Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nền tảng phát triển doanh nghiệp nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần ngân...

Tài liệu Nền tảng phát triển doanh nghiệp nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần ngân sơn.

.PDF
95
343
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGHIÊM THẾ VINH NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGHIÊM THẾ VINH NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn đƣợc hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Hoàng Văn Hải. Các số liệu và kết quả có đƣợc trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn Nghiêm Thế Vinh LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại Công ty cổ phần Ngân Sơn”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức rất thiết thực trong suốt quá trình học tập, giúp tôi tiếp cận tƣ duy khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công việc của mình. Xin chân thành cảm ơn giảng viên hƣớng dẫn thực hiện luận văn – Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Hoàng Văn Hải. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn của mình, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình, nghiêm túc, và khoa học của Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Hoàng Văn Hải, tôi đã đƣợc trang bị và củng cố thêm những kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học bổ ích. Xin chân thành cảm ơn, các cán bộ, đồng nghiệp tại Công ty cổ phần Ngân Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn những ngƣời thân xung quanh tôi đã luôn gần gũi động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn nghiên cứu. Hà Nội, ngày......tháng …… năm 2016 Học viên Nghiêm Thế Vinh MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ...................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 4 1.2. Bản chất nền tảng phát triển doanh nghiệp .......................................................... 6 1.3. Nội dung nền tảng phát triển doanh nghiệp ....................................................... 15 1.3.1. Chiến lược phát triển ..................................................................................15 1.3.2. Nguồn lực phát triển ...................................................................................19 1.3.3. Tinh thần doanh nghiệp ..............................................................................21 1.3.4. Quản trị doanh nghiệp ................................................................................26 1.4. Các nhân tố tác động đến nền tảng phát triển doanh nghiệp ............................. 29 1.4.1. Yếu tố vĩ mô .................................................................................................29 1.4.2. Yếu tố ngành ................................................................................................33 1.4.3. Yếu tố doanh nhân .......................................................................................33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 37 2.1.1 Phương pháp và phạm vi nội dung nghiên cứu ...........................................37 2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu ....................................................................37 2.1.3. Phương pháp và công cụ phân tích .............................................................38 2.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 39 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN ..............40 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN................................................................40 3.1. Tổng quan chung về Công ty cổ phần Ngân Sơn .............................................. 40 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Ngân Sơn .........................................40 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Ngân Sơn ..........41 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ ......................................................43 3.1.4. Quy trình công nghệ, sản phẩm chính của Công ty ....................................46 3.1.5. Sứ mệnh .......................................................................................................47 3.1.6. Tầm nhìn ......................................................................................................47 3.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, giai đoạn 2012-2014 ...............48 3.2. Chiến lƣợc phát triển của Ngân Sơn .................................................................. 49 3.3. Nguồn lực phát triển của Ngân Sơn ................................................................... 53 3.4. Tinh thần doanh nghiệp Ngân Sơn..................................................................... 59 3.5. Quản trị doanh nghiệp của Ngân Sơn ................................................................ 61 3.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nền tảng phát triển của Ngân Sơn ........................... 64 3.6.1. Yếu tố vĩ mô .................................................................................................64 3.6.2. Yếu tố ngành ................................................................................................65 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƢỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................70 NHẰM HOÀN THIỆN NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN ...............................................70 CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN .........................................................................70 4.1. Giải pháp định hƣớng về xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc phát triển ........... 70 4.2. Giải pháp định hƣớng phát triển nguồn lực ....................................................... 72 4.3. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện văn hóa, tinh thần doanh nghiệp ................ 77 4.4. Giải pháp về quản trị Công ty, lãnh đạo và tạo động lực................................... 78 KẾT LUẬN ...............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 3 DN Doanh nghiệp 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 Ngân Sơn Công ty cổ phần Ngân Sơn 6 R&D Nghiên cứu và phát triển 7 SCTC Sơ chế tách cọng 8 SP Sản phẩm 9 Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 VCĐ Vốn cố định 11 VLĐ Vốn lƣu động 12 Vốn CSH Vốn chủ sở hữu i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2012-2014 46 2 Bảng 3.2 So sánh kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2012-2014 với kế hoạch 50 3 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát về chiến lƣợc phát triển 51 4 Bảng 3.4 Nguồn nhân lực hiện nay của Ngân Sơn 52 5 Bảng 3.5 Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2012-2014 55 6 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát về nguồn lực phát triển 56 7 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát về tinh thần doanh nghiệp 59 8 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát về quản trị doanh nghiệp 61 9 Bảng 4.1 Chiến lƣợc đào tạo phát triển nguồn nhân lực 73 ii DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Bốn mô hình về phát triển doanh nghiệp ở cấp độ tổ chức 10 2 Hình 1.2 Các trụ cột của nền tảng phát triển doanh nghiệp 13 3 Hình 1.3 Vai trò của tinh thần doanh nghiệp 21 4 Hình 1.4 Biểu hiện đặc trƣng của tinh thần doanh nghiệp 22 5 Hình 1.5 Ba khía cạnh của tính mới 23 6 Hình 3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Ngân Sơn 41 7 Hình 3.2 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá tại Ngân Sơn 44 8 Hình 3.3 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá tại Ngân Sơn 45 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Về tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những năm gần đây thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế thông qua sự gia tăng về số thuế đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc, tạo việc làm… Các doanh nghiệp này có sự năng động nhƣng thiếu nền tảng vững chắc về phát triển doanh nghiệp, chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp chƣa đƣợc coi trọng, dẫn đến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trƣớc áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nội bộ Ngành và từ áp lực bên ngoài khi Việt Nam tham gia sâu rộng vào “sân chơi quốc tế” về sản xuất kinh doanh. Để vững vàng và tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải tự xem xét, đánh giá lại chính mình để có hƣớng đi, ổn định và phát triển phù hợp với tình hình mới. Để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ này, các doanh nghiệp trƣớc hết phải có một nền tảng phát triển doanh nghiệp vững chắc đƣợc cụ thể hóa thông qua 4 nội dung sau: chiến lƣợc, nguồn lực, tinh thần và quản trị doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững của mình. Công ty Cổ phần Ngân Sơn tiền thân là một công ty nhà nƣớc, thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đƣợc cổ phần hóa theo Quyết định số 968/CNNTCLĐ của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp Nhẹ và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về việc "Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nƣớc, đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế". Trải qua trên 20 năm xây dựng và phát triển, qua 2 lần chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động. Công ty Cổ phần Ngân Sơn đã từng bƣớc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trƣởng và phát triển của Công ty cổ phần Ngân Sơn vẫn còn mang nhiều dấu ấn là doanh nghiệp nhà nƣớc. Sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua tăng trƣởng không đồng đều và thiếu bền vững. Chính vì vậy, tôi quyết 1 định chọn đề tài “Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại Công ty cổ phần Ngân Sơn” nhằm phân tích, đánh giá về nền tảng phát triển của doanh nghiệp, qua đó đƣa ra các giải pháp góp phần vào việc cải thiện, nâng cao năng lực quản trị, và giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Ngân Sơn nói riêng phát triển bền vững.  Câu hỏi đặt ra với vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ đề tài của luận văn, câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn là : "Công ty Cổ phần Ngân Sơn hoàn thiện nền tảng phát triển doanh nghiệp của mình nhƣ thế nào ?” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của Luận văn là đề xuất đƣợc các giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện nền tảng phát triển của Công ty cổ phần Ngân Sơn, từ đó có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Ngân Sơn nói riêng nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích đặt ra, Luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Hệ thống hoá những nội dung lý luận về nền tảng phát triển doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng nền tảng phát triển doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Ngân Sơn thông qua 4 nội dung: Chiến lƣợc, nguồn lực, tinh thần và quản trị doanh nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện nền tảng phát triển của Công ty cổ phần Ngân Sơn 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu chính của Luận văn là nền tảng phát triển doanh nghiệp với bốn trụ cột chính, đó là: Chiến lƣợc phát triển, nguồn lực phát triển, tinh thần doanh nghiệp, quản trị. - Phạm vi nghiên cứu: 2  Về không gian: Công ty cổ phần Ngân Sơn và các chi nhánh, Xí nghiệp chế biến trực thuộc Công ty.  Về thời gian: Giải pháp và khuyến nghị cho Công ty cổ phần Ngân Sơn hƣớng đến 2020. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn giúp hệ thống hóa các lý luận cơ bản về Nền tảng phát triển doanh nghiệp, làm rõ vai trò, các yếu tố trụ cột của Nền tảng Phát triển doanh nghiệp. Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá nền tảng phát triển doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Ngân Sơn, tìm ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp, định hƣớng và khuyến nghị phát triển của Công ty cổ phần Ngân Sơn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận chung về nền tảng phát triển doanh nghiệp Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích và đánh giá nền tảng phát triển doanh nghiệp của Công ty cổ phần Ngân Sơn Chƣơng 4: Giải pháp, định hƣớng và khuyến nghị nhằm hoàn thiện nền tảng phát triển Công ty cổ phần Ngân Sơn. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nền tảng phát triển doanh nghiệp, ở góc độ nghiên cứu quốc tế, đã có nhiều công trình đã đề cập đến. Baker Ted, Gedajlovic Eric and Lubatkin Michael (2005) đã nghiên cứu các khung phân tích trƣớc đây về tinh thần và nền tảng phát triển doanh nghiệp và phát hiện ra rằng chƣa có tiêu chí và khung đánh giá thống nhất về nền tảng phát triển doanh nghiệp. Các tác giả này sau đó đã đề xuất khung nghiên cứu so sánh và đánh giá tinh thần và nền tảng phát triển doanh nghiệp xuyên quốc gia trong đó đề cao vai trò của động cơ cá nhân ảnh hƣởng đến các quyết định khởi nghiệp. Lumpkin and Dess Gregory (1996) thực hiện nghiên cứu và chia các dạng định hƣớng khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp thành các nhóm khác nhau và cho rằng các định hƣớng này có tác động khác nhau đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, hai tác giả cho rằng có 5 định hƣớng khởi nghiệp khác nhau bao gồm định hƣớng tự chủ, định hƣớng đổi mới, định hƣớng ƣa mạo hiểm, định hƣớng tiên phong, và định hƣớng cạnh tranh chủ động. Các định hƣớng này mạnh yếu hay hiệu quả phụ thuộc vào yếu tố môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh. Không giống nhƣ 2 nhóm tác giả trƣớc nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất mô hình về nền tảng phát triển doanh nghiệp, Stopford John and Baden-Fuller Charles (1994) thực hiện nghiên cứu thực chứng tại 10 doanh nghiệp châu Âu trong 4 ngành công nghiệp khác nhau đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tinh thần khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tất cả các công ty xây dựng hoặc cố gắng để xây dựng các thuộc tính của tinh thần doanh nghiệp trong một thời gian nhiều năm chứ không phải qua một sự kiện duy nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng đã nội hóa các yếu tố môi trƣờng kinh doanh và phối hợp các nguồn lực một cách sáng tạo để có thể cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển. 4 Tại Việt Nam, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo động lực, khuyến khích sự phát triển của ngƣời Việt Nam khởi nghiệp (starup). Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, tính đến tháng 12/2014, toàn quốc có 401.224 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 32.380 đơn vị (tăng 8,8%) so với cùng kỳ 2013. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng không ít. Số liệu cho chúng ta thấy cần phải phát triển nghiên cứu về nền tảng phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Việt Nam về chủ đề nền tảng phát triển doanh nghiệp chƣa nhiều và mang tính hệ thống. Các nghiên cứu gần đây về doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào tinh thần doanh nghiệp và khởi nghiệp kinh doanh. Hoàng Văn Hải và cộng sự (2012) trong cuốn "Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập" cho rằng các yếu tố cấu thành tinh thần doanh nghiệp Việt Nam bao gồm ba khía cạnh cơ bản đó là triết lý kinh doanh, bản lĩnh nhà quản trị và động cơ kinh doanh. Nhóm tác giả cũng chỉ ra các biểu hiện đặc trƣng của tinh thần doanh nghiệp Việt Nam, đó là nỗ lực học hỏi công nghệ mới, ý thức chủ động trong kinh doanh hay tìm kiếm thị trƣờng mới. Trong khi đó, Đinh Việt Hòa (2012) ở sách tham khảo: "Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh – Trái tim của một doanh nhân" cũng đã luận bàn về khởi nghiệp kinh doanh thông qua việc tìm hiểu lịch sử khởi nghiệp kinh doanh, bản chất doanh nhân khởi nghiệp, ƣớc mơ của ngƣời làm chủ doanh nghiệp, và vai trò của khởi nghiệp đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Nguyễn Ngọc Thắng (2012) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh trong thời gian qua với việc gia tăng cả về lƣợng và chất. Đóng vai trò trụ cột trong kinh tế địa phƣơng vì doanh nghiệp lớn thƣờng đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc thì doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và là ngƣời đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lƣợng và tạo việc làm cho địa phƣơng. Bên cạnh đó giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế thông qua việc trở thành các nhà cung cấp, thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế. Trong tƣơng lai các doanh nghiệp này sẽ làm cho nền kinh tế năng 5 động hơn và góp phần vào việc tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đƣợc tiếp cận đào tạo bài bản về khoa học quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng chƣa tập trung vào những nền tảng của mình để phát triển doanh nghiệp (Phạm Minh Chính, Vƣơng Quân Hoàng, 2009). Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau về nền tảng phát triển doanh nghiệp nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu tập trung, đầy đủ về vấn đề đổi mới, phát triển doanh nghiệp tại một doanh nghiệp cụ thể. 1.2. Bản chất nền tảng phát triển doanh nghiệp Trong bối cảnh mới của công nghệ thông tin và số hóa, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng theo kịp nhau về công nghệ, chất lƣợng sản phẩm sẽ không còn nhiều khoảng cách. Các lý thuyết về cạnh tranh đều nhấn mạnh khái niệm năng lực khác biệt nhƣ là nguồn gốc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Cái đƣợc gọi là “năng lực khác biệt” cần phải có bốn đặc điểm: tạo ra giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế. Trong đó giá trị cốt lõi tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp chính là “hiếm” và “khó bắt chƣớc”. Cuộc chiến về giá giữa các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ có hồi kết. Nhìn lạị, cái tạo ra sự khác biệt giữa các đối thủ chính là năng lực con ngƣời đƣợc gắn kết và thúc đẩy bằng tinh thần doanh nghiệp. Đó là thứ hiếm và khó bắt chƣớc nhất (Hoàng Văn Hải và cộng sự (2012)) Để có đƣợc tinh thần doanh nghiệp nhƣ vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nền tảng phát triển vững chắc của mình. Phát triển doanh nghiệp (entrepreneurship) là một hiện tƣợng (phenomenon) kinh tế-xã hội khách quan và có từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Về mặt ngôn ngữ học, khái niệm này đƣợc dùng chính thức từ thế kỷ 18 bởi nhà kinh tế học ngƣời Pháp là Richard Cantillon (Lumpkin et al., 1996) và có nguồn gốc từ tiếng Pháp: từ entrepreneur (doanh nhân) bắt nguồn từ hai từ entre (hay between trong tiếng Anh) nghĩa là sự lựa chọn giữa nhiều phƣơng án hành động khác nhau và từ prendre (hay to take trong tiếng Anh) nghĩa là nắm bắt. Gộp chung hai từ đó lại, từ 6 doanh nhân (entrepreneur) đƣợc dùng để nói về những ngƣời đảm nhận hay dám chịu trách nhiệm về những rủi ro giữa ngƣời mua và ngƣời bán, hay là những ngƣời thực hiện những nhiệm vụ có nhiều rủi ro nhƣ khởi sự một hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở này, phát triển doanh nghiệp (entrepreneurship) đƣợc định nghĩa nhƣ là quá trình các cá nhân theo đuổi các cơ hội phát triển kinh doanh (entrepreneurial opportunities) mà không bận tâm nhiều về các nguồn lực mà họ đang kiểm soát (Barringer et al., 2012). Cơ hội phát triển kinh doanh (entrepreneurial opportunities) là những tình huống mà những sản phẩm, dịch vụ có thể đƣợc thực hiện và bán cao hơn giá thành sản xuất. Cơ hội phát triển kinh doanh khác với cơ hội kinh doanh thông thƣờng (other opportunities for profit) ở chỗ nó đòi hỏi phải có sự tìm kiếm một những mối quan hệ phƣơng tiện-mục đích mới (new meansends relationship), trong khi các cơ hội kinh doanh thông thƣờng chỉ hàm ý việc tối ƣu hóa các khuôn khổ phƣơng tiện-mục đích hiện có. Cơ hội phát triển kinh doanh có thể tồn tại dƣới nhiều hình thức bao gồm cả ở thị trƣờng sản phẩm, yếu tố, nguyên vật liệu. Sở dĩ có cơ hội phát triển kinh doanh chủ yếu là do các thành viên trong xã hội có mức độ tin tƣởng khác nhau về giá trị tƣơng đối của các nguồn lực, dựa trên tiềm năng chuyển đổi chúng thành các trạng thái (hay sản phẩm, dịch vụ) khác nhau (Shane et al., 2000). Cơ hội phát triển kinh doanh tồn tại một cách khách quan nhƣng quá trình nhận biết nó lại mang tính chủ quan. Tại sao, khi nào và nhƣ thế nào mà một hay một nhóm các cá nhân lại nhận biết đƣợc một cơ hội phát triển kinh doanh mà không phải là một cá nhân hay một nhóm các cá nhân khác? Các cá nhân khác nhau về khả năng nhận biết cơ hội phát triển kinh doanh chủ yếu bởi hai nguyên nhân: (i) Thông tin mà cá nhân đã sở hữu trƣớc đó về các nguồn lực, công nghệ, thị trƣờng, chính sách, v.v. tạo cho mỗi cá nhân những nền tảng để tiếp nhận thông tin mới, xem xét giá trị của nó và tìm ra cơ hội phát triển kinh doanh. Thông thƣờng, thông tin càng chuyên biệt (chuyên sâu, cụ thể) thì càng có ích hơn cho hành động; (ii) Khả năng về nhận thức về mối quan hệ mới giữa phƣơng tiện – mục đích, nói cách khác là khả năng nhìn thấy cơ hội thƣơng mại hóa các cơ hội phát triển kinh doanh, 7 của mỗi cá nhân là khác nhau. Một số nghiên cứu đã có chỉ ra rằng các cá nhân có khả năng nhận biết cơ hội phát triển kinh doanh trong những tình huống mà ngƣời khác nhìn nhận chúng là rủi ro, nhìn nhận tình huống thực tế và ít hành động theo quán tính hơn (Shane et al., 2000). Sau khi nhận biết đƣợc cơ hội phát triển kinh doanh, việc quyết định có khai thác cơ hội kinh doanh đó hay không cũng là một vấn đề có tính quyết định. Các nghiên cứu đã có chỉ rằng điều này chịu ảnh hƣởng bởi nhóm yếu tố là đặc điểm của cơ hội phát triển kinh doanh, đặc điểm cá nhân hoặc nhóm các cá nhân và đặc điểm môi trƣờng (Lumpkin et al., 1996; Shane et al., 2000). Các cơ hội phát triển kinh doanh có giá trị kì vọng cao hơn sẽ có xu hƣớng đƣợc quyết định khai thác nhiều hơn. Đó thƣờng là các cơ hội có thị trƣờng lớn, lợi nhuận biên cao, chu kỳ công nghệ còn mới, mức độ cạnh tranh ở mức trung bình, chi phí vốn thấp, khả năng học hỏi từ các doanh nghiệp khác là khả thi. Những cá nhân có tiềm lực về vốn, quan hệ xã hội, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tƣơng tự hoặc có liên quan, một số đặc điểm tâm lý nhƣ chấp nhận rủi ro, mức độ lạc quan, khả năng tự kiểm soát có xu hƣớng tham gia vào khai thác các cơ hội phát triển kinh doanh nhiều hơn (Shane et al., 2000). Trong khi đó, môi trƣờng (kinh tế, xã hội, chính trị- pháp luật và công nghệ) có các đặc điểm nhƣ mức độ tinh xảo kỹ thuật cao, năng động, cạnh tranh cao, ngành nghề mới phát triển thƣờng thu hút đƣợc các cá nhân quyết định phát triển cơ hội kinh doanh nhiều hơn (Covin et al., 1991; Lumpkin et al., 1996). Hoạt động phát triển doanh nghiệp căn bản chính là việc đƣa ra hàng hóa (sản phẩm và/hoặc dịch vụ) mới vào thị trƣờng mới hoặc thị trƣờng đã có (Barringer et al., 2012; Lumpkin et al., 1996). Nói cách khác, đó là việc chuyển hóa các cơ hội phát triển kinh doanh thành các dự án kinh doanh mới với sản phẩm mới đƣợc cung cấp ra thị trƣờng (new entry, new business hay new venture). Về mặt tổ chức, các cá nhân có thể thực hiện điều này thông qua việc thành lập doanh nghiệp mới (start-up) hoặc thông qua doanh nghiệp hiện có mà họ đang làm việc (corporate entrepreneurship hay intrapreneurship). Trong trƣờng hợp thứ nhất, các cá nhân có thể tự mình hoặc thành lập doanh nghiệp mới hoặc cùng những ngƣời 8 khác xây dựng một nhóm những ngƣời cùng theo đuổi cơ hội phát triển kinh doanh (team of entrepreneur) để thành lập doanh nghiệp mới (Barringer et al., 2012). Trong trƣờng hợp thứ hai, các cá nhân theo đuổi các cơ hội phát triển kinh doanh theo yêu cầu và vì lợi ích của tổ chức (doanh nghiệp) mà họ đang làm việc. Các nghiên cứu đã có chỉ ra rằng việc quyết định hình thức tổ chức nào để khai thác cơ hội phát triển kinh doanh chịu ảnh hƣởng bởi ba nhóm yếu tố chính là bản chất của tổ chức ngành, cơ hội và chế độ phân phối lợi nhuận. Theo đó, các cá nhân có xu hƣớng lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp mới nhiều hơn khi: thị trƣờng vốn đảm bảo tốt hơn quyền sở hữu của ngƣời vay vốn; các cơ hội phát triển kinh doanh khó triển khai trong các tổ chức có sẵn vì thiếu động lực hoặc khó đoán định hơn; những ngành có ít rào cản gia nhập thị trƣờng, lợi thế về kinh tế quy mô, ngƣời đi trƣớc và kinh nghiệm không quá lớn (Shane et al., 2000). Nghiên cứu này tập trung vào một doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam (Công ty cổ phần Ngân Sơn), do vậy phần tiếp theo sẽ làm rõ hơn bản chất của phát triển doanh nghiệp ở cấp độ tổ chức (corporate entrepreneurship). Tổng hợp kết quả nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp tại gần 30 doanh nghiệp toàn cầu, Wolcott et al. (2007) xác định hai yếu tố căn bản làm cơ sở để phân loại các mô hình phát triển doanh nghiệp ở cấp độ tổ chức là: (i) Cơ cấu tổ chức: Ai là ngƣời thực hiện hay sở hữu một hoạt động kinh doanh mới trong doanh nghiệp? (ii) Phân bổ nguồn lực: Doanh nghiệp phân bổ một khoản đầu tƣ chính thức nhất định cho phát triển cơ hội kinh doanh hay chỉ tùy theo tình huống? Dựa trên hai yếu tố này, có bốn mô hình phát triển doanh nghiệp ở cấp độ tổ chức là: (i) Cơ hội (Opportunist): Doanh nghiệp không có tiếp cận một cách có chủ ý về phát triển cơ hội kinh doanh mới, việc phân bổ nguồn lực hoàn toàn theo tình huống do các yếu tố bên trong và bên ngoài định hƣớng; (ii) Nâng đỡ (Enabler): Doanh nghiệp cung cấp nguồn lực và lãnh đạo cấp cao quan tâm tới những dự án có triển vọng; (iii) Ủng hộ (Advocate): Doanh nghiệp ủng hộ phát triển cơ hội kinh doanh mới nhƣng từng bộ phận trong doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về nguồn lực; (iv) Sản xuất (Producer): Doanh nghiệp thiết lập và cung cấp nguồn lực cho một bộ phận chính thức về phát triển cơ hội kinh doanh mới (Hình 1.1). 9 Chuyên biệt Nguồn lực Nâng đỡ (Enabler) Doanh nghiệp cung cấp nguồn lực và lãnh đạo cấp cao quan tâm tới những dự án có triển vọng. Sản xuất (Producer) Doanh nghiệp thiết lập và cung cấp nguồn lực cho một bộ phận chính thức về phát triển cơ hội kinh doanh mới. Cơ hội (Opportunist) Doanh nghiệp không tiếp cận một cách có chủ ý về phát triển cơ hội kinh doanh mới, phân bổ nguồn lực theo tình huống. Ủng hộ (Advocate) Doanh nghiệp ủng hộ phát triển cơ hội kinh doanh mới nhƣng từng bộ phận trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nguồn lực. Hình 1.1. Bốn mô hình về phát triển doanh nghiệp ở cấp độ tổ chức Nguồn: Wolcott et al. (2007) Mô hìnhhuống cơ hội Tình Phần lớn các doanh nghiệp thƣờng bắt đầu phát triển cơTập hội kinh Mở rộng Tổ chức trungdoanh mới bằng mô hình cơ hội. Trong mô hình này, doanh nghiệp không có một cơ cấu tổ chức chính thức hoặc phân bổ nguồn lực một cách chuyên biệt cho nhiệm vụ này, mà thƣờng dựa vào nỗ lực và cả sự may mắn của các cá nhân có xu hƣớng làm việc một cách chăm chỉ, chuyên cần trong công ty ngay cả khi không đƣợc doanh nghiệp yêu cầu. Mô hình này chỉ có thể hoạt động đƣợc nếu nhƣ doanh nghiệp có đƣợc một môi trƣờng văn hóa tạo đƣợc sự tin tƣởng và một mạng lƣới xã hội đa dạng bên cạnh hệ thống tổ chức chính thức của công ty. Mô hình này trở nên không thích hợp khi doanh nghiệp bắt đầu cân nhắc một cách có trọng tâm về các chiến lƣợc tăng trƣởng nội sinh (organic growth) của mình. Mô hình nâng đỡ Mô hình này dựa trên triết lý rằng mọi nhân viên của công ty đều sẵn sàng tìm kiếm cơ hội phát triển kinh doanh mới nếu nhƣ họ đƣợc hỗ trợ về nguồn lực và quy trình (giảm thiểu quan liêu trong tổ chức). Cụ thể, doanh nghiệp cần xác định rõ 10 các tiêu chí để lựa chọn những cơ hội mà nhân viên đề xuất, ban hành hƣớng dẫn để đƣợc hỗ trợ tài chính, minh bạch trong quá trình ra quyết định, tuyển chọn và duy trì những nhân viên có tinh thần đổi mới sáng tạo, và lãnh đạo hoặc quản lý cấp cao hỗ trợ một cách thiết thực. Cần lƣu ý rằng mô hình này không chỉ đơn thuần là phân bổ vốn cho phát triển cơ hội kinh doanh mới, mà phát triển nguồn nhân lực và sự tham gia của cấp quản lý cũng rất quan trọng nhằm tạo niềm tin cho nhân viên đồng thời tránh tình trạng đề xuất phát triển cơ hội kinh doanh mới thuần túy vì nguồn vốn hỗ trợ của công ty. Mô hình ủng hộ Trong mô hình này, doanh nghiệp thiết lập một bộ phận chính thức về phát triển cơ hội kinh doanh mới trong cơ cấu tổ chức của mình nhƣng chỉ cung cấp một nguồn lực hạn chế cho nhiệm vụ này. Bộ phận nói trên đóng vai trò phổ biến và tƣ vấn về đổi mới sáng tạo, khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện phát triển cơ hội kinh doanh mới. Mô hình sản xuất Có tƣơng đối ít các doanh nghiệp thực hiện phát triển cơ hội kinh doanh mới bằng mô hình sản xuất thông qua thiết lập một cơ cấu tổ chức chính thức và dành một nguồn lực nhất định cho thực hiện chức năng này. Tƣơng tự nhƣ các mô hình nâng đỡ và ủng hộ có mục tiêu là khuyến khích những doanh nhân tiềm năng trong nội bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình này còn hƣớng tới khuyến khích sự hợp tác giữa các đơn vị trong doanh nghiệp, xây dựng các dự án kinh doanh mới và tạo ra các hƣớng đi mới cho các cán bộ quản lý của mình có thể theo đuổi các cơ hội kinh doanh mới bên ngoài đơn vị mà họ hiện làm việc. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi đầu tƣ nhiều nguồn lực trong thời gian dài. Mặt khác, việc tích hợp các dự án kinh doanh mới vào các đơn vị kinh doanh đã có là không hề đơn giản. Ngoài ra, việc xây dựng sự tín nhiệm và lòng tin trong toàn doanh nghiệp là tối quan trọng để thực hiện thành công mô hình này. Nhìn chung, ngoại trừ mô hình cơ hội, không nhất thiết là doanh nghiệp phải lần lƣợt trải qua hay sử dụng một hay tất cả các mô hình phát triển doanh nghiệp kể 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan