Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh p...

Tài liệu Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ

.PDF
101
117
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Quyết THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày ….. tháng … năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Phương Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Trần Văn Quyết. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày ….. tháng … năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Phương Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................viii MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ....................................... 5 1.1. Cơ sở lý luâ ̣n vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ............................... 5 1.1.1. Giới tính và giới ................................................................................................... 5 1.1.2. Phát triển kinh tế hộ ............................................................................................. 9 1.1.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ...................................... 12 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ......................... 17 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở một số nước trên thế giới ............................................................................................. 17 1.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước ................................................. 20 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ..................................................................................................................... 23 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 25 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 25 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin .................................................................. 28 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................. 28 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 29 2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu chung ................................................................................ 29 2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế ......................................................................... 29 2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu về xã hội .......................................................................... 29 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về vai trò ra quyết định của người phụ nữ trong gia đình .... 30 Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 31 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ............................. 31 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ..................... 34 3.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn tại huyện Lâm Thao ... 36 3.2.1. Đặc điểm của phụ nữ ở huyện Lâm Thao ....................................................... 36 3.2.2. Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại các hộ điều tra . 40 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ....... 57 3.3.1.Các yếu tố khách quan ........................................................................... 57 3.3.2.Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 57 3.4. Đánh giá chung vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................................................. 58 3.4.1. Những mặt đã đạt được ......................................................................... 58 3.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 59 3.4.3.Nguyên nhân .......................................................................................... 60 Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................... 62 4.1. Quan điểm nầng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ v 4.1.1. Quan điểm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ..... 62 4.1.2. Vị trí của lao động nữ trong việc thực hiện các chiến lược phát triển nông thôn ......................................................................................................... 62 4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ......................................................... 64 4.2.1. Nhóm giải pháp chung .......................................................................... 64 4.2.2.Các giải pháp cụ thể cho nông hộ .......................................................... 72 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 77 4.3.1.Đối với tỉnh Phú Thọ .............................................................................. 77 4.3.2. Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương ........................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CS : Chính sách Đoàn TNCSHCM : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh HĐND : Hội đồng nhân dân KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội LHPN : Liên hiệp phụ nữ LHPNVN : Liên hiệp phụ nữ Việt Nam THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân VSTBPN : Vì sự tiến bộ phụ nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cỡ mẫu điều tra theo xã ..........................................................................26 Bảng 2.2. Cỡ mẫu điều tra theo từng nhóm thu nhập của các xã .........................27 Bảng 3.1. Thống kê lao động nữ trong các nhóm tuổi trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2014-2016 ......................................................................36 Bảng 3.2. Cơ cấu phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể năm 2016 ................37 Bảng 3.3. Phụ tham gia lãnh đạo nhiệm kỳ 2010-2015 ........................................39 Bảng 3.4. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ phân theo nhóm hộ ở vùng nghiên cứu.......................................................................................40 Bảng 3.5. Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở các điểm nghiên cứu ................................................................................................42 Bảng 3.6. Phân công lao động hoạt động dịch vụ trong các hộ ở các địa điểm nghiên cứu ................................................................................................43 Bảng 3.7. Phân công lao động hoạt động lâm nghiệp trong các hộ ở các địa điểm nghiên cứu ................................................................................................45 Bảng 3.8. Phân công lao động hoạt động tái sản xuất và hoạt động khác trong các hộ ở các địa điểm nghiên cứu ..........................................................46 Bảng 3.9. Phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo tại các xã nghiên cứu ...................49 Bảng 3.10. Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu ...50 Bảng 3.11. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu ...............52 Bảng 3.12. Tình hình tài chính tại vùng nghiên cứu.................................................53 Bảng 3.13. Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................54 Bảng 3.14. Công tác chăm sóc sức khỏe gia đình.....................................................55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Trình độ văn hóa của lao động nữ huyện Lâm Thao năm 2016 .... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược chung về phát triển nguồn nhân lực, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp và chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ và đã huy động được sức mạnh to lớn của phụ nữ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2007 - 2012 đã đề ra 6 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ “Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực trình độ của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” có liên quan mật thiết tới việc nâng cao vai trò phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình [8]. Tại Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Phú Thọ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016 đã đề ra khâu đột phá của nhiệm kỳ “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tăng giàu, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới”[9]. Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân). Trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 52,8% phụ nữ nông thôn, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước. Phụ nữ là một lực lượng chủ yếu trong nông nghiệp và chiếm đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước [4]. Lâm Thao là huyện có nền kinh tế phát triển, dân cư đông. Huyện có tỷ lệ nữ chiếm hơn 40% dân số, trong đó phụ nữ nông thôn chiếm 35%. Lực lượng này là một trong những lao động chính của mỗi gia đình, tham gia tích cự vào các hoạt động làm ra của cải, vật chất, đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện nhà. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 2 tạo cơ hội cho sự phát triển của phụ nữ, song cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho phụ nữ trong việc tiếp cận với các cơ hội về việc làm, giáo dục - đào tạo và trong hưởng thụ các thành quả của sự phát triển. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, người phụ nữ phải "nặng gánh hai vai", vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ có như mọi người, sức khoẻ lại hạn chế... Để cố gắng làm tốt, họ phải nỗ lực và hy sinh, nhưng quyền lợi về mọi mặt của họ lại chưa được quan tâm đúng mức. Được công tác nhiều năm tại Hội Liên hiệp phụ nữ, qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp Hội phụ nữ: Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn ra sao? Những yếu tố tác động đến việc nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh nông thôn,? Giải pháp nào nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ? Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, cũng như những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hộ, vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, góp phầ n vào giảm nghèo bề n vững và phát triể n kinh tế xã hô ̣i của Huyê ̣n. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ; - Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ và tìm ra những ha ̣n chế tồ n ta ̣i trong các hoa ̣t đô ̣ng phát triể n kinh tế mà phụ nữ ở huyện Lâm Thao tham gia; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động tham gia phát triển kinh tế hộ của phụ nữ ở huyện Lâm Thao. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2013- 2016. Số liệu điều tra khảo sát ý kiến để đo lường, đánh giá nhận thức về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ được thu thập vào tháng 12 năm 2016. - Không gian: Luận văn tiến hành khảo sát số liệu thứ cấp tại các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra luận văn tiến hành khảo sát ở 3 xã đại diện là Hợp Hải, Xuân Huy, Tiên Kiên. - Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực; là cơ sở giúp cho Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lâm Thao đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay, những thuận lợi và khó khăn của họ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 4 nguồn lực này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phú Thọ hiện nay. Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu giúp cho cấp ủy, chính quyền và tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho lao động nữ nông thôn huyện một cách phù hợp. Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của huyện Lâm Thao đến năm 2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Chương 4: Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ 1.1. Cơ sở lý luâ ̣n vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ 1.1.1. Giới tính và giới 1.1.1.1. Khái niệm giới tính và giới Giới tính: chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam giới và nữ giới mang tính toàn cầu và không thay đổi. Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự nhiên, di truyền. Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học như tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới (Tổ chức Lao động quốc tế, 2002) Giới: chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính (Tổ chức Lao động quốc tế, 2002). Khái niệm về "Giới" được xuất hiện ban đầu là các nước nói tiếng Anh, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX... Ở Việt Nam, khái niệm này mới xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80. “Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. "Giới" đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. "Giới" là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 6 "Giới" là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội. 1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới Đặc điểm về giới - Không tự nhiên mà có; - Các hành vi, vai trò, vị thế được dạy dỗ về mặt xã hội và được coi là thuộc về trẻ em gái và trẻ em trai; - Đa dạng (khác nhau giữa các xã hội); - Có thể thay đổi (Ví Dụ: Trong các công tác tưởng trừng chỉ có phụ nữ có thể tham gia còn nam giới thì không và ngược lại như: phụ nữ có thể làm Tổng thống, làm chủ tịch nước.. còn nam giới có thể làm đầu bếp giỏi, may vá thêu thùa….). Nguồn gốc và những khác biệt về giới Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người, bảo đảm cho việc tái sản xuất con người và xã hội. Sự khác biệt về giới đã quy định thiên chức của họ trong gia đình và trong xã hội. Bắt đầu từ khi sinh ra là đứa trẻ được đối xử tuỳ theo nó là bé trai hay bé gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của bố mẹ. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình như bé trai thích đá bóng còn bé gái thích nhảy dây… Những tri thức xã hội cũng hướng theo sự khác biệt về giới khi trẻ lớn lên bắt đầu đi học. Chẳng hạn như nam giới được hướng theo những ngành kỹ thuật, phải có thể lực tốt và tư duy cao. Còn nữ giới có thể lực yếu hơn thường được hướng theo các ngành nữ công và những ngành cần có sự khéo léo, tỉ mỉ…Tất cả các tác động vô tình hay hữu ý của xã hội đều làm tăng sự khác biệt về giới trong xã hội. Tuy nhiên, người ta lại thường lấy sự khác biệt về giới tính để giải thích sự khác biệt về giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 7 Phụ nữ thường được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác hơn nam giới. Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng về giới này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội và ít bị ràng buộc hơn bởi con cái, gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Để thay đổi quan hệ giới các đặc trưng của giới cần phải vượt qua những quan niệm cũ, tức là cần phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người trong xã hội về giới và quan hệ giới. Hơn nữa, nam - nữ lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận với cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn, tính chất và mức độ khác nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, từ điều kiện và cơ hội đi học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tiếp cận và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với giới cũng có sự khác nhau. Sự khác biệt về giới và giới tính là nguyên nhân cơ bản gây nên bất bình đẳng trong xã hội. Trong nhiều năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đã dần đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội, kết quả là thực hiện các mục tiêu “Bình đẳng nam nữ” để giải phóng sức lao động và xây dựng củng cố thêm nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên mức độ bình đẳng đó tuỳ thuộc vào từng quốc gia và giảm dần theo chiều tăng của sự phát triển đối với mỗi nước trên thể giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 8 1.1.1.3. Vai trò của giới Vai trò của mỗi giới được thể hiện trong cuộc sống thường nhật, đó là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện: - Vai trò sản xuất: Được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội. - Vai trò tái sản xuất sức lao động: Bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương lai như: các công việc nội trợ, chăm sóc nuôi dạy con cái…vai trò này hầu như là thuộc về phụ nữ. - Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng như: tham gia các hoạt động phụ nữ tại địa phương, các hoạt động y tế thôn bản, các dự án tại địa phương … 1.1.1.4. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình . Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điều kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người. Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy, nhu cầu giới thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể. * Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 9 lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng [1] * Bình đẳng giới: - Nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng [1] - Khái niệm Bình đẳng giới: là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả đó. [1] Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về: - Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng - Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển - Quyền tự do và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh quy định về những quyền và nghĩa vụ chung, bình đẳng cho cả nam và nữ, pháp luật còn xác định những đặc quyền chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm bù đắp cho phụ nữ những thiệt thòi, đặt họ vào vị trí xuất phát ngang bằng với đàn ông trong các quan hệ xã hội, đảm bảo cho họ có thể tiếp nhận các cơ hội và thụ hưởng các quyền một cách bình đẳng như nam giới. Đây là quan điểm bình đẳng giới thực chất. [17] Luật Bình đẳng giới (2007) tại Điều 5 chỉ rõ: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. [16] 1.1.2. Phát triển kinh tế hộ 1.1.2.1. Khái niệm hộ gia đình Có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi đưa ra khái niệm Hộ gia đình: i. Có quan hệ huyết thống và hôn nhân ii. Cư trú chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 10 iii. Có cơ sở kinh tế chung Gia đình là khái niệm dựa trên tiêu thức thứ nhất. Hai tiêu thức sau không nhất thiết phải có trong khái niệm gia đình. Bởi vì một số thành viên trong gia đình khi trưởng thành có thể tách ra cư trú và làm ăn ở nhiều nơi khác nhau và có cơ sở kinh tế riêng. Tuy vậy, họ vẫn được coi là người trong một gia đình. Đối với khái niệm hộ còn có những quan niệm khác nhau. Theo một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ thì hộ được hiểu là: Tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, bao gồm những người có cùng huyết tộc và những người làm công - tức là lấy tiêu thức “ii” làm chính. Khi nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình ở một số nước Châu Âu, Megree (1989) cho rằng: “Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung cùng một ngôi nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ” . Về phương diện thống kê các nhà nghiên cứu Liên hiệp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ” . Những quan điểm này đề cập chủ yếu đến tiêu thức “ii” và “iii”. Tiêu thức “i” không phải là điều nhất thiết. Tuy vậy, một số quan điểm khác lại chú trọng đến tính huyết thống trong khái niệm hộ. Đại diện cho quan điểm này là các giáo sư trường Đại học Lisbon khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ tại một số nước Châu Á cho rằng: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”. Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan