Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh...

Tài liệu Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh

.PDF
54
118
107

Mô tả:

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ NÂNG CAO VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về văn hóa 1.1.1 Khái niệm văn hóa Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích sống, loài người đã phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương tiện, phương thức sử dụng. Tất cả những thứ đó đều có thể gọi là văn hóa. Tổng quát hơn, có 2 cách tiếp cận về quan niệm, cách hiểu về văn hóa. Đó là hiểu theo nghĩa hẹp và hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được chia nhỏ ra theo các lĩnh vực riêng, các khu vực địa lý đặc thù riêng,.. ví dụ như: Nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa kinh doanh, trình độ văn hóa, văn hóa Nam Bộ, văn hóa Phương Đông, văn hóa Việt Nam,.. Trong khoa học nghiên cứu văn hóa, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng thì văn hóa cũng có nhiều định nghĩa nhưng nhìn chung là rất tương đồng. Dưới đây xin trích nêu ra một số khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là 1 thành viên trong xã hội.” – E.B.Taylor “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội của mình.” “Văn hóa bao gồm các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử” Cuối cùng xin trích dẫn định nghĩa của GS TS khoa học Trần Ngọc Thêm (ĐHKHQG TPHCM) trích trong cuốn “cơ sở văn hóa Việt Nam” của nhà xuất bản giáo dục về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị do con người sang tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” 1 Quá trình hoạt động thời gian là văn hóa, với chủ thể văn hóa là con người, với không gian văn hóa là môi trường tự nhiên và xã hội.Như vậy, ta có thể thấy được văn hóa được cấu thành bởi 4 đặc trưng sau: Tính hệ thống, tính lịch sử, tính giá trị và tính nhân sinh. 1.1.2 Các đặc trƣng của văn hóa 1.1.2.1 Tính hệ thống của văn hóa Một sự vật, khái niệm quanh ta đều là những hệ thống. Tuy nhiên nếu xét về mặt hệ thống, thì “văn hóa” bản thân nó đã là một hệ thống cực kỳ phức tạp. Do đó, ta cần nhấn mạnh và chỉ rõ đến tính hệ thống của văn hóa. Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hóa hoàn chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị văn hóa. 1.1.2.2 Tính lịch sử của văn hóa Tự nhiên được biến thành văn hóa là nhờ có hoạt động xã hội – sáng tạo của con người. Nhờ có hoạt động này mà các giá trị được tích lũy và tạo thành văn hóa. Bản thân các hoạt động cũng chính là các giá trị văn hóa. Sự tích lũy các giá trị tạo nên đặc trưng này của văn hóa – đó là tính lịch sử. Tính lịch sử tạo ra sự ổn định của văn hóa. Tính lịch sử cần để phân biệt văn hóa như cái được tích lũy lâu đời với văn minh là cái chỉ trình độ phát triển ở một thời điểm nhất định. 1.1.2.3 Tính giá trị của văn hóa Không phải mọi hệ thống đều là văn hóa, nó cần phải có cả giá trị mới có thể được gọi là văn hóa. Văn hóa chỉ chứa những cái tốt, cái đẹp, cái hữu ích. Nó là thước đo mức độ nhân bản của con người. Tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp làm rõ khái niệm văn hóa. Nó dùng để phân biệt văn hóa với phi văn hóa, văn hóa thấp với văn hóa cao, văn hóa theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng. 1.1.2.1 Tính nhân sinh của văn hóa Văn hóa sinh ra bởi con người, con người là chủ thể của văn hóa. Thế nên con người và văn hóa là 2 khái niệm không thể tách rời nhau. Tính nhân sinh của văn hóa 2 Thang Long University Library chính là việc con người tạo ra những khả năng không sẵn có trong bản thân sự việc, hiện tượng để đáp ứng các nhu cầu của mình. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa với tự nhiên. Văn hóa chính là một sản phẩm làm ra trực tiếp bởi con người và gián tiếp bởi tự nhiên. 1.1.3 Các khía cạnh của văn hóa  Khía cạnh vật chất: Là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người, thể hiện qua của cải vật chất, giá trị vật chất do con người tạo ra như các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội,.. Khía cạnh vật chất của văn hóa còn được thể hiện qua đời sống vật chất của một quốc gia và ảnh hưởng lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong đó.  Khía cạnh tinh thần: Bao gồm các phong tục tập quán, các thói quen, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tôn giáo, giáo dục, kiến thức,.. Có một sự đối lập lớn giữa văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Sự khác biệt này bắt nguồn từ yếu tố khác biệt về thiên nhiên, môi trường tự nhiên của Phương Tây không khắc nhiệt như Phương Đông, người Phương Đông có xu hướng muốn hòa hợp với thiên nhiên trong khi người Phương Tây lại luôn muốn chinh phục. Văn hóa Phƣơng Đông Văn hóa Phƣơng Tây Sống hòa hợp với thiên nhiên Coi thường thiên nhiên Tư duy tổng hợp Tư duy phân tích Trọng tình Lý tính Linh hoạt, ứng biến cho phù hợp với Nguyên tắc hoàn cảnh Ứng xử độc tôn, chiếm đoạt trong tiếp nhận và cứng rắn trong đối phó Thái độ dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo trong đối phó Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa văn hóa Phƣơng Đông và Phƣơng Tây 3 1.2 Văn hóa doanh nghiệp 1.2.1 Văn hóa doanh nghiệp là gì? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về VHDN. Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về VHDN. Có một vài cách định nghĩa VHDN như sau: “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. - Gold, K.A. “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. Kotter, J.P. & Heskett, J.L. “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. - Williams, A., Dobson, P. & Walters, M. “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa (thói quen, chuẩn mực, giá trị, triết lý, mục tiêu, bầu không khí, tập quán,..) được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp” – Edgar H.Schien Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là thứ vẫn còn thiếu khi doanh nghiệp đã đủ và là thứ còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa. 1.2.2 Các đặc trƣng của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp cũng là văn hóa, bởi lẽ đó nên văn hóa doanh nghiệp cũng có cả 4 đặc trưng về tính hệ thống, tính lịch sử, tính giá trị và tính nhân sinh của văn hóa nói chung. Tính hệ thống: Cho thấy tính tổ chức của doanh nghiệp, phân biệt 1 doanh nghiệp có văn hóa với 1 doanh nghiệp chỉ là 1 tập hợp giá trị. 4 Thang Long University Library Tính lịch sử: Thể hiện quá trình hoạt động kinh doanh, không gian văn hóa (nơi tồn tại và hoạt động), môi trường xã hội (khách hàng, bạn hàng, đối tác). Tính giá trị: Giá trị văn hóa doanh nghiệp có giá trị nội bộ, giá trị vùng, giá trị quốc gia. Doanh nghiệp theo đuổi những giá trị chung cho cộng đồng càng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy nhiêu. Tính giá trị cũng dùng để phân biệt doanh nghiệp có văn hóa và doanh nghiệp phi văn hóa. Tính nhân sinh: Chủ thể văn hóa ở đây không phải là con người mà là doanh nghiệp, đây là đặc trưng giúp phân biệt văn hóa doanh nghiệp với các tiểu văn hóa khác. 1.2.3 Các chức năng của văn hóa doanh nghiệp Không những 4 đặc trưng của văn hóa (cũng như của văn hóa doanh nghiệp) là các đặc trưng cần và đủ để định nghĩa văn hóa, mà các đặc trưng còn được sử dụng để xác định các chức năng của văn hóa. Đặc trƣng VH Chức năng VH Chức năng VHDN Tính hệ thống Tổ chức xã hội Tổ chức doanh nghiệp Tính lịch sử Giáo dục Giáo dục, đào tạo trong doanh nghiệp Tính giá trị Điều chỉnh xã hội Điều chỉnh doanh nghiệp Tính nhân sinh Giao tiếp Giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp Nguồn: Văn hóa doanh nghiệp GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm Bảng 1.2 Các chức năng của văn hóa doanh nghiệp 5 Cũng như việc văn hóa là cơ sở cho sự tồn tại và bền vững của xã hội thì văn hóa doanh nghiệp cũng là cơ sở cho sự thành công và bền vững của doanh nghiệp. 1.2.4 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp gồm yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình, và cũng được thể hiện ở ba cấp độ khác nhau. Cấp độ đầu tiên thuộc các yếu tố hữu hình biểu hiện ra bên ngoài có thể nhìn thấy được. Hai cấp độ sau mang những giá trị, những nhận thức sâu hơn được hình thành bởi các thành viên của tổ chức, mang yếu tố vô hình. Cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày như cách bài trí, báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, cách ăn mặc, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ tục hành chính, logo, khẩu hiệu, công ty ca… Cấp thứ hai là các giá trị được tuyên bố. Nói cách khác, đó là các quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược, mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đây là điều Lãnh đạo doanh nghiệp công bố rộng rãi trong nội bộ, mong muốn nhận được ở nhân viên, và phải xây dựng dần từng bước. Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Văn hóa kinh doanh trong một tổ chức đã tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ “Đạo” chi phối hoạt động của doanh nghiệp, mà từ thế hệ này tới thế hệ khác tôn sùng và làm theo. 1.2.5 Cấu trúc của Văn hóa doanh nghiệp Cấu trúc của VHDN gồm 5 lớp: 1. Triết lý quản lý và kinh doanh: Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của VHDN, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý, là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng VHDN thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Bởi phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, đó là triết lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp mà chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này. 2. Động lực của cá nhân và tổ chức: Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của VHDN chính là các động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực 6 Thang Long University Library chung” của tổ chức. Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp. 3. Qui trình, qui định: Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo chuẩn mực. Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội. 4. Hệ thống trao đổi thông tin: Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời. Hệ thống này cần đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được thu thập, truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường nhật cũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược. 5. Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là lớp cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu ... Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh canh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình. 1.2.6 Các bƣớc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa một giá trị một cách đơn lẻ rời rạc, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía lãnh đạo mà phải từ tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Có nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu đề xuất. Trong đó hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đã đề xuất một mô hình 11 bước cụ thể như sau: 1. Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp trong tương lai. Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai. 2. Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp. 7 3. Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có. 4. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thường thì con người hoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó. 5. Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình. Lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử. 6. Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên. 7. Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Nhằm giải đáp các câu hỏi sau: Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?.. 8. Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên. Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp. 8 Thang Long University Library 9. Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó. Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi. 10. Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa. Các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng. Trong giai đoạn các hành vi theo mẫu hình lý tướng cần được khuyến khích, động viên. Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 11. Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt. Truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới. Tóm lại, xây dựng VHDN không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị doanh nghiệp mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về VHDN và với mười một bước cơ bản này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hoá doanh nghiệp riêng cho mình. 1.3 Nâng cao văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp được ví như yếu tố vàng cho sự thành công của doanh nghiệp. Những nội dung được trình bày ở phần trước đã làm rõ về định nghĩa, đặc trưng, chức năng, cấp độ cũng như cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, thế nhưng chỉ xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp không thôi là chưa đủ. Bởi để doanh nghiệp tăng được khả năng cạnh tranh và ngày một vững chắc thì việc liên tục nâng cao văn hóa doanh nghiệp là điều bắt buộc. Việc nâng cao văn hóa doanh nghiệp mang ý nghĩa tiếp tục phát huy các điểm mạnh trong văn hóa doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng sửa chữa, cải thiện những gì chưa phù hợp, bổ sung những gì còn thiếu trong văn hóa doanh nghiệp vốn có; đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận, tuân thủ đúng luật pháp. Các nỗ lực này của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu làm cho văn hóa doanh nghiệp ngày một hoàn thiện hơn. 9 Sáu hướng đi chính giúp nâng cao văn hóa doanh nghiệp: 1. Đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo ra môi trường dân chủ hơn, công khai hơn và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Lập ra các tiêu chí để xây dựng nên khung kiến thức cơ bản cho mọi người, từ đó thường xuyên xem xét lại những điểm mạnh, điểm yếu khi đánh giá về văn hoá doanh nghiệp để tuyên truyền, nhắc nhở mọi người về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. 3. Nâng cao vị trí vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp non trẻ, doanh nghiệp yếu. Trong việc đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để không ngừng tạo cơ hội gia tăng chất xám giúp doanh nghiệp phát triển. 4. Xây dựng chiến lược đầu tư cho con người để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5. Đẩy mạnh PR nội bộ, tích cực tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên ngành cho tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. 6. Tổ chức ra các cuộc thi, giao lưu văn hoá và tìm hiểu biết pháp luật giữa các thành viên của các doanh nghiệp. 10 Thang Long University Library Tóm tắt chƣơng 1 Qua chương đầu tiên đã nếu ra cơ sở lý luận khoa học của văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, cũng như nâng cao văn hóa doanh nghiệp. Mở đầu bằng định nghĩa của văn hóa các đặc trưng, khía cạnh của văn hóa. Tiếp đó đưa ra định nghĩa, khái niện văn hóa doanh nghiệp, các đặc trưng, chức năng, cấu trúc và các bước xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp. Cuối cùng từ những cơ sở lý luận khoa học của văn hóa doanh nghiệp để đưa ra định nghĩa và các hướng đi để nâng cao văn hóa doanh nghiệp. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN NGỌC KHÁNH 2.1 Khái quát về công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh Tên Công ty : Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh. Trụ sở chính : Thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Mã số thuế : 0900237594 Giấy phép đăng ký kinh doanh : 0900237594 thay đổi lần thứ 5 ngày 17-01-2012. Vốn điều lệ : 160.000.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi tỷ đồng chẵn). Lĩnh vực kinh doanh chính : Sản xuất dây và cáp điện. Trên cơ sở một Tổ hợp tác nhỏ, thành lập năm 1989, chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí nhẹ phục vụ tiêu dùng, đến năm 1994 Công ty TNHH Ngọc Khánh được thành lập, với trụ sở đồng thời là xưởng sản xuất có tổng diện tích mặt bằng hơn 1.200 m2 tại địa chỉ số 37 phố Nguyễn Sơn, thị trấn Gia Lâm, huyện Gia Lâm, nay là phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Được thành lập tại thời điểm nền kinh tế đang chuyển đổi, nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn, cộng với điều kiện mặt bằng sản xuất, nhân lực sẵn có nên phương hướng hoạt động và ngành nghề chính của công ty được xác định là sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm dây và cáp điện lực hạ thế phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng, cải tạo mạng lưới điện sinh hoạt. Là một đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, khi mới thành lập công ty TNHH Ngọc Khánh gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh: Mặt bằng sản xuất chật hẹp, kinh nghiệm quản lý sản xuất thiếu, trình độ kỹ thuật non kém, vốn đầu tư cho sản xuất nhỏ trong khi nguồn vốn từ tín dụng rất khó tiếp cận. 12 Thang Long University Library Ban đầu, với công nghệ sản xuất rất lạc hậu, các sản phẩm của công ty chỉ là các loại dây điện nhỏ, dùng cho dân sinh, chất lượng chưa cao, sản lượng thấp. Kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty chỉ ở mức duy trì hoạt động, tích luỹ thấp, các mặt hoạt động chung khác hầu như không có. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, nhưng với những cố gắng của các cán bộ nhân viên trong Công ty, nên hiện nay Công ty đang từng bước vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế nói chung và khủng hoảng lĩnh vực bất động sản nói riêng một trong những lĩnh vực mang lại nhiều doanh thu cho Công ty. Ngày nay công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh đã trở thành một nhà sản xuất dây và cáp điện chuyên nghiệp với 3 nhà máy được chuyên môn hóa sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực là: Dây điện ôtô; Dây điện & Cáp điện hạ thế; Cáp hàn & Cáp cao su. Trong vài năm trở lại đây, với chiến lược phát triển doanh nghiệp đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, kết hợp với việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị như sự nhạy bén, năng động trong quản lý của lãnh đạo, sự đầu tư phát triển hợp lý và nỗ lực làm việc có hiệu quả cao của toàn Công ty, đã đem đến những kết quả tốt trong sản xuất - kinh doanh. Từ năm 2001 đến nay, sản phẩm dây và cáp điện lực hạ thế các loại mang nhãn hiệu GOLDCUP do công ty TNHH Ngọc Khánh sản xuất bắt đầu có uy tín và đáp ứng được một phần thị trường, chủ yếu là Hà nội, các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng trở ra, cung cấp cho nhiều công trình phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng như các nghành công nghiệp, xây dựng dân dụng hay phục vụ xây dựng, cải tạo mạng lưới điện sinh hoạt v.v... Tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi năm trung bình từ 15-20%. 13 Một số cột mốc lịch sử đáng nhớ của công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh Năm 1994 - Thành lập Công ty dây & cáp điện Ngọc Khánh Năm 1997 - Lần đầu tiên nhập khẩu, lắp đặt và vận hành Dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc Năm 2000 - Thành lập Nhà máy sản xuất Dây điện và Cáp điện hạ thế (15.000m2) Năm 2001 - Nhận Chứng chỉ chứng nhận hợp chuẩn cho các sản phẩm dây và cáp điện (TCVN 2103:1994/ TCVN 5064:19/ 94TCVN 5935:1995/ TCVN 6447:1998) -Nhận Chứng chỉ chứng nhận ISO 9001:2000 - Bắt đầu sản xuất dây và cáp điện hạ thế tại số 37, phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc lâm, quận Long Biên, thành phố Hà nội. (1.200m2) tại Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Năm 2002 - Vận hành Nhà máy sản xuất Dây điện và Cáp điện hạ thế Năm 2003 - Nhập khẩu, lắp đặt và vận hành hàng loạt các Dây chuyền sản xuất từ nước ngoài Năm 2004 - Thành lập và xây dựng Nhà máy sản xuất Cáp hàn và Cáp cao su (12.000m2) tại thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Năm 2005 - Vận hành Nhà máy sản xuất Cáp hàn và Cáp cao su (Tiêu chuẩn IEC 60254 / GB5013) Năm 2006 - Nghiên cứu về quy trình và công nghệ sản xuất dây điện cao cấp dùng trong ôtô Năm 2007 - Ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn YAZAKI – Nhật Bản - Thành lập và xây dựng Nhà máy sản xuất Dây điện cao cấp trong ôtô (20.000m2) tại thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 14 Thang Long University Library - Vận hành Nhà máy sản xuất Dây điện cao cấp dùng trong ôtô (Tiêu chuẩn JASO D611-94 / JIS C 3406) Năm 2008 Nhận Chứng chỉ chất lượng do YAZAKI – Nhật Bản cấp Năm 2009 - Khởi công xây dựng Tòa nhà văn phòng Công ty dây & cáp điện Ngọc Khánh tại Số 37, phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc lâm, quận Long Biên, thành phố Hà nội. Năm 2010 - Khởi công xây dựng mở rộng Nhà máy dây điện ôtô (43.000m2) tại thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. - Triển khai Dự án mở rộng nhà máy Dây điện và Cáp điện hạ thế (46.000m2) Năm 2011 - Triển khai Dự án hợp tác với Nhật Bản sản xuất giắc cắm dây điện ôtô và thiết bị điện dân dụng (53.000m2) 15 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC General Director GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT GIÁM ĐÓC KINH DOANH Mnf. Director Tech. Director Sale Director KỸ THUẬT VẬT TƢ KẾ TOÁN KINH DOANH Technical Material Accountant Sales KÉO RÚT BỆN XOẮN BỌC BAO/KHO KCS Drawing Stranding/Bunching/ Twisting Sheathing Insulated/Proteciive layer Packing/Store QC XUẤT NHẬP KHẨU (Nguồn: Phòng kế toán) Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh 16 Thang Long University Library 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận a. Tổng Giám Đốc Là người chỉ đạo điều hành Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt hoạt động của Công ty. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động kinh doanh trong Công ty, phân công các công việc cho từng phòng ban và các cá nhân có liên quan. Đồng thời tổng giám đốc cũng là người tạo kế hoạch sản xuất kinh doanh của cả công ty và quyết định chiến lược cạnh tranh của công ty. b. Giám Đốc nhà máy Có nhiệm vụ điều hành, giám đốc việc sản xuất tại nhà xưởng công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc quyết định chiến lược cũng như lên kế hoạch sản xuất. Chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ của sản phẩm trước tổng giám đốc. Phối hợp với các giám đốc khác và các phòng ban liên quan lên kế hoạch hoạt động sản xuất, thực hiện các mục tiêu đã đề ra. c. Giám Đốc kỹ thuật Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm về máy móc kỹ thuật trong nhà xưởng sản xuất. Giám đốc kỹ thuật cũng tham mưu cho tổng giám đốc quyết định chiến lược cũng như lên kế hoạch sản xuất cùng với giám đốc nhà máy và giám đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ đảm bảo sự vận hành tốt nhất của máy móc, kịp thời khắc phục các sự cố phát sinh. Trách nhiệm tư vấn, xử lí về các vấn đề về kỹ thuật cho tổng giám đốc. d. Giám Đốc kinh doanh Chịu trách nhiệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, phối hợp cùng các giám đốc khác để tham mưu kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh cho tổng giám đốc, dự trù sản xuất, lên phương án, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Báo cáo lại tình hình tiêu thụ hàng định kì cho Tổng giám đốc. Liên tục đưa ra các phương án, giải pháp mở rộng thị trường. e. Phòng kỹ thuật Thuộc dưới quyền và điều hành trực tiếp bởi Giám đốc kỹ thuật. Người của phòng kỹ thuật là những người trực tiếp kiểm tra bảo dưỡng và khắc phục sự cố của 17 máy móc trong công ty. Lập kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng máy móc định kỳ, kiểm soát việc vận hành máy trong nhà máy. f. Phòng Vật Tư Nằm dưới quyền quản lý của giám đốc kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hàng hóa mà Công ty nhập về theo đúng chất lượng, số lượng. Các nhân viên thường xuyên làm việc tại kho của Công ty ở Hà Đông, nhằm có thể giám sát đầy đủ các vật tư tại kho. Đồng thời phòng sẽ cùng phòng kế toán tiến hành kiểm kê kho nhằm đảm bảo mọi vật tư không bị thất thoát. g. Phòng kế toán Nằm dưới quyền quản lý của giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng được giám đốc kinh doanh giao cho là tổng hợp thu chi cùng các hoạt động kinh tế của Công ty phát sinh trong ngày. Sau đó sẽ tổng hợp thành báo cáo cho giám đốc theo từng tháng, quý, năm. Ngoài ra, phòng có trách nhiệm thay mặt giám đốc hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của Công ty đối với nhà nước. h. Phòng kinh doanh Nằm dưới quyền quản lý của giám đốc kinh doanh. Có trách nhiệm tìm kiếm các đối tác mới, cũng như các nguồn cung cấp mới cho Công ty. Xây dựng kế hoạch bán hàng và mở rộng thị trường ở các thời điểm trong năm. Bên cạnh đó, các cán bộ trực thuộc cũng có trách nhiệm hỗ trợ các cán bộ khác trong các công việc của Công ty. i. Phòng xuất nhập khẩu Chức năng nhiệm vụ quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác nội địa và nhập khẩu để cung cấp NVL, hàng hóa phục vụ SXKD và quản lý các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất. Nằm dưới quyền quản lý của giám đốc kinh doanh. Phòng xuất nhập khẩu đã thực sự là cầu nối giữa công ty với các đối tác, tổ chức trong và ngoài nước, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng Thương hiệu, phòng xuất nhập khẩu đối ngoại đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. j. Xưởng kéo rút 18 Thang Long University Library Đảm nhiệm công đoạn kéo rút đồng làm lõi cho sản xuất. Điều hành và quản lý bởi giám đốc nhà máy. k. Xưởng bện xoắn Đảm nhiệm công đoạn bện xoắn dây đồng làm lõi cho sản xuất. Nằm dưới quyền của giám đốc nhà máy. l. Xưởng bọc Đảm nhiệm công đoạn bọc vỏ cao su/nhựa cho sản phẩm. Điều hành và quản lý bởi giám đốc nhà máy. m. Xưởng bao/kho Đảm nhiệm công đoạn đóng gói và nhập kho bảo quản sản phẩm chờ bán. Chịu sự chỉ đạo dưới quyền giám đốc nhà máy. Nhận xét: Bộ máy của Công ty chuyên môn hóa khá cao, các phòng ban hoạt động gắn kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng giữa phòng kỹ thuật, bộ phận nhà xưởng cũng như phòng vật tư, xuất nhập khẩu và phòng sales đã giúp Công ty có được những thành công trong hoạt động kinh doanh. 19 2.1.3 Quy trình sản xuất của Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh Nguyên vật liệu chính Ủ mềm Kéo rút PVC/XLPE PVC Đóng gói nhập kho Bện Bọc cách điện Bọc vỏ bảo vệ thành phẩm (Nguồn: Phòng kế toán) Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất của Công ty TNHH dây và cáp điện Ngọc Khánh 1 - Nguyên vật liệu chính: - Nguyên vật liệu chính cấu thành nên các sản phẩm trên là các vật liệu truyền thống sử dụng trong công nghệ sản xuất dây và cáp truyền tải điện năng, bao gồm đồng hoặc nhôm làm ruột dẫn điện, nhựa PVC (Polyvinyl cloride) hoặc XLPE (Cross-link Polyethylene) làm vỏ cách điện và vỏ bảo vệ. - Các vật liệu phụ khác như: lớp băng quấn bảo vệ bằng thép hoặc nhôm, lớp độn định hình bằng sợi PP, bột chống dính... sẽ được cấu thành vào sản phẩm tuỳ theo quy cách kỹ thuật, công nghệ sản xuất của từng sản phẩm đó. 2 - Kéo rút: - Dây đồng (nhôm) nguyên liệu mua về thường có đường kính theo quy cách của nhà sản xuất (thường là dây  8,0 mm hoặc  3,0 mm). Để có các cỡ dây có đường kính phù hợp với mỗi sản phẩm, dây đồng (nhôm) nguyên liệu sẽ được kéo rút để thu nhỏ dần đường kính đồng thời kéo dài chiều dài sợi qua các máy như máy kéo thô (làm nhỏ đường kính dây đồng từ  8,0 xuống  0,7 mm), máy kéo trung (làm nhỏ đường kính dây đồng từ 2,6 xuống 0,7mm), và máy kéo tinh (làm nhỏ đường kính dây đồng từ  1,2 xuống  0,17 mm). 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan