng tác tranh sơn mài nghệ thuật một cách vừa tổng quát, vừa chi tiết, cùng sự đáng quý của chất liệu độc đáo nầy, tác giả coi như đây cũng là nhiệm vụ của một người người nghiên cứu Việt Nam Học nhằm góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của tranh sơn mài Việt Nam, giới thiệu với người Việt Nam hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam thông qua những bức tranh sơn mài, từ đó góp phần giữ gìn các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 Luận văn sẽ giới hạn trong phạm vi sơn mài của lăng kính Việt Nam Học, phân tích sự đặc sắc, cái riêng độc đáo, cái quý báu của người xưa truyền lại với sự chăm chút của những người làm nghề thông qua các tác phẩm hội họa của từng thời kỳ và từng vùng miền chuyên vẽ tranh sơn mài làm đối tượng nghiên cứu, qua đó biết được sơn mài với sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn ta truyền thống từ nguyên liệu tự nhiên. Việc nhận xét, đánh giá các tác phẩm của các nghệ sĩ bậc Thầy trong làng sơn mài Việt Nam cũng như những tác phẩm sơn mài hiện đại cũng được đề cập tới để thấy được tổng thể sự đặc biệt lôi cuốn của tranh sơn mài Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa vào phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu giữa sơn mài Việt Nam và các nước trong khu vực cũng nghư với các nước phương Tây. Tác giả so sánh dựa trên 3 yếu tố cơ bản: chất liệu, kỹ thuật và độ bền. Ngoài ra yếu tố chủ đề trong tác phẩm cũng liên quan đến giá trị truyền thống của một dân tộc mà sự thể hiện qua tác phẩm phản ánh được nền văn hóa của một đất nước… Tác giả cũng dựa vào những kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm trải nghiệm với nghề để có những đánh giá của riêng mình đối với sự phát triển của ngành sơn mài Việt Nam cùng những kiến nghị đến các cấp lãnh đạo đồng thời định hướng cho các thế hệ đi sau theo đuổi sơn mài Việt Nam luôn giữ được tính truyền thống, vinh danh vẻ đẹp sâu lắng tiềm ẩn của chất liệu quý nầy và nghệ thuật tạo hình của phương Tây được hòa quyện vào chất liệu của Việt Nam. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, phần nội dung gồm có 3 chương, mỗi chương đều có tiểu kết, phần cuối luận văn có 29 danh mục tài liệu tham khảo và 4 phụ lục hình ảnh. 6 Phụ lục 1: Hình ảnh một số dụng cụ làm sơn Phụ lục 2: Hình ảnh một số di vật đồ sơn thế kỷ XVII- XIX Phụ lục 3: Tranh sơn mài của các họa sĩ trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế nay là Trường Đại học Nghệ thuật Huế,Trường Quốc Gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định – Sai Gòn nay là Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ lục 4: Một số hàng sơn mài mỹ nghệ của Việt Nam và vài nước Châu Á, Châu Âu. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Những khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Khái niệm về sơn mài Sơn mài khởi thủy chỉ là sơn sống, là nhựa, mủ sơn…được người thợ thủ công mang về lọc, quậy, nấu làm cho sơn chín qua nhiều công đoạn, bắt đầu từ cây sơn. Cây sơn đầu tiên là loại hoang dại, cây sơn ngày nay là cây sơn đã được thuần hóa, trồng trọt và chăm bón, nhựa sơn khai thác chủ yếu là cây sơn được thuần chủng, nó được xếp vào loại cây công nghiệp. Từ nghề sơn là một nghề thủ công xuất hiện trong lòng văn hóa Đông sơn khoảng hơn hai ngàn năm, nghề sơn phát triển mạnh nhằm phục vụ cho tín ngưỡng và trang trí nội thất là chính, từ giữa thế kỷ XX đến nay thì phát triển rất mạnh không những hàng mỹ nghệ mà cả hàng mỹ thuật nữa…[ PL1, H.1,H.2,H.3,H.4 ]. Trong quyển sách“ Sơn mài Việt Nam ’’ xuất bản năm 1995 tại Thành phố HCM của ông Nguyễn Đăng Quang, một nhà kinh doanh hàng sơn mài đã viết: …nếu sơn mài nghệ thuật - một loại hình nghệ thuật đặc sắc của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam thì sơn mài mỹ nghệ là một trong những ngành chiếm vị trí hàng đầu trong các ngành thủ công mỹ nghệ của dân tộc …[ 22,tr.4 ]. Vậy sơn mài là gì ? Sơn là kỹ thuật - Mài là mỹ thuật. Nếu sơn và mài không đi chung với nhau, không thể gọi là sơn mài, đây là hai động từ có tính kết nối hoàn thiện từ lúc chọn cốt mộc rồi công đoạn làm vóc, bó sơn, hom sơn, cho đến vẽ , phủ và mài, nhưng phải mài trong làn nước, mài để thấy độ sâu lắng của mặt tranh lóng lánh trong làn nước, quá trình mài là công đoạn thật kiên trì và đầy cảm hứng nghệ thuật. 8 Cần thấy hết tầm quan trọng của công việc mài sơn trong lao động sáng tạo sơn mài. Xưa, nghề sơn chỉ có sơn, không mài ngoài vẫn tạo được nhiều sản phẩm sơn kể cả dát vàng bạc, xà cừ đẹp bền muôn thuở.Từ những di sản văn hóa còn lại, có hiện vật từ vài nghìn năm trước đã chứng minh được sức bền của sơn nhựa, sơn Ta. Nhưng chỉ có vậy sơn làm được chức năng trang trí thông thường và chỉ quanh quẩn vài ba màu đỏ, đen , vàng cùng với màu vàng, bạc, xà cừ. Nay mài sơn vì cả hai lợi ích: kỹ thuật và mỹ thuật [ 22,tr.21]. Nói về Kỹ thuật thì quan trọng là cái vóc sơn: Từ cốt mộc đi đến nước sơn cuối phải qua từ 8 đến 10 lượt nước sơn sống và chín ,sau mỗi nước sơn đều phải mài qua bằng đá mịn với nước để mặt sơn được phẳng phiu vuông thành sắc cạnh [2,tr.20]. Đồng thời cũng phải hiểu đặc tính của nhựa cây sơn mới làm kỹ thuật tốt được: Nhựa sơn phơi hong ra ngoài khí trời sẽ chuyển từ màu trắng sữa qua nâu tới đen kịt,đóng vẩy cứng lóng lánh, nhựa bị khô như vậy gọi là sơn bị cháy [2,tr.77]. Cùng nhận xét qua sách của Phạm Đức Cường : Ấy là do sự hấp dẫn của chất liệu độc đáo,vừa bền lại vừa đẹp, lộng lẫy vàng son, huỳnh quang rực rỡ đã thu hút các họa sĩ say mê tìm đến nó, ra công nghiên cứu tìm tòi, khai thác mọi khả năng biểu hiện của chất liệu áp dụng vào trong nghệ thuật tạo hình của nước ta… [2, tr.11-12 ]. Khởi đầu sơn chỉ có công dụng bảo quản, làm bóng bẩy đồ dùng sau đó trang trí hoa văn lên cho đẹp mắt và rồi nền tiểu thủ công nghệ sơn mài xuất hiện nhưng phương pháp và kỹ thuật vẫn còn mang nặng tính giữ bí quyết, các thầy chỉ truyền lại cho những học trò ưu tú và tận tâm với thầy, còn gọi là đệ tử ruột.Tuy vậy đôi khi thầy cũng bị mất bí quyết nghề do sự đột phá của các thế hệ học trò. Họa sĩ Trần Văn Cang ( 1924 ) giảng dạy về kỹ thuật sơn mài trường Trang Trí Mỹ thuật Bình Dương đã phát minh ra phương pháp quậy sơn rút ngắn thời gian từ năm 1960 như sau : …từ nhựa thông đâm nhuyễn ra thành bột đem nấu cho chảy ra,chờ nhiệt độ giảm xuống, múc một ít sơn sống đổ vào nồi nhựa thông quậy đều rồi cứ tiếp tục như thế để nhựa thông không thể đặc lại được, sau đó đổ vào chậu sành đựng sơn dưới dàn quậy, tiếp tuc cho đến khi sơn và nhựa thông trộn đều với nhau.Thời gian chỉ khoảng 24 giờ đồng hồ so với trước là khoảng 2 ngày, gần 9 50 giờ, sau nầy người ta dùng động cơ để quậy thay vì dùng tay rất nguy hiểm vì sơn và nhựa đang còn nóng …” [12,tr.59]. Khâu cuối cùng là Mài và đánh bóng thì mới gọi là hoàn tất sản phẩm và được hiểu đầy đủ ý nghĩa hai chữ sơn mài. Mài với đá xanh hoặc giấy nhám nhuyễn trong làn nước sau lớp sơn quang cuối cùng đã ủ thật khô. Khi mài, tay khoát nước, tay mài với hòn đá mịn không làm trầy xước mặt tranh và giữ ý không bị đứt mảng.Đánh bóng bằng bột than và xoa lòng bàn tay lên mặt tranh đến khi thấy mặt tranh bóng lên soi được là tốt. Như vậy hai động từ sơn và mài có tính tương tác chặt chẽ không thể thiếu, tuy định nghĩa đơn giản nhưng các công năng của sơn và mài rất phức tạp bởi lẽ phải qua nhiều công đoạn do tính chất độc lập của sơn Ta, hai từ nầy được phổ biến cho đến ngày nay để phân biệt với đồ sơn, hàng sơn là loại sơn mà không mài, từ đó dẫn đến nghệ thuật vẽ tranh sơn mài rất được mến mộ [ PL1, H.5,H.6,H.7,H.8 ]. Do đó cũng không phải ngẫu nhiên mà sơn mài của Việt Nam được mến mộ và người ta cất công qua nước ta để học cách làm sơn mài và nghệ thuật mài sơn trong làn nước vì sơn mài là một chất liệu đặc sắc của Việt Nam , vì đây là sơn mài được làm bằng sơn Ta không phải là sơn Tây, sơn Ta còn ẩn dấu những tiềm năng kỳ diệu, càng đi sâu tìm tòi thì càng khám phá thêm những điều mới lạ trong tính chất độc đáo của sơn Ta. Ngay cả du học sinh Nhật qua tham quan Việt Nam cũng muốn mua hàng sơn mài Việt Nam về nước làm tặng phẩm mặc dù Nhật Bản cũng là nước có kỹ thuật sơn mài học theo lối sơn Trung Quốc lâu đời rất nổi tiếng, sau nầy rất nhiều người ngoại quốc yêu thích sơn mài Việt Nam đến nước ta để học cách làm sơn mài với chất liệu sơn Ta. Ngay từ những năm 1960,họa sĩ Trung Quốc Thái Khắc Chấn đã qua Việt Nam làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Hà Nội. Ông hiện là Giáo sư Học viện Mỹ thuật Quảng Tây. Ông là người đưa cách làm tranh sơn mài truyền thống Việt Nam trong việc giảng dạy tại Trung Quốc. Trong bức thư gửi người thầy cũ của mình là họa sĩ Hoàng Tích Chù hướng dẫn bộ môn sơn mài, ông đã viết cho người thầy cũ của mình với lời lẽ hết sức cảm động khi được nghe tin tức thầy mình qua một người quen. Cũng nên nói thêm về nghệ thuật sơn mài Bình Dương ở miền Nam trước đây một thời mạnh mẽ với các làng nghề sơn mài như làng Tương Bình Hiệp, xưởng mỹ 10 nghệ sơn mài Thành Lễ, Trần Hà , gần như nhắc đến sơn mài miền Nam thì người ta phải nói đến Bình Dương đã có những tài hoa về sơn mài như Nguyễn Văn Thạnh, Nguyễn Văn Rô, Trương Văn Thanh, Nguyễn Hữu Sang…và ta cũng nên nhớ rằng : Nghệ thuật sơn mài Bình Dương đã để lại những dấu ấn trong di vật đồ sơn ở đình chùa, nhà cổ…, trong các sản phẩm sơn mài ứng dụng đa dạng và phong phú về thể loại,chủng loại…Các sản phẩm nầy đã đóng góp cho xã hội những thành tựu qua hai dạng chế tác : Những nghệ nhân, họa sĩ nổi tiếng nhiều kinh nghiệm, đóng góp những sản phẩm đơn chiếc, nó hoàn toàn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Dạng thứ hai là sản phẩm sơn mài ứng dụng có thể đưa vào sản xuất hàng loạt [15,tr.143]. Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình hình thành gần một thế kỷ thông qua tác phẩm sơn mài đã mở ra một không gian mới, một bộ mặt mới để sơn Ta luôn đi vào lòng quần chúng và chúng ta không quên sự đóng góp lớn lao của các thế hệ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương từ khi phát minh ra thuật ngữ sơn mài đã làm cho bộ mặt sơn mài ngày một sáng rỡ thành công của chất liệu độc đáo hoàn toàn của Việt Nam. Chất liệu sơn Ta với tính đặc thù của nó đã làm rạng danh cho nền hội họa Việt Nam và bằng bài ca lao động sáng tạo giữa nghệ nhân và nghệ sĩ hợp thành tình yêu quê hương đất nước của con người Việt Nam. Khi đồ sơn còn gọi là hàng thủ công mỹ nghệ đã có vị trí đáng tự hào thì sự tìm tòi, khám phá các kỹ thuật dẫn dắt người sáng tác sơn mài vào niềm đam mê để tạo tác các sản phẩm,thành phẩm sơn mài cao cấp, không chỉ là mỹ nghệ hay kỹ nghệ sơn mài mà còn đưa sơn mài lên đỉnh cao của mỹ thuật, đó là tranh sơn mài nghệ thuật. Để được sống với nghề, các làng nghề luôn vận dụng mọi khả năng để sơn mài không bị mai một, họ phải linh động làm hàng thứ cấp để nuôi sống nghề và đồng thời cũng theo phương châm tự sản tự tiêu. Các họa sĩ thì sáng tác cầm chừng vì nguyên vật liệu ngày càng khó kiếm, khách hàng thì thưa vắng, để đảm bảo cuộc sống, họ phải bươn chải, cũng có không ít người chạy theo lợi nhuận làm tiếng tăm của sơn mài bị hoen ố vì sản phẩm không đạt chất lượng. Dù vậy, các họa sĩ, các làng nghề miền Bắc cũng như miền Nam tâm huyết với sơn mài vẫn làm sơn mài theo đúng các công đoạn kỹ thuật vì họ tin rằng chất liệu độc 11 đáo truyền thống dân tộc sẽ có ngày được vực dậy để họ được tự hào là những người làm sơn mài bài bản hầu giữ vững lòng tin cậy nơi khách hàng và người biết thưởng ngoạn sơn mài với niềm tự hào là người Việt Nam của một đất nước có truyền thống nghìn năm văn hiến. 1.1.2 Tranh sơn mài Sơn mài là một chất liệu độc đáo.Những tác phẩm sơn mài là những tác phẩm kỳ diệu. Đó là những nhận xét của công chúng các nước bạn qua những cuộc triển lãm tạo hình của ta tổ chức tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng như khi ta tham gia vào cuộc triển lãm tạo hình của 12 nước xã hội chủ nghĩa lần thứ nhất tại Mát-xcơ-va năm 1959 [23,tr.33-36]. Sự ra đời của tranh sơn mài tuy muộn hơn tranh lụa và khắc gỗ nhưng chính nhờ chất liệu độc đáo của sơn Ta mà nghệ thuật tạo hình được đưa vào tạo nên một luồng gió mới cho sáng tác. Năm 1934, xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế nghiên cứu và thực nghiệm về sơn Ta ngày càng trở nên nghiêm túc và có triển vọng. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chính thức mở xưởng kỹ thuật nghiên cứu sơn Ta, đặt cơ sở cho sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật và cho sự phát triển của tranh sơn mài [26,tr.42]. Trong sách “ Các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương “, họa sĩ Quang Phòng đã viết : Sự kiện quan trọng đặc biệt ở thời kỳ đầu xây dựng nền hội họa hiện đại Việt Nam là sự xuất hiện tranh sơn mài. Từ kỹ thuật sơn ta cổ truyền đến kỹ thuật sơn mài hiện đại là cả một bước ngoặt lớn - đánh dấu kỷ nguyên về một chất liệu mới mang tính đặc thù dân tộc có khả năng áp dụng vào hội họa [21,tr.1416] 12 Tác giả Trần thị Quỳnh Như với đề tài cấp Bộ - Bộ Văn hóa và Du lịch Việt Nam đã viết về Tranh sơn mài tạo hình : Từ nền tảng giá trị truyền thống của nghề sơn được tích lũy ở các nghệ nhân nghề sơn, các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã sáng tạo, dùng làm chất liệu hội họa Việt Nam. Tranh sơn mài tạo hình đã hình thành từ đó và ngày càng phát triển. Tranh sơn mài nghệ thuật Việt Nam mang phẩm chất quý giá; kết hợp nhuần nhụy giữa chất liệu đậm chất Á Đông với thủ pháp tạo hình hiện đại ( học tập cách tạo hình Châu Âu ) để làm nên đặc trưng và tinh hoa của Tranh sơn mài tạo hình Việt Nam mang bản sắc dân tộc Việt Nam [29,http://wwwkhcnmt-bvhttdl.vn/theme/details/347]. 1.1.3 Thuật ngữ đặc thù Là chỉ ra cái riêng, cái độc đáo rất dễ nhận biết như đó là tố chất đặc biệt của một vật thể, tính chất (character) đặc biệt nầy nó bao hàm ý nghĩa rất cụ thể dễ dàng so sánh của vật nầy với vật kia, của ngành học nầy với ngành học khác… Trong mỹ thuật thì thuật ngữ đặc thù sơn mài là một trong những bộ môn có tính truyền thống độc lập, nó đi từ nguyên liệu sơ khai được sơ chế, rồi nấu kỹ với nhiều công đoạn để tự nó phải hoàn thành sứ mệnh từ khâu đầu đến khâu cuối, sứ mệnh đó chính là sản phẩm, thành phẩm cuối cùng là phục vụ cho mỹ thuật. Đặc thù của sơn mài không giống như bất cứ như các loại chất liệu khác là sơn dầu của phương Tây, là lụa của Nhật Bản, là màu nước của Trung Quốc… những chất liệu vay mượn nầy không thể nào sánh với sơn mài của Việt Nam bởi lẽ sơn mài phải tự mình điều khiển độc lập mới được có sự độc đáo như vậy… PGSTS Lê Huyên là một họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật đã viết trong quyển sách : “Nghề sơn cổ truyền Việt Nam “ của ông như sau: Đặc trưng cơ bản nghề sơn thế kỷ XVII – XIX là sự phát triển bản địa, kế thừa và giao lưu cởi mở, là sự hoàn 13 thiện về kỹ thuật,phong phú và đa dạng về loại hình…” [ 5, tr.221] đã cho thấy sự độc đáo của sơn mài Việt Nam từ khi có sơn ta, là thành tựu của chất liệu quý giá nầy với sự hoàn thiện kỹ thuật của sơn từ sự chế biến nhựa sơn đến thành phẩm mà nghệ thuật tạo hình đã được đưa vào trong sáng tác tranh sơn mài. Về sự độc đáo lôi cuốn của tranh sơn mài thì trong cuộc triển lãm 12 nước Liên Xô - Đông Âu năm 1959, tờ báo nghệ thuật Argumenty của Ba Lan viết vào tháng 7/1959 như sau: …những bức tranh có một màu huỳnh quang kỳ lạ…cái đó không thể tìm thấy trong chất liệu nghệ thuật nào, thật là có sức thôi miên … Như vậy chứng tỏ nét riêng đặc sắc của sơn mài Việt Nam đã bộc lộ được cá tính mạnh mẽ độc lập khiến người ta như bị ảo giác hấp dẫn bởi sự lộng lẫy với ánh vàng, ánh bạc, màu sắc của son trai lấp lánh phản chiếu từ chiều sâu không gian của các bức tranh sơn mài … Trong Luận Án Tiến sĩ Nghệ thuật của mình, Nguyễn Văn Minh đã viết: Mọi nền văn hóa nghệ thuật chân chính đều không thể tách rời dân tộc với thời đại. Không nền nghệ thuật nào ngoài những nét riêng, lại không có những nét chung của loài người trong sự đồng cảm và đồng điệu của nó [15,tr.49 ]. Như vậy, ta có thể hiểu được nét riêng của nghệ thuật mà chất liệu thể hiện là tranh sơn mài mang phong cách đặc biệt khiến thế giới ngưỡng mộ. Nguyễn Đăng Quang viết lời tựa quyển sách Sơn mài Việt Nam : Không biết tự bao giờ, khi nhắc đến nghệ thuật Việt Nam, thì một trong những nét đặc thù tiêu biểu đậm nét văn hóa nhất được thế giới quan tâm đến chính là sơn mài [ 22,trang Lời nói đầu]. Sự ngưỡng mộ đó đã được Nhà Phê bình Nguyễn Thuyết Phong – Nghệ sĩ di sản Quốc gia Hoa Kỳ - viết lời tựa cho quyển sách Sơn Mài Việt Nam - Lịch sử, Kỹ thuật, Mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Liêm ở Pháp như sau : Có những tác phẩm đi vào đời sống thường nhật một cách bình dị, không cần phải bàn cãi về giá trị biểu trưng vì khi thoáng xem, nó cũng nói lên một cái gì hết sức Việt Nam rồi. Tôi muốn nói đến nghệ thuật sơn mài Việt Nam, một nghệ 14 thuật tưởng chừng đơn giản nhưng không ngờ sơn mài phải có nhiều thời gian khổ luyện vượt quá tầm hiểu biết của nhiều người trong chúng ta…Thế mới biết những kỳ công trong nghệ thuật truyền thống dân tộc, chính đấy là tác phẩm sơn mài, món ngon tinh thần kỳ diệu của nghệ sĩ Việt Nam [12,tr.7] Tính đặc thù của sơn mài còn do sơn chịu được độ ẩm cao như dùng để quét sơn lên các mặt gỗ tránh mối mọt, bóng bẩy, tăng độ bền, đặc biệt là sơn có tính kết dính và chịu nước nên tranh sơn mài thường được mài trong làn nước. Đây là nhận xét của Nhà Phê bình A.Chikhomiop – Liên xô cũ viết về sự độc đáo của sơn mài trong các cuộc triển lãm hội họa giao lưu tại Liên Xô cũ: Với phương tiện nghệ thuật đặc biệt đó, các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt đến trình độ nghệ thuật tuyệt mỹ muôn màu muôn vẻ. Những bức tranh sơn mài óng ánh như kim loại, như đá quý với màu vàng, màu bạc đã làm ta như thấy ánh trăng lung linh trên cành lá. Đặc thù nầy còn nằm ở chỗ người dân miền núi phía Bắc – vùng thượng du tỉnh Vĩnh Phúc khai thác sơn sống bằng cách lấy mủ sơn của cây sơn trong rừng theo lối thủ công chỉ đáp ứng được nhu cầu gia đình cho sản xuất nhỏ hoặc nhiều lắm thì cũng chỉ đưa nguyên liệu về thành phố để bán. Hơn nữa, việc lấy mủ sơn từ cây sơn cũng gặp phức tạp vì trong mủ cây sơn thiên nhiên có chứa nhiều chất tổng hợp khác nhau chưa phân tích, đặc biệt là chất Acid Acétique, hơi của chất nầy rất độc trong cự ly gần, nó bốc lên làm phù da tay, da mặt, người ta gọi là bị lở sơn hoặc bị sơn ăn, có khi phải bỏ nghề. Các tiền bối có truyền lại cách chữa khi bị sơn ăn như sau: nếu nhẹ thì rửa nước muối loãng, nặng thì dùng lá khế vò nát chà nhẹ, đắp lên chỗ lở sơn hoặc chỗ da bị sưng, vài ngày sau sẽ bớt dần, kiên trì khoảng 1 tuần sẽ hết, quá trình đắp lá khế thì phải tạm ngưng giao tiếp với sơn. Đặc thù sơn mài đã là niềm tự hào của dân tộc vì qua sơn mài, nhiều tác phẩm hội họa đưa nghệ thuật tạo hình của phương Tây vào nhưng mang hơi thở của đất nước con người Việt Nam qua từng thời kỳ được lưu truyền bảo quản như báu vật .Ví dụ là Bức Bình Ngô Đại Cáo của Cố họa sĩ Nguyễn Văn Minh ( 1934-2005 ) đã trưng bày tại Đại sảnh của Dinh Độc Lập thời kỳ Tổng Thống Ngô đình Diệm ( 1966 ) nay là Dinh Thống Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc là Bức Vườn Xuân Trung Nam Bắc của Cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993) cũng được trưng bày tại Dinh Thống Nhất ngày nay. 15 Còn có rất nhiều tác phẩm sơn mài giá trị của các họa sĩ khác như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang, Trần Đình Thọ, Huỳnh Văn Gấm, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Văn Tỵ , Hoàng Tích Chù, Nguyễn Sáng, Phan kế An,Trần đình Thọ, Nguyễn Siên, Nguyễn Văn Rô ,Văn Đen, Trương Văn Thanh…cũng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc được lưu giữ trong các bộ sưu tập của người trong nước và ngoại quốc. Các tác phẩm sơn mài đã tạo ra những đột biến rất lớn trong thể hiện tranh sơn mài bằng sự phá vỡ những bố cục màu sắc và đường nét khuôn thước, giữ lại hương vị dân tộc đậm đà, đưa tác phẩm sơn mài Việt Nam lên hàng thế giới [Ban biên tập Tạp chí Mỹ thuật thời nay số 4, ngày 15/12/1990]. Các tác phẩm sơn mài nầy đều được gần trăm năm tuổi tính theo nhiều thế hệ sáng tác từ khi có Trường Bá nghệ Thủ Dầu Một – Bình Dương ( 1901 ), Trường Trang trí Mỹ nghệ Đồng Nai – Biên Hòa ( 1903 ), Trường Mỹ Nghệ thực hành Gia định ( 1913 ), Trường Quốc Gia Cao đẳng Mỹ thuật Saigon ( 1955 ) và tiêu biểu cho thuật ngữ sơn mài hình thành chính là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – Hà Nội ( 1925 ). 1.2 Lịch sử hình thành tranh sơn mài ở Việt Nam 1.2.1. Nghề sơn cổ truyền Cây sơn là loại cây có ở Việt Nam rất lâu đời, nó mọc rất phổ biến ở các vùng trung du Bắc Bộ, trên các đồi núi, đặc biệt ở tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc thuộc miền Bắc Việt Nam. Cây sơn cho nhựa, nhựa sơn này có rất nhiều tính chất quý nên đã được ông cha ta sử dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày như dùng để hàn, gắn gỗ, tre, nứa, ghép mộng gỗ, trát vào các lỗ hổng trong các hàng làm bằng tre nứa. Do chịu được độ ẩm cao nên người ta quét nhựa sơn lên các đồ gỗ như bàn ghế, tủ, rương hòm để đựng quần áo vừa bóng, đẹp lại vừa tăng độ bền cho gỗ, tránh mối mọt. Nhựa sơn còn được trát lên vỏ của tàu thuyền làm bằng gỗ hay đan bằng tre vì nó có tính kết dính rất cao và chịu nước rất tốt. Với những tính chất quý như vậy nên ông cha ta đã có hẳn một nghề sơn từ rất lâu đời. 16 PGS.TS. Họa sĩ Lê Huyên trong cuốn sách viết về “Nghề sơn cổ truyền ViệtNam” xuất bản năm 2003 tại Hà Nội đã có những nghiên cứu khá sâu về sự ra đời và phát triển nghề sơn cổ truyền của Việt Nam dựa trên các kết quả của các ngành khảo cổ học, dân tộc học và các ngành khoa học khác đã đưa ra một bức tranh khá rõ nét về quá trình lịch sử này, theo đó, chúng ta thấy nghề sơn của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời, từ thế kỷ IV trước Công nguyên. Họa sĩ Đỗ Kỳ Hoàng đã viết về nghề sơn ở Huế như sau : Từ khi trở thành thủ phủ của Đàng Trong, Huế là nơi thu hút nhiều phường thợ giỏi theo chân các Chúa Nguyễn, trong đó có phường thợ sơn…[8,tr.38-41]. Cây sơn Phú Thọ được đưa vào miền Nam –tỉnh Bình Dương là nơi tiêu thụ và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ rất mạnh, là cái nôi của mỹ nghệ sơn mài mà xã Tương Bình Hiệp là một làng nghề có truyền thống làm sơn mài lâu đời nhất. Thời kỳ trước chiến tranh cũng có sự du nhập sơn Nam Vang – Cambodia vào miền Nam Việt Nam và các làng nghề sơn mài cũng đã sử dụng loại sơn nầy thay cho sơn Phú Thọ miền Bắc, chất lượng và độ bóng bẩy tuy có sự chênh lệch nhưng hàng sơn mài Việt Nam thời bấy giờ vẫn ăn nên làm ra, và đã phần nào giải quyết được bài toán thiếu nguyên liệu sơn sống.  Từ sơn ta Năm 1961, cán bộ Viện Bảo tàng Lịch sử đã khai quật mộ cổ Việt Khê, Hải Phòng . Họ đã phát hiện ra một quan tài hình thuyền có kích thước dài 4,75m rộng từ 0,5m – 0,77 m sâu 0,24m – 0,29m; trong quan tài có chứa 100 hiện vật bằng đồng, bao gồm rìu, đục , dao găm, thạp, trống…nhưng đáng chú ý nhất là các hiện vật khác được phủ bằng sơn. Quan tài này được xác định niên đại thế kỷ IV trước Công nguyên. Trong mộ còn phát hiện chiếc mái chèo dài 88cm, được phủ 2 lớp sơn: một lớp màu đen gọi là sơn then, còn lớp màu vàng có thể là hoàng thổ. Ngoài ra còn có một tráp gỗ 17 hình hộp có kích thước; 55cm x 44 cm x 20 cm. Mặt ngoài tráp được sơn 2 lớp mầu đen và trang trí dải hoa văn màu sơn cánh gián hoặc nâu nhạt. Hoa văn vẽ khá tinh tế và điêu luyện. Các hiện vật khác bằng đồng, cán bằng gỗ cũng được phủ sơn …[5,tr.23]. Năm 1969 các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều hiện vật đồ sơn trong các ngôi mộ khác ở xã Vinh Quang, huyện Hoài Đức, Hà Tây cũ, ngôi mộ thuyền La Đôi ở Hải Hưng. Năm 1972, khi khai quật mộ cổ ở Đông Dù, xã Đông Sơn huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, người ta đã có một phát hiện bất ngờ và quan trọng nhất là thấy các dụng cụ đồ nghề làm sơn gồm bát dùng để đựng hoặc ngả sơn chín, cái mỏ vầy bằng gỗ sơn cánh gián,và một số mảnh ván gỗ mà đem ráp lại theo mộng có sẵn ta thấy giống cái bàn vặn sơn hiện nay. Theo phong tục cổ truyền người ta thường chôn người chết cùng với các vật dụng tuỳ thân của người đó khi còn sống [PL2, H.1]. Các đồ sơn thời kỳ này thể hiện rất rõ tính bản địa của nó như sử dụng 2 mầu: đen và đỏ, việc tạo cốt chủ yếu là gỗ, đồ án trang trí là những hình tròn đồng tâm, các điểm hoa văn hoa cúc, hình hạnh nhân rất đặc trưng trong hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn. Các đồ sơn từ thế kỷ thứ IV trước CN cho đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên, chủ yếu dùng để làm đồ tuỳ táng, từ thế kỷ X trở về sau người ta dùng sơn để sơn quan tài.Với các di vật khai quật được ở trên, các nhà khoa học đã thống nhất xác định nghề sơn của các cư dân Việt xưa đã có trên hai ngàn năm [28,tr.149-150]. Trải qua ngàn năm đô hộ của phong kiến Trung Hoa, dân tộc Việt Nam đã bước vào thời kỳ độc lập với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại: một võ tướng của vua Đinh Bộ Lĩnh là Trần Ứng Long đã cho người dùng nhựa cây sơn trộn với đất bột để trát vào các khe hở của thuyền, không cho nước lọt vào, nhờ vậy mà chuyển được quân sang sông an toàn để đánh giặc. 18  Đến hàng mỹ nghệ sơn mài Giai đoạn hưng thịnh của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ qua các thời kỳ Lý (1010-1225 ), Trần ( 1226- 1420 ), Lê Sơ (1427-1525 ) cùng với sự thâm nhập và lan rộng của Phật giáo như là một Quốc Đạo, nên đền chùa miếu mạo được xây dựng ở khắp nơi nhất là các vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ, cùng với nó, các đình làng, các cung điện cũng được xây dựng rất nhiều. Đi cùng với việc xây dựng như vậy thì toàn bộ việc trang trí nội thất bên trong các công trình đó là một khối lượng rất lớn các pho tượng, các đồ tế lễ, các bàn thờ, các hoành phi câu đối v.v… đã được sản xuất ra dưới bàn tay của các nghệ nhân thời bấy giờ. Nghề mộc, nghề tiện, nghề chạm khắc và đặc biệt nghề sơn đã phát triển một bước rất dài. Ngay từ đầu triều Lý, vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng kinh thành Thăng Long với quy mô lớn, nhiều kiến trúc chạm trổ trang trí rất khéo léo, bao gồm cung điện 4 tầng sơn son, cột vẽ rồng phượng,tiên nữ lộng lẫy, đài tạ lợp ngói bạc, chùa có cấu trúc kỳ lạ và tháp cao ngút trời. Tuy vậy đồ sơn trong thời kỳ này chỉ hạn chế khuôn mẫu trong một số loại hình được quy định rất chặt chẽ. Sắc lệnh thời Trần ghi rõ: Đồ sơn không được bịt vàng sơn son… Từ Tôn Thất đến quan Ngũ Phẩm đều được dùng kiệu, dùng ngựa và võng. Tôn Thất thì dùng kiệu hình phượng sơn son, quan Tướng Quốc thì dùng kiệu hình chim anh vũ sơn then (đen). Màu sơn trên một số đồ vật cũng mang ý nghĩa đẳng cấp, thân phận những người dùng nó. Vua coi triều thì ngồi ỷ sơn son, những thứ như áo giáp, mũ trụ để tăng thêm uy nghi cho quân lính túc trực, bảo vệ thì phải sơn màu đỏ. Theo nhiều tài liệu, đời Lê Nhân Tông (1443- 1460 ), người được tôn là bậc Thầy đầu tiên của nghề sơn là cụ Trần Lư, quê ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, Hà Nội. Cụ đã 2 lần đi sứ sang Trung Quốc để học thêm kỹ thuật dát vàng bạc về phổ biến cho dân làng, nâng cao hơn kỹ thuật làm đồ sơn. Các học trò của cụ đã lập các phường thợ ở khắp nơi để làm nghề. Cụ được phong hiệu là Trần Thượng Công và có đền thờ ở đình làng tại quê nhà. 19 Trong giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII, sự định hình các thiết chế chính trị, văn hóa của làng, đình, chùa, nhà dân đã có những quy định rõ. Ngôi đình của làng có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân. Đình làng là nơi thờ Thánh Hoàng làng, cơ quan hành chính, hội hè của làng xã. Ở giai đoạn trước, chùa là đối tượng thờ chính, thì nay ngoài chùa còn có đình làng, nhà thờ họ, thờ ngành nghề, đền, miếu mọc lên khắp nơi. Nghề sơn lại càng phát triển, nghề sơn cổ truyền lại càng gần gũi với đời sống nhân dân và để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong các tượng thờ như: tượng chân dung Hoàng Thái Hậu ở chùa Trà Phương, Tượng Bà Phật Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp với sơn son thếp vàng rực rỡ như có hào quang toả sáng xung quanh. Các chùa Hạ ( Vĩnh Phúc ), chùa Dâu ở Hà Bắc… cũng có những bức tượng và nhiều đồ thờ rất hoành tráng và được sơn phủ rất tinh vi, lộng lẫy [ PL2, H.2,H.3,H.4,H.5 ]. Ngoài ra, đồ sơn lúc này không chỉ được những tầng lớp trên sử dụng như là biểu tượng của ngôi vị thiên tử của mình mà nó còn được người dân đón nhận như một sự thưởng thức cái đẹp, cái cao sang và bền chắc như câu tục ngữ “ đẹp vàng son, ngon mật mỡ ”. Nghề sơn đã được trọng dụng và phát triển rộng khắp các xứ Đông, Nam, Đoài , Bắc. Xứ Đông có làng Hà Cầu ( Hải Phòng ), nổi tiếng với hai nghề sơn và tạc tượng. Xứ Bắc có làng Bình Bảng ( Bắc Ninh). Xứ Nam có làng sơn quang Cát Đằng (Nam Định), Xứ Đoài có các làng nghề sơn Chương Mỹ, Bối Khê, Bình Vọng, Hạ Thái ( Hà Tây cũ ). Các thợ giỏi được triều đình phong kiến thu nạp vào làm trong các cung điện phục vụ việc trang trí các phòng ốc của các cung điện. Một số khác họ lập thành từng nhóm tự tìm đến các đền đài, chùa chiền để tô đắp tượng Phật, sơn son thếp vàng các đồ thờ, kiệu võng…hoặc đến các gia đình giàu có nhận làm các bức hoành phi, câu đối, tràng kỷ, ngai thờ, mâm bồng, chân nến … Số thợ này ngày càng trưởng thành và phát 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan